• Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo - Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt Và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
      • Mùa Thường Niên
      • Mùa Vọng – Giáng Sinh
      • Mùa Chay – Phục Sinh
      • Lễ Ngoại Lịch
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
      • Năm A
      • Năm B
      • Năm C
      • Lễ Chung
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
      • Kinh Nguyện
      • Nghi Thức
    • Giờ Kinh Phụng Vụ
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Thông Báo
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Giáo Hội Hoàn Vũ
      • Đức Thánh Cha
      • Công Đồng Chung
      • Thượng Hội Đồng Giám Mục
      • Các Bộ Giáo Triều
      • Tài Liệu Khác Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
      • Thư Chung
      • Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục
      • Thư Mục Vụ Của Hội Đồng Giám Mục
      • Tài Liệu Khác HĐGM
    • Văn Kiện Giáo Phận
      • Thư Mục Vụ
      • Sắc Lệnh Và Quy Chế
      • Thường Huấn Linh Mục
      • Tĩnh Tâm Linh Mục
      • Tài Liệu Khác Giáo Phận
    • Kinh Thánh
      • Chia Sẻ Lời Chúa
      • Tìm Hiểu Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Mục Vụ
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Giáo Phụ
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Chầu Thánh Thể
    • Giáo Lý
    • Nhạc Thánh Ca
    • Giới Thiệu Giáo Xứ
    • Thắng Cảnh Tôn Giáo
    • Video Sinh Hoạt
   
Không Có Kết Quả
Xem Tất Cả
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo - Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt Và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
      • Mùa Thường Niên
      • Mùa Vọng – Giáng Sinh
      • Mùa Chay – Phục Sinh
      • Lễ Ngoại Lịch
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
      • Năm A
      • Năm B
      • Năm C
      • Lễ Chung
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
      • Kinh Nguyện
      • Nghi Thức
    • Giờ Kinh Phụng Vụ
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Thông Báo
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Giáo Hội Hoàn Vũ
      • Đức Thánh Cha
      • Công Đồng Chung
      • Thượng Hội Đồng Giám Mục
      • Các Bộ Giáo Triều
      • Tài Liệu Khác Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
      • Thư Chung
      • Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục
      • Thư Mục Vụ Của Hội Đồng Giám Mục
      • Tài Liệu Khác HĐGM
    • Văn Kiện Giáo Phận
      • Thư Mục Vụ
      • Sắc Lệnh Và Quy Chế
      • Thường Huấn Linh Mục
      • Tĩnh Tâm Linh Mục
      • Tài Liệu Khác Giáo Phận
    • Kinh Thánh
      • Chia Sẻ Lời Chúa
      • Tìm Hiểu Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Mục Vụ
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Giáo Phụ
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Chầu Thánh Thể
    • Giáo Lý
    • Nhạc Thánh Ca
    • Giới Thiệu Giáo Xứ
    • Thắng Cảnh Tôn Giáo
    • Video Sinh Hoạt
Giáo Phận Đà Lạt
   
No Result
View All Result

Bài 25: THẾ KỶ XIX – HỘI THÁNH VÀ SỰ KHAI SINH THẾ GIỚI CÔNG NGHIỆP

I.   CẦU NGUYỆN ĐẦU GIỜ:

     Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa đã yêu thương quy tụ chúng con lại đây, để chúng con được cùng nhau học hỏi về Hội thánh Chúa. Xin Chúa ban ơn soi sáng giúp chúng con càng hiểu biết Hội thánh, càng tích cực xây dựng Hội thánh và ngày càng biết ơn và yêu mến Chúa hơn.

     Hát: Xin Ngôi Ba Thiên Chúa

II.      DẪN VÀO LỜI CHÚA:

 (Trích sách Nêhêmi, ch. 5)

     Trong khi xây dựng lại thành lũy Giê-ru-sa-lem, Dân Ít-ra-en phải tự tìm kế sinh sống rất chật vật. Nhiều người phải đi vay nơi các kẻ cho vay nặng lãi vô nhân đạo, chỉ rình những lúc túng quẫn để làm giàu trên xương máu đồng bào. Tiếng kêu than đã vang đến tai Nê-hê-mi.

