• Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo - Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt Và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
      • Mùa Thường Niên
      • Mùa Vọng – Giáng Sinh
      • Mùa Chay – Phục Sinh
      • Lễ Ngoại Lịch
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
      • Năm A
      • Năm B
      • Năm C
      • Lễ Chung
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
      • Kinh Nguyện
      • Nghi Thức
    • Giờ Kinh Phụng Vụ
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Thông Báo
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Giáo Hội Hoàn Vũ
      • Đức Thánh Cha
      • Công Đồng Chung
      • Thượng Hội Đồng Giám Mục
      • Các Bộ Giáo Triều
      • Tài Liệu Khác Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
      • Thư Chung
      • Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục
      • Thư Mục Vụ Của Hội Đồng Giám Mục
      • Tài Liệu Khác HĐGM
    • Văn Kiện Giáo Phận
      • Thư Mục Vụ
      • Sắc Lệnh Và Quy Chế
      • Thường Huấn Linh Mục
      • Tĩnh Tâm Linh Mục
      • Tài Liệu Khác Giáo Phận
    • Kinh Thánh
      • Chia Sẻ Lời Chúa
      • Tìm Hiểu Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Mục Vụ
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Giáo Phụ
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Chầu Thánh Thể
    • Giáo Lý
    • Nhạc Thánh Ca
    • Giới Thiệu Giáo Xứ
    • Thắng Cảnh Tôn Giáo
    • Video Sinh Hoạt
   
Không Có Kết Quả
Xem Tất Cả
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo - Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt Và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
      • Mùa Thường Niên
      • Mùa Vọng – Giáng Sinh
      • Mùa Chay – Phục Sinh
      • Lễ Ngoại Lịch
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
      • Năm A
      • Năm B
      • Năm C
      • Lễ Chung
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
      • Kinh Nguyện
      • Nghi Thức
    • Giờ Kinh Phụng Vụ
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Thông Báo
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Giáo Hội Hoàn Vũ
      • Đức Thánh Cha
      • Công Đồng Chung
      • Thượng Hội Đồng Giám Mục
      • Các Bộ Giáo Triều
      • Tài Liệu Khác Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
      • Thư Chung
      • Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục
      • Thư Mục Vụ Của Hội Đồng Giám Mục
      • Tài Liệu Khác HĐGM
    • Văn Kiện Giáo Phận
      • Thư Mục Vụ
      • Sắc Lệnh Và Quy Chế
      • Thường Huấn Linh Mục
      • Tĩnh Tâm Linh Mục
      • Tài Liệu Khác Giáo Phận
    • Kinh Thánh
      • Chia Sẻ Lời Chúa
      • Tìm Hiểu Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Mục Vụ
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Giáo Phụ
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Chầu Thánh Thể
    • Giáo Lý
    • Nhạc Thánh Ca
    • Giới Thiệu Giáo Xứ
    • Thắng Cảnh Tôn Giáo
    • Video Sinh Hoạt
Giáo Phận Đà Lạt
   
No Result
View All Result

Thứ Năm, Tuần IV, Mùa Phục Sinh

Ngày Đăng: 25/04/2024
Trong Mùa Chay - Phục Sinh

“Ai đón nhận kẻ Thầy sai, là đón nhận Thầy”. Ga 13, 16-20

Bài Ðọc I: Cv 13, 13-25

“Bởi dòng dõi Ðavít, Thiên Chúa đã ban Ðức Giêsu làm Ðấng Cứu Ðộ”.

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Rời Paphô, Phaolô và các bạn vượt biển đến Perghê xứ Pamphy-lia; còn Gioan từ biệt các ngài, và trở về Giêrusalem. Hai ngài sang qua Perghê và đến Antiôkia xứ Pisiđia; ngày Sabbat, các ngài vào ngồi trong hội đường. Sau khi đọc sách luật và các tiên tri, những thủ lãnh nhà hội đường sai người đến nói với các ngài rằng: “Hỡi anh em, nếu ai trong anh em có lời khuyên bảo dân chúng, xin hãy nói”.

Phaolô đứng lên, giơ tay ra hiệu cho mọi người yên lặng và nói: “Hỡi người Israel và những kẻ kính sợ Thiên Chúa, hãy nghe đây. Thiên Chúa dân Israel đã chọn Tổ phụ chúng ta, Người đã thăng tiến dân Người khi họ còn cư ngụ trong nước Ai-cập và Người ra tay mạnh mẽ đưa cha ông chúng ta ra khỏi nước ấy. Trong thời gian bốn mươi năm, Người chịu đựng thói xấu họ trong hoang địa; và sau khi đã tiêu diệt bảy dân tộc trong đất Canaan, Người đã cho họ chiếm đất của các dân tộc ấy gần bốn trăm năm mươi năm; và sau đó, Người ban cho họ các thẩm phán cho đến tiên tri Samuel. Kế đó, họ xin một nhà vua và Thiên Chúa cho Saolê, con ông Cis, thuộc chi họ Bengiamin, cai trị họ bốn mươi năm. Sau khi loại bỏ Saolê, Chúa đã đặt Ðavít lên làm vua dân Người, để chứng nhận điều đó, chính Người đã phán: “Ta đã gặp được Ðavít con của Giêsê, người vừa ý Ta, người sẽ thi hành mọi ý muốn của Ta”.

