• Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo - Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt Và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
      • Mùa Thường Niên
      • Mùa Vọng – Giáng Sinh
      • Mùa Chay – Phục Sinh
      • Lễ Ngoại Lịch
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
      • Năm A
      • Năm B
      • Năm C
      • Lễ Chung
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
      • Kinh Nguyện
      • Nghi Thức
    • Giờ Kinh Phụng Vụ
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Thông Báo
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Giáo Hội Hoàn Vũ
      • Đức Thánh Cha
      • Công Đồng Chung
      • Thượng Hội Đồng Giám Mục
      • Các Bộ Giáo Triều
      • Tài Liệu Khác Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
      • Thư Chung
      • Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục
      • Thư Mục Vụ Của Hội Đồng Giám Mục
      • Tài Liệu Khác HĐGM
    • Văn Kiện Giáo Phận
      • Thư Mục Vụ
      • Sắc Lệnh Và Quy Chế
      • Thường Huấn Linh Mục
      • Tĩnh Tâm Linh Mục
      • Tài Liệu Khác Giáo Phận
    • Kinh Thánh
      • Chia Sẻ Lời Chúa
      • Tìm Hiểu Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Mục Vụ
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Giáo Phụ
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Chầu Thánh Thể
    • Giáo Lý
    • Nhạc Thánh Ca
    • Giới Thiệu Giáo Xứ
    • Thắng Cảnh Tôn Giáo
    • Video Sinh Hoạt
   
Không Có Kết Quả
Xem Tất Cả
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo - Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt Và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
      • Mùa Thường Niên
      • Mùa Vọng – Giáng Sinh
      • Mùa Chay – Phục Sinh
      • Lễ Ngoại Lịch
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
      • Năm A
      • Năm B
      • Năm C
      • Lễ Chung
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
      • Kinh Nguyện
      • Nghi Thức
    • Giờ Kinh Phụng Vụ
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Thông Báo
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Giáo Hội Hoàn Vũ
      • Đức Thánh Cha
      • Công Đồng Chung
      • Thượng Hội Đồng Giám Mục
      • Các Bộ Giáo Triều
      • Tài Liệu Khác Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
      • Thư Chung
      • Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục
      • Thư Mục Vụ Của Hội Đồng Giám Mục
      • Tài Liệu Khác HĐGM
    • Văn Kiện Giáo Phận
      • Thư Mục Vụ
      • Sắc Lệnh Và Quy Chế
      • Thường Huấn Linh Mục
      • Tĩnh Tâm Linh Mục
      • Tài Liệu Khác Giáo Phận
    • Kinh Thánh
      • Chia Sẻ Lời Chúa
      • Tìm Hiểu Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Mục Vụ
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Giáo Phụ
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Chầu Thánh Thể
    • Giáo Lý
    • Nhạc Thánh Ca
    • Giới Thiệu Giáo Xứ
    • Thắng Cảnh Tôn Giáo
    • Video Sinh Hoạt
Giáo Phận Đà Lạt
   
No Result
View All Result

CHỦ NHẬT THỨ 33 THƯỜNG NIÊN B: Suy Niệm V, 2021

Ngày Đăng: 03/01/2023
Trong Chia Sẻ Lời Chúa - Năm B

CHÚA NHẬT 33 THƯỜNG NIÊN

Tận thế là ngày của chúng ta và là ngày của Chúa Ki-tô

 

Lắng nghe sứ điệp Lời Chúa  (Đn 12:1-3;  Dt 10:11-14, 18;  Mc 13:24-32)

   Trước khi mừng lễ Chúa Giê-su Ki-tô, Vua vũ trụ, chúng ta có một tuần để suy niệm về ngày Tận thế.  Tận thế là ngày Chúa xét xử.  Chúng ta là những kẻ bị xét xử, còn Chúa Ki-tô là Đấng phán xét chúng ta trong ngày ấy.  Tuy nhiên Lời Chúa hôm nay đặc biệt nói với chúng ta về ý nghĩa của ngày tận thế.  Dường như thị kiến của ngôn sứ Đa-ni-en muốn nhấn mạnh đến Tận thế là ngày của những người được cứu độ, tức ngày của những người đã chiến thắng trong cuộc chiến đấu với ma quỷ và tội lỗi dưới sự chỉ huy tối cao của Tổng lãnh Thiên thần Mi-ca-en (bài đọc 1).  Nhưng đoạn thư Do-thái lại diễn tả Tận thế là ngày chiến thắng của Chúa Ki-tô, sau khi Người đã hiến thân làm hiến lễ đền tội cho nhân loại và “chờ đợi ngày các kẻ thù bị đặt làm bệ dưới chân” (bài đọc 2).  Dựa vào những dấu chỉ, chúng ta biết chắc chắn ngày Tận thế sẽ đến, nhưng không ai biết được chính xác khi nào.  Trong ngày ấy, Thiên Chúa sẽ tập họp những kẻ được Người tuyển chọn từ bốn phương (bài Tin Mừng).

