• Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo - Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt Và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
      • Mùa Thường Niên
      • Mùa Vọng – Giáng Sinh
      • Mùa Chay – Phục Sinh
      • Lễ Ngoại Lịch
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
      • Năm A
      • Năm B
      • Năm C
      • Lễ Chung
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
      • Kinh Nguyện
      • Nghi Thức
    • Giờ Kinh Phụng Vụ
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Thông Báo
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Giáo Hội Hoàn Vũ
      • Đức Thánh Cha
      • Công Đồng Chung
      • Thượng Hội Đồng Giám Mục
      • Các Bộ Giáo Triều
      • Tài Liệu Khác Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
      • Thư Chung
      • Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục
      • Thư Mục Vụ Của Hội Đồng Giám Mục
      • Tài Liệu Khác HĐGM
    • Văn Kiện Giáo Phận
      • Thư Mục Vụ
      • Sắc Lệnh Và Quy Chế
      • Thường Huấn Linh Mục
      • Tĩnh Tâm Linh Mục
      • Tài Liệu Khác Giáo Phận
    • Kinh Thánh
      • Chia Sẻ Lời Chúa
      • Tìm Hiểu Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Mục Vụ
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Giáo Phụ
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Chầu Thánh Thể
    • Giáo Lý
    • Nhạc Thánh Ca
    • Giới Thiệu Giáo Xứ
    • Thắng Cảnh Tôn Giáo
    • Video Sinh Hoạt
   
Không Có Kết Quả
Xem Tất Cả
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo - Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt Và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
      • Mùa Thường Niên
      • Mùa Vọng – Giáng Sinh
      • Mùa Chay – Phục Sinh
      • Lễ Ngoại Lịch
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
      • Năm A
      • Năm B
      • Năm C
      • Lễ Chung
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
      • Kinh Nguyện
      • Nghi Thức
    • Giờ Kinh Phụng Vụ
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Thông Báo
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Giáo Hội Hoàn Vũ
      • Đức Thánh Cha
      • Công Đồng Chung
      • Thượng Hội Đồng Giám Mục
      • Các Bộ Giáo Triều
      • Tài Liệu Khác Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
      • Thư Chung
      • Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục
      • Thư Mục Vụ Của Hội Đồng Giám Mục
      • Tài Liệu Khác HĐGM
    • Văn Kiện Giáo Phận
      • Thư Mục Vụ
      • Sắc Lệnh Và Quy Chế
      • Thường Huấn Linh Mục
      • Tĩnh Tâm Linh Mục
      • Tài Liệu Khác Giáo Phận
    • Kinh Thánh
      • Chia Sẻ Lời Chúa
      • Tìm Hiểu Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Mục Vụ
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Giáo Phụ
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Chầu Thánh Thể
    • Giáo Lý
    • Nhạc Thánh Ca
    • Giới Thiệu Giáo Xứ
    • Thắng Cảnh Tôn Giáo
    • Video Sinh Hoạt
Giáo Phận Đà Lạt
   
No Result
View All Result

Ngày 02 tháng 11: Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời

Ngày Đăng: 02/11/2024
Trong Tháng 11

 

“Tất cả những người Chúa Cha ban cho tôi, đều sẽ đến với tôi,
và ai đến với tôi, tôi sẽ không loại ra ngoài”. (Ga 6,37)

BÀI ĐỌC I: Kn 3, 1-9

“Chúa chấp nhận các ngài như của lễ toàn thiêu”.

Trích sách Khôn Ngoan.

Linh hồn những người công chính ở trong tay Chúa, và đau khổ sự chết không làm gì được các ngài. Đối với con mắt người không hiểu biết, thì hình như các ngài đã chết và việc các ngài từ biệt chúng ta, là như đi vào cõi tiêu diệt. Nhưng thật ra các ngài sống trong bình an. Và trước mặt người đời, dầu các ngài đã chịu khổ hình, lòng cậy trông của các ngài cũng không chết. Sau một giây lát chịu khổ nhục, các ngài sẽ được vinh dự lớn lao: vì Chúa đã thử thách các ngài như thử vàng trong lửa, và chấp nhận các ngài như của lễ toàn thiêu.

Khi đến giờ Chúa ghé mắt nhìn các ngài, các người công chính sẽ sáng chói và chiếu tỏ ra như ánh lửa chiếu qua bụi lau. Các ngài sẽ xét xử các dân tộc, sẽ thống trị các quốc gia, và Thiên Chúa sẽ ngự trị trong các ngài muôn đời. Các ngài đã tin tưởng ở Chúa, thì sẽ hiểu biết chân lý, và trung thành với Chúa trong tình yêu, vì ơn Chúa và bình an sẽ dành cho những người Chúa chọn.