“Bởi dòng dõi Ðavít, theo lời hứa, Thiên Chúa ban cho Israel Ðức Giêsu làm Ðấng Cứu Ðộ, Ðấng mà Gioan đã báo trước khi người đến rao giảng phép rửa thống hối cho toàn dân Israel. Khi Gioan hoàn tất hành trình, ngài tuyên bố: “Tôi không phải là người mà anh em lầm tưởng; nhưng đây, Người sẽ đến sau tôi mà tôi không đáng cởi dây giày dưới chân Người”.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 88, 2-3. 21- 22. 25 và 27

Ðáp: Lạy Chúa, con sẽ ca ngợi tình thương của Chúa tới muôn đời

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: Con sẽ ca ngợi tình thương của Chúa tới muôn đời; qua mọi thế hệ, miệng con loan truyền lòng trung thành Chúa. Vì Ngài đã phán: “Tình thương của Ta đứng vững muôn đời”, trên cõi trời cao, Ngài thiết lập lòng trung tín.

Xướng: Ta đã gặp Ðavít là tôi tớ của Ta. Ta đã xức dầu thánh của Ta cho người, để tay Ta bang trợ người luôn mãi, và cánh tay Ta củng cố thân danh người. .

Xướng: Thành tín và ân sủng của Ta hằng ở với người, và nhân danh Ta, sức mạnh người tăng thêm mãi. Chính người sẽ thưa cùng Ta: “Chúa là Cha con, là Thiên Chúa và Tảng Ðá cứu độ của con”.

Alleluia: Mt 28, 19 và 20

Alleluia, alleluia! – Các con hãy đi giảng dạy muôn dân: Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế. – Alleluia.

 

Phúc Âm: Ga 13, 16-20

“Ai đón nhận kẻ Thầy sai, là đón nhận Thầy”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Sau khi đã rửa chân các môn đệ, Chúa Giêsu phán với các ông: “Thật, Thầy bảo thật các con: Tôi tớ không trọng hơn chủ, kẻ được sai không trọng hơn đấng đã sai mình. Nếu các con biết điều đó mà thực hành thì có phúc. Thầy không nói về tất cả các con, vì Thầy biết những kẻ Thầy đã chọn, nhưng lời Thánh Kinh sau đây phải được ứng nghiệm: Chính kẻ ăn bánh của Ta sẽ giơ gót lên đạp Ta. Thầy nói điều đó với các con ngay từ bây giờ, trước khi sự việc xảy đến, để một khi xảy đến, các con tin rằng: Thầy là ai. Thật, Thầy bảo thật các con: Ai đón nhận kẻ Thầy sai, là đón nhận Thầy, và ai đón nhận Thầy là đón nhận Ðấng đã sai Thầy”.

 

SUY NIỆM


A/ 5 phút với Lời Chúa

Cần được chúa ki-tô lấp đầy!

Còn các Tông đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông. (Mc 16,20)Suy niệm: “Niềm vui của Tin Mừng lấp đầy quả tim và cuộc sống của những ai gặp gỡ Chúa Giê-su” (Tông huấn Niềm vui Tin Mừng) nhắc ta về ý nghĩa cốt yếu của việc loan báo Tin Mừng: gặp được Chúa Ki-tô, được Người lấp đầy. Cốt yếu vì không ai có thể nói về Người mà chưa từng “chạm” hay “cảm” được Người. Một cuộc gặp gỡ ấn tượng với ai đó cho phép ta thỏa thích nói về họ với người khác, như cách mà các Tông đồ loan báo về Chúa Ki-tô. Một khi đã gặp, đã sống, được Người lấp đầy, các Tông đồ không thể nín lặng, nhưng phải ra đi rao giảng khắp nơi, hết mình cho sứ vụ và vì sứ vụ, kể cả khi phải mất mạng. Chúa Ki-tô chính là chìa khóa mở ra mọi khía cạnh của hoạt động sứ vụ, khiến các ông làm điều cần phải làm và nói điều cần phải nói. 

