• Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo - Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt Và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
      • Mùa Thường Niên
      • Mùa Vọng – Giáng Sinh
      • Mùa Chay – Phục Sinh
      • Lễ Ngoại Lịch
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
      • Năm A
      • Năm B
      • Năm C
      • Lễ Chung
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
      • Kinh Nguyện
      • Nghi Thức
    • Giờ Kinh Phụng Vụ
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Thông Báo
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Giáo Hội Hoàn Vũ
      • Đức Thánh Cha
      • Công Đồng Chung
      • Thượng Hội Đồng Giám Mục
      • Các Bộ Giáo Triều
      • Tài Liệu Khác Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
      • Thư Chung
      • Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục
      • Thư Mục Vụ Của Hội Đồng Giám Mục
      • Tài Liệu Khác HĐGM
    • Văn Kiện Giáo Phận
      • Thư Mục Vụ
      • Sắc Lệnh Và Quy Chế
      • Thường Huấn Linh Mục
      • Tĩnh Tâm Linh Mục
      • Tài Liệu Khác Giáo Phận
    • Kinh Thánh
      • Chia Sẻ Lời Chúa
      • Tìm Hiểu Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Mục Vụ
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Giáo Phụ
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Chầu Thánh Thể
    • Giáo Lý
    • Nhạc Thánh Ca
    • Giới Thiệu Giáo Xứ
    • Thắng Cảnh Tôn Giáo
    • Video Sinh Hoạt
   
Không Có Kết Quả
Xem Tất Cả
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo - Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt Và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
      • Mùa Thường Niên
      • Mùa Vọng – Giáng Sinh
      • Mùa Chay – Phục Sinh
      • Lễ Ngoại Lịch
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
      • Năm A
      • Năm B
      • Năm C
      • Lễ Chung
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
      • Kinh Nguyện
      • Nghi Thức
    • Giờ Kinh Phụng Vụ
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Thông Báo
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Giáo Hội Hoàn Vũ
      • Đức Thánh Cha
      • Công Đồng Chung
      • Thượng Hội Đồng Giám Mục
      • Các Bộ Giáo Triều
      • Tài Liệu Khác Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
      • Thư Chung
      • Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục
      • Thư Mục Vụ Của Hội Đồng Giám Mục
      • Tài Liệu Khác HĐGM
    • Văn Kiện Giáo Phận
      • Thư Mục Vụ
      • Sắc Lệnh Và Quy Chế
      • Thường Huấn Linh Mục
      • Tĩnh Tâm Linh Mục
      • Tài Liệu Khác Giáo Phận
    • Kinh Thánh
      • Chia Sẻ Lời Chúa
      • Tìm Hiểu Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Mục Vụ
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Giáo Phụ
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Chầu Thánh Thể
    • Giáo Lý
    • Nhạc Thánh Ca
    • Giới Thiệu Giáo Xứ
    • Thắng Cảnh Tôn Giáo
    • Video Sinh Hoạt
Giáo Phận Đà Lạt
   
No Result
View All Result

Thứ Tư, Tuần II, Phục Sinh

Ngày Đăng: 10/04/2024
Trong Mùa Chay - Phục Sinh

“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một,
để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời”.
(Ga 3,16)

BÀI ĐỌC I: Cv 5, 17-26
“Kìa, những người mà các ông tống ngục, hiện đang đứng giảng dạy dân chúng trong đền thờ”.

Trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, vị thượng tế và mọi người thuộc phe ông, tức là phái Sađốc, đầy lòng phẫn nộ; họ ra tay bắt các tông đồ tống ngục. Nhưng đến đêm, Thiên Thần Chúa mở cửa ngục, dẫn các ngài đi và nói: “Hãy đi vào đền thờ giảng dạy cho dân chúng biết mọi lời hằng sống này”. Nghe lệnh ấy, sáng sớm các ngài vào đền thờ và giảng dạy.
Lúc bấy giờ vị thượng tế và các người thuộc phe ông đến, triệu tập công nghị và tất cả các vị kỳ lão trong dân Israel, rồi sai người vào tù dẫn các tông đồ ra. Khi thủ hạ đến nơi, mở cửa ngục, không thấy các tông đồ, họ liền trở về báo cáo rằng: “Thật chúng tôi thấy cửa ngục đóng rất kỹ lưỡng, lính canh vẫn đứng gác ngoài cửa, nhưng khi chúng tôi mở cửa ra, thì không thấy ai ở bên trong cả”.
Khi nghe các lời đó, viên lãnh binh cai đền thờ và các thượng tế rất lúng túng, không biết rõ công việc đã xảy đến cho các tông đồ. Lúc đó có người đến báo tin cho họ rằng: “Kìa, những người mà các ông đã tống ngục, hiện đang đứng giảng dạy dân chúng trong đền thờ”. Bấy giờ viên lãnh binh cùng các thủ hạ tới dẫn các tông đồ đi mà không dùng bạo lực, vì sợ bị dân chúng ném đá.

