• Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo - Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt Và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
      • Mùa Thường Niên
      • Mùa Vọng – Giáng Sinh
      • Mùa Chay – Phục Sinh
      • Lễ Ngoại Lịch
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
      • Năm A
      • Năm B
      • Năm C
      • Lễ Chung
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
      • Kinh Nguyện
      • Nghi Thức
    • Giờ Kinh Phụng Vụ
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Thông Báo
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Giáo Hội Hoàn Vũ
      • Đức Thánh Cha
      • Công Đồng Chung
      • Thượng Hội Đồng Giám Mục
      • Các Bộ Giáo Triều
      • Tài Liệu Khác Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
      • Thư Chung
      • Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục
      • Thư Mục Vụ Của Hội Đồng Giám Mục
      • Tài Liệu Khác HĐGM
    • Văn Kiện Giáo Phận
      • Thư Mục Vụ
      • Sắc Lệnh Và Quy Chế
      • Thường Huấn Linh Mục
      • Tĩnh Tâm Linh Mục
      • Tài Liệu Khác Giáo Phận
    • Kinh Thánh
      • Chia Sẻ Lời Chúa
      • Tìm Hiểu Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Mục Vụ
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Giáo Phụ
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Chầu Thánh Thể
    • Giáo Lý
    • Nhạc Thánh Ca
    • Giới Thiệu Giáo Xứ
    • Thắng Cảnh Tôn Giáo
    • Video Sinh Hoạt
   
Không Có Kết Quả
Xem Tất Cả
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo - Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt Và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
      • Mùa Thường Niên
      • Mùa Vọng – Giáng Sinh
      • Mùa Chay – Phục Sinh
      • Lễ Ngoại Lịch
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
      • Năm A
      • Năm B
      • Năm C
      • Lễ Chung
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
      • Kinh Nguyện
      • Nghi Thức
    • Giờ Kinh Phụng Vụ
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Thông Báo
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Giáo Hội Hoàn Vũ
      • Đức Thánh Cha
      • Công Đồng Chung
      • Thượng Hội Đồng Giám Mục
      • Các Bộ Giáo Triều
      • Tài Liệu Khác Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
      • Thư Chung
      • Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục
      • Thư Mục Vụ Của Hội Đồng Giám Mục
      • Tài Liệu Khác HĐGM
    • Văn Kiện Giáo Phận
      • Thư Mục Vụ
      • Sắc Lệnh Và Quy Chế
      • Thường Huấn Linh Mục
      • Tĩnh Tâm Linh Mục
      • Tài Liệu Khác Giáo Phận
    • Kinh Thánh
      • Chia Sẻ Lời Chúa
      • Tìm Hiểu Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Mục Vụ
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Giáo Phụ
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Chầu Thánh Thể
    • Giáo Lý
    • Nhạc Thánh Ca
    • Giới Thiệu Giáo Xứ
    • Thắng Cảnh Tôn Giáo
    • Video Sinh Hoạt
Giáo Phận Đà Lạt
   
No Result
View All Result

LỄ GIÁNG SINH (LỄ NGÀY): Suy Niệm III, 2021

Ngày Đăng: 03/01/2023
Trong Chia Sẻ Lời Chúa - Năm C

 

LỄ GIÁNG SINH ABC

BAN NGÀY (Ga 1,1-18)

LÀ ÁNH SÁNG CHIẾU SOI CHO NHÂN LOẠI

         

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Ga 1, 1-18

1  Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa. 2  Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa. 3  Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành. Điều đã được tạo thành 4  ở nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại. 5  Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng. 6  Có một người được Thiên Chúa sai đến,  tên là Gio-an. 7  Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. 8  Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng. 9  Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người. 10 Người ở giữa thế gian,và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người. 11 Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận. 12 Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa. 13 Họ được sinh ra, không phải do khí huyết, cũng chẳng do ước muốn của nhục thể, hoặc do ước muốn của người đàn ông, nhưng do bởi Thiên Chúa. 14 Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật. 15 Ông Gio-an làm chứng về Người, ông tuyên bố:  “Đây là Đấng mà tôi đã nói:  Người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi”. 16 Từ nguồn sung mãn của Người, tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác. 17 Quả thế, Lề Luật đã được Thiên Chúa ban qua ông Mô-sê,còn ân sủng và sự thật, thì nhờ Đức Giê-su Ki-tô mà có. 18 Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả; nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết.

2. Ý CHÍNH:

Tin Mừng lễ Ban Ngày mừng Chúa Giáng Sinh chính là Lời tựa của sách Tin Mừng theo thánh Gio-an (1,1-18). Nội dung bài Tin Mừng gồm hai điều như sau:

Một là trình bày Đức Giê-su chính là Ngôi Lời của Thiên Chúa, là Sự Sống và là Ánh Sáng chiếu soi cho trần gian (1,1-13).