Mời Bạn: Một trong những cách thức quảng cáo hiệu quả là cho các nhân viên đi tiếp thị sản phẩm, đến từng nhà, gõ cửa từng gia đình. Nhưng việc loan báo Tin Mừng thì khác hẳn. Các Tông đồ lôi cuốn người khác chỉ vì được Chúa ‘lấp đầy’, chứ không phải là quảng cáo suông thuần lý thuyết. Thánh Phao-lô cũng loan báo Chúa Ki-tô từ chính ‘cảm nghiệm có Chúa’ trong đời mình: “Đối với tôi, sống là Đức Ki-tô.” Vậy theo bạn, trước hết phải làm gì để loan báo Chúa Ki-tô cho người khác? 

Chia sẻ: Bạn cảm nghiệm thấy Chúa hoạt động thế nào trong đời bạn? 

Sống Lời Chúa: Làm chứng cho Chúa với người lân cận bằng đời sống bác ái của mình.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin cho con trở nên “Tin Mừng sống” đưa dẫn người khác đến gặp Chúa. Amen.

B/ Lm. Phaolô Vũ Đức Vượng

THÁNH MARCÔ THÁNH SỬ

Mc 16, 15-20

Hôm nay Giáo Hội mừng lễ thánh Marcô, tác giả sách Tin Mừng. Ngài thường được coi là người viết cuốn sách Tin Mừng đầu tiên. Ngài đã thu tập những tài liệu có trước, rồi sắp xếp lại thành một câu chuyện. Marcô muốn kể một câu chuyện lý thú về Đức Giêsu. Dù khả năng viết tiếng Hy lạp của ngài không thuộc loại giỏi, nhưng bù lại, ngài là một nhà kể chuyện có tài. Ngài cho chúng ta một khuôn mặt Đức Giêsu rất sống động và rất người. Đức Giêsu ấy biết giận dữ, biết xao xuyến, biết ngạc nhiên như người khác.

Marcô đã cầm bút viết tác phẩm của mình về Thầy Giêsu trong một giai đoạn đen tối của Giáo hội sơ khai. Vào năm 64,  bạo chúa Nêrô đốt thành Rôma và đổ tội cho các kitô hữu. Cuộc bách hại dữ dội bắt đầu tại Rôma. Vậy mà tại nơi ấy, giữa thời điểm căng thẳng ấy, Marcô viết sách Tin Mừng dành cho những kitô hữu không phải là người Do Thái.

“Khởi đầu Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa” (Mc 1,1): Marcô đã bắt đầu tác phẩm của mình như thế. Sách này thật là Tin Mừng nâng đỡ các tín hữu bị chao đảo bởi bách hại.

Đức Giêsu vác thánh giá mời gọi người ta trung tín bước theo Ngài. Ngài đã chết nhưng hẹn gặp lại các môn đệ ở Galilê sau khi Ngài phục sinh. Đấng sống lại kêu gọi nhóm Mười Một đi khắp thế giới để rao giảng Tin Mừng. Đó là Tin Mừng về Đức Giêsu bị đóng đinh nhưng nay được phục sinh, được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa.

Các tông đồ đã vâng lời, đi rao giảng khắp nơi. Giáo Hội hôm nay cần nhiều kitô hữu say mê rao giảng Tin Mừng. Trên quê hương vẫn còn nhiều nơi vắng tiếng chuông nhà thờ buổi sáng. Marcô đã kể chuyện về Giêsu bằng ngòi bút, viết trên giấy da hay giấy cói. Chúng ta có nhiều phương tiện nhanh hơn, rộng hơn, để kể chuyện về Giêsu.

Làm sao để Giêsu đến gặp con người qua internet, sách báo, phim ảnh…? Làm sao để cuộc đời chúng ta trở thành một cuốn sách Tin Mừng để ai đọc cũng gặp được Giêsu?

C/ Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền, OSB

HIỂU THẤU LỜI GIẢNG DẠY

(LỄ THÁNH MÁCCÔ 25/04) 

Qua Lời Tổng Nguyện của lễ thánh Máccô hôm nay, các nhà phụng vụ muốn chúng ta ý thức rằng: Chúa đã ban cho thánh Máccô vinh dự rao giảng và ghi chép Tin Mừng. Xin Chúa cho chúng ta được hiểu thấu những lời thánh nhân giảng dạy, mà trung thành bước theo Chúa Kitô là Thiên Chúa, hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hợp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.

Thánh Máccô là cháu của thánh Bácnaba. Người đã đi theo thánh Tông Đồ Phaolô trong hành trình truyền giáo lần thứ nhất, và theo đến tận Rôma. Người cũng là môn đệ của thánh Phêrô và là thông ngôn của thánh Phêrô, đã soạn lời giảng của thánh Phêrô thành sách Tin Mừng. Truyền thống cho rằng người đã sáng lập giáo đoàn Alêxanria.