ĐÁP CA: Tv 22, 1-3a. 3b-4. 5. 6

A+B=Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi (c. 5).

1. Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi; trên đồng cỏ xanh rì, Người thả tôi nằm nghỉ. Tới nguồn nước, chỗ nghỉ ngơi, Người hướng dẫn tôi; tâm hồn tôi, Người lo bồi dưỡng.

2. Người dẫn tôi qua những con đường đoan chính, sở dĩ vì uy danh Người. – Dù bước đi trong thung lũng tối, con không lo mắc nạn, vì Chúa ở cùng con. Cây roi và cái gậy của Ngài, đó là điều an ủi lòng con.

3. Chúa dọn ra cho con mâm cỗ, ngay trước mặt những kẻ đối phương: đầu con thì Chúa xức dầu thơm, chén rượu con đầy tràn chan chứa.

4. Lòng nhân từ và ân sủng Chúa theo tôi, hết mọi ngày trong đời sống; và trong nhà Chúa, tôi sẽ định cư cho tới thời gian rất ư lâu dài.

BÀI ĐỌC II: Rm 5, 5-11

“Chúng ta đã nên công chính trong Máu của Người, và nhờ Người chúng ta được cứu khỏi cơn thịnh nộ”.

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.

Anh em thân mến, tình yêu của Thiên Chúa tuôn đổ trong tâm hồn chúng ta nhờ Thánh Thần đã ban cho chúng ta. Chúa Kitô theo kỳ hẹn mà chịu chết vì chúng ta là kẻ tội lỗi. Ít có ai chết thay cho người công chính, hoạ chăng mới có người dám chết vì kẻ lành. Nhưng Thiên Chúa chứng tỏ tình yêu của Người đối với chúng ta, nghĩa là trong lúc chúng ta còn là tội nhân, thì theo kỳ hẹn, Chúa Kitô đã chết vì chúng ta.

Vậy phương chi bây giờ, chúng ta đã nên công chính trong máu của Người, và nhờ Người chúng ta sẽ được cứu khỏi cơn thịnh nộ. Bởi chưng nếu khi chúng ta còn là thù nghịch, mà chúng ta đã được giao hoà cùng Thiên Chúa nhờ cái chết của Con Ngài, thì huống chi khi đã được giao hoà, ắt chúng ta sẽ được cứu độ trong sự sống của chính Chúa Kitô. Và không những thế, chúng ta còn được vinh hiển trong Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, nhờ Người mà bây giờ chúng ta được lãnh ơn giao hoà.

TIN MỪNG: Ga 6, 37-40

37 Tất cả những người Chúa Cha ban cho tôi đều sẽ đến với tôi, và ai đến với tôi, tôi sẽ không loại ra ngoài, 38 vì tôi tự trời mà xuống, không phải để làm theo ý tôi, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai tôi.
39 Mà ý của Đấng đã sai tôi là tất cả những kẻ Người đã ban cho tôi, tôi sẽ không để mất một ai, nhưng sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết.
40 Thật vậy, ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết.”

 

SUY NIỆM

A/ 5 phút với Lời Chúa

TIN VÀO CHÚA CON ĐỂ ĐƯỢC SỐNG MUÔN ĐỜI

“Ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết.” (Ga 6,40)

Suy niệm: Rằm tháng 7 (â.l), các phật tử rộn ràng bước vào lễ hội “Vu Lan-Mùa báo hiếu”. Tâm tình hiếu thảo không chỉ dành cho hương hồn ông bà cha mẹ mà còn hướng đến vong linh những người thác oan, cô quả, vùi thân nơi đất khách quê người… Giáo Hội không chỉ dành ngày lễ Các Đẳng Linh Hồn hôm nay mà cả tháng 11 này để cầu cho những người đã qua đời, trong đó có tổ tiên, ông bà chúng ta, được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu trên thiên đàng. Thực hành này dựa trên niềm tin vào Đức Giê-su Ki-tô, Đấng đã thực hiện ý Chúa Cha là cho “những ai thấy và tin vào Chúa Con” thì dù có chết cũng sẽ được sống lại và sống mãi muôn đời.