Hai là Người đến để ban ân sủng cứu độ và mặc khải sự thật về Thiên Chúa cho nhân loại (1,14.16-18).

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật”. (Ga 1,14).

2. CÂU CHUYỆN VÀ SUY NIỆM:

1) GIÁNG SINH MANG LẠI NIỀM VUI CHO MỌI NGƯỜI:

– Hai em học sinh nói chuyện với nhau, một em hỏi bạn: “Bạn có biết lễ gì mà hầu hết mọi người trên thế giới đều biết và chia sẻ niềm vui cho nhau không?”

Người bạn kia ấp úng trả lời: “Đó là lễ mừng Chúa Giáng Sinh của đạo Công giáo đấy”.

– Niềm tự hào của em bé đó cũng có thể là niềm tự hào của mọi tín hữu chúng ta. Lễ Giáng Sinh là một lễ hội chung của mọi người trên trái đất nầy. Nhưng bên cạnh những vẻ hào nhoáng vui mừng của ngày lễ, điều mà chúng ta phải tự hỏi, nhất là đối với các tín hữu chúng ta, là có mấy ai trong chúng ta đã hiểu và sống đúng ý nghĩa của mầu nhiệm lễ Giáng Sinh hay không?

2) GIÁNG SINH MỜI GỌI QUẢNG ĐẠI CHIA SẺ TÌNH NGƯỜI:

– Hôm ấy, vào đêm vọng Giáng Sinh, trong một trường giáo dục trẻ em tàn tật ở Mỹ, người ta cho các trẻ em diễn một hoạt cảnh Giáng Sinh, trước sự hiện diện của phụ huynh và ân nhân.

Vở kịch có ba màn. Màn đầu diễn ra ở Nagiaret, với sắc lệnh của Hoàng đế Xê-sa-rê Au-gút-tô. Màn hai diễn lại cảnh Thánh Giu-se và Mẹ Ma-ri-a vào quán trọ, bị chủ quán xua đuổi. Màn ba là cảnh Chúa Giáng Sinh trong hang lừa máng cỏ.

Ban giám đốc và các phụ huynh khá lo âu, sợ các em diễn xuất vụng về. Nhưng màn đầu diễn ra tốt đẹp. Qua màn hai, người ta thấy Giu-se và Ma-ri-a đến gõ cửa các quán trọ. Nhìn thấy ông Giu-se áo quần nghèo khó, còn Ma-ri-a lại đang bụng mang dạ chửa, các chủ quán đã giơ tay xua đuổi lia lịa với lời từ chối: “Không có chỗ, không có chỗ ! “ Hai vợ chồng lên tiếng năn nỉ vì trời đêm giá lạnh. Chủ quán tỏ vẻ lưỡng lự, những rồi sau đó chỉ vào hàng chữ trên quán: “Không còn chỗ”. Cảnh van xin và từ chối lại diễn ra. Nhưng khi thay vì nói: “quán đã hết chỗ” theo kịch bản, thì em đóng vai chủ quán đã nghẹn ngào không nói nên lời. Em đưa tay ra giật tấm bảng có ghi hàng chữ “Không còn chỗ” xuống, và nói trong nước mắt: “Con xin nhường phòng con cho hai người !”.

Trước cảnh xảy ra bất ngờ đó, giáo viên đạo diễn tỏ vẻ lúng túng và cho ngưng vở diễn vì đã ra ngoài kịch bản. Nhưng hầu như toàn thể khán giả hiện diện đều cảm xúc ra mặt, trước vẻ hồn nhiên trong sáng của em bé diễn viên tốt bụng. Cử chỉ, ngôn ngữ và cung cách của em nói cho mọi người hay về ý nghĩa thực sự của Lễ Giáng Sinh: Giáng Sinh là lễ của tình thương chia sẻ.

– Có lẽ nhiều người chúng ta, cách nầy hay cách khác, cũng đã có lần đóng vai chủ quán năm xưa khi chúng ta xua đuổi những kẻ nghèo hèn đến nhà ăn xin. Có lẽ nhiều lần chúng ta cũng đã treo tấm bảng: “Không còn chỗ” của chủ quán năm xưa qua thái độ giả điếc làm ngơ, trước những nhu cầu của tha nhân. Ước gì khi nghe câu Lời Chúa: “Bà Ma-ri-a đã bọc con trẻ trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ”, chúng ta quyết tâm sẽ không bao giờ xua đuổi Chúa ra khỏi lòng chúng ta, ra khỏi gia đình chúng ta.

