• Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo - Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt Và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
      • Mùa Thường Niên
      • Mùa Vọng – Giáng Sinh
      • Mùa Chay – Phục Sinh
      • Lễ Ngoại Lịch
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
      • Năm A
      • Năm B
      • Năm C
      • Lễ Chung
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
      • Kinh Nguyện
      • Nghi Thức
    • Giờ Kinh Phụng Vụ
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Thông Báo
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Giáo Hội Hoàn Vũ
      • Đức Thánh Cha
      • Công Đồng Chung
      • Thượng Hội Đồng Giám Mục
      • Các Bộ Giáo Triều
      • Tài Liệu Khác Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
      • Thư Chung
      • Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục
      • Thư Mục Vụ Của Hội Đồng Giám Mục
      • Tài Liệu Khác HĐGM
    • Văn Kiện Giáo Phận
      • Thư Mục Vụ
      • Sắc Lệnh Và Quy Chế
      • Thường Huấn Linh Mục
      • Tĩnh Tâm Linh Mục
      • Tài Liệu Khác Giáo Phận
    • Kinh Thánh
      • Chia Sẻ Lời Chúa
      • Tìm Hiểu Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Mục Vụ
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Giáo Phụ
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Chầu Thánh Thể
    • Giáo Lý
    • Nhạc Thánh Ca
    • Giới Thiệu Giáo Xứ
    • Thắng Cảnh Tôn Giáo
    • Video Sinh Hoạt
   
Không Có Kết Quả
Xem Tất Cả
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo - Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt Và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
      • Mùa Thường Niên
      • Mùa Vọng – Giáng Sinh
      • Mùa Chay – Phục Sinh
      • Lễ Ngoại Lịch
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
      • Năm A
      • Năm B
      • Năm C
      • Lễ Chung
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
      • Kinh Nguyện
      • Nghi Thức
    • Giờ Kinh Phụng Vụ
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Thông Báo
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Giáo Hội Hoàn Vũ
      • Đức Thánh Cha
      • Công Đồng Chung
      • Thượng Hội Đồng Giám Mục
      • Các Bộ Giáo Triều
      • Tài Liệu Khác Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
      • Thư Chung
      • Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục
      • Thư Mục Vụ Của Hội Đồng Giám Mục
      • Tài Liệu Khác HĐGM
    • Văn Kiện Giáo Phận
      • Thư Mục Vụ
      • Sắc Lệnh Và Quy Chế
      • Thường Huấn Linh Mục
      • Tĩnh Tâm Linh Mục
      • Tài Liệu Khác Giáo Phận
    • Kinh Thánh
      • Chia Sẻ Lời Chúa
      • Tìm Hiểu Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Mục Vụ
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Giáo Phụ
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Chầu Thánh Thể
    • Giáo Lý
    • Nhạc Thánh Ca
    • Giới Thiệu Giáo Xứ
    • Thắng Cảnh Tôn Giáo
    • Video Sinh Hoạt
Giáo Phận Đà Lạt
   
No Result
View All Result

YÊU ĐẾN CÙNG – TÌNH YÊU PHỤC SINH

Ngày Đăng: 28/11/2015
Trong Bài Giảng Đức Giám Mục

YÊU ĐẾN CÙNG – TÌNH YÊU PHỤC SINH

(Bài giảng lễ Vọng Phục Sinh tại nhà thờ Chính Tòa Đalạt, ngày 4/4/ 2015)

Thánh Gioan Tông đồ ghi nhận: “Trước lễ Vượt Qua, Đức Giêsu biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng.”

Yêu đến cùng là yêu như thế nào ? Yêu và được yêu là điều hạnh phúc lớn nhất mà con người hằng khao khát kiếm tìm. Chúa Giêsu đã nêu gương cho chúng ta về tình yêu mà thánh Gioan ghi nhận là “yêu đến cùng”. Người đã bày tỏ tình yêu đó trong suốt cuộc đời, nhưng đã đúc kết tình yêu đó trong bữa tiệc ly: lập Bí tích Thánh Thể và dạy điều răn mới “hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương”. Chúa Cha đã “phê chuẩn” tình yêu dâng hiến của Đức Giêsu – dành cho Chúa Cha cũng như cho mọi người – bằng việc phục sinh Đức Giêsu từ cõi chết.

Yêu là cho và nhận, là muốn trở nên một với người mình yêu. Sáng kiến lập Bí tích Thánh Thể là một dấu chỉ của tình yêu cho và nhận, của tình yêu muốn nên một: “Các con hãy cầm lấy mà ăn, vì này là Mình Thầy”. Khi đón nhận Mình Thánh Chúa là đón nhận sự trao thân của Chúa Giêsu; Người muốn nên một với chúng ta và chúng ta cũng muốn nên một với Người. “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”: nhớ đến sự hiến thân của Chúa Giêsu cho Chúa Cha trên thánh giá để mưu cầu sự sống vĩnh cửu cho mọi người, vì “không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người hiến mạng sống cho người mình yêu”.

Trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã cúi xuống rửa chân cho các tông đồ, và căn dặn chúng ta cũng phải rửa chân cho nhau. Rửa chân mang ý nghĩa phục vụ, nhưng ở đây còn ám chỉ cái chết hiến thân của Chúa Giêsu, vì Chúa đã nói với Phêrô: “Nếu anh không để Thầy rửa chân cho anh thì anh không được dự phần với Thầy”, tức là không được hưởng sự sống vĩnh cửu với Thầy.Chính vì thế, thánh Matthêu khẳng định rằng: Đức Giêsu “là Đấng đã đến không phải để được phục vụ nhưng để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,28).

Đức Giêsu biết trước Phêrô sẽ chối Thầy nhưng vẫn rửa chân cho Phêrô, nghĩa là “yêu đến cùng”. Đức Giêsu biết trước Giuđa sẽ phản Thầy, nhưng vẫn rửa chân cho Giuđa, nghĩa là “yêu đến cùng”. Đức Giêsu biết trước các tông đồ sẽ bỏ chạy, nhưng vẫn rửa chân cho các ông, nghĩa là “yêu đến cùng”. Cũng chính tình yêu đó đã quy tụ các ông lại sau Phục Sinh, không một lời chê trách, vì Chúa cảm thông với sự hèn yếu của con người “tinh thần thì mau mắn mà xác thịt thì nặng nề”. Sở dĩ các ông trở nên mạnh mẽ là nhờ Thánh Thần của Đấng Phục Sinh, đến nỗi vị tông đồ sinh sau đẻ muộn là thánh Phaolô đã phải thốt lên: “Để tôi khỏi tự cao tự đại vì những mặc khải phi thường tôi đã nhận được, thân xác tôi như đã bị một cái dằm đâm vào, một thủ hạ của Xa-tan được sai đến vả mặt tôi, để tôi khỏi tự cao tự đại. Đã ba lần tôi xin Chúa cho thoát khỏi nỗi khổ này. Nhưng Người quả quyết với tôi: “Ơn của Thầy đã đủ cho anh, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối.” Thế nên tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đức Ki-tô ở mãi trong tôi. Vì vậy, tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Ki-tô. Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh” (2 Cr 12, 7-10).

Có thể nói: các tông đồ coi như đã chết khi bỏ Thầy, nhưng đã phục sinh khi đón nhận tình yêu của Đấng Chịu Đóng Đinh. Tội của Phêrô nặng hơn tội của Giuđa, nhưng sau khi chối Thầy, Phêrô đã nhận ra cái nhìn đầy yêu thương của Thầy và đã sám hối, đã sống con người mới, đã phục sinh cùng với Đức Kitô. Còn Giuđa thì không ! Ông sợ rằng các bạn của mình sẽ chê trách mình, sẽ giết chết mình, nên thà chết trước còn hơn ! Ông không ý thức rằng Thầy Giêsu đã rửa chân cho ông, nghĩa là đã yêu ông đến cùng. Ông đã không đón nhận tình yêu của Đấng đã hiến mạng sống cho người mình yêu, trong đó có ông ! Yêu là cho và nhận.

Sau Phục Sinh, Chúa Giêsu vẫn yêu Phêrô đến cùng, đã đặt ông làm giáo hoàng đầu tiên trong lịch sử Giáo hội. Điều này gây ngạc nhiên cho các tín hữu thời đó. Họ ngạc nhiên tại sao Chúa không đặt ông Gioan là người đã có mặt dưới chân thánh giá bên cạnh Đức Maria ! Chính vì thế, các môn đệ của Gioan đã thêm chương 21 vào sách Tin Mừng theo thánh Gioan để nói lên lý do Chúa Giêsu chọn ông Phêrô.

– Chúa Giêsu hỏi ông Phêrô 3 lần: “Con có yêu mến Thầy không ?”, ông Phêrô đáp: “Thầy biết con yêu mến Thầy”, và Chúa đã trao cho ông nhiệm vụ chăn dắt các chiên con và chiên mẹ của Chúa. Điều kiện duy nhất Chúa đòi hỏi là yêu mến Chúa. Phêrô đã đón nhận tình yêu của Chúa trao ban. Khi nói “Thầy biết con yêu mến Thầy”, Phêrô có ý nói rằng: chỉ một mình Thầy biết rõ đáy lòng con, còn người ta mỉa mai con là người chối Thầy; con đã chối Thầy thật, con yếu thật, nhưng con yêu Thầy, Thầy biết mà !”. Yêu là cho và nhận. Nếu Phêrô đã không để cho Thầy yêu mình, rửa chân cho mình, thì Phêrô đã không đáp lại bằng yêu mến Thầy và yêu mến anh em mình.

