• Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo - Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt Và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
      • Mùa Thường Niên
      • Mùa Vọng – Giáng Sinh
      • Mùa Chay – Phục Sinh
      • Lễ Ngoại Lịch
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
      • Năm A
      • Năm B
      • Năm C
      • Lễ Chung
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
      • Kinh Nguyện
      • Nghi Thức
    • Giờ Kinh Phụng Vụ
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Thông Báo
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Giáo Hội Hoàn Vũ
      • Đức Thánh Cha
      • Công Đồng Chung
      • Thượng Hội Đồng Giám Mục
      • Các Bộ Giáo Triều
      • Tài Liệu Khác Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
      • Thư Chung
      • Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục
      • Thư Mục Vụ Của Hội Đồng Giám Mục
      • Tài Liệu Khác HĐGM
    • Văn Kiện Giáo Phận
      • Thư Mục Vụ
      • Sắc Lệnh Và Quy Chế
      • Thường Huấn Linh Mục
      • Tĩnh Tâm Linh Mục
      • Tài Liệu Khác Giáo Phận
    • Kinh Thánh
      • Chia Sẻ Lời Chúa
      • Tìm Hiểu Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Mục Vụ
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Giáo Phụ
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Chầu Thánh Thể
    • Giáo Lý
    • Nhạc Thánh Ca
    • Giới Thiệu Giáo Xứ
    • Thắng Cảnh Tôn Giáo
    • Video Sinh Hoạt
   
Không Có Kết Quả
Xem Tất Cả
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo - Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt Và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
      • Mùa Thường Niên
      • Mùa Vọng – Giáng Sinh
      • Mùa Chay – Phục Sinh
      • Lễ Ngoại Lịch
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
      • Năm A
      • Năm B
      • Năm C
      • Lễ Chung
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
      • Kinh Nguyện
      • Nghi Thức
    • Giờ Kinh Phụng Vụ
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Thông Báo
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Giáo Hội Hoàn Vũ
      • Đức Thánh Cha
      • Công Đồng Chung
      • Thượng Hội Đồng Giám Mục
      • Các Bộ Giáo Triều
      • Tài Liệu Khác Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
      • Thư Chung
      • Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục
      • Thư Mục Vụ Của Hội Đồng Giám Mục
      • Tài Liệu Khác HĐGM
    • Văn Kiện Giáo Phận
      • Thư Mục Vụ
      • Sắc Lệnh Và Quy Chế
      • Thường Huấn Linh Mục
      • Tĩnh Tâm Linh Mục
      • Tài Liệu Khác Giáo Phận
    • Kinh Thánh
      • Chia Sẻ Lời Chúa
      • Tìm Hiểu Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Mục Vụ
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Giáo Phụ
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Chầu Thánh Thể
    • Giáo Lý
    • Nhạc Thánh Ca
    • Giới Thiệu Giáo Xứ
    • Thắng Cảnh Tôn Giáo
    • Video Sinh Hoạt
Giáo Phận Đà Lạt
   
No Result
View All Result

Thứ Tư, Tuần III, Mùa Phục Sinh

Ngày Đăng: 17/04/2024
Trong Mùa Chay - Phục Sinh

“Chính Ta là bánh ban sự sống. Ai đến với Ta, sẽ không hề đói;
ai tin vào Ta, sẽ không hề khát bao giờ”.

(Ga 6,35)

BÀI ĐỌC I: Cv 8, 1-8

“Đến đâu, họ cũng rao giảng lời Thiên Chúa”.

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Ngày ấy, Hội Thánh ở Giêrusalem bị bách hại dữ tợn. Ngoài các tông đồ, mọi người đều phân tán đi các miền Giuđêa và Samaria. Còn những người đạo đức lo chôn cất Têphanô; họ than khóc ông rất nhiều. Lúc đó Saolô tàn phá Hội Thánh; ông vào nhà này sang nhà nọ, bắt đàn ông lẫn đàn bà và tống ngục họ.

Những người bị phân tán, đã đi khắp nơi rao giảng lời Thiên Chúa. Phần Philipphê thì đi xuống một thành thuộc xứ Samaria rao giảng Đức Kitô cho họ. Dân chúng chú ý đến những lời Philipphê rao giảng, vì họ cùng nghe biết và xem thấy các phép lạ ngài làm, quỷ ô uế đã ám nhiều người trong họ, lúc đó kêu lớn tiếng và xuất ra. Nhiều người bất toại và què quặt được chữa lành. Bởi đó, cả thành được vui mừng khôn tả.

Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 65, 1-3a. 4-5. 6-7a

Đáp: Toàn thể đất nước, hãy reo mừng Thiên Chúa (c. 1).

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: 1) Toàn thể đất nước, hãy reo mừng Thiên Chúa, hãy ca ngợi vinh quang danh Ngài, hãy kính dâng Ngài lời khen ngợi hiển vinh. Hãy thưa cùng Thiên Chúa: kinh ngạc thay sự nghiệp Chúa. -Đáp.

2) Toàn thể đất nước thờ lạy và ca khen Ngài, ca khen danh thánh của Ngài. Hãy tới và nhìn coi sự nghiệp của Thiên Chúa, Ngài thi thố những chuyện kinh ngạc giữa con cái người ta! – Đáp.

3) Người biến bể khơi thành nơi khô cạn, người ta đã đi bộ tiến qua sông, bởi đó ta hãy hân hoan trong Chúa. Với quyền năng, Ngài thống trị tới muôn đời. – Đáp.

Tin mừng: Ga 6,35-40

35 Khi ấy, Chúa Giêsu phán với đám đông rằng: “Chính Ta là bánh ban sự sống. Ai đến với Ta, sẽ không hề đói; ai tin vào Ta, sẽ không hề khát bao giờ.

36 Nhưng Ta đã bảo các ngươi rằng: Các ngươi đã thấy Ta, nhưng các ngươi không chịu tin. 37 Những ai Cha đã ban cho Ta sẽ đến với Ta. Và ai đến với Ta, Ta sẽ không xua đuổi ra ngoài.

38 Bởi vì Ta từ trời xuống không phải để làm theo ý Ta, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai Ta. 39 Vậy ý của Cha, Đấng đã sai Ta, là hễ sự gì Người đã ban cho Ta, Ta chẳng để mất, nhưng ngày sau hết, Ta sẽ cho nó sống lại.

40 Quả vậy, ý của Cha Ta là hễ ai thấy Con và tin vào Người thì có sự sống đời đời”.

 

SUY NIỆM


A/ 5 phút với Lời Chúa

GIÊ-SU, TẤM BÁNH TÌNH YÊU

Đức Giê-su nói: “Chính tôi là bánh trường sinh.” (Ga 6,35)

Suy niệm: Ngày ngày, ai trong chúng ta cũng phải lo kiếm cho mình của ăn, của uống; nhiều người còn phải tất bật từ sớm tới khuya cũng là để thoả mãn nhu cầu thiết yếu đó của cuộc sống. Đức Giê-su biết rõ mối lo đó của chúng ta, nhưng Ngài còn muốn ban cho chúng ta nhiều hơn nữa. Trước tiên, Ngài mời gọi chúng ta đừng chỉ tìm kiếm của ăn chóng qua nhưng hãy lo tìm kiếm “lương thực thường tồn không bao giờ hư nát”, thứ của ăn đem lại “sự sống muôn đời, và sự sống lại trong ngày sau hết”. Chúa Giê-su cho biết Ngài chính là của ăn thần diệu đó: “Chính tôi là bánh trường sinh”. Khi lấy chính Thân Mình làm của ăn cho chúng ta (x. Ga 6,55), Chúa Giê-su chứng tỏ cho Ngài chính là tấm bánh Tình Yêu bởi vì: “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13).

Bạn thân mến, chúng ta chỉ có thể tìm thấy sự sống đích thực nơi tấm bánh Tình yêu khi chúng ta đến với Bí tích Thánh Thể Bí tích cao trọng mà Linh mục cử hành hằng ngày. Sự sống tự nhiên được nuôi dưỡng bằng cơm bánh; còn sự sống đời đời được nuôi dưỡng bằng Mình Thánh Chúa. Chúa yêu thương chúng ta nên Người thúc giục chúng ta đến với Người, gặp gỡ Người nơi bí tích Thánh Thể, để chúng ta được sống và sống dồi dào (x. Ga 10,10).

