• Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo - Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt Và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
      • Mùa Thường Niên
      • Mùa Vọng – Giáng Sinh
      • Mùa Chay – Phục Sinh
      • Lễ Ngoại Lịch
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
      • Năm A
      • Năm B
      • Năm C
      • Lễ Chung
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
      • Kinh Nguyện
      • Nghi Thức
    • Giờ Kinh Phụng Vụ
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Thông Báo
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Giáo Hội Hoàn Vũ
      • Đức Thánh Cha
      • Công Đồng Chung
      • Thượng Hội Đồng Giám Mục
      • Các Bộ Giáo Triều
      • Tài Liệu Khác Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
      • Thư Chung
      • Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục
      • Thư Mục Vụ Của Hội Đồng Giám Mục
      • Tài Liệu Khác HĐGM
    • Văn Kiện Giáo Phận
      • Thư Mục Vụ
      • Sắc Lệnh Và Quy Chế
      • Thường Huấn Linh Mục
      • Tĩnh Tâm Linh Mục
      • Tài Liệu Khác Giáo Phận
    • Kinh Thánh
      • Chia Sẻ Lời Chúa
      • Tìm Hiểu Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Mục Vụ
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Giáo Phụ
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Chầu Thánh Thể
    • Giáo Lý
    • Nhạc Thánh Ca
    • Giới Thiệu Giáo Xứ
    • Thắng Cảnh Tôn Giáo
    • Video Sinh Hoạt
   
Không Có Kết Quả
Xem Tất Cả
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo - Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt Và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
      • Mùa Thường Niên
      • Mùa Vọng – Giáng Sinh
      • Mùa Chay – Phục Sinh
      • Lễ Ngoại Lịch
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
      • Năm A
      • Năm B
      • Năm C
      • Lễ Chung
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
      • Kinh Nguyện
      • Nghi Thức
    • Giờ Kinh Phụng Vụ
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Thông Báo
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Giáo Hội Hoàn Vũ
      • Đức Thánh Cha
      • Công Đồng Chung
      • Thượng Hội Đồng Giám Mục
      • Các Bộ Giáo Triều
      • Tài Liệu Khác Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
      • Thư Chung
      • Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục
      • Thư Mục Vụ Của Hội Đồng Giám Mục
      • Tài Liệu Khác HĐGM
    • Văn Kiện Giáo Phận
      • Thư Mục Vụ
      • Sắc Lệnh Và Quy Chế
      • Thường Huấn Linh Mục
      • Tĩnh Tâm Linh Mục
      • Tài Liệu Khác Giáo Phận
    • Kinh Thánh
      • Chia Sẻ Lời Chúa
      • Tìm Hiểu Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Mục Vụ
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Giáo Phụ
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Chầu Thánh Thể
    • Giáo Lý
    • Nhạc Thánh Ca
    • Giới Thiệu Giáo Xứ
    • Thắng Cảnh Tôn Giáo
    • Video Sinh Hoạt
Giáo Phận Đà Lạt
   
No Result
View All Result

Thứ Hai, Tuần IV Phục Sinh

Ngày Đăng: 01/05/2023
Trong Mùa Chay - Phục Sinh

“Tôi chính là Mục Tử nhân lành.
Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi”.
(Ga 10,14)

BÀI ĐỌC I: Cv 11, 1-18

“Thiên Chúa cũng ban cho dân ngoại ơn ăn năn sám hối để được sống”.

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Trong những ngày ấy, các tông đồ và anh em ở Giuđêa nghe tin rằng cả dân ngoại cũng đã đón nhận lời Thiên Chúa. Khi Phêrô lên Giêrusalem, các người đã chịu cắt bì trách móc người rằng: “Tại sao ngài vào nhà những kẻ không chịu cắt bì và ăn uống với họ ?” Phêrô trình bày cho họ sự việc từ đầu đến cuối theo thứ tự sau đây: “Tôi đang ở tại thành Gióp-pê, lúc cầu nguyện, trong một thị kiến, tôi thấy một vật gì giống chiếc khăn lớn túm bốn góc, từ trời thả xuống sát bên tôi. Tôi chăm chú nhìn và thấy những con vật bốn chân, những mãnh thú, rắn rết và chim trời. Tôi nghe tiếng phán bảo tôi: ‘Phêrô, hãy chỗi dậy giết mà ăn’. Tôi thưa: ‘Lạy Chúa, không được, vì con không khi nào bỏ vào miệng con những đồ dơ nhớp hay bẩn thỉu’. Tiếng từ trời nói lần thứ hai: ‘Vật gì Thiên Chúa cho là sạch, ngươi đừng nói là dơ nhớp’. Ba lần xảy ra như thế, và mọi sự lại được kéo lên trời.