Sự Phục Sinh của Đức Giêsu là dấu chỉ tình yêu cho đi của Người đã được Chúa Cha phê chuẩn. Tại sao chúng ta không đón nhận tình yêu đó khi cảm thấy thất vọng trong cuộc sống đầy gian nan thử thách ?! Tại sao chúng ta làm cho những người sống chung quanh ta thất vọng khi chúng ta không bày tỏ tình yêu với họ như Đức Giêsu đã yêu Phêrô và Giuđa đến cùng ?! Nếu ai đó không chào lại mình, không đón nhận tình yêu của mình như trường hợp Giuđa không đón nhận tình yêu của Đức Giêsu, thì mình cứ “yêu đến cùng” ! Ánh sáng của Đấng Phục Sinh, Sức mạnh mà Thánh Thần của Đấng Phục Sinh ban xuống cho những người yếu đuối nhưng luôn tín thác vào tình yêu của Con Thiên Chúa là “Đức Giêsu Kitô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay và như vậy đến muôn đời” (Dt 13,8).

Mới đây, tại thành phố Đà Lạt thân thương này, Nick Vujicic, người không chân không tay, đã truyền sức sống, tình yêu và hy vọng cho nhiều người, như anh nói, là nhờ niềm tin, mà thâm tâm anh muốn nói đó là tín thác vào Thiên Chúa Tình Yêu, là niềm tin nơi Đức Kitô, Đấng đã yêu đến cùng.

Đó cũng là Tình Yêu Phục Sinh. Chính tình yêu này có sức đổi mới đời sống chúng ta và giúp chúng ta đổi mới tha nhân; không những đổi mới ngay trong cuộc sống đời này mà còn đem lại sự sống vĩnh cửu trong cuộc sống đời sau. Đó là Tin Mừng mà chúng ta cần loan báo. Đó là “Niềm Vui Của Tin Mừng” mà Giáo hội mời gọi chúng ta “mừng vui lên” trong đêm Vọng Phục Sinh này, để khi được yêu và yêu, chúng ta trở thành những người loan báo Tin Mừng Tình Yêu. Amen.

ShareTweet

Bài Viết Cùng Chuyên Mục

Bài Giảng Lễ Tro Mùa Chay 2025

BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC GIÁM MỤC – THÁNH LỄ CẦU CHO ĐTC PHANXICÔ

Bài Giảng Lễ Truyền Dầu 2025

Bài Giảng Lễ Truyền Dầu 2025

Bài Giảng Lễ Tro Mùa Chay 2025

Bài Giảng Lễ Tro Mùa Chay 2025

Bài Giảng Đức Cha Đaminh | Lễ Sai Đi ngày 31/12/2024

Bài Giảng Đức Cha Đaminh | Lễ Sai Đi ngày 31/12/2024

Bài Giảng: LỄ THÁNH KIM THÔNG Bổn mạng HĐGX Hạt Bảo Lộc

Bài Giảng: LỄ THÁNH KIM THÔNG Bổn mạng HĐGX Hạt Bảo Lộc

MỒNG MỘT TẾT 2024

Bài Giảng Thánh Lễ Kết Thúc Khoá Trợ Uý Thiếu Nhi Thánh Thể 2024

Bài Viết Mới

Suy Niệm Lời Chúa – Thứ Hai Tuần IV Phục Sinh

Suy Niệm Lời Chúa – Thứ Hai Tuần IV Phục Sinh

Thứ Hai, Tuần IV, Mùa Phục Sinh

Thứ Hai, Tuần IV, Mùa Phục Sinh

Giáo Xứ Chính Tòa Đà Lạt: 78 Thiếu Nhi Hân Hoan Lãnh Nhận Bí Tích Thêm Sức

Giáo Xứ Chính Tòa Đà Lạt: 78 Thiếu Nhi Hân Hoan Lãnh Nhận Bí Tích Thêm Sức

Chúa Nhật Chúa Chiên Lành: Rộn Ràng Ngày Họp Mặt Lễ Sinh Giáo Hạt Đà Lạt

Chúa Nhật Chúa Chiên Lành: Rộn Ràng Ngày Họp Mặt Lễ Sinh Giáo Hạt Đà Lạt

Chúa Nhật IV Phục Sinh  – Chúa Nhật Chúa Chiên Lành – Năm C

Chúa Nhật IV Phục Sinh – Chúa Nhật Chúa Chiên Lành – Năm C

Phim tài liệu: Lữ hành và Hy vọng

Phim tài liệu: Lữ hành và Hy vọng

Giáo Phận Đà Lạt

Thông Tin Liên Hệ
VĂN PHÒNG TRUYỀN THÔNG GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT
– Địa chỉ: 09 Nguyễn Thái Học – Tp. Đà Lạt – Lâm Đồng – Việt Nam
– Điện thoại: 0918.525.019
– Email: giaophandalat1960@gmail.com

  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo – Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Giáo Hạt và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Danh Sách Linh Mục
  • Phụng Vụ
  • Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Thông Báo
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Giới Thiệu Giáo Xứ

© Giáo Phận Đà Lạt - Ban Truyền Thông

  • Trang Chủ
  • Thông Báo
  • Tin Tức Giáo Phận
  • Báo Lỗi