 

   1.  Tận thế là ngày của những người được cứu độ.  Trước hết Phụng vụ Lời Chúa dùng đoạn trích sách ngôn sứ Đa-ni-en để trình bày với chúng ta về sự sống lại.  Đây là đoạn Kinh Thánh đầu tiên nói đến sự phục sinh.  Nhưng trước khi nói về sự phục sinh, ngôn sứ Đa-ni-en báo trước việc kết thúc cuộc bách hại dân Ít-ra-en dưới thời vua An-ti-ô-khô nước Ba-tư.  Bằng lối văn khải huyền, ngôn sứ nhắc đến một cuộc chiến dưới sự chỉ huy của thiên sứ Mi-ca-en.  Trong thị kiến lớn của ngôn sứ Đa-ni-en, có những cuộc chiến đấu ở trên trời giữa các thiên sứ đại diện cho các dân tộc khác nhau.  Ở đây, Thiên sứ Mi-ca-en xuất hiện (Đa-ni-en 10:13) chiến đấu cho dân Do-thái chống lại một thiên sứ khác lãnh đạo Ba-tư.  Thiên sứ Mi-ca-en sẽ toàn thắng và dân Ít-ra-en sẽ thoát nạn.  Tuy nhiên ngôn sứ Đa-ni-en muốn dùng hình ảnh thoát nạn của Ít-ra-en để ám chỉ những kẻ chiến thắng trong cuộc chiến với ma quỷ và tội lỗi.  Họ chính là “tất cả những ai được ghi tên trong cuốn sách của Thiên Chúa”.  Tiếp đến, ngôn sứ nói với chúng ta về sự phục sinh:  “Trong số những kẻ an nghỉ trong bụi đất, nhiều người sẽ trỗi dậy:  người thì để hưởng phúc trường sinh, kẻ thì để chịu  ô nhục và bị ghê tởm muôn đời”.  Chúng ta biết rằng niềm tin vào sự sống lại chỉ mới có trước thời Ma-ca-bê ít lâu.  Phản ứng trước các cuộc bách hại do đế quốc Ba-tư và suy nghĩ về số phận của những chứng nhân tử đạo đã giúp cho dân Ít-ra-en xác tín rằng những ai chết mà tin vào Chúa thì sẽ được hưởng hạnh phúc trong thế giới mới.  Hẳn chúng ta không quên câu chuyện cuộc tử đạo của bảy anh em dưới sự chứng kiến đau cắt ruột của bà mẹ .  Người con thứ hai trước khi chết đã nói với vua An-ti-ô-khô:  “Vua là một tên hung thần, vua khai trừ chúng tôi ra khỏi cuộc đời hiện tại, nhưng bởi lẽ chúng tôi chết vì Luật pháp của Vua vũ trụ, nên Người sẽ cho chúng tôi sống lại để hưởng sự sống đời đời” (2 Ma-ca-bê 7:9).

   Để khích lệ chúng ta đón chờ ngày Tận thế trong niềm hy vọng phục sinh và hưởng hạnh phúc muôn đời, ngôn sứ Đa-ni-en đặc biệt nhắc đến “các hiền sĩ” và “những ai làm cho người người nên công chính”.  Họ sẽ “chói lọi như bầu trời rực rỡ” và “chiếu sáng muôn đời như những vì sao”.  Cho dù chúng ta không có đủ điều kiện để làm các hiền sĩ, thì ít nhất chúng ta cũng có thể giúp phần nào cho người chung quanh chúng ta nên công chính!  Trong ngày Tận thế, chúng ta sẽ sống lại, nhưng quan trọng là sống lại để làm gì?  Để hưởng phúc trường sinh hay để chịu ô nhục và bị ghê tởm muôn đời?  Đó chính là sự lựa chọn của chúng ta đang khi còn ở trần gian này.  Khi sử dụng đoạn sách Đa-ni-en nêu ra những người được ghi tên trong cuốn sách của Thiên Chúa, đồng thời nhắc đến các hiền sĩ và những người giúp người khác nên công chính, chắc hẳn Phụng vụ Lời Chúa muốn nhìn ngày Tận thế một cách tích cực, để nhắc nhở chúng ta hãy cố gắng trở thành những kẻ chiến thắng dưới sự lãnh đạo của Tổng lãnh Thiên thần Mi-ca-en trong cuộc chiến đấu thiêng liêng tại trần gian này.  Được cứu độ chính là mục đích chúng ta đạt được trong ngày Tận thế vậy.