Hiểu thấu những lời thánh nhân giảng dạy, bởi vì, đó không phải lời của người phàm, nhưng là, lời của Thiên Chúa, như trong bài đọc một của giờ Kinh Sách, thánh Phaolô đã nói: Mỗi người chúng ta đã nhận được ân sủng tuỳ theo mức độ Đức Kitô ban cho. Lời Thiên Chúa không bao giờ lại do ý muốn người phàm, nhưng chính nhờ Thánh Thần thúc đẩy mà có những người đã nói theo lệnh của Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa ban tặng khôn ngoan; tri thức và hiểu biết là nhờ Người mà có.

Hiểu thấu những lời thánh nhân giảng dạy, đó là những lời rao giảng về thập giá, như trong bài đọc hai của giờ Kinh Sách, thánh Irênê đã nói: Cũng như chỉ có một mặt trời, thụ tạo do Thiên Chúa dựng nên, chiếu soi mọi nơi trên thế giới, thì cũng chỉ có một lời rao giảng chân lý tỏa chiếu khắp nơi, soi sáng cho bất kỳ ai muốn nhận biết chân lý. Đức Kitô đã sai tôi đi rao giảng Tin Mừng, và rao giảng không phải bằng lời lẽ khôn khéo, để thập giá Đức Kitô khỏi trở nên vô hiệu. Lời rao giảng về thập giá là một sự điên rồ đối với những kẻ đang trên đà hư mất, nhưng đối với những người được cứu độ, thì đó lại là sức mạnh của Thiên Chúa. Vì thế gian đã không dùng sự khôn ngoan mà nhận biết Thiên Chúa, nên Thiên Chúa đã muốn dùng lời rao giảng điên rồ để cứu những người tin.

Hiểu thấu những lời thánh nhân giảng dạy, để tỉnh thức đề phòng mưu chước của Satan, như trong bài đọc một của Thánh Lễ, thánh Phêrô đã nhắc nhở: Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé. Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự, vì biết rằng toàn thể anh em trên trần gian đều trải qua cùng một loại thống khổ như thế. 

Hiểu thấu những lời thánh nhân giảng dạy, để vững tin vào lòng thành tín của Thiên  Chúa, như trong bài Đáp Ca, Thánh Vịnh 88, vịnh gia đã ca tụng: Tình thương Chúa, đời đời con ca tụng, qua muôn ngàn thế hệ miệng con rao giảng lòng thành tín của Ngài. Vâng con nói: Tình thương ấy được xây dựng tới thiên thu, lòng thành tín Chúa được thiết lập trên trời.

TIN MỪNG MÁCCÔ – TIN MỪNG NGƯỜI TÔI TRUNG

Câu Tung Hô Tin Mừng, mà các nhà phụng vụ đã chọn cho ngày lễ hôm nay là: Chúng tôi rao giảng một Đấng Kitô bị đóng đinh. Người là sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Trong bài Tin Mừng, thánh Máccô tường thuật lại việc Đức Giêsu sai các môn đệ đi rao giảng: Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ. Ra đi rao giảng về một Đức Kitô bị đóng đinh. Đây là một điều không phải dễ cho cả người rao giảng lẫn người tiếp nhận, nhưng, đó lại là sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Ước gì chúng ta hiểu thấu được những lời giảng dạy về thập giá, để trung thành bước theo Chúa cho đến cùng. Ước gì được như thế!

Thánh Máccô là con thiêng liêng của thánh Phê-rô (x. 1Pr 5,13), ngài còn được gọi là Gioan (x. Cv 12,12). Mẹ của ngài là bà Ma-ri-a, một góa phụ giàu có, các tín hữu tiên khởi hay đến để tụ họp nơi ngôi nhà bà. Nhiều lần, thánh Máccô cùng đồng hành với thánh Phao-lô và thánh Banaba trong các hành trình truyền giáo. Dù không thuộc Nhóm Mười Hai, nhưng, thánh Mác-cô đã trở nên rất thân quen với cộng đoàn các Ki-tô hữu tiên khởi (x. Cl 4,10; 2 Tm 4,11). Thánh Mác-cô đã ghi lại một cách trung thực những điều thánh Phêrô đã giảng. Lối văn của ngài sống động, uyển chuyển, trung thực. Cách trình bày của ngài chân thành, đơn sơ, mộc mạc, thích hợp cho mọi độc giả, đặc biệt cho những người bình dân.