“Và ngay lúc đó, ba người từ Cêsarêa được sai đến nhà tôi ở. Thánh Thần truyền dạy tôi đừng ngần ngại đi với họ. Sáu anh em cùng đi với tôi, và chúng tôi vào nhà một người. Anh thuật lại cho chúng tôi biết: anh đã thấy thiên thần hiện ra thế nào; thiên thần đứng trong nhà anh và nói với anh rằng: ‘Hãy sai người đến Gióp-pê tìm Simon có tên là Phêrô; người sẽ dạy ngươi những lời có sức làm cho ngươi và cả nhà ngươi được cứu độ’. Lúc tôi bắt đầu nói, Thánh Thần ngự xuống trên họ như ngự trên chúng ta lúc ban đầu. Bấy giờ tôi nhớ lại lời Chúa phán: ‘Gioan đã rửa bằng nước, còn các con, các con sẽ được rửa bằng Thánh Thần’. Vậy, nếu Thiên Chúa ban cho họ cũng một ơn như đã ban cho chúng ta, là những kẻ tin vào Chúa Giêsu Kitô, thì tôi là ai mà có thể ngăn cản Thiên Chúa ?”

Nghe những lời ấy, họ thinh lặng và ca tụng Thiên Chúa rằng: “Vậy ra Thiên Chúa cũng ban cho dân ngoại ơn ăn năn sám hối để được sống”.

ĐÁP CA: Tv 41, 2. 3; 42, 3. 4

Đáp: Hồn con khát Chúa Trời, Chúa Trời hằng sống (Tv 41, 3a).
Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: 1) Như nai rừng khát mong nguồn nước, hồn con khát Chúa, Chúa Trời ôi.

2) Hồn con khát Chúa Trời, Chúa Trời hằng sống; ngày nào con được tìm về ra mắt Chúa Trời!

3) Xin chiếu giãi quang minh và chân thực của Chúa, để những điều đó hướng dẫn con, đưa con lên núi thánh và cung lâu của Ngài.

4) Con sẽ tiến tới bàn thờ Thiên Chúa, đến cùng Thiên Chúa làm cho con được hoan hỉ mừng vui. Với cây cầm thụ, con sẽ ca ngợi Chúa, ôi Chúa là Thiên Chúa của con.

TIN MỪNG: Ga 10,11-18

11 Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên.
12 Người làm thuê, vì không phải là mục tử, và vì chiên không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy. Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn,13 vì anh ta là kẻ làm thuê, và không thiết gì đến chiên.
14 Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi,15 như Chúa Cha biết tôi, và tôi biết Chúa Cha, và tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên.
16 Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử.
17 Sở dĩ Chúa Cha yêu mến tôi, là vì tôi hy sinh mạng sống mình để rồi lấy lại.
18 Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình. Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy. Đó là mệnh lệnh của Cha tôi mà tôi đã nhận được.”

SUY NIỆM
A/ 5 phút với Lời Chúa

BÁC THỢ VÀ CON BÁC THỢ

Họ sửng sốt và nói: “Bởi đâu ông ta được khôn ngoan và làm được những phép lạ như thế? Ông ta không phải là con bác thợ sao?” (Mt 13,54-55)