3) CHIA SẺ CỤ THỂ LÀ “VUI VỚI NGƯỜI VUI, KHÓC VỚI NGƯỜI KHÓC”:

– Trong một gian hàng bán quà Giáng Sinh, một cậu bé 5 tuổi đang cầm trên tay một con búp bê rất xinh. Người bán hàng nói với cậu rằng: “Chắc cháu không đủ tiền mua con búp bê đắt tiền này đâu ?”. Nhưng cậu bé vẫn tiếp tục cầm con búp bê xinh đẹp trên tay. 

Bấy giờ một người đàn ông bước đến gần hỏi xem cậu bé mua con búp bê làm gì ? Cậu đáp: “Đây là con búp bê mà em gái cháu rất thích. Nó luôn tin rằng năm nay thế nào ông già No-en cũng sẽ mang đến tặng nó một búp bê xinh đẹp trong đêm Giáng Sinh”. Khi được hỏi em gái đang ở đâu, cậu bé trả lời: “Em cháu mới được về với Chúa rồi và mẹ cháu cũng sắp sửa đi theo em gái cháu”. Cháu yêu mẹ nhiều lắm và ước mong mẹ đừng đi, nhưng bố cháu bảo rằng mẹ cháu bệnh nặng sắp phải theo em cháu rồi”.

Lựa lúc cậu bé không để ý, người đàn ông cho tay vào túi quần lôi ra một ít tiền lẻ. Ông nói với cậu: “Cháu đã có bao nhiêu tiền rồi ? Để ta giúp cháu đếm lại lần nữa xem sao nhé”. Sau khi đếm xong số tiền trong đó có thêm số tiền người đàn ông kín đáo cho vào, cậu bé vui vẻ nói: “Cảm ơn Chúa đã cho cháu có đủ tiền mua búp bê rồi. Cháu đã cầu xin Chúa cho cháu để dành đủ tiền mua búp bê tặng em gái dịp lễ Giáng Sinh và Chúa đã nhậm lời”. 

Người đàn ông chợt nhớ lại bản tin ông đã đọc trên tờ báo vào chiều hôm trước: “Một chiếc xe tải đi quá tốc độ đâm vào xe hơi cùng chiều, làm một bé gái thiệt mạng và mẹ em cũng bị chấn thương sọ não khó lòng qua khỏi”. Hôm sau, báo lại đưa tin, người phụ nữ trẻ trong tai nạn hôm trước đã chết. Chiều hôm đó, người đàn ông theo địa chỉ trên báo đã đến nhà thăm. Ông ta thấy hai quan tài với di ảnh của hai mẹ con mới qua đời. Đứa con trai đứng gần quan tài chính là cậu bé ông mới gặp chiều hôm trước. Ông cũng thấy một con búp bê xinh xắn nằm trên quan tài của cô bé gái.

– Khi biết đón nhận Hài Nhi Giê-su vào lòng, chúng ta sẽ dễ dàng cảm thông với tha nhân để chia sẻ niềm vui nỗi buồn với họ, giống như người đàn ông trong câu chuyện trên. Chúng ta sẽ sẵn sàng trao tặng người khác một nụ cười, một cái bắt tay thân ái, một cử chỉ thân thiện,… chúng ta sẽ dễ dàng giúp đỡ người nghèo vượt qua hoàn cảnh khó khăn với hết khả năng Chúa ban. Trong mùa Giáng Sinh năm nay chúng ta sẽ làm gì để thi hành sứ điệp của Chúa là viếng thăm chia sẻ tình người như lời thánh Phao-lô: “Vui với người vui, khóc với người khóc” (Rm 12,15).

4) CHÚA ĐẾN MANG HOÀ BÌNH CHO NHÂN LOẠI:

– Vào ngày lễ vọng Giáng sinh năm 1914, những quân lính Đức và Anh đối đầu với nhau, tại các hào chứa đầy bùn lầy và chuột cống. Tại các hào của quân Anh, những lá thư và tấm thiệp được gửi đến từ gia đình, và anh em binh lính khá vui vẻ. Đến nửa đêm, một số người trong bọn họ bắt đầu ca hát. Thế rồi đột nhiên, một người lính gác la lên một cách đầy phấn khích: “Anh em hãy lắng nghe đi!”. Họ lắng nghe, và nhận thấy những quân lính Đức cũng đang ca hát. Một lúc sau, hai người lính can đảm, do mỗi phe cử một người, đến gặp nhau tại bãi đất trống. Thêm nhiều quân lính khác đi theo họ. Theo quan điểm quân đội, điều này không có ý nghĩa gì cả. Với tư cách là những người lính, người ta cho rằng họ đến đánh nhau. Đột nhiên ngừng lại và trở nên bạn bè không tạo nên ý nghĩa. Nhưng trong đêm hôm đó, có sức mạnh còn lớn lao hơn cả quân đội tại nơi chiến trường.