Sống Lời Chúa: Sắp xếp lại chương trình sống của bạn để hướng tới việc rước lễ và viếng Thánh Thể hằng ngày.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su! Chúa là tấm bánh tình yêu cho chúng con. Xin cho chúng con siêng năng đến với Chúa nơi Bí tích Thánh Thể để được kết hợp mật thiết với Ngài. Amen.

B/ Lm. Phaolô Vũ Đức Vượng

Ga 6, 35-40

Bài Tin mừng hôm nay cho chúng ta biết, Chúa Giêsu đến trần gian là để thi hành thánh ý Chúa Cha: cứu độ và ban cho họ sự sống muôn đời cho con người. Tuy nhiên chỉ những ai đến và tin nhận Ngài là Đấng Thiên Sai là bánh bởi trời mới đáng hưởng sự sống trường sinh mà Ngài mang đến.

 Để giúp dân chúng hiểu về thứ bánh trường sinh là chính Chúa, Chúa Giêsu đã mạc khải cho họ biết về nguồn gốc, mục đích và ý nghĩa về Ngài : “Tôi từ trời mà xuống”. Để minh chứng rằng: Nếu ngày xưa Thiên Chúa ban manna từ trời xuống. Thì ngày nay, Thiên Chúa cũng ban Chúa Giêsu xuống từ trời. Như thế Chúa Giêsu chính là Bánh bởi trời ban.

Nếu xưa kia mục đích Thiên Chúa ban manna là để làm lương thực nuôi tất cả dân Do Thái lưu lạc trong sa mạc. Thì ngày nay, Chúa Giêsu cũng cho biết mục đích Ngài đến sa mạc trần gian cũng là để thi hành ý Cha, nuôi sống tất cả mọi người, không để mất một ai.

Nếu xưa kia trong sa mạc, dân chúng đã tin vào Thiên Chúa và nghe lời Môisen xem manna là bánh nuôi sống họ trên đường về đất hứa. Thì hôm nay, Chúa Giêsu cũng mời gọi họ đón nhận và tin vào Ngài chính là tấm bánh trường sinh nuôi dưỡng và thêm sức để họ tiến về quê trời mà Chúa hứa ban.

 Khi Chúa Giêsu khẳng định: “Chính Tôi là bánh trường sinh”, Ngài muốn quả quyết rằng, chỉ duy mình Ngài mới là lương thực và là sự sống cho mọi người, vì chính Ngài là Thiên Chúa, Đấng tạo dựng và thông ban sự sống cho muôn loài.

Thiên Chúa đã ban cho chúng ta sự sống trần gian và sự sống đời đời. Sự sống trần gian được nuôi dưỡng bằng manna và cơm bánh. Sự sống đời đời phải được nuôi dưỡng bằng Mình Thánh Chúa.

Chúa chính là nguồn sống và là Đấng ban sự sống đời đời. Xin cho chúng ta biết gắn bó mật thiết với Chúa qua việc tin nhận Thánh Thể Chúa vào lòng, để chính nguồn sự sống đời đời của Chúa nuôi dưỡng chúng ta.

C/ Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền, OSB

CHIA SẺ ĐỜI SỐNG MỚI

Qua Lời Tổng Nguyện của Thứ Tư Tuần 3 Phục Sinh này, các nhà phụng vụ muốn chúng ta ý thức rằng: Chúng ta là con cái trong gia đình, Chúa đã thương ban niềm tin cho chúng ta, thì xin Chúa cho chúng ta cũng được chia sẻ đời sống mới cùng với Đức Kitô Phục Sinh. 

Chia sẻ đời sống mới cùng với Đức Kitô Phục Sinh là phải giữ vững đức tin khi gặp thử thách, như trong bài đọc một của giờ Kinh Sách, sách Khải Huyền cho thấy những cảnh tượng khủng khiếp đang hoành hành như ngôn sứ Giôen đã tiên báo: Ở dưới đất cũng như ở trên trời, Ta sẽ cho xuất hiện nhiều điềm lạ là máu, lửa và cột khói. Bấy giờ, hết những ai kêu cầu danh ĐỨC CHÚA, sẽ được ơn cứu độ. 