Chủ đề chính yếu của Tin Mừng Máccô là Đức Giêsu Kitô, Người Tôi Trung của Thiên Chúa: “Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mc 10,45). Điểm nhấn của Tin Mừng Mác-cô là sự hoạt động: Đức Giê-su luôn bận rộn, Người đi khắp nơi để đáp ứng nhu cầu vật chất và tâm linh của đủ mọi hạng người. Một trong những từ Máccô thích dùng nhất là: “tức khắc”, “liền tức thì”. Máccô dùng từ này đến 41 lần. Máccô không tường thuật nhiều bài giảng của Đức Giêsu, bởi vì, ngài muốn nhấn mạnh đến những việc Đức Giê-su đã làm, hơn là, những lời Người đã giảng. Máccô trình bày Đức Giêsu, là Người Tôi Trung của Thiên Chúa: được sai đến để phục vụ những người đang đau khổ, và để chết cứu độ mọi người. Máccô không giải thích cho chúng ta điều gì về sự giáng sinh của Đức Giêsu, cũng không ghi lại gia phả của Đức Giê-su, bởi vì, điều đó không cần thiết đối với một người đầy tớ.

Ở câu cuối cùng của Tin Mừng Mác-cô, thánh nhân cho biết: Các Tông Đồ ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng (Mc 16,20). Mừng Lễ Thánh Mác-cô hôm nay, chắc hẳn, ngài cũng mời gọi mỗi người chúng ta tiếp tục sứ vụ của các Tông Đồ lên đường đem Lời Chúa, là chính Đức Giêsu Kitô, Người Tôi Trung của Thiên Chúa, đến cho mọi dân tộc, mọi ngôn ngữ, mọi quốc gia. Lời mời gọi này đưa chúng ta vào một giai đoạn mới của lịch sử cứu độ: Loan báo Đức Kitô, Người Tôi Trung, cho một thế giới: thích hưởng thụ, hơn là, chịu khó nhọc; thích nhận lãnh, hơn là, biết cho đi; thích được phục vụ, hơn là, tự nguyện cúi mình để phục vụ. Ước gì chúng ta được nên đồng hình đồng dạng với Người Tôi Trung của Thiên Chúa, để trở nên dấu chứng ngôn sứ cho thế giới hôm nay! Ước gì được như thế!

D/ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist

Vẽ Dung Nhan Thiên Chúa

“Tôi tớ không lớn hơn chủ nhà, kẻ được sai đi không lớn hơn người được sai đi”. Chúng ta có thể hiểu chủ là Chúa Giêsu, người sai đi là Chúa Cha và chúng ta là tôi tớ và là người được Chúa sai đi loan báo Tin Mừng đến tận cùng trái đất. Chúng ta sẽ loan báo Tin Mừng bằng cách nào đây? Thưa, bằng đời sống yêu thương phục vụ: “Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ của Thầy, là các con có lòng yêu thương nhau”.

Có một cuộc thi vẽ chân dung hoàng đế một cách trung thực nhất. Nhiều họa sĩ danh tiếng từ khắp nơi đổ về. Các họa sĩ mang theo đủ thứ chất liệu quý như vàng, bạc, đá quý… mong tạo nên một kiệt tác để đời, riêng người Hy lạp chỉ mang theo một khối cẩm thạch. Hoàng đế đi đến từng phòng trầm trồ khen ngợi các sản phẩm càng ngày càng đẹp hơn. Đến gian phòng của người Hy Lạp ai nấy đều sững người chỉ thấy một khối cẩm thạch chặn ngay trước mặt, điều tuyệt vời là ở chỗ khối cẩm thạch được nghệ nhân đục đẽo chà mài đến mức sáng bóng như gương. Hoàng đế soi mình vào và thấy dung nhan mình một cách trung thực nhất. Do đó, người Hy Lạp đạt giải vì đã vẽ chân dung hoàng đế một cách trung thực nhất.

Chúng ta là môn đệ của Chúa chúng ta sẽ vẽ chân dung của Chúa bằng cách nào đây? Để có được một bức chân dung trung thực nhất, người điêu khắc đã phải kiên nhẫn, đầu tư biết bao công sức tài năng, gọt, đẽo đục, mài loại bỏ những sần sùi dơ bẩn… Phần chúng ta để vẽ được chân dung của Chúa trung thực nhất trong cuộc sống của mình thì chúng ta cũng phải đẽo gọt, lột xác con người của mình, nghĩa là mỗi ngày bỏ bớt đi những thói hư tật xấu và mài lên, làm sáng lên những hành vi bác ái yêu thương. Chỉ khi sống tình yêu thương chúng ta mới có thể vẽ Dung Nhan Thiên Chúa một cách trung thực nhất trong cuộc đời của mình.

Dĩ nhiên, tự sức chúng ta không thể yêu thương hoàn hảo được, và như thế cũng có nghiã là không thể vẽ dung nhan của Chúa cách trung thực. Cho nên, chúng ta cần khiêm nhường để Chúa vẽ nên hình ảnh của Ngài trong chúng ta, qua đời sống cầu nguyện tựa như Môsê mỗi lần đàm đạo với Chúa thì gương mặt được sáng lên. Và nhờ ơn Thánh Chúa ta mới có thể yêu thương mọi người, chính khi yêu thương ta vẽ Dung Nhan Thiên Chúa một cách trung thực nhất, vì Thiên Chúa là tình yêu (Ga 4,8.16).