Khi ngày lễ Giáng sinh bắt đầu ló rạng, với gương mặt tươi cười, các binh lính hai bên vui vẻ đi dạo chung quanh khu vực đang có chiến tranh, nhưng người ta không nhìn thấy một dấu vết nào của sự hận thù. Họ trao đổi với nhau lương thực, đồ kỷ niệm và thuốc lá. Khoảng giữa trưa, khi tình thân thiện gia tăng thêm, thì người ta tổ chức một trận bóng đá giữa hai phe. Nhưng trận đấu này không kéo dài lâu. Tin hai bên hòa hoãn này đã lan tới tai các vị tướng trên cao, và họ đã ban những mệnh lệnh gay gắt phải cấp thời chấm dứt mọi chuyện. Các sĩ quan đã dồn binh lính trở lại xuống hào. Tất cả mọi chuyện đều kết thúc. Sau lễ Giáng Sinh, cuộc giao chiến giữa hai bên lại tiếp tục như trước.

Chúa đến đem bình an cho nhân loại như lời các thiên thần đã ca hát trong đêm Chúa Giáng Sinh: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời. Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương” (Lc 2,14).

– Mỗi người chúng ta tuy không thể làm được những việc xây dựng hòa bình trên bình diện quốc tế, nhưng chúng ta vẫn có thể ăn ở thuận hòa với những người chung quanh như kinh Tám Mối Phúc: “Phúc cho ai ăn ở thuận hòa, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa”. Vậy trong Mùa Giáng Sinh năm nay mỗi chúng ta có thể làm gì để làm hòa với những người đang có ác cảm với chúng ta thể hiện qua hành động nói hành nói xấu và gây thiệt hại cho chúng ta ?

3. LỜI CẦU:

LẠY CHÚA. xin cho chúng con trở thành những ông già No-en đầy lòng nhân ái, luôn sẵn sàng cho đi một nụ cười thân ái, một lời động viên an ủi, một món quà chứa đựng tình người. Xin cho chúng con biết đến vói những người bất bạnh để chia sẻ tình thương cho họ. Ước gì niềm vui trong ngày mừng Chúa Giáng Sinh không dừng lại ở việc trao tặng của cải vật chất bên ngoài, nhưng ở tình người được nhân lên mãi, được nối kết trở thành vòng tay lớn, xây dựng thế giới chúng con đang sống ngày một an bình thịnh vượng và đầy tràn niềm vui của Chúa.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON

LM ĐAN VINH – HHTM

 

 

 

Suy Niệm Lời Chúa Năm C

ShareTweet

Bài Viết Cùng Chuyên Mục

LỄ SINH NHẬT THÁNH GIOAN TẨY GIẢ: SỨ VỤ TIỀN HÔ HÔM NAY

CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN C: Lễ Kytô Vua, năm C, 2013 – Suy Niệm I

CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN C: Suy Niệm III, 2001:

CHÚA NHẬT 33 THƯỜNG NIÊN C: Suy Niệm V, 2016

CHÚA NHẬT 33 THƯỜNG NIÊN C: Suy Niệm II, 2001:

CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN C: CUỘC SỐNG MAI HẬU

Bài Viết Mới

Robert Francis Prevost – Tiểu sử của vị Tân Giáo Hoàng Lêô XIV

HĐGMVN-Thông báo về Đức Tân GH Lêô XIV

Robert Francis Prevost – Tiểu sử của vị Tân Giáo Hoàng Lêô XIV

Robert Francis Prevost – Tiểu sử của vị Tân Giáo Hoàng Lêô XIV

Suy Niệm Lời Chúa – Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh

Suy Niệm Lời Chúa – Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh

Thứ Sáu, Tuần III Phục Sinh

Thứ Sáu, Tuần III Phục Sinh

Ủy Ban Thánh Nhạc: Hội Thảo Thánh Nhạc Lần Thứ 54

Ủy Ban Thánh Nhạc: Hội Thảo Thánh Nhạc Lần Thứ 54

Suy Niệm Lời Chúa – Thứ Năm Tuần III Phục Sinh

Suy Niệm Lời Chúa – Thứ Năm Tuần III Phục Sinh

Giáo Phận Đà Lạt

Thông Tin Liên Hệ
VĂN PHÒNG TRUYỀN THÔNG GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT
– Địa chỉ: 09 Nguyễn Thái Học – Tp. Đà Lạt – Lâm Đồng – Việt Nam
– Điện thoại: 0918.525.019
– Email: giaophandalat1960@gmail.com

  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo – Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Giáo Hạt và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Danh Sách Linh Mục
  • Phụng Vụ
  • Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Thông Báo
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Giới Thiệu Giáo Xứ

© Giáo Phận Đà Lạt - Ban Truyền Thông

  • Trang Chủ
  • Thông Báo
  • Tin Tức Giáo Phận
  • Báo Lỗi