 

ĐÁP CA: Tv 33, 2-3. 4-5. 6-7. 8-9
Kìa người đau khổ cầu cứu và Chúa đã nghe
Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng:
1) Tôi chúc tụng Chúa trong mọi lúc, miệng tôi hằng liên lỉ ngợi khen Người. Trong Chúa linh hồn tôi hãnh diện, bạn nghèo hãy nghe và hãy mừng vui. – Đáp.

2) Các bạn hãy cùng tôi ca ngợi Chúa, cùng nhau ta hãy tán tạ danh Người. Tôi cầu khẩn Chúa, Chúa đã nhậm lời, và Người đã cứu tôi khỏi mọi điều lo sợ. – Đáp.

3) Hãy nhìn về Chúa để các bạn vui tươi, và các bạn khỏi hổ ngươi bẽ mặt. Kìa người đau khổ cầu cứu và Chúa đã nghe, và Người đã cứu họ khỏi mọi điều tai nạn. – Đáp.

4) Thiên Thần Chúa hạ trại đồn binh chung quanh những người sợ Chúa và bênh chữa họ. Các bạn hãy nếm thử và hãy nhìn coi, cho biết Chúa thiện hảo nhường bao; phúc đức ai nương tựa ở nơi Người. – Đáp.

 

TIN MỪNG: Ga 3,16-21
16 Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. 17 Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ. 18 Ai tin vào Con của Người, thì không bị lên án ; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa. 19 Và đây là bản án: ánh sáng đã đến thế gian, nhưng người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng, vì các việc họ làm đều xấu xa. 20 Quả thật, ai làm điều ác, thì ghét ánh sáng và không đến cùng ánh sáng, để các việc họ làm khỏi bị chê trách. 21 Nhưng kẻ sống theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ: các việc của người ấy đã được thực hiện trong Thiên Chúa.”

 

SUY NIỆM
A/ 5 phút với Lời Chúa

CẶP ĐỐI KHÁNG “ÁNH SÁNG-BÓNG TỐI”

“Ánh sáng đã đến thế gian, nhưng người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng, vì các việc họ làm đều xấu xa.” (Ga 3,19)

Suy niệm: Những người ở lâu trong bóng tối có thể không thích ánh sáng, bởi vì nó làm họ chói mắt. Tệ hơn nữa, ánh sáng phơi trần tất cả những sự bề bộn dơ nhớp mà họ muốn trong bóng tối để không ai nhìn thấy. Thánh Gio-an rất ưa dùng chủ đề cặp đối kháng “ánh sáng-bóng tối” để nói lên sự đối nghịch không đội trời chung giữa Thiên Chúa và ma quỉ, giữa thiện và ác, ân sủng và tội lỗi. Ở đâu có ánh sáng soi chiếu tới, ở đó bóng tối lập tức lui xa, không thể tồn tại được. Chúng ta có thể tiếp tục quảng diễn cặp đối kháng đó: Ở đâu có Đức Ki-tô là ánh sáng thì ở đó tội lỗi không thể có chỗ dung thân. Vì thế, ai hành động xấu thì thích bóng tối và ghét ánh sáng…

Mời Bạn: “Thà thắp lên một ngọn nến còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối.” Nếu bạn đang sống trong tội lỗi, thì điều tốt nhất là cấp kỳ dùng ánh sáng của ân sủng trong bí tích giao hoà để đẩy lui chúng khỏi tâm hồn bạn. Còn bạn, đang được tắm gội trong ánh sáng của Đức Ki-tô phục sinh, bạn hãy tiếp tục duy trì tình trạng ân phúc ấy bằng việc luôn kết hiệp với Chúa Giê-su Thánh Thể.