     Người thì than: “Con trai, con gái chúng tôi, chúng tôi phải bán đợ để có lúa ăn mà sống.”Lại có kẻ khác kêu: “ Chúng tôi phải cầm cố ruộng đất hương hỏa, nhà cửa tổ tiên để có của ăn trong thời đói kém.” Kẻ khác nói: “Chúng tôi phải cầm thế vườn nho, ruộng dâu để vay bạc nộp thuế…,phải bắt con trai, con gái chúng tôi làm nô lệ; đang khi đó, nhà cửa chúng tôi bây giờ thuộc về người khác…”

     Khi nghe các lời oán than ấy, ông Nê-hê-mi rất phẫn uất, và ông đã triệu tập đại hội quần chúng. Ông đứng lên nói mạnh mẽ: “Phải chăng các ông đây có những người đã không đi trong sự kính sợ Thiên Chúa, làm cho dân ngọai có cớ sỉ mạ Người? Phải chăng các ông đã muốn nghiền nát anh em mình dưới ách nặng của các ông?”         Cử tọa làm thinh, không nói được lời nào. Ông nói tiếp: “Cả tôi và anh em tôi đã cho dân chúng vay bạc và lúa, chúng tôi sẵn sàng xóa món nợ đó. Vậy, phần các ông, ngay hôm nay, hãy hoàn lại cho dân nghèo ruộng đất, vườn nho, vườn dâu và nhà cửa của họ, và nếu họ đã vay lúa, dầu hay tiền bạc, các ông cũng hãy tha món nợ đó cho họ”.  Đọan ông rũ vạt áo và nói: “Thiên Chúa sẽ rũ như thế này khỏi nhà của Ngài và các phúc lành của Ngài những kẻ nào đối xử bất công với anh em, và như thế, nó sẽ bị rũ sạch và nên trống không!”

     Các em thân mến, câu chuyện trên đây làm chúng ta nhớ đến dụ ngôn về tên mắc nợ không biết thương xót trong Tin Mừng Mt chương 18.

     Mời các em đứng, chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.

III.    CÔNG BỐ LỜI CHÚA:              Mt 18,23 -35

                                                        Thinh lặng giây lát

IV.     GIẢI THÍCH LỜI CHÚA:

     1. Dẫn giải đoạn Lời Chúa vừa công bố:

     Tin Mừng Matthêu được viết khi nào? Khoảng năm 80.

     Chương 18, Tin Mừng Mt là các lời Chúa Giê-su dạy phải sống trong Giáo hội như thế nào.

     Chúng ta vừa nghe trích Tin Mừng Mt 18,23 – 35, Chúa Giê-su  kể dụ ngôn về một người bầy tôi mắc nợ vua một vạn nén vàng, và đã được vua tha bổng. Phần y, y lại không tha cho người bạn nợ y chỉ 100 đồng bạc. Một nén vàng là 10. 000 đồng bạc. Một vạn nén vàng là một trăm triệu đồng bạc so với 100 đồng bạc: thật là một trời một vực. Qua dụ ngôn này, Chúa Giê-su cho chúng ta thấy lòng thương xót của Thiên Chúa thật là vô hạn, còn con người đối với nhau lại quá hẹp hòi.

     Mời các em cùng thảo luận đoạn Lời Chúa trên để thấy rõ hơn sự bất công trong xã hội loài người.

2. Các em học sinh thảo luận:

     Đoạn Lời Chúa chúng ta vừa nghe là một câu chuyện kể.

       a. Đoạn văn nói tới những nhân vật nào?