 

   2.  Tận thế là ngày chiến thắng hoàn toàn của Vua Ki-tô.  Song song với cuộc chiến thắng của những người công chính, Phụng vụ Lời Chúa lại một lần nữa trích dẫn đoạn thư Do-thái diễn tả chiến thắng của Đức Ki-tô với tư cách là vị Thượng Tế Muôn đời.  Đoạn thư so sánh lễ tế của vị tư tế trong Đền Thờ với hiến tế của Chúa Giê-su trên thập giá.  Mặc dù vị tư tế Đền Thờ “lo việc phụng tự mỗi ngày và dâng đi dâng lại cũng ngần ấy thứ lễ tế”, nhưng kết quả là vẫn không bao giờ xóa bỏ được tội lỗi dân chúng.  Trái lại, Đức Ki-tô chỉ dâng “lễ tế duy nhất” và một lần trên thập giá thì đã đủ để đền bù tội lỗi nhân loại.  Sau khi sống lại, Người lên trời, ngự bên hữu Thiên Chúa và chờ đợi công cuộc cứu độ hoàn tất vào ngày Tận thế.  Người đã chiến thắng tội lỗi và sự chết sau khi Thiên Chúa cho Người trỗi dậy từ kẻ chết.  Tuy nhiên, Người vẫn còn chờ đợi ngày Tận thế là thời điểm “những kẻ Người đã thánh hóa được nên hoàn hảo”.  Đó cũng là thời điểm “các kẻ thù bị đặt làm bệ dưới chân”, nghĩa là lúc tội lỗi và cái chết đã hoàn toàn bị hủy diệt khi Người được tôn vinh làm Vua vũ trụ.   

   Để giúp chúng ta hiểu thêm về ngày Tận thế, trong bài Tin Mừng, Chúa Giê-su nói về ngày quang lâm của Người.  Trước hết Người kể ra một số những biến động trên trời:  mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng không còn chiếu sáng, các ngôi sao từ trời sa xuống và các quyền lực trên trời bị lay chuyển.  Chúng ta có thể thắc mắc liệu những biến động này sẽ thực sự xảy ra hay không khi Chúa Giê-su trở lại, nhưng rõ ràng những hình ảnh đó đã được lấy từ sách I-sai-a (13:10 và 34:4) là để nói lên sự hỗn loạn, sự bất ngờ, sự tan rã của thế giới loài người và vũ trụ trước oai phong của vị Thẩm phán tối cao.  Nói khác đi, những hình ảnh đáng sợ kể trên chỉ là để diễn tả sự uy nghi của Đức Ki-tô khi Người trở lại trong ngày Tận thế mà phán xét mọi người.  Chính Chúa Giê-su cho chúng ta biết Người sẽ đến lần thứ hai như thế nào:  “Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong mây trời mà đến.  Lúc đó, Người sẽ sai các thiên sứ đi, và Người sẽ tập họp những kẻ được Người tuyển chọn từ bốn phương về, từ đầu mặt đất cho đến cuối chân trời”.  Điều này giúp chúng ta hiểu rằng ngày Tận thế là ngày của Đức Ki-tô vinh thắng và cũng là ngày của những kẻ được Người tuyển chọn từ khắp nơi, tức là những ai đã đón nhận ơn cứu độ của Người và sống như con cái Thiên Chúa.