Suy niệm: Những người đồng hương với Chúa Giê-su sửng sốt và ghen tỵ vì người “con bác thợ” lại có thể làm những phép lạ lớn lao và giảng dạy những lời khôn ngoan như thế. Nhưng ‘bác thợ cha’ Giu-se không chỉ dạy cho ‘bác thợ con’ Giê-su cái nghề ‘thợ đụng’ ‘gia truyền’ mà thôi. Phải chăng sứ mạng của thánh Giu-se còn là tỏ cho Đức Giê-su biết phải làm “công việc của Cha trên trời” như thế nào? Phải chăng nhờ sự im lặng của thánh cả, Chúa Giê-su “lên mười hai tuổi” hiểu rằng đây chưa phải lúc, cũng không phải cách để “làm bổn phận ở nhà của Cha” (x. Lc 2,41tt). Trái lại, phải trải qua bấy nhiêu năm ẩn dật tại Na-da-rét, để “học biết thế nào là vâng phục” (Hr 5,8) bên người cha nuôi dưới thế, thì giờ đây, Đức Giê-su mới toàn tâm toàn ý “làm việc của Cha trên trời” (x. Ga 5,17.36), cho tới khi có thể nói từ trên cây thập giá: “Mọi sự đã hoàn tất” (x. Ga 19,28-30).

Mời Bạn: Người ta nói: “Cha nào con nấy.” Đảo lại, có thể chiêm ngắm Đức Giê-su để nhận ra gương thánh cả Giu-se. Việc của người thợ không phải là nói mà là làm. Thánh Giu-se còn dạy phải làm lúc nào và cách nào cho đúng thánh ý của Thiên Chúa. Ham hố thể hiện, hành động nôn nóng là những cách khiến bạn khó nhận biết và thi hành thánh ý Chúa. Trái lại, noi gương thánh cả, bạn luôn cầu nguyện trước khi hành động và hành động thì ưa chuộng âm thầm khiêm tốn.

Sống Lời Chúa: Suy niệm Lời Chúa hằng ngày để nhận biết và thi hành thánh ý Chúa đúng giờ và đúng cách.

Cầu nguyện: Lạy thánh cả Giu-se, xin dạy con nhận biết thánh ý Chúa và thi hành cách mau mắn và khiêm tốn.

B/ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist

CHÚA LÀ MỤC TỬ NHÂN LÀNH

Ở đất nước Do Thái vào thời Chúa Giêsu, nghề chăn chiên rất phổ biến. Vì thế việc trông coi, giám sát, chăm sóc cho từng con vật trong đàn là rất cần thiết, nhiệm vụ này được trao phó hoàn toàn trong tay người mục tử. Chiên sẽ được an toàn, no nê, mạnh khỏe… nếu gặp được một vị mục tử nhân lành. Nghĩa là vị mục tử đó biết tận tình lo lắng quan tâm chăm sóc cho từng con chiên. Anh gần gũi thân thiết với con chiên đến nỗi biết rõ đặc điểm tính cách, và có thể gọi tên từng con một. Anh đi trước chiên để dẫn đường, và tháo gỡ cạm bẫy, trông gai dọc đường cho chiên được an toàn. Anh sẵn sàng đương đầu với kẻ cướp hay thú dữ, và chẳng tiếc hy sinh tính mạng để bảo vệ đàn chiên.

Chúa Giêsu đích thực là vị mục tử nhân lành như thế. Còn mỗi chúng ta là những con chiên trong đàn chiên của Chúa, được chính Chúa săn sóc dưỡng nuôi bằng chính Mình và Máu thánh Chúa. Chúa là mục tử nhân lành, Chúa biết rõ mỗi người chúng ta yếu đuối, dễ sa ngã và dễ đi hoang vào những đồng cỏ của thế gian đầy những cạm bẫy, cám dỗ… Cho nên Ngài đã dùng Lời của Ngài mà thức tỉnh chúng ta. Ngài đã thiết lập các Bí tích, đặc biệt là Bí tích Giao hòa, nhằm chữa lành và thêm sức mạnh giúp chúng ta đủ sức tiến bước theo Chúa về nơi hạnh phúc bình an. Chúa là mục tử tốt lành vô cùng, đến nỗi chịu chết thay cho chúng ta, để chúng ta được sống dồi dào.

Suy niệm về Chúa Giêsu là vị mục tử nhân lành, chúng ta được mời gọi trở nên những vị mục tử nhân lành như Chúa, qua cung cách sống hiền hòa nhân ái quan tâm đến hết mọi người. Đồng thời, chúng ta hãy tĩnh lặng, hồi tâm để suy nghĩ về cung cách làm chiên của mình. Chắc hẳn, biết bao lần chúng ta đã ngỗ nghịch không thèm lắng nghe và thực hành Lời Chúa dạy, hay cố dập tắt tiếng Chúa nói trong lương tâm mình. Chúng ta chạy trốn, đi hoang vào trong vùng bóng tối tội lỗi và rồi nhiều lần chúng ta đã sa ngã, thất bại ê chề… Thế nhưng cho dù chúng ta có như thế nào, Chúa Giêsu vẫn cứ kêu gọi, vẫn cứ đi tìm vác và ta trên vai, vẫn cứ yêu thương, tha thứ, chờ đợi chúng ta quay về với Ngài.