    Ông vua, các đầy tớ, người ta, một kẻ mắc nợ vua (tên đầy tớ độc ác), vợ con y, người đồng bạn y, các đồng bạn của y, lính, Cha, anh em.

– Nhân vật chính: Tên đầy tớ độc ác

       b. Câu tóm ý: câu 32-33

      c. Đặt tựa đề ngắn: Tên mắc nợ không biết thương xót.

3. Bài học giáo lý:

     3. 1 Khoa học phát triển

     Sang thế kỷ XIX, nhân lọai được chứng kiến những bước nhảy vọt của khoa học, kỹ thuật, và các môn khoa học nhân văn. Nhiều phát minh mới đã thay đổi cả cuộc sống con người: động cơ điện, thuốc chủng ngừa bệnh. Con người ngày càng ý thức hơn việc làm chủ lịch sử, muốn chủ động đấu tranh cho hạnh phúc của mình và của xã hội.

     Trong bối cảnh đó, nhiều người đánh giá tôn giáo theo lối nhìn bi quan như là sản phẩm của con người dốt nát, như món hàng thừa thãi, và đôi khi coi tôn giáo như sức cản trở đà tiến của nhân lọai. Từ thái độ dửng dưng, họ tuyên bố thẳng thừng mình vô tôn giáo hoặc chống tôn giáo. Tuy nhiên, cũng có nhiều nhà khoa học là những người công  giáo tốt, như các ông Am-pe(điện học), La-en-néc (y học), Pát-tơ (sinh vật học).

– Tóm ý: Sang thế kỷ XIX, trước những bước tiến nhảy vọt của khoa học, nhiều người đã dựa vào khoa học để chống tôn giáo và chống đạo Công giáo. Tuy nhiên, cũng có nhiều nhà khoa học là những người Công giáo rất tốt.

     3. 2 Đấu tranh chống bất công xã hội

     Chính trong khung cảnh ấy, nền đại công nghiệp đã phát sinh. Nhiều dân quê ra tỉnh làm việc ở các nhà máy và trở thành công nhân: họ rời xa làng xóm, bị kiệt sức vì công việc nặng nhọc, họ bỏ bê không tới nhà thờ. Dân cư tập trung trong các khu ngọai ô kỹ nghệ, họ là những người mất gốc, và không được một cơ chế phù hợp đón nhận. Giáo xứ thành thị lâu đời nay phồng to quá mức, linh mục không còn tiếp xúc cá nhân với tín hữu được nữa.

     Tại Giáo triều, Đức Lê-ô XIII (1878-1903) được coi là người cởi mở với những vấn đề xã hội, ngài kêu gọi các tín hữu đấu tranh hợp pháp chống các luật lệ bất công. Ngày 15. 5. 1891, ngài đưa ra những hướng dẫn về vấn đề xã hội trong thông điệp “Những vấn đề mới” (Rerum Novarum) : Ngài kết án chủ trương vô độ về kinh tế, yêu cầu các chính quyền can thiệp để phân phối hoa lợi và tổ chức lao động của các xí nghiệp (số giờ làm việc, quyền nghỉ ngơimỗi tuần và lương bổng công nhân). Hội thánh tố cáo sự bất công xã hội. Tuy nhiên, như nhiều người thời đó, Hội thánh không biết nhìn tận gốc. Nhiều tổ chức Ki-tô giáo chỉ biết cứu trợ người nghèo chứ không biết tấn công thẳng vào những nguyên nhân gây ra sự khốn khổ. Mà đây mới là điều giới công nhân mong đợi. Sang thế kỷ sau Hội thánh mới thấy rõ hơn và mới có một nỗ lực rộng lớn để lo cho giai cấp công nhân. Những người lớn tiếng bênh vực cho giới công nhân lúc đó dường như đều phát xuất từ bên ngòai Hội thánh: Ông Pơ-ru-đông (1809-1865), ông Các-Mác (1818-1883).

