• Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo - Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt Và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
      • Mùa Thường Niên
      • Mùa Vọng – Giáng Sinh
      • Mùa Chay – Phục Sinh
      • Lễ Ngoại Lịch
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
      • Năm A
      • Năm B
      • Năm C
      • Lễ Chung
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
      • Kinh Nguyện
      • Nghi Thức
    • Giờ Kinh Phụng Vụ
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Thông Báo
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Giáo Hội Hoàn Vũ
      • Đức Thánh Cha
      • Công Đồng Chung
      • Thượng Hội Đồng Giám Mục
      • Các Bộ Giáo Triều
      • Tài Liệu Khác Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
      • Thư Chung
      • Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục
      • Thư Mục Vụ Của Hội Đồng Giám Mục
      • Tài Liệu Khác HĐGM
    • Văn Kiện Giáo Phận
      • Thư Mục Vụ
      • Sắc Lệnh Và Quy Chế
      • Thường Huấn Linh Mục
      • Tĩnh Tâm Linh Mục
      • Tài Liệu Khác Giáo Phận
    • Kinh Thánh
      • Chia Sẻ Lời Chúa
      • Tìm Hiểu Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Mục Vụ
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Giáo Phụ
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Chầu Thánh Thể
    • Giáo Lý
    • Nhạc Thánh Ca
    • Giới Thiệu Giáo Xứ
    • Thắng Cảnh Tôn Giáo
    • Video Sinh Hoạt
   
Không Có Kết Quả
Xem Tất Cả
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo - Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt Và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
      • Mùa Thường Niên
      • Mùa Vọng – Giáng Sinh
      • Mùa Chay – Phục Sinh
      • Lễ Ngoại Lịch
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
      • Năm A
      • Năm B
      • Năm C
      • Lễ Chung
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
      • Kinh Nguyện
      • Nghi Thức
    • Giờ Kinh Phụng Vụ
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Thông Báo
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Giáo Hội Hoàn Vũ
      • Đức Thánh Cha
      • Công Đồng Chung
      • Thượng Hội Đồng Giám Mục
      • Các Bộ Giáo Triều
      • Tài Liệu Khác Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
      • Thư Chung
      • Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục
      • Thư Mục Vụ Của Hội Đồng Giám Mục
      • Tài Liệu Khác HĐGM
    • Văn Kiện Giáo Phận
      • Thư Mục Vụ
      • Sắc Lệnh Và Quy Chế
      • Thường Huấn Linh Mục
      • Tĩnh Tâm Linh Mục
      • Tài Liệu Khác Giáo Phận
    • Kinh Thánh
      • Chia Sẻ Lời Chúa
      • Tìm Hiểu Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Mục Vụ
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Giáo Phụ
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Chầu Thánh Thể
    • Giáo Lý
    • Nhạc Thánh Ca
    • Giới Thiệu Giáo Xứ
    • Thắng Cảnh Tôn Giáo
    • Video Sinh Hoạt
Giáo Phận Đà Lạt
   
No Result
View All Result

CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH: Suy Niệm III, 2001

Ngày Đăng: 03/01/2023
Trong Chia Sẻ Lời Chúa - Năm C

CHỦ NHẬT 2 PHỤC SINH

22-4-2001

Nghe:

* Bài đọc Cv: 5, 12-16

Cộng đoàn Giêrusalem gồm các tín hữu và các tông đồ. Các tín hữu rất đoàn kết và thương yêu nhau. Họ thường hội họp tại hành lang Salômôn và không một ai khác dám nhập đoàn với họ. Họ cầu nguyện và chia sẻ của cải vật chất cho nhau. Còn các tông đồ vừa rao giảng Tin Mừng cho muôn dân vừa làm phép lạ. Phép lạ chứng thực rằng chính Thiên Chúa hoạt động qua bàn tay các Ngài. Do đó ngày càng có nhiều người tin theo Chúa Giêsu Kitô.

Bài đọc 2: Kh 1, 9-11a. 12-13. 17-19

Đức Giêsu truyền lệnh cho Gio-an hãy viết những gì mà ông được thị kiến về Ngài. Đức Giêsu là Thiên Chúa thật, là Đấng hằng sống, đã chết và đã sống lại thật cho đến muôn đời. Đức Giêsu đó vừa là ngôn sứ, vừa là tư tế, vừa là quân vương. Ngài giữ chìa khoá của tử thần và âm phủ nghĩa là Ngài đã chiến thắng tội lỗi và sự chết.

* Tin Mừng: Ga 20,19-31: Đức Giê-su hiện ra với các môn đệ.

Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói:” Chúc anh em được bình an!” Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. Người lại nói với các ông:” Chúc anh em được bình an! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.” Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo:” Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.”

Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tôma, cũng gọi là Didymô, không ở với các ông khi Đức Giêsu đến. Các môn đệ khác nói với ông:” Chúng tôi đã được thấy Chúa!” Oâng Tôma đáp:” Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.” Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giêsu lại có mặt trong nhà, có cả ông Tôma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói:” Chúc anh em được bình an.” Rồi Người bảo ông Tôma:” Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.” Oâng Tôma thưa Người:” Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” Đức Giêsu bảo:” Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!”

 

Ngẫm:

Câu hỏi gợi ý:

  1. Tầm quan trọng của hai chữ BÌNH AN.
  2. Điều kiện để có được Bình An.

3. Tình trạng Bình An của Oâng Tôma.

4. Một kinh nghiệm sống Bình An cho các thành viên Khôi Bình.

* Suy tư gợi ý:

1. Tầm quan trọng của hai chữ BÌNH AN.

Nếu xét về mặt văn phong thì đoạn Tin Mừng này sẽ đạt được điểm rất thấp. Vì với một đoạn văn ngắn như thế mà đã có đến ba câu :”Chúc anh em được bình an!”. Ngay lần gặp lại đầu tiên sau Phục Sinh, Chúa Giêsu đã chúc hai lần Bình An cho các môn đệ của Ngài. Như vậy sự lập đi lập lại hai chữ Bình An ắt hẳn phải chứa đựng ý đồ của tác giả. Vậy Bình an là gì? Và tầm quan trọng của nó như thế nào?

BÌNH : bằng phẳng. AN : Yên ổn . Bình An là một tình trạng thư thái an nhàn, tự tin, không âu lo, không sầu thảm, không gây sóng kích gió, không ồn ào náo loạn. Bình an là điều kiện tiên quyết để đạt được một thứ hạnh phúc nào đó. Và bình an chính là HẠNH PHÚC theo nghĩa chung nhất. Chính vì vậy mọi người đều khao khát bình an, ra sức tìm kiếm bình an. Ý thức được khát vọng của con người, khi Ngôi Hai Thiên Chúa xuống trần, Ngài đã mang theo lời chúc:” Bình an dưới thế cho người thiện tâm!”. Trong thánh lễ mỗi ngày, vị chủ tế lập lại lời Chúa Giêsu đã nói với các Tông đồ:” Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con.” Trên bình diện xã hội, Liên Hiệp Quốc được lập ra để kiếm tìm và duy trì sự bình an cho thế giới. Về phương diện đạo giáo, Toà Thánh cũng đã lập ra Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hoà Bình. Châm ngôn Việt Nam cũng có câu:” An cư, lạc nghiệp”. Trong cuộc sống thường nhật, khi một thành viên trong gia đình có việc phải đi xa, nếu có dịp điện thoại về tổ ấm của mình, thường hỏi câu đầu tiên:” Ở nhà có bình an không?”. Qua những sự kiện trên đây, ta thấy được tầm quan trọng của sự bình an. Nhưng để đạt được bình an, ta cần có những điều kiện gì ?

2. Điều kiện để có được bình an.

Muốn được bình an, điều kiện khách quan là mọi nhu cầu về tinh thần lẫn vật chất phải được thoả mãn. Điều kiện này hàm ý rằng ta phải được giàu có, ăn sung mặc sướng, muốn gì có nấy, không bị đe doạ trước bất cứ một rủi ro hay tai nạn gì. Về tinh thần, ta luôn luôn cảm thấy yêu và được yêu, hoàn toàn vắng bóng sự thất bại và chán nản, vắng bóng luôn cả sự khát khao trở nên hoàn hảo vì mình đã hoàn hảo rồi. Hơn nữa, sự khát khao nào lại không đi kèm với sự khắc khoải. Mà đãø khắc khoải thì làm gì có bình an. Hoá ra điều kiện khách quan xem ra không tưởng, vì làm gì có được sự hoàn hảo tuyệt đối ở trần gian này được? Nó hoàn toàn mâu thuẩn với thực tại cụ thể trong cuộc sống con người. Người giàu muốn giàu hơn. Người trí thức vẫn muốn được học nữa và học mãi. Người đã được yêu, muốn được yêu nhiều hơn. Như vậy, điều kiện khách quan tuy rất cần nhưng không đủ để đem đến sự bình an đích thực cho con người, nó chỉ có giá trị bổ túc cho điều kiện chủ quan.