Một câu chuyện lịch sử đã xảy ra tại một nhà thờ bên Tây Ban Nha, có một tượng thánh giá cổ rất đặc biệt. Cánh tay trái của Chúa Giêsu vẫn còn đóng vào gỗ, nhưng cánh tay phải thì rời ra và đưa đến phía trước trong tư thế ban phép lành.

Người Tây Ban Nha kể về nguồn gốc của tượng thánh giá này như sau: Có một tội nhân đến xưng tội với cha xứ ngay dưới cây thánh giá ấy.

Tội nhân ra về, lòng cảm thấy nhẹ nhàng. Nhưng tính nào tật ấy, không bao lâu, người đó sa ngã lại. Lần này, sau khi anh xưng thú tội, vị linh mục đe dọa: “Đây là lần cuối cùng tôi giải tội cho anh”.

Nhiều tháng qua đi, tội nhân lại đến quì dưới chân linh mục cũng bên dưới cây thánh giá và lại xin ơn tha thứ một lần nữa. Nhưng lần này, vị linh mục đã dứt khoát, và trả lời: “Anh đừng có đùa với Chúa. Tôi không thể ban phép giải tội cho anh nữa”.

Nhưng lạ lùng thay, khi vị linh mục vừa khước từ tội nhân, thì bỗng ngài bàn tay phải của Chúa Giêsu rút ra khỏi thánh giá và ban phép lành cho hối nhân. Cùng lúc đó, vị linh mục nghe được tiếng Chúa: “Chính Ta là người đã đổ máu ra cứu người này, chứ không phải con”.

Từ đó, bàn tay phải của Chúa Giêsu cứ ở mãi trong tư thế ấy, như không ngừng mời gọi con người đến lãnh nhận tình yêu hải hà, lòng tha thứ vô biên của vị mục tử nhân lành.

Xin Chúa giúp chúng ta luôn biết cậy trông phó thác vào Chúa và không bao giờ ngã lòng về lòng thương xót vô biên của Chúa. Amen

C/ Lm. Giuse Đinh Lập Liễm

ĐỨC GIÊSU CHÚA CHIÊN NHÂN LÀNH 

Bài Tin mừng hôm nay trình bày Đức Giêsu là cửa chuồng chiên:

– “Ai không qua cửa chuồng chiên mà vào thì là quân trộm cướp”: Đức Giêsu ám chỉ những người biệt phái và luật sĩ. Họ không được Thiên Chúa ủy nhiệm, họ chỉ giành quyền lãnh đạo tôn giáo, không phải mưu cầu lợi ích cho dân, mà để tìm vinh dự và quyền lợi riêng.

– “Ta là cửa chuồng chiên”: Đức Giêsu là mục tử đích thật của dân. Ngài đi vào đường hoàng, được người canh gác mở cửa cho, gọi tên từng con chiên, chiên quen tiếng nên đi theo, Ngài dẫn chúng đi ăn.

Nhiều người đã nghe Đức Giêsu giảng và xem nhiều phép lạ. Họ chỉ hiểu một phần nào giáo lý của Ngài, nhưng chưa nhìn ra con người thật của Ngài. Câu hỏi “Ngài là ai?” phải được đặt ra. Tuy nghe Đức Giêsu giảng và làm phép lạ như vậy, nhưng họ vẫn nghi ngờ về thân thế, uy quyền và sứ mạng của Ngài.

Để nói lên sứ mạng của Ngài, Đức Giêsu đã đưa ra một dụ ngôn về người mục tử tốt lành. Người mục tử biết lo cho con chiên, tha thiết với đàn chiên, hiệp thông với đàn chiên, quên bản thân mình và sẵn sàng hy sinh mạng sống để bảo vệ đàn chiên. Đức Giêsu tự nhận lấy danh hiệu ấy cho mình khi Ngài nói với họ: “Ta là mục tử nhân lành” (Ga 10, 14).