– Tóm ý: Trước những bất công xảy ra trong thế giới công nghiệp, giáo hội đã lên tiếng kêu gọi mọi tổ chức kinh tế không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà phải ưu tiên cho nhân quyền, nhân phẩm con người.

     3. 3 Hội thánh đầy sức sống

     Cùng lúc với việc phát triển đại công nghiệp, các đường giao thông cũng thêm nhiều và thêm tân tiến: từ  đường bộ, đường sắt đến đường thủy. Các quốc gia châu Âu đã vận dụng những phương tiện cần thiết để biến đổi đủ cách.

     Hội thánh cũng thấy cần phải nhìn lại chính mình, nên đã triệu tập công đồng Va-ti-ca-nô I, với dự định bàn về tất cả các thành phần trong Hội thánh, nhưng vì chiến tranh, công đồng chỉ kịp định tín về quyền tối thượng và vô ngộ của Đức giáo hoàng. Dầu sao công đồng cũng giúp cho Hội thánh  ngày càng hợp nhất với Đức giáo hoàng.

     Hội thánh thời đó đã chứng tỏ là có một sức sống mãnh liệt. Thần học trong giai đọan này có những biến chuyển nhảy vọt. Các nhà Kinh thánh, Thần học đã mạnh dạn sử dụng những tiến bộ của khoa học để về nguồn, đào sâu ý nghĩa của mạc khải, Thánh kinh, Phụng vụ, các giáo phụ và thần học. Ta không thể quên việc canh tân của các đan viện, sự góp phần của các bác học Công giáo. Hơn nữa, ngay giữa thế giới ghi dấu khoa học, đã có những Ki-tô hữu thật giản dị, những đứa con của Thiên Chúa làm chứng về Ngài, như thánh Gio-an Bốt-cô, thánh nữ Bê-na-đê-ta ở Lộ Đức, thánh nữ Tê-rê-xa Hài đồng Giê-su. Số người dâng mình phụng sự Thiên Chúa ngày càng nhiều: có đến 830 hội dòng tu nam nữ được thành lập để lo cho giới nghèo, bệnh nhân và trẻ em. Nhiều người lên đường đi tới các miền xa lạ để rao giảng Tin Mừng : Năm 1789 có 300 vị thừa sai, đến năm 1900 đã có tới 70. 000 vị. Nhờ họ mà các cộng đoàn  Ki-tô hữu đã khai sinh khắp nơi.

– Tóm ý: Giữa một thế giới ghi dấu ấn khoa học, Hội thánh cũng đã có những biến chuyển không ngừng: canh tân Hội thánh về nhiều mặt, nhiều dòng tu được thành lập để lo cho người nghèo, bệnh tật. Tin Mừng được rao giảng tận những nơi xa lạ. Đồng thời cũng xuất hiện những chứng nhân Tin Mừng với những đường hướng thật giản dị, đơn sơ thu hút nhiều người dâng mình phụng sự Thiên Chúa.

· TÓM Ý TOÀN BÀI: Với những tiến bộ nhảy vọt, khoa học giúp cho đời sống con người ngày càng thăng tiến. Nhưng nhiều người đã dựa vào khoa học để loại Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống của mình. Khoa học phát triển cũng dẫn đến tình trạng bất công trong xã hội. Trước tình hình đó, nhiều tín hữu lao vào cuộc tự vệ, nhưng nhiều người khác cảm thấy nhu cầu canh tân Giáo hội bằng cách đọc lại Lời Chúa cho đúng đắn hơn, phân biệt đức tin trong mạc khải với công thức tín lý và giúp người giáo hữu ý thức hơn sứ mạng Thiên Chúa giao phó cho họ để phục vụ con người cho đắc lực, trong bối cảnh xã hội cụ thể mình đang sống.