Mời Bạn: Nhiều anh chị em lương dân nói: “Theo đạo Công Giáo là bỏ ông bỏ bà.” Chúng ta vẫn cầu nguyện, xin lễ cho ông bà tổ tiên, thế nhưng anh em lương dân vẫn chưa thấy được, hiểu được và cảm được niềm xác tín vào Đức Ki-tô phục sinh làm cho đạo hiếu trở nên phong phú, sâu xa như thế nào. Phải chăng vì niềm tin phục sinh chưa thấm nhuần vào toàn bộ cung cách sống đạo của chúng ta? Cách sắp xếp bàn thờ gia tiên dưới bàn thờ Chúa tại nhà bạn cũng là cách thể hiện lòng hiếu kính tổ tiên trong niềm tin vào Thiên Chúa.

Sống Lời Chúa: Bạn viếng nghĩa trang và cầu nguyện cho các linh hồn trong luyện ngục trong tháng đặc biệt này.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin thứ tha những lầm lỗi và thiếu sót của những người thân của chúng con và xin cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi trên tất cả những ai đã được nghỉ yên trong Chúa.


“CHÍNH LÚC CHẾT ĐI LÀ KHI VUI SỐNG MUÔN ĐỜI”

“Tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời.” (Ga 6,40)

Suy niệm: Chúng ta thường nói “sinh ký tử quy”: sống ở đời này chỉ là “tạm trú”, chết là về cõi vĩnh hằng. Nhưng cõi vĩnh hằng là gì, đó mới là điều quan trọng. Chắc một điều là không ai mong chết rồi phải đi về một “cõi âm” im lìm lạnh lẽo, cõi mà “cô hồn các đẳng” sống vật vờ vất vưởng. Chúa Giê-su dạy chúng ta cõi vĩnh hằng ấy là cõi sống hạnh phúc tròn đầy và vĩnh viễn dành cho những ai tin vào Ngài, là Đấng đã chết để đền bù tội lỗi chúng ta và đã sống lại để dẫn đưa chúng ta vào sự sống đó. Chính trong niềm tin đó, chúng ta ca lên trong Kinh Hoà Bình: “Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”.

Mời Bạn: Hằng năm, Giáo Hội dành cả tháng 11 để cầu nguyện cho “các đẳng linh hồn” trong đó có ông bà tổ tiên, thân bằng quyến thuộc chúng ta đã qua đời đang phải chịu thanh luyện chưa được hưởng hạnh phúc tròn đầy ở cõi vĩnh hằng. Chúng ta còn đang sống ở chốn dương thế này, nhờ lòng tin vào Chúa Giê-su Ki-tô, nhờ tham dự thánh lễ, cầu nguyện, làm việc bác ái hy sinh, có thể chuyển cầu cho các vị sớm được hưởng hạnh phúc trên cõi vĩnh hằng ấy.

Chia sẻ: Nhiều người lương dân vẫn quan niệm rằng “đi đạo Công giáo là bỏ ông bỏ bà.” Việc kính nhớ, cầu nguyện cho ông bà tổ tiên trong Tháng Các Đẳng này có thể giúp xoá đi sự hiểu lầm đó không? Bằng cách nào?

Sống Lời Chúa: Viếng nhà thờ hoặc nghĩa trang cầu nguyện theo ý Giáo hội để chuyển cầu cho các đẳng linh hồn.

Cầu nguyện: Chúng con cậy vì danh Chúa nhân từ cho các đẳng linh hồn được vui sống muôn đời nơi Chúa.

B/ Lm. Phaolô Vũ Đức Vượng

Cây có gốc mởi nở nghành sanh ngọn

Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu

Người ta có gốc từ đâu

Có cha có mẹ rồi sau có mình 

Lòng hiếu thảo và biết ơn của con cháu đối với ông bà cha mẹ rất quan trọng trong tâm thức người dân Việt nam. Tình cảm này không những được thể hiện qua cách đền ơn đáp nghĩa của con cháu đối với ông bà cha mẹ khi còn sống, mà cả khi các Ngài đã qua đời, con cháu vẫn thực hiện việc cúng giỗ để báo hiếu, ghi nhớ công ơn những người đã gầy dựng nên cuộc đời mình. Việc cúng giỗ mang một sắc thái đặc biệt trong tín ngưỡng ngàn đời của dân tộc Việt nam, đó là tín ngưỡng Tôn Kính Tổ Tiên hay Đạo Ông Bà.

Người dân Việt nam chúng ta từ xưa vẫn tin rằng: con người có hồn có xác, chết chưa phải là hết hẳn, thể xác chết nhưng linh hồn vẫn còn tồn tại và lui tới với những người thân trong gia đình. Hồn mới thật cao quý là tinh anh của con người, như trong chuyện Kiều Nguyễn Du viết: “Thác là thể phách, còn là tinh anh”. Văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam lại gặp được ánh sáng Tin mừng soi dẫn và người Việt nam Công giáo chúng ta hướng tới một thực tại cao cả hơn đó là sự sống lại, là hạnh phúc Thiên đàng.