 

Sống sứ điệp Lời Chúa

   Từ xưa đến nay, thắc mắc về ngày giờ xảy ra Tận thế vẫn là đề tài sôi động.  Chúng ta còn nhớ chuẩn bị bước vào thiên niên kỷ thứ ba, người ta đưa ra những lời tiên tri đồn đoán.  Có rất nhiều người còn tích trữ nước và lương thực vì “trời sẽ tối ba ngày ba đêm”!  Rồi bước qua năm 2000, vẫn chẳng có gì xảy ra.  Cho nên chúng ta hãy học biết theo lời Chúa dạy khi Người kể thí dụ cây vả:  “Khi cành nó xanh tươi và đâm chồi nảy lộc, thì anh em biết là mùa hè đã đến gần”.  Mùa hè đến gần là điều chúng ta muốn biết;  còn cây vả trụi lá sau mùa đông bắt đầu đâm chồi nảy lộc là dấu chỉ cho ta biết mùa hè đến gần.  Cũng vậy, các biến động trên trời xảy ra là dấu chỉ, để khi ta thấy dấu chỉ ấy lập tức biết rằng Con Người đã đến gần.  Chúa đâu có nói sẽ có các biến động trên trời vào thời điểm nào rõ rệt đâu!  Người chỉ muốn cho chúng ta biết chắc chắn rằng Người sẽ đến.  Vì thế, biết rõ ngày giờ Chúa giáng lâm không phải là việc của chúng ta, mà là việc của Chúa.  Bổn phận của chúng ta là phải học cách đọc các dấu chỉ cho thấy Chúa đến gần để chúng ta sẵn sàng tiếp đón Người.  Cái chết của chúng ta có thể hiểu là một cuộc tận thế cá nhân.  Chúng ta không biết khi nào cuộc tận thế cá nhân xảy ra hoặc khi nào Chúa đến.  Do đó, chỉ còn một thái độ duy nhất và khôn ngoan, là hãy sẵn sàng.  Quá lo lắng và sợ hãi khi nghĩ đến cái chết mà không chuẩn bị thì không phải là thái độ thích hợp của người Ki-tô hữu.  Đối với chúng ta, điều chắc chắn là “Con Người đã đến gần, ở ngay ngoài cửa rồi”.  Phải, Người thực sự đang ở ngay ngoài cửa rồi!  Điều quan trọng là chúng ta hãy canh thức, hãy sẵn sàng mở cửa khi Chúa gõ cửa.

Lm. Đa-minh Trần đình Nhi  

            

Suy Niệm Lời Chúa Năm B

ShareTweet

Bài Viết Cùng Chuyên Mục

CHỦ NHẬT THỨ 34 THƯỜNG NIÊN B: Suy Niệm III, 2021

CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN B: CHÚA GIÊSU LÀ VUA

CHÚA NHẬT THỨ 34 THƯỜNG NIÊN B: Tôi Là Vua

CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B

CN 33 TNB: SẴN SÀNG ĐÓN CHÚA LẠI ĐẾN

CHỦ NHẬT THỨ 32 THƯỜNG NIÊN B: Suy Niệm III, 2021

CHỦ NHẬT THỨ 32 THƯỜNG NIÊN B: Suy Niệm I, 2009:

CHỦ NHẬT THỨ 32 THƯỜNG NIÊN B: Suy Niệm, 2006

Bài Viết Mới

Thứ Bảy, Tuần III Phục Sinh

Thứ Bảy, Tuần III Phục Sinh

ỦY BAN THÁNH NHẠC: BÀI HÁT “CẦU CHO ĐỨC GIÁO HOÀNG”

ỦY BAN THÁNH NHẠC: BÀI HÁT “CẦU CHO ĐỨC GIÁO HOÀNG”

HĐGMVN-Thông báo về Đức Tân GH Lêô XIV

HĐGMVN-Thông báo về Đức Tân GH Lêô XIV

Robert Francis Prevost – Tiểu sử của vị Tân Giáo Hoàng Lêô XIV

Robert Francis Prevost – Tiểu sử của vị Tân Giáo Hoàng Lêô XIV

Suy Niệm Lời Chúa – Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh

Suy Niệm Lời Chúa – Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh

Thứ Sáu, Tuần III Phục Sinh

Thứ Sáu, Tuần III Phục Sinh

Giáo Phận Đà Lạt

Thông Tin Liên Hệ
VĂN PHÒNG TRUYỀN THÔNG GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT
– Địa chỉ: 09 Nguyễn Thái Học – Tp. Đà Lạt – Lâm Đồng – Việt Nam
– Điện thoại: 0918.525.019
– Email: giaophandalat1960@gmail.com

  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo – Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Giáo Hạt và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Danh Sách Linh Mục
  • Phụng Vụ
  • Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Thông Báo
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Giới Thiệu Giáo Xứ

© Giáo Phận Đà Lạt - Ban Truyền Thông

  • Trang Chủ
  • Thông Báo
  • Tin Tức Giáo Phận
  • Báo Lỗi