V.  CẦU NGUYỆN GIỮA GIỜ:

     1. Gợi tâm tình cầu nguyện:

     Các em thân mến,

     Chúng ta thấy rằng, các vấn đề của những thế kỷ trước như : có những người dựa vào khoa học để chống đối Hội thánh, trong xã hội luôn có những bất công, bóc lột, bao người nghèo nàn, khốân khổ…Thì cũng là những vấn đề vẫn đang xảy ra trong cuộc sống chúng ta hôm nay. Với tâm tình của những người con trong gia đình Hội thánh, anh (chị) mời các em hãy sốt sắng dâng lên Chúa những lời cầu nguyện tha thiết cho Hội thánh.

     2. Cầu nguyện:

     Lạy Chúa Giê-su, xin Chúa gìn giữ và dẫn dắt Hội thánh Chúa vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Xin cho những lời kêu gọi và những công việc bác ái Hội thánh đã và đang thực hiện được nhiều người hưởng ứng. Xin cho mọi Ki-tô hữu biết quan tâm đến những người khốn khổ trong xã hội và biết góp phần làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

         Chúng con cầu xin, vì Chúa là Đấng hằng sống hằng trị muôn đời. Amen.

VI. SINH HOẠT:

     Hát : Mỗi chúng ta là một món quà

VII. BÀI TẬP:

     Em hãy kể ra 3 việc của Hội thánh đã thực hiện để lọai trừ bất công trong xã hội?

     Trong môi  trường em đang sống, em thấy có những bất công gì?

VIII. ĐIỀU DỐC LÒNG:

1. Đoạn văn cho ta biết gì về Thiên Chúa và tình thương của Người?

    Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót, lòng thương xót của Ngài dành cho chúng ta vô hạn.

2. Qua bài học hôm nay, Thiên Chúa muốn dạy riêng tôi điều gì?

    Tôi đã được Thiên Chúa yêu thương tha thứ biết bao tội lỗi, và ban cho biết bao ơn lành. Tuần này, tôi quyết tâm tha thứ  cho những ai có lỗi với tôi và mỗi ngày tôi thực hiện một việc tốt cho người khác để cầu nguyện cho Hội thánh.

IX.  CẦU NGUYỆN CUỐI GIỜ:

     Lạy Chúa, chúng con cám ơn Chúa đã cho chúng con ngày một hiểu biết hơn về tình thương Chúa đã và mãi mãi dành cho chúng con. Xin  Chúa giúp chúng con thực hiện điều quyết tâm để chúng con ngày càng trở nên giống Chúa hơn. Amen.

PHẦN IV

Được Sai Vào Thế Giới Hôm Nay

     Nhìn lại lịch sử Hội thánh, ta không tự hào một cách dễ dãi trước những đóng góp lớn lao của Hội thánh cho loài người, mà cũng không nản lòng trước những mặt hạn chế của một số giai đoạn lịch sử  ấy. Học lịch sử là để rút ra bài học kinh nghiệm cho hiện tại cũng như cho tương lai.

     Trách nhiệm của chúng ta là xây dựng Hội thánh của ngàn năm thứ ba, khởi từ Hội thánh tại Việt Nam, để cùng chia sẻ trách nhiệm với khu vực châu Á Thái Bình Dương cũng như toàn thể thế giới.

Kinh Thánh 3

MỤC LỤC – GIÁO ÁN LỚP KINH THÁNH III

Bài 1: TẬP NHẬT KÝ CỦA HỘI THÁNH THUỞ BAN ĐẦU – SÁCH CÔNG VỤ TÔNG ĐỒ

Bài 2: CÁC THƯ TRONG TÂN ƯỚC

Bài 3: SÁCH KHẢI HUYỀN GIÚP TA BIẾT HƯỚNG ĐI CỦA LỊCH SỬ

Bài 4: HỘI THÁNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH CỦA THIÊN CHÚA