Chia sẻ: Những bóng tối nào đang bao phủ đời bạn hoặc cộng đoàn của bạn? Bạn có chiến thuật nào để đẩy lui bóng tối đó?

Sống Lời Chúa: Nỗ lực đẩy lui bóng tối trong đời bạn: mỗi ngày làm một việc sửa chữa tính xấu và một việc thiện giúp ích tha nhân.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Ki-tô phục sinh, xin cho ánh sáng của Chúa rọi chiếu trong tâm hồn chúng con. Và cho con luôn biết đón nhận ánh sáng, hầu xua tan bóng đen tội lỗi vây kín tâm hồn con.

 

B/ Lm. Phaolô Vũ Đức Vượng

THỨ TƯ TUẦN 2 PS

Trong ngôn ngữ thông thường, hai tiếng CON MỘT gợi lên một mối  liên hệ rất đặc biệt giữa người con và Cha mẹ. Nói một cách nôm na người con một là người con cưng, người con được yêu qúy. Về phía cha mẹ, người con một là tất cả kho tàng, tất cả tình thương của họ. Cha mẹ chỉ sống cho người con đó, và nếu mất người con đó, cha mẹ như mất tất cả.

Tin mừng hôm nay nói với chúng ta: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban con một của Người cho thế gian”. Đó là cách nói tuyệt hảo nhất về tình yêu của Thiên Chúa đối với con người. Thiên Chúa đã ban điều quý giá nhất cho chúng ta. Cha trao ban Con khi sai Con vào đời mang thân phận xác phàm. Cha còn trao ban Con cho thế gian qua cái chết của Con trên thập giá. Nơi máng cỏ Bêlem hay trên núi Sọ, Chúa Cha đã đưa hai tay ra để trao món quà tình yêu quý giá nhất cho loài người. Và Chúa Cha chờ con người đáp lại bằng cách đưa hai tay đón nhận.

Thiên Chúa là tình yêu, Thiên Chúa yêu thương chúng ta, chúng ta là những người được yêu… Đó là điệp khúc mà tin mừng không ngừng lặp đi lặp lại.

Nhiều khi gặp những điều trái ý hoặc khi thấy người khác bị hoạn nạn, chúng ta hay thốt lên: “Chúa phạt”. Nhưng kiểu nói đó có lẽ không đúng với một Thiên Chúa là tình yêu. Tin mừng hôm nay xác định rõ: “Thiên Chúa không sai Con Một của Ngài đến để luận phạt bất kỳ ai, nhưng để cho con người được sống và sống dồi dào. Như vậy, chỉ những ai khước từ Thiên Chúa, chối bỏ tình yêu của Người, người đó mới tự kết án mình chứ không phải Thiên Chúa phạt.

Chúng ta đang suy nghĩ về tình yêu của Chúa giữa lúc chúng ta đang gặp nhiều khó khăn. Nhưng dù vậy, giờ phút này đây, mỗi người chúng ta hãy lặp lại niềm xác tín của mình: Thiên Chúa yêu thương tôi, dù thử thách có ngập tràn, dù sự dữ có vây phủ, tình yêu của Thiên chúa vẫn bền vững, Ngài vẫn yêu thương tôi.

 

C/ Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền, OSB

CHÂN THÀNH TIN KÍNH

Qua Lời Tổng Nguyện của Thứ Tư Tuần 2 Phục Sinh này, các nhà phụng vụ muốn chúng ta ý thức rằng: Nhờ mầu nhiệm Vượt Qua, Chúa đã phục hồi phẩm giá nguyên thủy cho nhân loại, để hết thảy chúng ta được hy vọng phục sinh, giờ đây, chúng ta chân thành tin kính, mừng Đức Kitô sống lại, xin cho chúng ta cũng hết lòng cảm mến đón rước Người.

Chân thành tin kính Đức Kitô sống lại, là trung thành tuân giữ những gì Chúa truyền dạy, như trong bài đọc một của giờ Kinh Sách, sách Khải Huyền đã cho thấy: Ai thắng và giữ cho đến cùng các việc Ta truyền, Ta sẽ ban cho người ấy quyền cai trị các dân: Người ấy sẽ dùng trượng sắt mà chăn dắt chúng, sẽ nghiền nát chúng như đồ sành đồ gốm. Đó là quyền mà chính Ta đã được Cha Ta trao cho. Ta sẽ ban Sao Mai cho người ấy. Ai có tai, thì hãy nghe điều Thần Khí nói với các Hội Thánh.