Giáo hội dành tháng 11 cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời, nên tháng 11 là tháng của niềm hy vọng Phục sinh. Đây là thời gian mà mỗi khi thắp nén nhang trên phần mộ người chết, nhìn theo làn khói nhẹ toả bay, chúng ta cũng nâng tâm hồn lên tới Chúa là nguồn sự sống của mình. Và mỗi khi đặt bó hoa tươi trên phần mộ người thân yêu, chúng ta cũng thấy được mùa xuân vĩnh cửu đang bừng lên từ khắp những nấm mồ chung quanh. Quả thật: sự sống thay đổi chứ không mất đi.

Sau mỗi lần viếng nghĩa trang ra về, trên nghĩa trang chỉ còn hương khói và những ngọn nến lung linh. Bầu khí tĩnh mịch thật trầm lắng và thánh thiện. Cảnh vắng lặng của một thế giới đang tan thành bụi đất như đang nói về sự rũ bỏ những vướng víu để đạt tới thành toàn viên mãn. Có người thắp nến trên phần mộ người thân, ánh sáng toả ra một vùng nhỏ, toả vào ký ức để nhớ đến những người thân đã khuất bóng. Gia đình cùng đọc kinh rồi im lặng để hình ảnh người đã khuất hiện dần lên trong trí nhớ. Những kỷ niệm lung linh nhập nhoà, bởi hình hài thể phách vật chất không còn nữa. Nơi nghĩa trang là thế giới của tan rã, chỉ có bụi đất và cỏ cây, những người chết không còn nói năng, ăn uống, đi đứng, cảm xúc,  nghĩ ngợi, không ham muốn,  không lo âu, không hoạch định không gắng sức. Họ đã bước vào cõi đời đời sau khi đã đi qua thế giới hữu hạn, họ trải qua mùa đông ảm đạm của sự chết để đi vào mùa xuân vĩnh cửu của sự sống thiên quốc. Như hạt lúa gieo xuống lòng đất tuy có bị thối đi nhưng chính từ trong hạt giống bị chết đi đó, một cây lúa mới mọc lên. Con người cũng vậy, chỉ có thể bước vào sự sống đời đời qua ngưỡng cửa sự chết.

Trong Phúc Âm, các phụ nữ đã đến thăm mồ Chúa và các bà được Thiên sứ báo tin Người đã phục sinh. Các bà đã thấy chính Chúa Phục sinh xuất hiện ngay bên nấm mộ sự chết. Vậy thì hôm nay, khi cùng nhau cử hành thánh lễ cầu cho các linh hồn, người Kitô hữu chúng ta lắng nghe lời Đấng Phục Sinh khẳng định: Chính Ta là sự sống lại và là sự sống, ai tin vào Ta thì dù đã chết cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Ta sẽ không bao giờ phải chết. Và chúng ta cũng thưa với Chúa Giêsu như Marta xưa rằng: Lạy Chúa, con tin, Thầy là Đức Kitô con Thiên Chúa hằng sống, Đấng phải đến thế gian.

Tạ ơn Chúa vì Chúa đã chết và sống lại để tiêu diệt sự chết và trao ban sự sống bất diệt cho chúng ta.

Tạ ơn Chúa vì tình thương Người đã quy tụ chúng ta lại chung quanh bàn Tiệc Ly của Người để chúng ta hiệp thông với nhau, hiệp thông giữa những người đang sống và những người đã an giấc đang được chiêm ngưỡng Chúa và hằng liên kết với chúng ta trong mối dây liên hệ bền vững của mầu nhiệm các Thánh cùng thông công.

Lạy Chúa, xin cho các Linh Hồn được yên muôn đời!

C/ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist

NGƯỜI ĐI KẺ Ở NHỚ THƯƠNG NHAU

Hằng năm cứ đến dịp Lễ Các Đẳng, lòng mỗi người Kitô hữu lại chộn rộn lên nỗi nhớ niềm thương tổ tiên ông bà cha mẹ… Có nhiều người rưng rưng nước mắt khi đứng trước phần mộ người thân. Nhưng ai cũng cảm thấy ấm cúng được cùng người thân, cùng con cái cháu chắt quây quần sum họp thắp nhang vái tưởng niệm, cầu nguyện, xin lễ báo hiếu các bậc tổ tiên ông bà cha mẹ… Những người con xa quê lại càng háo hức rủ nhau về thăm viếng, sửa sang, nhang khói nơi mồ mả cha ông. Ôi!Cả một bầu khí ân tình thánh thiêng trân quý tình người con– cháu – chắt, thành kính nguyện xin Chúa đoái thương ban phúc Thiên đàng cho tiền nhân của mình.

