Bài 21
TUỔI TRƯỞNG THÀNH
Giáo dục con cái
Vũ Hồng
Ở tuổi đã trưởng thành của con cái, thì cha mẹ hưởng thành qủa, hay hậu qủa của việc giáo dục con cái của mình hơn là giáo dục chúng. Nói một cách khác, đây là lúc mình được ăn những trái ngon hay trái đắng do chính tay mình vun trồng nên.
Con cái chúng ta khi đến tuổi thành niên, chúng tự cho mình đủ lớn để tự lo mọi việc theo cách của chúng. Sự thực là như vậy, nhất là ở nước Mỹ, người ta còn khuyến khích cho việc tự lập của con cái khi đến tuổi trưởng thành.
Ở tuổi này, con cái chúng ta còn ra vẻ sẵn sàng chịu mọi trách nhiệm, mọi sự chọn lựa, hoặc mọi quyết định của mình, như việc chọn vợ chọn chồng, chọn nghề nghiệp, có khi chọn cả tôn giáo nữa.
Ở tuổi này chúng tưởng rằng chúng có thể đội đá vá trời, và tự chúng có thể làm được mọi thứ. Cho nên chúng tuy có vẻ để tai nghe lời cha mẹ nói, nhưng làm thì cứ theo ý của mình. Ðây là nói đến những đứa con còn giữ được lòng yêu kính cha mẹ, và được giáo dục tốt từ thuở nhỏ.
Ðối với những đứa con từ thời thơ ấu, không được dạy dỗ tử tế, hoặc được nuông chiều qúa mức, hoặc chỉ được dạy bằng đe dọa la hét khi người cha nóng giận say sưa, thì đến tuổi trưởng thành, chúng sẽ có thể bung ra, tách ra, làm mọi sự theo quyết định, hoặc theo đam mê của chúng.
Ðối với một số gia đình Việtnam hải ngoại ở thế hệ thứ nhất, tuy con đã trưởng thành, ngay cả khi chúng đã lập gia đình, cha mẹ (nhất là người mẹ) muốn có một thứ quyền nào đó trên đứa con trai của mình, và cả trên đứa con dâu nữa, như kiểm soát cả cách sống, tài chánh v.v. Việc này đã gây ra nhiều bất hòa.
TRỞ NGẠI CHUNG TRONG VIỆC GIÁO DỤC
Tất cả những ai ở bậc cha mẹ, đều có những kinh nghiệm vô cùng khó khăn về việc giáo dục con cái. Qua những kinh nghiệm gian khổ đó, họ mới thấy được rằng, những lời khuyên, trong sách giáo khoa, trong những bài giảng tuy là những lời hay ý đẹp và có thể giúp lối chỉ dẫn tốt cho việc giáo dục con cái. Thế nhưng khi gấp sách lại đụng phải thực tế trong gia đình, hoặc khi ra khỏi nhà thờ, về nhà gặp phải tình huống con cái mỗi đứa một ý, vợ chồng mỗi người một ý, thì mọi thứ đọc được nghe được tức khắc trở thành ảo tưởng. Bởi vì lý thuyết là lý thuyết, con người không phải là lý thuyết mà là một tạo vật linh thiêng có hồn xác, là hình ảnh của Thiên Chúa.
Trong chúng ta, ai ai đều thuộc lòng câu châm ngôn rất hay: “Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha. Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Thử hỏi có tới hàng ngàn hàng vạn hàng triệu người Việtnam từng thuộc lòng câu này, mà mấy ai đã thực hành: Một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu một cách trọn hảo?
Trong từng gia đình có biết bao anh em chị em ruột thịt đã được cha mẹ dạy dỗ câu:
“Khôn ngoan đối đáp người ngoài;
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”.
Mà trên thực tế, biết bao nhiêu gà cùng một mẹ đã từng giết nhau, bằng lời nói, bằng cử chỉ, bằng cách đối xử. Cho nên lý thuyết dù hay đẹp vẫn là lý thuyết.
Mỗi đứa con trong gia đình không phải như những cái lu bằng đất đúc trong một khuôn, tất cả đều phải giống hệt nhau từ sức chứa, độ dầy, v.v. Nhưng mỗi đứa con là một nhân vị độc lập với cha mẹ, mỗi đứa một tính một nết, một sở thích. Tâm hồn mỗi đứa con là một thế giới bí mật bao la, chỉ có Chúa mới dò thấu.
Mặt khác, có một điều lạ chúng ta ít để ý, đó lời nói tốt hình như nó không có quyền lực bao nhiêu để thay đổi lòng con cái. Nhưng gương xấu, lời xấu, việc làm xấu, bạn xấu, lại có mãnh lực vô song.
Ðây là một nghịch lý, một nghịch lý có thật. Kinh nghiệm giáo dục cho thấy lời nói xấu, việc làm xấu, lời rủ rê xấu dễ quyến rũ; còn lời nói tốt, lời khuyên bảo tốt chỉ giống như nước đổ lá khoai; rất khó thấm. Nó cứ lóng lánh lăn tròn trên mặt lá rồi trôi tuột đi.
Tại sao vậy? Bởi vì lời nói xấu tự nó trong nó có cái hồn của thần dữ. Quyền lực của nước tối tăm trợ lực cái đam mê xấu sẵn có nơi con người. (Col 1:13). Còn lời nói tốt việc làm tốt hướng về Thiên Chúa, tuy có sức mạnh vô biên, sự ác sự xấu không làm gì được; Nhưng sức mạnh ấy ở ngoài con người, phải cầu khẩn phải van xin, phải chịu lấy. Vì con người đã để cho sức mạnh ấy ra khỏi thân xác linh hồn từ thuở ban đầu ở nơi vườn Eden. Hậu qủa tội tổ tông là thế. (Rm 3: 9c).