“Ta là cửa chuồng chiên”

Đức Giêsu còn xác định Ngài là cửa chuồng chiên để bảo vệ đàn chiên. Hình ảnh này hơi khó hiểu đối với chúng ta vì phong tục nuôi chiên của người Palestine khác với chúng ta.

Trong cuốn “The Holy Land”: vùng đất thánh, tác giả John Kellman mô tả: chuồng chiên ở Do thái có một bức tường bằng đá chung quanh cao khoảng bốn bộ (cỡ 1m4) và một lối vào. Ngày nọ một du khách Thánh địa đã trông thấy một cái chuồng chiên ngoài đồng gần Hebron. Người du khách hỏi người mục tử đang ngồi cạnh đó: “Cửa chuồng của anh đâu?” Người mục tử liền đáp: “Tôi chính là cửa chuồng”. Đoạn người mục tử kể cho du khách nghe biết, ban đêm anh ta nằm chặn ngang lối vào chật hẹp đó. Không có con chiên nào có thể bỏ chuồng đi ra, và cũng chẳng có con thú rừng nào có thể đi vào mà không bước qua mình anh ta.

“Khi sói đến, người làm thuê bỏ chiên mà trốn”

Đức Giêsu khẳng định “Ta là mục tử tốt lành”, do đó Ngài đã quên bản thân mình, để phục vụ lợi ích của dân chúng và sẵn sàng hy sinh mạng sống để bảo vệ đàn chiên.

Trong quyển “The land and the Book”, Thomas Thompson có ghi lại câu chuyện bi đát như sau: Một ngày nọ có một chàng mục đồng trẻ tuổi dẫn đàn súc vật đi về vùng lân cận ngọn núi Thabor. Bỗng có ba tên cướp đường người Ả rập xuất hiện. Chàng thanh niên biết rõ chàng sẽ gánh chịu những hậu quả khôn lường, thế nhưng chàng đã không bỏ trốn. Chàng kiên cường chiến đấu, để giữ cho bầy súc vật của chàng khỏi rơi vào tay lũ thổ phỉ. Đoạn cuối được kết thúc bằng cái chết liều mạng của chàng thanh niên cho đàn chiên của chàng.

“Anh đi trước và chiên đi theo anh”.

Hình ảnh người chăn chiên đi trước và đàn chiên theo sau thật đẹp. Điều đó nói lên sự hiệp nhất giữa chủ chăn và đàn chiên, chiên nghe theo chủ chăn và do đó, chỉ có một chủ chiên và một đàn chiên.

Hiệp nhất vốn là dấu chỉ của tình yêu. Đức Giêsu mượn hình ảnh người mục tử không ngừng đi tìm kiếm những con chiên lạc, để nói lên mối quan tâm của Ngài đối với Giáo hội. Đó chính là chúc thư Ngài để lại trong những giây phút cuối đời.”Xin cho chúng nên một”, “một đàn chiên và một chủ chiên”: đó là hình ảnh của sự hiệp nhất mà Đức Giêsu luôn quan tâm đến. Hình ảnh người mục tử đi tìm kiếm những con chiên lạc cũng nói lên tất cả mối tương quan của Thiên Chúa đối với con người: không phải con người đi tìm kiếm Thiên Chúa cho bằng chính Thiên Chúa đi tìm kiếm con người. Mọi cố gắng của con người xét cho cùng cũng đều là những lôi kéo của Thiên Chúa.

Truyện: Theo anh là thủ lãnh

Một nhà thám hiểm xứ Soudan đã tháo xiềng xích cho một tên nô lệ 12 tuổi. Rồi săn sóc dạy dỗ như con, thằng nhỏ đem lòng mến phục vị đại ân nhân.

Giờ thực hiện cuộc mạo hiểm đầy gian nguy đã đến. Nhà thám hiểm không muốn cưỡng bách em bé theo mình. Ông nói:

– Này em, anh sắp lên đường đến miền xa lạ. Cuộc hành trình rất mực cam go: Đường đi xa xôi, hành lý nặng nề, nước uống đồ ăn thiếu thốn, những mũi tên tẩm thuốc độc vù vù bên tai, rừng nhiều thú dữ… Em ở lại hay theo anh? Nếu em theo anh, chúng ta cùng nhau cực nhọc, khi thiếu nước, thiếu ăn, anh cũng chịu khát, nhịn đói như em, việc em vẫn nhẹ hơn việc anh. Bây giờ tuỳ em quyết định.