Nhân “Tháng Cầu Nguyện Cho Các Đẳng Linh Hồn”, chúng ta cùng tìm hiểu vài nét về vai trò của các linh hồn trong Mầu Nhiệm Các Thánh Cùng Thông Công và việc cầu nguyện cho các linh hồn qua dòng lịch sử.

Mầu nhiệm Các Thánh Cùng Thông Công trong Giáo Hội Công Giáo là sự liên kết mật thiết giữa ba thành phần: Giáo hội Vinh Quang (các Thánh ở Thiên đàng), Giáo hội Lữ Hành (các tín hữu đang sống nơi trần gian) và Giáo hội Thanh Luyện (các Linh hồn trong Luyện ngục) (x. LG, số 50; Toát Yếu Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, số 195).

Các Thánh ở Thiên đàng là những người đã sống mến Chúa và yêu thương mọi người cách “hoàn hảo”theo Tám Mối Phúc Thật (x. Mt 5,1-12): Sống khó nghèo như Thánh Phanxicô Assisi, sống trong sạch như Thánh nữ Maria Gorétti, sống công chính như Thánh Giuse, có lòng xót thương người như Thánh Maximilian Kolbe, như Mẹ Têrêsa Calcutta… Giờ đây các ngài không ngừng cầu bầu cùng Chúa ban phúc lành cho các Kitô hữu đang sống nơi trần gian và các linh hồn trong Luyện ngục (“Các đẳng linh hồn” ám chỉ tất cả các linh hồn trong luyện ngục).

Còn các Kitô hữu nơi trần gian luôn tha thiết kêu xin các Thánh trợ giúp trong cuộc lữ hành về với Chúa; đồng thời họ cũng cầu nguyện cho các linh hồn trong luyện ngục được sớm hưởng Nhan Chúa và xin các linh hồn cầu bầu cho mình trước Nhan Chúa.

Các Linh hồn trong Luyện ngục vì đã vướng mắc những tội lỗi khi còn sống nên họ đang được Thanh luyện để nhập vào đoàn các Thánh để hưởng Nhan Chúa là Đấng “Chân, Thiện, Mỹ”. Họ không thể lập công để thay đổi hiện trạng của mình được nữa, mà chỉ còn trông cậy vào lòng Chúa thương xót, qua lời cầu bầu của các Thánh và qua thánh lễ, kinh nguyện cùng những hi sinh của các tín hữu nơi dương gian. Mặc dù chưa được hưởng Nhan Chúa, tiếng van nài của bao linh hồn trong luyện hình vẫn được Chúa lắng nghe và ban ơn thánh cho những người đang sống nơi trần gian.

Giáo hội Lữ Hành hằng ngày luôn hiệp thông cầu nguyện cho các linh hồn trong Luyện ngục, và còn dành riêng tháng 11 hàng năm để đặc biệt cầu nguyện cho các ngài sớm được giải thoát khỏi ngục hình mà hưởng Nhan Chúa.

Đi tiên phong trong vấn đề này là Thánh Odilo (962- 1048) viện phụ đan viện Cluny trong đế quốc Germany (Phổ – Đức). Là một đan sĩ rất có lòng đạo đức, viện phụ Odilo luôn tưởng nhớ cầu nguyện kèm theo ăn chay hãm mình và dâng lễ cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời.

Một hôm, có một đan sĩ trong nhà Dòng của ngài đi hành hương Đất Thánh (Israel), trên đường trở về, tàu chở vị đan sĩ ấy đã bị bão đánh giạt vào một hòn đảo, và tại đây đan sĩ này đã gặp gỡ và trao đổi với một vị ẩn sĩ. Trong buổi trò chuyện, vị ẩn sĩ cho biết: “Trên đảo này có nhiều hang lửa, trong hang có nhiều linh hồn người chết thường bị hành hạ, đánh đập đau đớn. Có lần tôi nghe được mấy tên quỉ phàn nàn với nhau về Viện phụ Odilo và các đan sĩ Dòng Cluny mỗi ngày đều giải thoát được một số linh hồn đưa ra khỏi hang lửa này. Vì thế, xin thầy hãy về nói với cha Odilo và các anh em trong Dòng tiếp tục cứu giúp các linh hồn đang chịu đau khổ. Việc này làm cho các thánh trên trời vui mừng và cũng làm cho ma quỷ trong hỏa ngục phải buồn sầu tức giận”. Sau khi nghe đan sĩ ấy trình bày sự việc, viện phụ Odilo đã chọn ngày 2 tháng 11 hằng năm để cử hành lễ cầu hồn trong đan viện Cluny của ngài. Về sau lễ cầu hồn này đã truyền sang nước Pháp, và Đức Giáo hoàng Gioan XIV đã thiết lập lễ Cầu cho các linh hồn trong Hội Thánh Công Giáo Rôma từ giữa thế kỷ XI.

Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo dành các số 1030–1032, nói về các linh hồn và việc cầu nguyện cho các ngài, để chúng ta hiểu biết hơn, tin tưởng và thêm lời cầu nguyện cho các ngài.

Ngày 1 tháng 11 năm 1967, ĐTC Phaolô VI, trong Tông huấn “Ân Xá” đã ban một ơn Đại Xá với điều kiện thường lệ (xưng tội, rước lễ, cầu theo ý ĐGH) cho những ai viếng nhà thờ vào Chúa Nhật trước hoặc sau, hoặc chính ngày lễ Các Thánh (số 67), và những ai viếng nghĩa địa trong 8 ngày đầu tháng 11 để cầu cho các linh hồn (số 13), viếng những ngày khác thì được ơn Tiểu Xá. Như thế, trong Hội Thánh Công giáo đặc biệt ưu ái các tín hữu đã qua đời, trong Hội Thánh Công giáo không có các “cô hồn”, vì hằng ngày hằng giờ luôn có các tín hữu hiệp dâng thánh lễ, làm các việc bác ái, hy sinh cầu nguyện cho những người quá cố được ơn cứu rỗi.

Tháng 11 dành riêng để cầu nguyện cách đặc biệt cho các đẳng linh hồn gợi lại trong chúng ta niềm thương nhớ gương mặt, hình dáng, tính cách của những người thân yêu các bậc: tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh chị em, bạn bè, thân hữu… những người đã cho ta vào đời và “nâng ta lên trên bước đường chênh vênh”. Biết lấy gì để tri ân, cảm mến tiền nhân đã ra đi trước chúng ta! Chúng ta thành kính thắp nén nhang lòng, siêng năng tham dự thánh lễ, viếng nhà thờ, đất thánh lãnh ơn toàn xá gửi đến các ngài.

Nguyện xin Chúa Cha giàu lòng thương xót, tha thứ mọi tội lỗi và đón nhận các ngài vào hưởng cuộc sống hạnh phúc ngàn thu.


TÔI TIN XÁC LOÀI NGƯỜI NGÀY SAU SỐNG LẠI

Ngày mồng Một (1/11) hôm qua chúng ta hân hoan hướng về Thiên Đàng để mừng kính và cầu xin với Các Thánh đã hoàn tất sứ mạng làm người và làm con Chúa mà nay đang được hưởng phúc vinh quang. Hôm nay ( 2/11) chúng ta hướng về những người quá cố đang phải thanh luyện trước khi hưởng Thánh nhan Chúa. Chúng ta nhớ đến các ngài để báo hiếu, để dâng thánh lễ cầu nguyện, hy sinh, làm việc lành nài xin Chúa nhân từ sớm đưa các ngài lên chốn nghỉ ngơi. Những tâm tình và ý hướng đó phát xuất từ một niềm tin căn bản về sự phục sinh thân xác và sự sống đời sau: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy”.

Dường như không ai có thể phủ nhận thân phận con người là sinh- lão- bệnh- tử. Con người biết mình sẽ phải chết (Aristote); từng người từng người một đang tiến gần cái chết. Nhưng liệu có một ngày người ta gọi là tận thế? Dựa vào Kinh Thánh chúng ta biết có ngày tận thế- đó là ngày Thiên Chúa tập họp con cái Ngài từ khắp nơi về một mối (Lc 21,25-28.34-36; Ga 6,37-40; x. Mt 12,38-42). Ngay từ thời Cựu Ước Dân Thiên Chúa dù phải sống trong cảnh áp bức vẫn một lòng cậy trông: “Vua trời đất sẽ cho chúng tôi phục sinh để được sống vĩnh cửu, bởi chúng tôi chết vì tuân giữ lề luật của Người” (2Mcb 7,9). “Chúng tôi thà chết do tay người phàm mà giữ vững niềm hy vọng được Thiên Chúa cho phục sinh … ” (2Mcb 7,14) (x. 7,29; Ðn 12,1-13). Trong bài trích sách Gióp, ông Gióp cũng lên tiếng: “Tôi biết rằng Đấng bênh vực tôi vẫn sống và sau cùng người sẽ đứng lên trên cõi đất. Sau khi da tôi đây bị thiêu hủy, thì với tấm thân này tôi sẽ được ngắm nhìn Thiên Chúa”. Cùng một xác tín đó Thánh Phaolô tuyên bố rằng: “Chúng ta sẽ sống lại, giống như Đức Kitô đã sống lại. Thân xác chúng ta sẽ được biến đổi thành thân xác phục sinh.”