Chia sẻ đời sống mới cùng với Đức Kitô Phục Sinh là đoạn tuyệt với xác thịt, để sống theo Thần Khí, như trong bài đọc hai của giờ Kinh Sách, thánh Giúttinô nói: Lần sinh ra đầu tiên, chúng tôi không biết gì cả. Chúng tôi được sinh ra theo một quy luật tất yếu, do cha mẹ chúng tôi kết hợp với nhau; chúng tôi đã được giáo dục theo phong tục đồi bại và tập quán xấu xa. Để chúng tôi không còn là con cái sinh ra theo quy luật tất yếu và lệ thuộc sự ngu dốt nữa, thì chúng tôi kêu cầu danh Thiên Chúa là Đấng tạo thành và là Chúa Tể vạn vật trên những kẻ muốn được tái sinh và có lòng ăn năn sám hối. Cái gì bởi xác thịt mà sinh ra, thì là xác thịt, còn cái gì bởi Thần Khí mà sinh ra, thì là Thần Khí. Không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí.

Chia sẻ đời sống mới cùng với Đức Kitô Phục Sinh là chấp nhận bị bắt bớ, bị bách hại, như trong bài đọc một của Thánh Lễ, sách Công Vụ Tông Đồ đã tường thuật lại: Hồi ấy, Hội Thánh tại Giêrusalem trải qua một cơn bắt bớ dữ dội. Ngoài các Tông Đồ ra, mọi người đều phải tản mác về các vùng quê miền Giuđê và Samari. Có mấy người sùng đạo chôn cất ông Têphanô và khóc thương ông thảm thiết. Còn ông Saolô thì cứ phá hoại Hội Thánh: ông đến từng nhà, lôi cả đàn ông lẫn đàn bà đi tống ngục.

Chia sẻ đời sống mới cùng với Đức Kitô Phục Sinh là ca mừng, tung hô những kỳ công vĩ đại Chúa đã làm, như trong bài Đáp Ca, Thánh Vịnh 65, vịnh gia đã kêu gọi: Cả trái đất, hãy tung hô Thiên Chúa. Toàn trái đất phải quỳ lạy tôn thờ, và đàn ca mừng Chúa, đàn ca mừng Thánh Danh. Đến mà xem công trình của Thiên Chúa: hành động của Người đối với phàm nhân thật đáng kinh đáng sợ!

Câu Tung Hô Tin Mừng, mà các nhà phụng vụ đã chọn cho ngày lễ hôm nay là: Chúa nói: Tất cả những ai tin vào người Con, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết. Trong bài Tin Mừng, Đức Giêsu nói: Ý của Đấng đã sai tôi là tất cả những kẻ Người đã ban cho tôi, tôi sẽ không để mất một ai, nhưng sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết. Thật vậy, ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết. Ý định của Chúa Cha là cứu độ hết tất cả mọi người, nhưng, điều kiện để hưởng ơn cứu độ là tin vào Đức Giêsu, Đấng từ trời xuống để làm theo ý Chúa Cha: Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Chúa Cha. Thánh ý Chúa Cha là lương thực nuôi sống Đức Giêsu, và những ai tin nhận Đức Giêsu, đón nhận Người, là Bánh Hằng Sống, thì sẽ được sống muôn đời. Không ăn sao sống được, không tin vào Đức Giêsu sao được hưởng ơn cứu độ. Ước gì chúng ta luôn biết đặt hết niềm tin tưởng vào Đức Giêsu, là cứu cánh, nguồn ơn cứu độ của chúng ta. Ước gì được như thế!

D/ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist

“Ai đến với tôi, không hề phải đói…”

Dù sống giữa thế giới có đầy đủ tiện nghi vật chất như ngày nay, nhưng chúng ta vẫn cảm thấy đói khát nhiều thứ: đói khát đồ ăn thức uống, đói khát tiền bạc, đói khát quyền hành, đói khát công lý, đói khát bình an, đói khát được yêu thương… Thế thì ai có thể lấp đầy sự đói khát của chúng ta được đây? Thưa! Không ai khác ngoại trừ Chúa Giêsu Kitô, như chính Chúa quả quyết: “chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ!” Vâng, chỉ có “bánh trường sinh” là chính Chúa – chính bánh thần linh ấy mới có thể đáp ứng mọi nỗi đói khát của chúng ta. Chân lý ấy giúp chúng ta tỉnh ngộ mà tự vấn rằng: trước mọi nỗi đói khát trong cuộc đời này tôi có chạy đến với Chúa không? Tôi có đặt niềm tin vào Chúa không? Nếu chúng ta biết chạy đến với Chúa, biết đặt niềm tín thác vào Chúa thì thật phúc cho ta, bình an và cứu rỗi là của ta.