Chân thành tin kính Đức Kitô sống lại, là hết lòng cảm mến đón rước Người, như trong bài đọc hai của giờ Kinh Sách, thánh Lêô Cả đã nói: Chúng ta thông phần Mình và Máu Chúa Kitô là để được biến thành Đấng chúng ta rước lấy. Một khi cùng chết, cùng được mai táng và cùng sống lại với Người, chúng ta hãy luôn mang Người cả trong tâm trí lẫn trong thân xác chúng ta.

Chân thành tin kính Đức Kitô sống lại, là can đảm làm chứng cho Đức Kitô, như trong bài đọc một của Thánh Lễ, sách Công Vụ Tông Đồ tường thuật lại việc các Tông Đồ bị tống ngục và khi được giải thoát, thì các ngài lại tiếp tục đứng trong Đền Thờ mà giảng dạy. Trong bài Đáp Ca, Thánh Vịnh 33, vịnh gia cũng một niềm tin tưởng vào sự giải thoát của Thiên Chúa: Kẻ nghèo hèn kêu xin, và Chúa đã nhận lời. Hãy cùng tôi ngợi khen Đức Chúa, ta đồng thanh tán tụng danh Người. Tôi đã tìm kiếm Chúa, và Người đáp lại, giải thoát cho khỏi mọi nỗi kinh hoàng.

Câu Tung Hô Tin Mừng, mà các nhà phụng vụ đã chọn cho ngày lễ hôm nay là: Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì được sống muôn đời. Trong bài Tin Mừng, thánh Gioan nói: Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ. Đức Kitô là Đấng Cứu Độ Duy Nhất của chúng ta, tin vào Người, chúng ta sẽ được hưởng ơn cứu độ. Chân thành tin kính Đức Kitô sống lại, là trung thành tuân giữ những gì Người đã truyền dạy, hết lòng cảm mến đón nhận thập giá để trở nên đồng hình đồng dạng với Người, và mạnh dạn làm chứng cho Người, cho dẫu, bị khinh chê, bị ngược đãi, bị bắt bớ. Ước gì chúng ta cảm nghiệm được tình yêu vĩ đại của Thiên Chúa, khi Người ban chính Con Một của Người để cứu độ chúng ta, để chúng ta mau mắn đáp lại tình yêu đó bằng thái độ hoàn toàn tin tưởng, phó thác mọi sự trong bàn tay từ ái của Người. Ước gì được như thế!

 

D/ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist

THIÊN CHÚA VẪN MÃI YÊU THẾ GIAN

Để cảm nghiệm được tình yêu của Chúa chúng ta cùng khởi đi từ tình yêu của con người. Đối với con người nhất là người Việt Nam, không gì thiêng liêng cao cả bằng tình mẫu tử. Vì yêu con bà mẹ dám đón nhận tất cả khổ đau, lao nhọc: “Chín tháng mang nặng đẻ đau”; “Nhai cơm lựa cá, nhai cá lựa xương”; âm thầm hi sinh để con được hạnh phúc:

“Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh cày mẹ thức đủ năm canh”.

Tình mẹ dành cho con bao la như trời biển chỉ mong con nên người.

Trong tình nghĩa phu thê: đôi bạn dành cho nhau mọi sự: của cải, danh dự, sự quan tâm, nâng niu, chiều chuộng… Tình yêu vốn mạnh hơn tử thần (Dc 8,6), nên khi yêu nhau thì “mấy núi cũng leo, mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua”;

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề,
Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng”.

Vì người yêu, mà họ sẵn sàng “lìa” cha mẹ để nên một với bạn mình (St 2,24). Sự kết hợp kỳ diệu này được cô đọng trong câu ca dao:

“Mình với ta tuy hai mà một
Ta với mình tuy một mà hai”.