Bài Tin Mừng theo Thánh Gioan, lại một lần nữa Chúa Giêsu quả quyết: “Tất cả những người Chúa Cha ban cho tôi đều sẽ đến với tôi, và ai đến với tôi tôi sẽ không loại ra ngoài… ai tin vào Người Con thì được sống muôn đời và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết”. Mầu nhiệm sống lại ở đây không phải là chuyện hoang đường nhảm nhí nhưng là niềm tin sâu xa của hơn 2 tỉ người trên thế giới. Niềm tin vào sự sống lại, có căn nguyên sâu xa từ lòng thương xót vô bờ của Thiên Chúa. Niềm tin này dựa vào lời rao giảng cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu- Thiên Chúa làm người. Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Đại văn hào Nga Dostoievsky đã tin như thế và ông tuyên bố là: “Đức Giêsu là chân thiện mỹ tuyệt đối. Nếu có ai bảo rằng Đức Giêsu không phải là chân lý, thì tôi, Dostoievky vẫn đứng về phía Đức Giêsu”.

Thực tế khi chiêm nghiệm mọi biến đổi trong vũ trụ này càng làm ta tin chắc hơn về sự phục sinh con người từ bụi đất. Tạo hóa đã biến đổi con sâu ghê tởm thành con nhộng hiền lành rồi lại hóa con nhộng hiền lành thành con bướm đẹp tuyệt, thì có khó gì khi Ngài biến kiếp con người ra tro bụi, rồi từ tro bụi, Ngài cho phục sinh huy hoàng. Điều đó có khó chi trong quyền phép vô biên của Ngài? Có bàn tay vô hình đã biến sâu thành bướm, thì cũng chính bàn tay ấy sẽ biến bụi tro của kiếp người thành thần thánh huy hoàng của sự kiện phục sinh (x. cgvdt, số 1979, Lm Pio Ngô Phúc Hậu, tận thế và phục sinh, tr.30).

Vì thế, đang khi ý thức mình là thân cát bụi một mai sẽ trở về bụi tro, chúng ta cũng được tràn ngập niềm vui sẽ được phục sinh với Chúa, nếu chúng ta sống trung thành mến Chúa và yêu thương, tha thứ, cầu nguyện cho mọi người nhất là cho các anh chị em đã ra đi trước chúng ta.

D/ Lm. Giuse Đinh Lập Liễm

LỄ CÁC LINH HỒN 

1.Kinh nghiệm hằng ngày cho chúng ta thấy mọi người giàu nghèo sang hèn, giỏi dốt, ở bất cứ nơi đâu, làm bất cứ điều gì, thì rồi cũng có ngày phải rời bỏ cõi đời này để trở về với thế giới bên kia, vì đây là án lệnh của Thiên Chúa đã ra cho loài người sau khi nguyên tổ Adong Evà sa ngã phạm tội: “Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về bụi đất” (St 4,19).

2.Thánh Phaolô cũng triển khai tư tưởng ấy trong thư gửi cho tín hữu Côrintô: “Vì nếu tại một người mà nhân loại phải chết, thì cũng nhờ một người mà kẻ chết được sống lại. Quả thế, như mọi người đều liên đới với Adong mà phải chết, thì mọi người nhờ liên đới với Đức Kitô, cũng được Thiên Chúa cho sống lại” (1Cr 15,21-22).

3.Không ai có thể phủ nhận được cái chết vì chung quanh chúng ta có biết bao nhiêu người chết trong những hoàn cảnh khác nhau. Người ta cố níu lấy sự sống mà không được, vì thần chết luôn rình rập chung quanh, như “thợ gặt không có ngủ trưa” (Cervantes). Mọi người đều phải chết, chỉ khác nhau ở chỗ là vui lòng đón nhận cái chết hay chấp nhận một cách miễn cưỡng.