Ngày 25-04, Thánh Máccô, tác giả sách Tin Mừng,

 Mc 16,15-20

Đức Giêsu là Con Thiên Chúa

Thánh Máccô là một trong bốn tác giả viết sách Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô. Thánh Máccô viết cuốn Tin Mừng, sớm nhất, vắn gọn nhất, chỉ gồm có 16 chương, được phổ biến khoảng năm 69. Chúng ta có thể kể tóm tắt Tin Mừng theo thánh Máccô thế này:

Sau khi Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giodan và trải qua 40 ngày chay tịnh trong hoang địa. Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ rao giảng Tin Mừng tại thành phố Caphacnaum, kêu gọi bốn môn đệ đầu tiên (1,16-20) và thành lập Nhóm Mười Hai (3,13-18).

Thầy trò rao giảng tại thành thị và tiến dần vào các vùng dân ngoại, cuối cùng đi lên Giêrusalem, Chúa Giêsu chịu thương khó, tử nạn và sống lại. Ngài hiện đến trao sứ mạng cho các môn đệ: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. Ai tin và chịu phép rửa sẽ được cứu độ; còn ai không tin sẽ bị luận phạt”. Rồi Chúa Giêsu lên trời ngự bên hữu Thiên Chúa. Còn các môn đệ hân hoan đi khắp tứ phương loan báo Tin Mừng, có Chúa cùng hoạt động với các ông.

Điểm trọng yếu mà Tin Mừng Máccô nhấn mạnh, đó là: Đức Giêsu là Con Thiên Chúa – Đấng cứu chuộc nhân loại. Những lời đầu tiên của Tin Mừng Maccô là: “Khởi đầu Tin Mừng Đức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa và cuối Tin Mừng là lời tuyên xưng của viên đại đội trưởng: “Quả thật, người này là Con Thiên Chúa”. Đức Giêsu là Con Thiên Chúa ấy là điều chính Chúa Cha hai lần xác nhận: Khi Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giodan và khi Chúa Giêsu hiển dung trên núi Tabor: “Đây là Con Ta yêu dấu rất đẹp lòng Ta, các ngươi hãy nghe lời Người”.

Vâng theo tiếng Chúa Cha, nghe lời Chúa Giêsu mời gọi, Thánh Máccô đã nhiệt tâm loan báo Tin Mừng. Đầu tiên, Thánh nhân cộng tác với Phaolô và Baraba, rồi sau đó cộng tác đắc lực với Phêrô, và được Phêrô nhận làm con tinh thần (1Pr 5,13). Máccô đã truyền giáo ở nhiều nơi, đặc biệt ngài viết Tin Mừng tường thuật lại cuộc sống, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu cho mọi người được biết. Thánh Máccô đi truyền giáo bên Ai cập, lập nên giáo đoàn Alexandria, thu phục được nhiều người tin theo Chúa. Vì thế dân ngoại chống đối, hãm hại ngài, họ lăng mạ, bêu xấu và lôi kéo ngài trên đường đá gồ ghề, lởm chởm cho tới khi ngài trút hơi thở cuối cùng vào ngày 25 tháng 4 năm 67. 

Với đức hạnh lớn lao, với cuốn Tin Mừng mang tên Máccô, danh của Thánh nhân được ngời sáng trong Hội thánh, và triều thiên vinh hiển Thiên Chúa trao cho ngài muôn đời vẫn rực rỡ. Cả nhân loại và đặc biệt Hội Thánh mãi mãi tôn vinh Thánh nhân vì lòng nhiệt thành, sự thánh thiện và gương sáng Thánh nhân để lại cho dân Chúa.

Ước chi gương Thánh nhân thôi thúc mỗi người chúng ta nỗ lực nên hoàn thiện, sẵn sàng làm chứng cho Chúa khi thuận lợi cũng như lúc gian nan, trong tình liên đới với các anh chị em hợp tính cũng như trái tính, ngõ hầu cho danh Chúa tỏa rạng tới mọi người, ở mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh.