BÀI 5 : CHÚA GIÊSU Ở NA-DA-RÉT SỐNG MỖI NGÀY THẬT ĐẸP

Bài 6: Dậy Men Tin Mừng 1 – NIỀM VUI LÀM CON THIÊN CHÚA

Bài 7: SỰ HIỆP THÔNG TRONG HỘI THÁNH

Bài 8: ĐỨC MA-RI-A, MẸ CHÚA GIÊ-SU VÀ MẸ CHÚNG TA

Bài 9: HỘI THÁNH CỬ HÀNH PHỤNG VỤ

Bài 10: CÁC BÍ TÍCH KHAI TÂM KI-TÔ GIÁO

Bài 11: Dậy Men Tin Mừng 2 – CHÚA GỌI TÔI ĐI TỚI

Bài 12: CÁC BÍ TÍCH PHỤC HỒI TÂM LINH

Bài 13: CÁC BÍ TÍCH XÂY DỰNG CỘNG ĐOÀN

Bài 14: Dậy Men Tin Mừng 3 – THÁNH THIỆN LÀ TRONG SẠCH

Bài 15: TIN MỪNG TRONG CÁC CỘNG ĐOÀN KI-TÔ HỮU ĐẦU TIÊN

Bài 16: TRONG ĐẾ QUỐC RÔ-MA, HỘI THÁNH BỊ BÁCH HẠI NHƯNG VẪN LỚN MẠNH

Bài 17: HỘI THÁNH PHÁT TRIỂN Ở ĐÔNG PHƯƠNG VÀ TÂY PHƯƠNG

Bài 18: Dậy Men Tin Mừng 4 – GÂY MEN TIN MỪNG CHO ĐỒNG BẠN

Bài 19: HỘI THÁNH CHIA RẼ – ĐÔNG PHƯƠNG VÀ TÂY PHƯƠNG

Bài 20: THẾ KỶ XII–XIII: CÓ NHỮNG ĐIỀU ĐÁNG TIẾC

Bài 21: THẾ KỶ XII–XIII – NHỮNG ĐIỂM ĐÁNG MỪNG

Bài 22: HỘI THÁNH PHÍA TÂY CHIA RẼ VÀ CANH TÂN

Bài 23: THẾ KỶ XVII–XVIII – HỘI THÁNH TRONG THỜI KỲ BIẾN ĐỘNG

Bài 24: Dậy Men Tin Mừng 5 – KÍNH TRỌNG LÒNG TIN CỦA NGƯỜI KHÁC

Bài 25: THẾ KỶ XIX – HỘI THÁNH VÀ SỰ KHAI SINH THẾ GIỚI CÔNG NGHIỆP

Bài 27:TRONG THẾ GIỚI HIỆN NAY – CÁC KITÔ HỮU LÊN TIẾNG VÀ HÀNH ĐỘNG

Bài 26: TUỔI TRẺ VÀ NHỮNG VỊ THÁNH

Bài 28: Dậy Men Tin Mừng 6 – XIN CHO HỌ ĐƯỢC NÊN MỘT

Bài 29: HỘI THÁNH CHÚA TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Bài 30: Dậy Men Tin Mừng 7 – TRONG CỘNG ĐỒNG NHÂN LOẠI

Bài 31: CHÚA KITÔ TỔNG KẾT LỊCH SỬ

Giáo Phận Đà Lạt

Thông Tin Liên Hệ
VĂN PHÒNG TRUYỀN THÔNG GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT
– Địa chỉ: 09 Nguyễn Thái Học – Tp. Đà Lạt – Lâm Đồng – Việt Nam
– Điện thoại: 0918.525.019
– Email: giaophandalat1960@gmail.com

  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo – Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Giáo Hạt và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Thông Báo
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
    • Văn Kiện Giáo Phận
    • Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Giới Thiệu Giáo Xứ

© Giáo Phận Đà Lạt - Ban Truyền Thông

  • Trang Chủ
  • Thông Báo
  • Tin Tức Giáo Phận
  • Báo Lỗi