Vào những ngày cuối tháng 6 năm 1848, cuộc nội chiến xảy rất ác liệt trên những đường phố của kinh thành Paris. Tiếng la hét om sòm vang lên khắp nơi. Nằm trên giường bệnh, nhà văn Chateaubriand nghe rõ mồn một. Ông cầm lấy cây thánh giá và cầu nguyện: “Lạy Chúa Giêsu Kitô, chỉ có Chúa mới cứu vãn được xã hội hiện tại này”.

Rồi dán chặt đôi mắt một cách trìu mến vào tượng Chúa Giêsu chịu chết trên cây thánh giá, nhà văn thốt ra những lời cuối cùng đầy xúc động: “Đây chính là Chúa của con. Đây chính là vua của con”.

Vâng, chỉ có Chúa mới lấp đầy được cơn đói khát của ta. Để được Chúa lấp đầy sự đói khát chúng ta phải chạy đến với Chúa và tin vào Chúa, đúng như thánh Augustinô đã xác tín: khi Chúa dựng nên con ngài không cần hỏi ý kiến của con nhưng khi muốn cứu chuộc con ngài cần con ưng thuận.

Thực ra không phải chỉ chúng ta muốn được cứu chuộc mà thực sự Chúa đang rất rất muốn cứu chuộc chúng ta. Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu nhắc đi nhắc lại ít nhất ba lần rằng ý của Chúa Cha là: Tất cả những ai đến với tôi, những ai tin vào tôi, tôi sẽ không loại ra ngoài; tôi sẽ không để mất một ai, nhưng sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết”. Còn gì hạnh phúc hơn cho chúng ta những người đặt niềm tin cậy vào Chúa, vì chính Chúa đã lấy mạng sống mà thực hiện cho ta và chính ngài đã phục sinh để cho ta cùng được sống lại với ngài.

Ước chi chúng ta luôn biết chạy đến với Chúa luôn đặt niềm tín thác nơi Chúa trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời. dĩ nhiên nói như thánh Giacôbê, đức tin của chúng ta phải tỏ lộ bằng hành động trong cuộc sống thường ngày; vì “đức tin mà không có hành động là đức tin chết” (Gc 2,14-26). Mà Tin là thông hiệp vào sự sống thần linh với Chúa qua Thánh Thể, qua Lời Chúa, qua các Bí tích, đồng thời thực thi tình bác ái đối với tha nhân qua lời nói cũng như việc làm. Tin Chúa là can đảm tuyên xưng bằng những hành động cụ thể trong cuộc sống hằng ngày.

Một mục sư nọ kể câu chuyện sau:

Hai người lính nọ vào một giáo đường để trốn các cuộc truy lùng. Khi bước vào giáo đường, họ đe dọa: Ai không bỏ đạo sẽ bị bắn ngay tại chỗ, ai bỏ đạo đứng sang bên phải. Có một số người đứng sang bên phải và được thả về nhà ngay, những người còn lại vẫn hiên ngang chờ đợi cái chết. Khi những kẻ nhát đảm ra khỏi nhà thờ, hai người lính mới hạ súng xuống và ôn tồn nói: “Chúng tôi cũng là Kitô hữu, sở dĩ chúng tôi làm thế, vì chúng tôi muốn biết ai là người thực sự sẵn sàng chết cho đức tin của mình, chỉ những người đó mới đáng tin cậy”.

E/ Lm. Giuse Đinh Lập Liễm

Hãy tin vào Đức Kitô

(Ga 6,35-40)

1. Bài Tin Mừng này cho chúng ta thấy : từ đầu bài giảng về Bánh Hằng Sống, Đức Giêsu có ý  để thính giả đi từ phép lạ manna đến phép lạ hóa bánh ra nhiều; và từ phép lạ hóa bánh ra nhiều đến mầu nhiệm về Chúa và sứ mạng của Ngài. Khi thấy dân chúng chưa tin Ngài, Ngài lại hướng họ về Chúa Cha. Hôm nay, Đức Giêsu giải thích về ý nghĩa của lời Ngài nói :”Chính Ta là bánh trường sinh”.

