Ngày 5 tháng 8 năm 2023, Ủy ban Phụng tự Hội đồng Giám mục Việt Nam đã thông báo về chương trình Đào tạo phụng vụ cho Dân Chúa gồm: (1) Thực hành mục vụ và (2) Kiến thức phụng vụ. Để đào sâu hiểu biết về kiến thức phụng vụ, Ủy ban Phụng tự trân trọng giới thiệu loạt bài về cử hành Thánh Thể do linh mục Giuse Phạm Đình Ái, SSS tổng hợp và biên soạn.
BÀI 1: CẤU TRÚC THÁNH LỄ
Tính từ Công đồng Trentô cho tới nay, kể như chúng ta có hai cuốn Sách lễ Rôma chủ yếu: đó là Sách lễ Rôma của Đức Piô V ra đời năm 1570 (thường gọi là Sách lễ 1570) và Sách lễ Rôma của Đức Phaolô VI ra đời năm 1970 (ấn bản mẫu thứ I). Sách lễ của Đức Phaolô VI tiếp tục có ấn bản mẫu thứ II vào năm 1975 và ấn bản mẫu thứ III vào năm 2002. Cử hành thánh lễ theo Sách lễ Roma do Đức Piô V ban hành với phiên bản cuối cùng được Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII công bố vào năm 1962 được gọi là cử hành theo hình thức/nghi thức ngoại thường. Còn cử hành theo Sách lễ Roma được Thánh Giáo hoàng Phaolô VI ban hành năm 1970 được gọi là cử hành theo hình thức/nghi thức thông thường (x. Tự sắc Summorum Pontificum).
I. CẤU TRÚC THÁNH LỄ THEO ĐỨC PIÔ V
A- Chuẩn bị
* Lời cầu nguyện dưới chân bàn thờ
– Dấu thánh giá
– Thánh vịnh 42
– Cáo mình
– Lời cầu xin
– Lời nguyện thanh tẩy – bước lên bàn thờ
– Hôn bàn thờ
– Lời cầu trên xương thánh
B- Phần I: Tiền Hiến Lễ
– Xông hương (lễ trọng)
– Ca nhập lễ
– Kinh Thương xót
– Kinh Vinh danh
– Lời tổng nguyện
– Thánh thư
– Đáp ca và Alleluia
– Lời nguyện thanh tẩy
– Tin Mừng
– Hôn Tin Mừng
– Kinh Tin kính
C- Phần II: Hiến Lễ
1) Chuẩn bị hiến lễ
– Ca tiến lễ + chuẩn bị vễ vật
– Lời nguyện trên bánh
– Pha rượu với nước
– Lời nguyện trên chén
– Lời nguyện thầm
– Lời cầu Chúa Thánh Thần
– Xông hương
– Rửa tay
– Lời nguyện Ba Ngôi
– Mời gọi
– Lời nguyện tiến lễ
2) Lễ quy
– Lời tiền tụng
– Lễ Quy cố định (Kinh Tạ Ơn I/Kinh Nguyện Thánh Thể I)
3) Hiệp lễ
– Mời gọi
– Kinh Lạy Cha
– Lời chuyển cầu Đức Mẹ và các thánh
– Bẻ bánh + chúc bình an
– Kinh Chiên Thiên Chúa
– Lời cầu bình an (bỏ khi dâng lễ cầu hồn)
– Hai lời nguyện thầm – cúi sâu
– Lời nguyện thầm + linh mục đấm ngực + rước Mình Thánh
– Lời nguyện thầm + linh mục rước Máu Thánh
– Kinh cáo mình (giáo dân)
– Mời gọi
– Giáo dân rước lễ
– Tráng chén
– Ca hiệp lễ
– Lời nguyện hiệp lễ
D- Kết thúc Thánh lễ
– Chào + giải tán
– Lời cầu Ba Ngôi
– Hôn bàn thờ + Phép lành
– Tin Mừng cuối lễ (Ga 1,1-14)
– Lời nguyện sau lễ (bỏ, nếu sau đó có một cử hành phụng vụ khác)
II. CẤU TRÚC THÁNH LỄ HIỆN NAY
A- Nghi thức Đầu lễ
– Ca nhập lễ
– Dấu thánh giá
– Lời chào chúc
– Lời dẫn lễ
– Hành động thống hối
– Kinh Lạy Chúa, xin thương xót (Kyrie)
– Kinh Vinh danh (Gloria)
– Lời nguyện nhập lễ
B- Phụng vụ Lời Chúa
– Các bài đọc Sách Thánh và những bài xen kẽ.
+ Bài đọc I
+ Thánh vịnh đáp ca
+ Bài đọc II (trong lễ Chúa nhật và lễ trọng)
+ Ca tiếp liên (trong một số lễ)
+ Tung hô Tin Mừng “Alleluia”
+ Bài Phúc Âm
– Bài giảng
– Kinh Tin kính
– Lời nguyện tín hữu (Lời nguyện Chung)
C- Phụng vụ Thánh Thể
– Chuẩn bị lễ vật
+ Dâng bánh rượu
+ Rửa tay
+ Kêu mời cầu nguyện
+ Lời nguyện tiến lễ
– Kinh Nguyện Thánh Thể / Kinh Tạ Ơn
+ Lời Tiền tụng
+ Kinh Thánh, Thánh, Chí Thánh
+ Kinh khấn xin Chúa Thánh Thần (Epiclesis)
+ Tường thuật thiết lập bí tích Thánh Thể
+ Tung hô tưởng niệm
+ Kinh tưởng nhớ (Anamnesis)
+ Kinh cầu cho kẻ sống và kẻ chết
+ Vinh tụng ca kết thúc
– Nghi thức hiệp lễ
+ Kinh Lạy Cha
+ Kinh Chiên Thiên Chúa
+ Rước lễ
+ Tráng chén
+ Lời nguyện hiệp lễ
D- Nghi thức kết lễ
– Phép lành cuối lễ
– Giải tán
Bài 5 – Cúi chào – hôn kính – xông hương [bàn thờ]
Bài 4 – Ca nhập lễ
Bài 3 – Cuộc rước nhập lễ
Bài 2 – Quy tụ
Bài 1 – Cấu trúc thánh lễ
Nguồn: WHĐGMVN – 10/10/2023