Phải nói rằng tình yêu con người rất đẹp, mang nhiều ưu phẩm, sâu nặng, mạnh mẽ, nồng nàn… Thế nhưng, tình con người cho dù là thiêng liêng như tình mẹ, đâm đà như nghĩa phu thê, đem so với tình Chúa yêu con người thì quả là ngàn trùng chênh lệch. Vì tình yêu của con người không tránh khỏi ích kỷ, vụ lợi, chiếm hữu, yêu nên tốt ghét nên xấu, để rồi: tình yêu đến em không mong đợi gì, tình yêu đi em không hề hối tiếc…

Còn tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người thì tuyệt mỹ vô song. “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào con của Người thì được sống muôn đời” (Ga 3,16). Thiên Chúa đã ban chính bản thân Ngài, đến chia sẻ kếp người, chết và sống lại vì yêu chúng ta (Pl 2,6-11). Ngài đã yêu chúng ta “đến cùng” (Ga 13,1). Ngài đã làm người để cho con người làm Chúa, để con người được sống và sống dồi dào (Ga 10,10), để con người được sống hạnh phúc đời đời (Ga 3,16).

Vì Thiên Chúa là tình yêu (1Ga 4,8). Tình yêu của Thiên Chúa trung tín dành cho con ngươi bất tín, tình yêu của Đấng “tuyệt đối” dành cho con người hữu hạn, đó là điều lòng (1Cr 2,9-10) trí con người không bao giờ suy thấu. Suy ngẫm về điều này Thánh Bênađô được niềm vui tràn ngập tâm hồn.

Thiên Chúa yêu con người với mối tình tuyệt hảo: “Cho dù có người mẹ nào quên đứa con mình sinh ra, thì Ta, Ta chẳng quên con bao giờ”(Is 49,15). Tình yêu đó mạnh mẽ từ muôn thuở (Gr 31,3), không đổi thay, không vụ lợi, hay chiếm hữu,.. được lợi gì khi Thiên Chúa yêu con người? Ngài yêu con người vô điều kiện. Ngài để cho con người tự do chấp nhận hay chối từ Ngài. Thiên Chúa đã yêu chúng ta ngay khi chúng ta là tội nhân (Rm 5, 8-9). Ngài đã lấy chính “máu thịt” nuôi dưỡng chúng ta (Mc14, 20; 1Cr11, 23-25) và mãi ở cùng chúng ta (Mt 28, 20).

Thiên Chúa yêu con người “vô cùng” như thế, con người biết lấy chi đáp đền? Thánh Bênađô nói: “Khi Thiên Chúa yêu ta, Ngài chỉ đòi ta đáp trả bằng tình yêu”, mà yêu Chúa, là lắng nghe và thực hành Lời Chúa (Lc 10,38-42; Ga 14,15), là không lấy gì làm quý hơn Chúa. Chính tình yêu Chúa đã thôi thúc các anh hùng tử đạo thắng vượt đau khổ tự hiến mang sống chứng minh tình yêu (Rm 8,39).

Yêu mến Thiên Chúa cũng là yêu mọi người. Vì con người được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa (St 1,27), được Chúa yêu thương, được Chúa cứu chuộc (Mt 26, 28) cả hồn- xác (Mt 9,16-20,35). Hơn nữa, chính Chúa dạy phải yêu người, yêu người là yêu Chúa (Mt 10,42; 22,39; Ga 15,13-15,17). Cho nên, Thánh Gioan khẳng định: “Nếu ai nói mình yêu Chúa mà lại ghét tha nhân đó là kẻ nói dối” (1Ga 4, 20-21).

Xin Chúa cho chúng con cảm nghiệm được tình yêu vô cùng của Chúa trong cuộc sống của con. Để rồi, qua lời nói, việc làm chúng con cũng tích cực dấn thân đem bình an, tin yêu và hy vọng của Chúa cho mọi người. Amen.

 

E/ Lm. Giuse Đinh Lập Liễm

TIN CHÚA SẼ ĐƯỢC TRƯỜNG SINH 

Bài Tin mừng tiếp tục nói về việc sinh lại. Đây là hậu quả của việc chịu hoặc không chịu sinh lại:

Chịu sinh lại thì được cứu độ; không chịu thì phải hư mất.

Thực ra, khi cho Con mình xuống thế gian, Thiên Chúa không hề muốn luận phạt thế gian, mà chỉ muốn cứu thế gian.

Nhưng thế gian cũng phải góp phần của mình: ai tin vào Chúa Con thì được cứu, kẻ không tin thì bị luận phạt.

Sự luận phạt ấy là do chính những người ấy tự chọn cho mình.