Sự xấu sự dữ không kiêng nể một ai, (Ep 2: 3). Cho dù con nhà quyền qúy hay lê thứ. Cho dù người thông thái bác học hay bình dân ít học. Tuy ta thường nghe câu nói: Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh. Giống đây là giống cách ăn nói, giao dịch, tư thế chững chạc, vì đã được uốn nắn từ nhỏ cho hợp với chức vị của ông bà cha mẹ. Nhưng trước sự xấu sự dữ, tất cả mọi người đều yếu đuối như nhau. Chính vì thế sự giáo dục con cái nên tốt lành không phải là do sức người mà phải cậy trông vào sức của Thần Khí Chúa Kitô.
Tuần san TIME Jan 28, 2002 có đăng một bản tin ngắn như sau:
Prince Harry, 17, third in line to the throne, had spent last summer boozing it up at a local pub and smoking cannabis both there and on the grounds of Highgrove, his dads country home 100 miles from London . . . Harry was sometimes left home alone at Highgrove, Though two years under age, he drank at a local pub . . . This was nothing new for Harry, who has been drinking in public since he was 12. At the pub, at Highgrove and at private parties, Harry also smoked pot with his buddies.
Staff eventually told Prince Charles about the aroma from the basement; he held a “calm and serious” talk with his son about the danger of drug abuse. A tearful Harry is said to have confessed. Charles also arranged for Harry to spend an eye-opening day at a rehab clinic.
Hoàng tử Harry 17 tuổi, đứng hàng thứ ba nối ngôi vua, mùa hè vừa qua anh đã uống rượu qúa độ và hút cannabis (giống như cần sa) ở quán rượu địa phương và ở cả vùng Highgrove nơi quê của phụ thân cách Luân đôn 100 dặm. . . Harry thường bỏ nhà đến Highgrove một mình. Suốt hai năm dưới tuổi trưởng thành, anh đã uống rượu ở những quán rượu. . . Mà thực ra việc này đối với Harry cũng chẳng có gì lạ, vì anh đã từng uống từ năm anh 12 tuổi. Tại quán rượu hoặc ở những parties riêng, Harry cũng còn hút ống vố với bạn cùng lứa tuổi.
Người có trách nhiệm đã trình cho Thái tử Charles về mùi hương họ thấy ở căn phòng dưới basement, Thái tử Charles với thái độ nghiêm túc và dịu dàng nói với con trai ông về nguy hại của ma túy qúa độ. Harry hối hận nước mắt trào dâng. Ông hoàng Charles đã thu xếp để Harry có được một ngay viếng thăm dưỡng đường hồi phục nhân phẩm.
VỮNG TIN VÀ CẬY TRÔNG
Chúng ta phải xác tín rằng Thần khí tình thương và sự chữa lành của Thiên Chúa từ thập giá Ðức Kitô phục sinh, hằng bao phủ vũ trụ và bao bọc từng con người. Giữ cho chúng ta và muôn loài khỏi hư đi. Và chính tình thương và sự chữa lành ấy là linh hồn của việc giáo dục con cái. Có nghĩa là cha mẹ, phụ huynh hoặc những người giảng dạy, khi dạy dỗ răn bảo, phải chịu lấy tình thương chữa lành ấy cho chính mình trước. Ðể Chúa Kitô hoán đổi, làm cho lòng mình nên giống lòng của Chúa, thì lúc ấy việc dạy dỗ con cái hoặc chỉ bảo những người khác sẽ hiệu nghiệm vô song, có sức mạnh lạ lùng.
Bởi vì lúc ấy không phải chỉ là đọc vài cuốn sách, không phải chỉ bằng kinh nghiệm bản thân mà dạy dỗ, mà là mình cho đi cái mà mình được có trong tâm hồn thân xác mình, Lúc ấy quyền năng đó, sức mạnh tình yêu đó mới thấm vào lời dạy của mình để phá tan những gai góc tối tăm của con cái, mới mở được tai chúng nghe và giữ lời, mới mở được mắt chúng nhìn thấy sự sáng của Ðức Kitô, và có sức đi vào con đường sự sáng sự sống của Ngài. Giáo dục như thế, người dạy cũng như người được dạy đều được ơn cải hóa.
ÁNH SÁNG LÓERẠNG TRONG TỐI TĂM
Bản thân tôi, tôi là tạo vật tối tăm, chỉ có Chúa Kitô là ánh sáng, nếu xác tín như thế thì tôi mới hiểu được, việc giáo dục con cái không có Thần khí Chúa Kitô, thì thực sự tôi là thân phận thằng mù dẫn thằng mù như Ðức Giêsu nói: “Mù mà dẫn đàng cho mù, cả hai sẽ lăn cù xuống hố”. (Mt 15: 14).
Thế nhưng, trong Chúa Kitô, tôi là ánh sáng. Không phải tôi kiêu ngạo mà nói như thế, nhưng là ơn huệ của Chúa Giêsu ban. Chính Ngài đã nói với tất cả nhưng kẻ tin vào Ngài, chịu lấy Ngài vào đời mình, bỏ ngỏ linh hồn thân xác cho Ngài làm chủ rằng: “Anh em là ánh sáng cho thế gian”. (Mt 5:14).
Và khi tôi đã là ánh sáng thì việc dạy dỗ con cái của tôi, không còn phải là tôi, mà là Ðức Kitô sống trong tôi. Ngài là Chúa yêu thương, là ánh sáng, là đường. Ngài dạy dỗ tôi và con cái tôi, Ngài là đường để tôi và gia đình tôi đi. Và tất cả chúng tôi được đi thảnh thơi trong ánh sáng tình thương của Ngài. Giáodục con cái mọi lứa tuổi là thế.