2. Như chúng ta biết, đám đông dân chúng đi theo Đức Giêsu là chỉ để được ăn uống no nê. Họ chỉ biết có của ăn cho thân xác.  Như thánh Phaolô nói :”Đạo của họ là cái bụng”. Là Đấng Toàn Năng, Đức Giêsu có thể  vung chiếc  đũa thần lên để thỏa mãn tất cả tất cả mọi nhu cầu thể lý của con người. Bằng chứng là với 5 chiếc bánh và 2 con cá, Ngài có thể nuôi sống một đám đông trên 5000 người. 

Nhưng Đức Giêsu đã không đến trong trần gian để cung cấp một thức ăn chóng hư nát như thế. Ngài đến làm cho con người được sống và sống sung mãn, và sự sống sung mãn ấy chính là sự sống vĩnh cửu. Của ăn dư dật mà Ngài đã dâng lên từ 5 chiếc bánh và 2 con cá là dấu chỉ của bánh trường sinh mà Ngài sẽ ban cho con người trong phép Thánh Thể, chỉ có bánh này mới làm cho con người được thỏa mãn trong nỗi khát vọng mà không một lương thực nào trên trần gian này có thể lấp đầy.

3. Tin vào Đức Giêsu có nghĩa là đến với Ngài. Không chỉ dừng lại ở đó, mà chúng ta còn được mời gọi đi xa hơn nữa  để đón nhận, tức là thông dự vào sự sống thần linh của Ngài  bằng việc đón nhận chính Ngài. Đây cũng chính là  lời mời gọi của Đức Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay :”Ai thấy người Con và tin vào người Con ấy, thì được sống muôn đời, và Ta sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết” (Ga 6,40).

Tại sao Đức Giêsu phải tuyên bố như vậy ? Thưa, bởi vì Ngài thấy lòng chai dạ đá nơi những người Do thái và họ đi tìm Ngài vì của ăn hư nát chứ không phải là của ăn tinh thần, tức là sự sống đời đời.

Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta sống đức tin cách trưởng thành. Tức là sống cho Đức Kitô và vì Đức Kitô. Quả thật :”Người ta không chỉ sống nhờ cơm bánh mà còn nhờ Lời miệng Thiên Chúa phán ra”.

4. Người tin Chúa Kitô, là người để Chúa Cha lôi kéo và giao hòa, nhưng trong thực tế, chúng ta sống tin thật sự hay chúng ta để các thực tại quyền lực trần gian chiếm hữu. Tuy môi miệng tuyên xưng “Tin” Đức Kitô, nhưng con tim và khối óc hướng theo tiền bạc, danh lợi, vì nó mà ta có thể bất chấp tất cả, chà đạp anh em bạn hữu để được cái bánh to, lợi lộc trần thế. Tâm tư của ta như thánh Phaolô đã từng ví von : Chúa của họ thờ là cái bụng, tức là mọi sự quyến rũ thấp hèn của thế gian (x.Pl 3,19).

Sống đức tin sâu sắc, như thánh tông đồ Giacôbê xác quyết :”Đức tin không có việc làm là đức tin chết” (Gc 2,17). Thật thế, phải được xây dựng và đặt nền tảng trên đức tin.

5. “Tất cả những người Chúa Cha đã ban cho Ta đều sẽ đến với Ta’.

Câu nói trên đây của Đức Giêsu có thể gây ra một vấn nạn : Phải chăng có những người Chúa Cha không ban cho Đức Giêsu ?