“Thiên Chúa yêu thương thế gian, đến nỗi đã sai Con Một mình…”

Con người được Thiên Chúa yêu thương. Đây là một chân lý mà không ai chối cãi được. Chân lý gây xúc động sâu xa nhất mà Giáo hội rao giảng là chúng ta đã được Chúa yêu thương từ trước muôn đời. Kitô giáo được xây dựng trên niềm xác tín rằng tình yêu Thiên Chúa đã hạ cố đến thế gian đau khổ bệnh tật qua con người Đức Kitô. Đối với mọi tín hữu, đây là lời cốt tuỷ của Tin mừng. Không có đoạn văn nào trong Thánh kinh nói rõ điều này hơn là lời Đức Giêsu nói với ông Nicôđêmô: “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã sai Con Một mình, ngõ hầu những ai tin vào Ngài sẽ không phải chết nhưng sẽ được sống đời đời” (Ga 3, 15).

Thiên Chúa yêu thương từng người chúng ta cứ như là không còn ai khác để cho Ngài yêu thương. Ngài như người cha luôn mong muốn cùng gia đình đồng hành suốt cuộc đời, và không thể an lòng cho đến khi con cái đi đây đó, ai nấy đều an toàn trở về mái ấm gia đình.

Ai tin thì sẽ được sống

Thánh Gioan nói: “Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Ngài đến thế gian không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian nhờ Con của Ngài, mà được cứu độ. Ai tin vào Con của Ngài, thì không bị lên án; những kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa” (Ga 3, 20). Tin đối với Gioan là nhìn nhận Đức Giêsu là Con và là sứ giả của Chúa Cha, là đến với Đức Giêsu và gặp Ngài, là biết Ngài và cùng với Ngài biết Chúa Cha. Đức tin còn là hồng ân và một sự lôi cuốn của Chúa Cha.

Người tin bước vào một cuộc sống mới. Đó là được thông phần sự sống của Thiên Chúa, là một ân huệ Đấng Messia mang lại. Tin là từ bỏ bóng tối của tội lỗi, của gian tà, của ma quỉ. Phải, chính trong đêm tối của tối tăm mà con người nhận ra tình thương của Thiên Chúa, miễn là đừng khép kín lòng lại: “Sự sáng đã đến trong thế gian, mà người ta đã yêu mến sự tối tăm hơn sự sáng, vì việc làm họ đều xấu xa” (Ga 3, 19). Hãy tin vào Đức Giêsu thì sẽ được tha thứ và được hưởng nhờ ơn cứu độ (R. Veritas).

“Ai tin vào Con của Ngài thì không bị xét xử…”

Tình yêu vốn là tiêu chuẩn để con người được xét xử. Trong cuộc thẩm xét chung cuộc, Đức Giêsu chỉ tra vấn con người về một điều duy nhất, đó là nó có sống yêu thương không? Người Kitô hữu do đó không lo sợ về một cuộc chung thẩm trong ngày sau hết; họ lại càng không phải bận tâm về bức tranh mà trí tưởng tượng con người đã tô vẽ cho ngày ấy, bởi lẽ họ biết rằng sự phán xét diễn ra ngay trong hiện tại qua từng lựa chọn của họ. Mỗi khi họ sống yêu thương thì lương tâm sẽ không luận phạt họ, trái lại, khi họ để thù hận xâm chiếm tâm hồn và thúc đẩy họ khước từ tình yêu, thì đó là lúc họ bị xét xử. Thật thế tâm hồn họ sẽ không có bình an, nếu họ không sống yêu thương.

Tình yêu của Thiên Chúa, là tình yêu cho đi, cho đi chính Con Một, cho đi tất cả để cho nhân loại có được sự sống. Tình yêu này mời gọi chúng ta là những người con biết cho đi làm quà tặng cho nhau, vì đó là tình yêu dâng hiến mà Chúa Cha muốn chúng ta – người con thực thi như Đức Giêsu hiến thân vì mạng sống vì người mình yêu.

Truyện: Tượng thánh giá ban phép lành

Tại một nhà thờ bên Tây Ban Nha có một tượng thánh giá rất đặc biệt: Chúa Giêsu chịu đóng đinh có một tay trái và hai chân, tay phải rời khỏi lỗ đinh và đưa ra phía trước trong tư thế đang ban phép lành

Chuyện kể rằng: một lần, tại nhà thờ này có một tội nhân đến xưng tội. Đối với một tội nhân có quá nhiều tội nặng như anh, vị linh mục rất nghiêm khắc và ngăm đe nhiều điều. Nhưng chứng nào vẫn tật đó, ra khỏi toà giải tội ít lâu, hối nhân lại tiếp tục sa ngã. Rất nhiều lần như thế. Cuối cùng, vị linh mục đành răn đe: “Tôi không muốn anh vấp lại những tội như thế nữa. Đây là lần cuối cùng tôi tha tội cho anh”. Hối nhân ra khỏi toà giải tội mà lòng trĩu nặng đau khổ.