Lạy Chúa, Chúa đã ban cho Thánh Máccô vinh dự rao giảng và ghi chép sách Tin Mừng. Xin cho chúng con được thấu hiểu những lời ngài giảng dạy, để trung thành bước theo Chúa, biết dùng cuộc sống để giới thiệu Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu Thế, để nhờ tin mà mọi người được hưởng ơn cứu độ. Amen 

E/ Lm. Giuse Đinh Lập Liễm

TINH THẦN PHỤC VỤ

(Ga 13, 16-20)

1. Trong khung cảnh bữa tiệc ly, sau khi rửa chân cho các môn đệ, Đức Giê-su tiếp tục giáo huấn cho các ông biết tinh thần phục vụ trong yêu thương và khiêm nhường. Ngài hạ mình rửa chân cho các ông. Đức Giê-su đã mang lại ý nghĩa  đích thực cho hai chữ “phục vụ” : phục vụ là sống như người tôi tớ, là sống trọn vẹn cho tha nhân, vì tha nhân.

Ngoài ra, Đức Giê-su dạy tiếp một bài học rất cần cho mọi Ki-tô hữu: hãy biết đón nhận những kẻ Chúa sai đến với mình: ”Ai đón nhận kẻ Thầy sai là đón nhận Thầy; và ai đón nhận Thầy  là đón nhận Đấng đã sai Thầy”.

2. Việc rửa chân cho các môn đệ không chỉ là một cử chỉ hay là một bài học của phục vụ, nhưng qua đó Đức Giê-su còn muốn loan báo chính cái chết của Ngài như tột cùng của thân phận tôi tớ mà Đức Giê-su đã đón nhận. Thật thế, người tôi tớ không sống cho mình, mà hoàn toàn sống cho người khác, đến độ trao nộp cả mạng sống mình. Như vậy, đối với Đức Giê-su, phục vụ là sống trọn vẹn cho người khác. Chính qua sự phục vụ cho đến chết ấy mà Đức Giê-su thể hiện thiên tính của Ngài. Ngài là Đấng Hằng hữu, vì Ngài có thể đón nhận  thân phận con người và trao ban thân phận ấy cho người khác; Ngài là Đấng toàn năng vì cách thế thể hiện quyền năng ấy chính là phục vụ và phục vụ cho đến chết.

3. Quyền năng của Thiên Chúa là quyền năng của phục vụ; sức mạnh của Thiên Chúa là sức mạnh của tình yêu. Chúng ta hiểu được sự thành công của Mahatma Gandhi trong cuộc tranh đấu bất bạo động của ông, ông nói như sau: ”Tình yêu là sức mạnh vạn năng mà con người có thể có trên mặt đất này”. Yêu thương như Thiên Chúa yêu có nghĩa là  yêu thương cho đến cùng, yêu thương cả kẻ thù và sẵn sàng hiến thân hy sinh cho họ. Phục vụ như Thiên Chúa phục vụ có nghĩa phục vụ mà không tranh giành, không tính toán hơn thiệt, không tìm lợi danh cho bản thân (Mỗi ngày một tin vui).

4. Đón tiếp người được Chúa sai đến.

Sau bài học về hy sinh phục vụ, Đức Giê-su dạy tiếp về sự đón tiếp. Lời nói về sự đón tiếp của Đức Giê-su nhằm tới chính sự thờ ơ của người Do thái đã không đón nhận Ngài, khi “Người đến nhà mình mà người nhà không ra nhận” (Ga 1,11). Người Do thái tự hào mình tin Thiên Chúa, nhưng lại không đón tiếp Đấng được Thiên Chúa sai đến, âu cũng vì họ vẽ ra: “Đấng được sai đến” đó theo ý họ, và họ không chấp nhận một Đấng Thiên Sai không thỏa mãn những tiêu chuẩn trần thế của họ.

Người Chúa sai đến với chúng ta cụ thể nhất chính là những người có trách nhiệm rao giảng, thánh hóa và dẫn dắt chúng ta. Các vị đến với chúng ta nhân danh Chúa trong phẩm vị và sứ vụ được Chúa giao phó cho Giáo hội, chúng ta đã đón tiếp các ngài như thế nào? Ít nhiều chúng ta cũng giống dân Do thái xưa, thích đón tiếp những vị được sai đến  hợp ý chúng ta hơn là đón tiếp vị được sai đến theo ý Chúa.

5. Phục vụ Chúa trong anh em.

Thánh Biển Đức căn dặn các đan sĩ: ”Khi anh em đón tiếp và phục vụ khách, thì không phải anh em đang đón tiếp và phục vụ khách, mà là cung kính đón tiếp chính Đức Kitô ở trong khách”. Và Đức Giê-su cũng đã đồng hóa chính Ngài hiện thân trong mọi mảnh đời khi Ngài nói về ngày phán xét chung: ”Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40).