Em bé nhìn sâu vào mắt nhà thám hiểm, lúc này đã thành người anh, người bạn và nói:

– Theo anh là thủ lãnh của em.

Thế là em nhỏ theo anh lên đường. Những quãng đường dài cực nhọc, những ngày nắng không nước, em bé lần lượt nếm cả, chân nứt nẻ máu me, nhưng không coi sao, vì lòng vẫn hăng hái khi thấy người thủ lãnh sốt rét bị thương mà vẫn đi hàng đầu. Sức chịu đựng của con người có giới hạn, mà nguy hiểm vất vả lại cứ tăng, nhiều bạn đồng hành bỏ cuộc. Nhà thám hiểm vừa thương hại, vừa để thử lòng, hỏi em bé:

– Em có bỏ không?

Lời thưa đầy hăng hái:

– Em đã chẳng hứa với anh sao?

Sáu tháng trời qua đi, cuộc thám hiểm thành công rực rỡ. Đàng sau người thủ lãnh tươi như hoa nở, em nhỏ đứng hiên ngang đón nhận những lời hoan hô vang dội.

ShareTweet

Bài Viết Cùng Chuyên Mục

Thứ Hai, Tuần IV, Mùa Phục Sinh

Thứ Hai, Tuần IV, Mùa Phục Sinh

Chúa Nhật IV Phục Sinh  – Chúa Nhật Chúa Chiên Lành – Năm C

Chúa Nhật IV Phục Sinh – Chúa Nhật Chúa Chiên Lành – Năm C

Thứ Bảy, Tuần III Phục Sinh

Thứ Bảy, Tuần III Phục Sinh

Thứ Sáu, Tuần III Phục Sinh

Thứ Sáu, Tuần III Phục Sinh

Thứ Năm, Tuần III Phục Sinh

Thứ Năm, Tuần III Phục Sinh

Thứ Tư, Tuần III Phục Sinh

Thứ Tư, Tuần III Phục Sinh

Bài Viết Mới

BẢN TIN GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT – Từ ngày 01/05 đến ngày 07/05 Năm 2025

BẢN TIN GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT – Từ ngày 01/05 đến ngày 07/05 Năm 2025

Suy Niệm Lời Chúa – Thứ Hai Tuần IV Phục Sinh

Suy Niệm Lời Chúa – Thứ Hai Tuần IV Phục Sinh

Thứ Hai, Tuần IV, Mùa Phục Sinh

Thứ Hai, Tuần IV, Mùa Phục Sinh

Giáo Xứ Chính Tòa Đà Lạt: 78 Thiếu Nhi Hân Hoan Lãnh Nhận Bí Tích Thêm Sức

Giáo Xứ Chính Tòa Đà Lạt: 78 Thiếu Nhi Hân Hoan Lãnh Nhận Bí Tích Thêm Sức

Chúa Nhật Chúa Chiên Lành: Rộn Ràng Ngày Họp Mặt Lễ Sinh Giáo Hạt Đà Lạt

Chúa Nhật Chúa Chiên Lành: Rộn Ràng Ngày Họp Mặt Lễ Sinh Giáo Hạt Đà Lạt

Chúa Nhật IV Phục Sinh  – Chúa Nhật Chúa Chiên Lành – Năm C

Chúa Nhật IV Phục Sinh – Chúa Nhật Chúa Chiên Lành – Năm C

Giáo Phận Đà Lạt

Thông Tin Liên Hệ
VĂN PHÒNG TRUYỀN THÔNG GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT
– Địa chỉ: 09 Nguyễn Thái Học – Tp. Đà Lạt – Lâm Đồng – Việt Nam
– Điện thoại: 0918.525.019
– Email: giaophandalat1960@gmail.com

  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo – Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Giáo Hạt và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Danh Sách Linh Mục
  • Phụng Vụ
  • Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Thông Báo
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Giới Thiệu Giáo Xứ

© Giáo Phận Đà Lạt - Ban Truyền Thông

  • Trang Chủ
  • Thông Báo
  • Tin Tức Giáo Phận
  • Báo Lỗi