Được vài tháng sau, anh ta lại đến xưng tội, và xưng cũng cùng những tội nặng y như những lần trước. Vị linh mục dứt khoát: “Anh đừng có đùa với Chúa. Tôi không tha”. Thật lạ lùng. Ngay lập tức, vị linh mục cùng hối nhân đều nghe có tiếng thì thầm phía bên trên. Từ cây thánh giá, bàn tay phải của Đức Giêsu được rút ra khỏi lỗ đinh và ban phép lành cho hối nhân. Vị linh mục nghe được tiếng thì thầm ấy với chính mình: “Ta là người đổ máu ra cho người này chứ không phải con”.

Kể từ đó, bàn tay phải của Đức Giêsu không gắn vào thánh giá nữa, nhưng vẫn giữ tư thế đang ban phép lành, như không ngừng mời gọi: “Hãy trở về với Ta, các ngươi sẽ được tha thứ”.

ShareTweet

Bài Viết Cùng Chuyên Mục

Thứ Hai, Tuần IV, Mùa Phục Sinh

Thứ Hai, Tuần IV, Mùa Phục Sinh

Chúa Nhật IV Phục Sinh  – Chúa Nhật Chúa Chiên Lành – Năm C

Chúa Nhật IV Phục Sinh – Chúa Nhật Chúa Chiên Lành – Năm C

Thứ Bảy, Tuần III Phục Sinh

Thứ Bảy, Tuần III Phục Sinh

Thứ Sáu, Tuần III Phục Sinh

Thứ Sáu, Tuần III Phục Sinh

Thứ Năm, Tuần III Phục Sinh

Thứ Năm, Tuần III Phục Sinh

Thứ Tư, Tuần III Phục Sinh

Thứ Tư, Tuần III Phục Sinh

Bài Viết Mới

BẢN TIN GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT – Từ ngày 01/05 đến ngày 07/05 Năm 2025

BẢN TIN GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT – Từ ngày 01/05 đến ngày 07/05 Năm 2025

Suy Niệm Lời Chúa – Thứ Hai Tuần IV Phục Sinh

Suy Niệm Lời Chúa – Thứ Hai Tuần IV Phục Sinh

Thứ Hai, Tuần IV, Mùa Phục Sinh

Thứ Hai, Tuần IV, Mùa Phục Sinh

Giáo Xứ Chính Tòa Đà Lạt: 78 Thiếu Nhi Hân Hoan Lãnh Nhận Bí Tích Thêm Sức

Giáo Xứ Chính Tòa Đà Lạt: 78 Thiếu Nhi Hân Hoan Lãnh Nhận Bí Tích Thêm Sức

Chúa Nhật Chúa Chiên Lành: Rộn Ràng Ngày Họp Mặt Lễ Sinh Giáo Hạt Đà Lạt

Chúa Nhật Chúa Chiên Lành: Rộn Ràng Ngày Họp Mặt Lễ Sinh Giáo Hạt Đà Lạt

Chúa Nhật IV Phục Sinh  – Chúa Nhật Chúa Chiên Lành – Năm C

Chúa Nhật IV Phục Sinh – Chúa Nhật Chúa Chiên Lành – Năm C

Giáo Phận Đà Lạt

Thông Tin Liên Hệ
VĂN PHÒNG TRUYỀN THÔNG GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT
– Địa chỉ: 09 Nguyễn Thái Học – Tp. Đà Lạt – Lâm Đồng – Việt Nam
– Điện thoại: 0918.525.019
– Email: giaophandalat1960@gmail.com

  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo – Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Giáo Hạt và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Danh Sách Linh Mục
  • Phụng Vụ
  • Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Thông Báo
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Giới Thiệu Giáo Xứ

© Giáo Phận Đà Lạt - Ban Truyền Thông

  • Trang Chủ
  • Thông Báo
  • Tin Tức Giáo Phận
  • Báo Lỗi