4.Đứng trước thực tế của cái chết, trước cuộc đời vắn vỏi như bóng câu, nhiều người từ xưa đến nay đã nỗ lực tìm phương thế để kéo dài cuộc sống, thậm chí có thể đạt tới trường sinh bất tử. Nhưng cho đến nay mọi nỗ lực đã thất bại. Con người dù có sống đến ngàn năm rồi cũng chết. Không ai có thể chống lại được án lệnh của Thiên Chúa.

Truyện: Không tin sự sống lại

Tại một nghĩa trang bên Đức, có một ngôi mộ rất được chú ý, đó là mộ được làm bằng đá hoa cương, bên dưới xây bằng xi măng cốt sắt rất kiên cố. Ngôi mộ được nhiều người chú ý, vì đó là một ngôi mộ của một người đàn bà giàu có nhưng không tin có Chúa, cũng chẳng tin có sự sống lại. Trong chúc thư, bà yêu cầu người ta xây cho bà một ngôi mộ kiên cố, để nếu có sự sống lại của người chết, thì bà vẫn nằm yên dưới mồ. Trên mộ, bà xin được ghi: “Đây là ngôi mộ sẽ không bao giờ cậy mở ra”.

Thời gian trôi qua, ngôi mộ xem ra vẫn kiên cố, thế nhưng một hôm có một hạt giống rơi vào khe đá của ngôi mộ, gặp đất bên dưới, nó bắt đầu nảy mầm, lớn lên thành cây, rễ của nó đâm xuyên qua ngôi mộ, để rồi cuối cùng làm cho quan tài của người đàn bà vỡ ra.

ShareTweet

Bài Viết Cùng Chuyên Mục

Ngày 24 tháng 11: Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

Ngày 30 tháng 11: Thánh Andrê Tông Đồ

Ngày 25 tháng 11: Thánh Catarina Thành Alexandria

Ngày 25 tháng 11: Thánh Catarina Thành Alexandria

Ngày 24 tháng 11: Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

Ngày 24 tháng 11: Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

Ngày 23 tháng 11: Thánh Clêmentê I, Giáo Hoàng Và Thánh Columbano, Viện Phụ

Ngày 23 tháng 11: Thánh Clêmentê I, Giáo Hoàng Và Thánh Columbano, Viện Phụ

Ngày 22 tháng 11: Thánh Cêcilia, Trinh Nữ, Tử Đạo

Ngày 22 tháng 11: Thánh Cêcilia, Trinh Nữ, Tử Đạo

Ngày 21 tháng 11: Đức Mẹ Dâng Mình Vào Đền Thánh

Ngày 21 tháng 11: Đức Mẹ Dâng Mình Vào Đền Thánh

Bài Viết Mới

BẢN TIN GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT – Từ ngày 08/05 đến ngày 15/05 Năm 2025

BẢN TIN GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT – Từ ngày 08/05 đến ngày 15/05 Năm 2025

Hiệp Thông: Bà Cố CATARINA BÙI THỊ HỘI

Hiệp Thông: Ông Cố Phêrô NGUYỄN KIM SỞ

Huynh Đệ Đoàn Phan Sinh Tại Thế  Margarita Mừng Lễ Bổn Mạng

Huynh Đệ Đoàn Phan Sinh Tại Thế Margarita Mừng Lễ Bổn Mạng

Tu Viện Đức Bà Lâm Viên Đà Lạt: Thánh Lễ Ban Bí Tích Thêm Sức Cho 26 Học Sinh Dân Tộc

Tu Viện Đức Bà Lâm Viên Đà Lạt: Thánh Lễ Ban Bí Tích Thêm Sức Cho 26 Học Sinh Dân Tộc

Suy Niệm Lời Chúa – Thứ Ba Tuần V Phục Sinh

Suy Niệm Lời Chúa – Thứ Ba Tuần V Phục Sinh

Thứ Ba, Tuần V Phục Sinh

Thứ Ba, Tuần V Phục Sinh

Giáo Phận Đà Lạt

Thông Tin Liên Hệ
VĂN PHÒNG TRUYỀN THÔNG GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT
– Địa chỉ: 09 Nguyễn Thái Học – Tp. Đà Lạt – Lâm Đồng – Việt Nam
– Điện thoại: 0918.525.019
– Email: giaophandalat1960@gmail.com

  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo – Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Giáo Hạt và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Thông Báo
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
    • Văn Kiện Giáo Phận
    • Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Giới Thiệu Giáo Xứ

© Giáo Phận Đà Lạt - Ban Truyền Thông

  • Trang Chủ
  • Thông Báo
  • Tin Tức Giáo Phận
  • Báo Lỗi