Như thế, khi ý thức được Chúa ở trong mọi người, thì chúng ta không thể nổi giận cau có với “Chúa” được, mà là một sự kính trọng và chu đáo như Mát-ta và Ma-ri-a đã đón Chúa vào nhà mình. Thấy Chúa trong anh em thì chúng ta sẽ dễ tôn trọng và yêu thương nhau…

6. Truyện: Khai sinh hội bác ái Vinh Sơn.

Khoảng năm 1883, dưới sự lãnh đạo của một thanh niên Ozanam, 8 thanh niên Công giáo trường đại học Paris thường gặp nhau để thảo luận chiến thuật bảo vệ Giáo hội đang bị tấn công tứ phía. Những buổi thảo luận đã diễn ra  suốt một năm, nhưng chưa đưa đến một hành động nào. Tình cờ 8 sinh viên nghe một lời thách thức của kẻ chuyên chống phá Giáo hội:

“Các anh luôn nói đến công lao Giáo hội của các anh trong quá khứ, nhưng Giáo hội các anh bây giờ đã chết rồi. Nếu các anh bảo Giáo hội vẫn đang sống, hãy chứng minh đi. Một năm qua, tôi chỉ thấy các anh thảo luận tranh cãi nhau bằng môi mép, nhưng chưa thấy một hành động cụ thể nào”.

Lời thách đố ấy được 8 sinh viên Công giáo tiếp nhận như một bài học quý giá. Buổi chiều hôm đó, thay vì thảo luận, hành động đầu tiên của họ là thu nhặt số củi khô dùng để sưởi ấm ở phòng trọ và họ còn mang biếu cho người nghèo đang rét run tại phòng bên cạnh vì không có tiền để mua chất đốt.

Đó là buổi chiều đầu tiên khai sinh hội Bác ái Vinh Sơn chuyên hoạt động giúp đỡ người nghèo theo tinh thần thánh Vincent de Paul. Những người tiên phong của hội này hiểu rằng: ”Người tín hữu Ki-tô không thể bênh vực Giáo hội bằng những lời nói suông mà phải bằng chính những hành động cụ thể, bằng chính cả cuộc sống của họ.

ShareTweet

Bài Viết Cùng Chuyên Mục

Thứ Hai, Tuần IV, Mùa Phục Sinh

Thứ Hai, Tuần IV, Mùa Phục Sinh

Chúa Nhật IV Phục Sinh  – Chúa Nhật Chúa Chiên Lành – Năm C

Chúa Nhật IV Phục Sinh – Chúa Nhật Chúa Chiên Lành – Năm C

Thứ Bảy, Tuần III Phục Sinh

Thứ Bảy, Tuần III Phục Sinh

Thứ Sáu, Tuần III Phục Sinh

Thứ Sáu, Tuần III Phục Sinh

Thứ Năm, Tuần III Phục Sinh

Thứ Năm, Tuần III Phục Sinh

Thứ Tư, Tuần III Phục Sinh

Thứ Tư, Tuần III Phục Sinh

Bài Viết Mới

BẢN TIN GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT – Từ ngày 01/05 đến ngày 07/05 Năm 2025

BẢN TIN GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT – Từ ngày 01/05 đến ngày 07/05 Năm 2025

Suy Niệm Lời Chúa – Thứ Hai Tuần IV Phục Sinh

Suy Niệm Lời Chúa – Thứ Hai Tuần IV Phục Sinh

Thứ Hai, Tuần IV, Mùa Phục Sinh

Thứ Hai, Tuần IV, Mùa Phục Sinh

Giáo Xứ Chính Tòa Đà Lạt: 78 Thiếu Nhi Hân Hoan Lãnh Nhận Bí Tích Thêm Sức

Giáo Xứ Chính Tòa Đà Lạt: 78 Thiếu Nhi Hân Hoan Lãnh Nhận Bí Tích Thêm Sức

Chúa Nhật Chúa Chiên Lành: Rộn Ràng Ngày Họp Mặt Lễ Sinh Giáo Hạt Đà Lạt

Chúa Nhật Chúa Chiên Lành: Rộn Ràng Ngày Họp Mặt Lễ Sinh Giáo Hạt Đà Lạt

Chúa Nhật IV Phục Sinh  – Chúa Nhật Chúa Chiên Lành – Năm C

Chúa Nhật IV Phục Sinh – Chúa Nhật Chúa Chiên Lành – Năm C

Giáo Phận Đà Lạt

Thông Tin Liên Hệ
VĂN PHÒNG TRUYỀN THÔNG GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT
– Địa chỉ: 09 Nguyễn Thái Học – Tp. Đà Lạt – Lâm Đồng – Việt Nam
– Điện thoại: 0918.525.019
– Email: giaophandalat1960@gmail.com

  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo – Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Giáo Hạt và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Danh Sách Linh Mục
  • Phụng Vụ
  • Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Thông Báo
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Giới Thiệu Giáo Xứ

© Giáo Phận Đà Lạt - Ban Truyền Thông

  • Trang Chủ
  • Thông Báo
  • Tin Tức Giáo Phận
  • Báo Lỗi