Chúng ta nhớ lại chân lý bắt nguồn từ Thánh Kinh : Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu rỗi. Về phía Thiên Chúa,  đó là tuyệt đối  không luật trừ. Nhưng về phía con người, chúng ta cần phân biệt :

Chúa Cha đã ban cho Đức Giêsu toàn thể nhân loại, là những con người có tự do. Và tất cả, cách này hay cách khác, đều được mời gọi để chọn lựa : chấp nhận hoặc từ chối Đức Giêsu. Chính trên bình diện tự do trách nhiệm này, sẽ có tách biệt giữa những người “đến” hay “không đến” với Đức Giêsu. Nói cách khác, giữa cộng đoàn nhân loại, có người tự do đáp trả “vâng” với ân huệ đức tin, đức tin này đưa họ đến với Đức Giêsu, và đã có những người trả lời “không”, những người này đã từ chối Đức Giêsu.

6. Truyện :  Lạy Chúa của con.

Vào những ngày cuối tháng 6 năm 1848. Cuộc nội chiến xẩy ra ác liệt trên những đường phố của kinh thành Paris. Tiếng la hét om sòm vang lên khắp nơi. Nằm trên giường bệnh, nhà văn Chateaubriand nghe rõ mồn một. Ông cầm lấy cây Thánh giá và cầu nguyện : ”Lạy Chúa Giêsu Kitô, chỉ có Chúa mới cứu vãn được  xã hội hiện tại này”.

Rồi dán chặt đôi mắt một cách trìu mến vào tượng Chúa Giêsu chịu chết trên cây thánh giá, nhà văn thốt ra những lời cuối cùng đầy xúc động :”Đây chính là Chúa của con. Đây chính là vua của con”.

ShareTweet

Bài Viết Cùng Chuyên Mục

Thứ Hai, Tuần IV, Mùa Phục Sinh

Thứ Hai, Tuần IV, Mùa Phục Sinh

Chúa Nhật IV Phục Sinh  – Chúa Nhật Chúa Chiên Lành – Năm C

Chúa Nhật IV Phục Sinh – Chúa Nhật Chúa Chiên Lành – Năm C

Thứ Bảy, Tuần III Phục Sinh

Thứ Bảy, Tuần III Phục Sinh

Thứ Sáu, Tuần III Phục Sinh

Thứ Sáu, Tuần III Phục Sinh

Thứ Năm, Tuần III Phục Sinh

Thứ Năm, Tuần III Phục Sinh

Thứ Tư, Tuần III Phục Sinh

Thứ Tư, Tuần III Phục Sinh

Bài Viết Mới

BẢN TIN GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT – Từ ngày 01/05 đến ngày 07/05 Năm 2025

BẢN TIN GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT – Từ ngày 01/05 đến ngày 07/05 Năm 2025

Suy Niệm Lời Chúa – Thứ Hai Tuần IV Phục Sinh

Suy Niệm Lời Chúa – Thứ Hai Tuần IV Phục Sinh

Thứ Hai, Tuần IV, Mùa Phục Sinh

Thứ Hai, Tuần IV, Mùa Phục Sinh

Giáo Xứ Chính Tòa Đà Lạt: 78 Thiếu Nhi Hân Hoan Lãnh Nhận Bí Tích Thêm Sức

Giáo Xứ Chính Tòa Đà Lạt: 78 Thiếu Nhi Hân Hoan Lãnh Nhận Bí Tích Thêm Sức

Chúa Nhật Chúa Chiên Lành: Rộn Ràng Ngày Họp Mặt Lễ Sinh Giáo Hạt Đà Lạt

Chúa Nhật Chúa Chiên Lành: Rộn Ràng Ngày Họp Mặt Lễ Sinh Giáo Hạt Đà Lạt

Chúa Nhật IV Phục Sinh  – Chúa Nhật Chúa Chiên Lành – Năm C

Chúa Nhật IV Phục Sinh – Chúa Nhật Chúa Chiên Lành – Năm C

Giáo Phận Đà Lạt

Thông Tin Liên Hệ
VĂN PHÒNG TRUYỀN THÔNG GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT
– Địa chỉ: 09 Nguyễn Thái Học – Tp. Đà Lạt – Lâm Đồng – Việt Nam
– Điện thoại: 0918.525.019
– Email: giaophandalat1960@gmail.com

  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo – Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Giáo Hạt và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Danh Sách Linh Mục
  • Phụng Vụ
  • Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Thông Báo
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Giới Thiệu Giáo Xứ

© Giáo Phận Đà Lạt - Ban Truyền Thông

  • Trang Chủ
  • Thông Báo
  • Tin Tức Giáo Phận
  • Báo Lỗi