Điều kiện chủ quan để được bình an là chính ta phải thấy đủ với những điều kiện vật chất và tinh thần mà Thiên Chúa đang ban tặng cho ta. Về vật chất, trong Kinh Lạy Cha, ta chỉ xin Chúa ban cho ta được hằng ngày dùng đủ. Nguyễn Công Trứ cũng đã từng nói:” Tri túc tiện túc! Đãi túc hà thời túc? (Biết đủ thì sẽ đủ. Đợi cho dủ thì không biết đến khi nào mới đủ?). Biết đủ rồi thì ” Đêm mới an giấc gáy kho kho, đời thái bình cửa thường bỏ ngỏ.” Về tinh thần, Chúa dạy ta thực hành giới răn yêu thương, Yêu Chúa và yêu người. Càng yêu thương thật sự ta càng cảm thấy được bình an. Muốn được bình an, ta cần phải chấp nhận ngay cả sự bất toàn mà Thiên Chúa gửi đến cho mỗi người chúng ta. Đôi khi chúng ta tự hỏi tại sao người anh em của ta được Chúa ban cho tính tình quảng đại, dễ thương người và cũng dễ dàng được người thương. Còn ta sao khá lãnh đạm với tha nhân và cũng khá khó khăn khi muốn gây thiện cảm với người khác. Sự bằng lòng chấp nhận thực tại, hoàn tòan không mâu thuẩn với óc cầu tiến của ta. ” Quẳng gánh lo đi và vui sống” của Dales Carnegie không có ý ru ngủ ta trong sự lười biếng chễnh mãng. Nghĩa là ta hãy tận dụng mọi khả năng mà Thiên Chúa ban tặng cho ta để làm giàu của cải vật chất cũng như làm phong phú thêm khả năng tinh thần của mỗi người. Còn những gì ngoài tầm tay của ta, ta xin phó thác cho Thiên Chúa định liệu. Làm được như vậy, sự bình an ắt sẽ đến với chúng ta. Đến đây ta có thể tự hỏi liệu Oâng Tôma xưa có được bình an khi chưa trông thấy được Chúa nhãn tiền không?

3. Tình trạng bình an của Oâng Tôma

Từ xưa đến giờ có rất nhiều người trách Tôma cứng lòng tin. Một cách nào đó chúng ta được quyền hiểu là Tôma không có được sự bình an khi chưa được tận mắt chứng kiến Chúa Kitô Phục sinh. Phần đông cho rằng chỉ có Tôma mới bị Chúa quở trách:” Vì đã thấy Thầy nên anh tin.” Bình tĩnh mà xét, nếu các môn đệ khác cũng không được xem thấy Chúa như Toma thì liệu có mấy người trong họ đã tin? Và có bao nhiêu người nữa có thể bị Chúa quở trách? Không lẽ các môn đệ khác có nhiều sự bình an hơn Tôma? Sự kiện này dạy ta một điều, tình trạng bình an của mỗi người khó được xét đoán một cách khách quan. Với tính tình “Thẳng ruột ngựa ” , với vốn tri thức hạn hẹp mà Thiên Chúa ban cho Oâng, thì phản ứng xem ra có tính chất võ biền đó mới thật sự biểu lộ một tâm hồn bình an . Biết đâu chính nhờ phản ứng của ông mà những môn đệ khác lại được gặp Chúa hiện ra lần thứ hai tám ngày sau đó. Phần chúng ta, những thành viên Khôi Bình, có được kinh nghiệm sống nào để đạt được sự bình an đích thực?

4. Một kinh nghiệm sống bình an cho các thành viên Khôi Bình.

Để có được cuộc sống bình an đích thực, ta cần có “THIỆN TÂM”. Thiện tâm chính là lòng tốt, là nhân bản. Nói khác đi, chúng ta chu toàn mọi bổn phận, trách vụ khác nhau của mình, dù nhỏ hay lớn, với một tình yêu quảng đại đối với Chúa và tha nhân. Tình yêu dĩ nhiên rất dị ứng với sự phản bội là tội lỗi. Chúng ta hãy tận dụng mọi khả năng Chúa ban để sinh lợi phần hồn phần xác. Và chúng ta luôn bằng lòng với mọi kết quả Chúa gửi đến cho ta sau khi ta đã cố gắng hết sức mình. Phần còn lại, chúng ta xin đặt vào bàn tay Quan phòng của Thiên Chúa. Ngài có thể biến cái xấu thánh cái tốt, biến sự xáo trộn tạm thời thành sự bình an sâu xa. Cũng như Ngài đã biến sự cứng tin của Tôma thành một dịp để củng cố lòng tin của bao người khác, dẫu rằng những người này không thể gặp được Ngài bằng xương bằng thịt như Tôma: ” Phúc thay những người không thấy mà tin.”

Nguyện:

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, ngồi trò chuyện trước mặt Chúa con cảm thấy được bình an vô cùng. Tạm thời con đã quên được những trái ngang của cuộc đời đang vây bủa xung quanh con. Nhưng bước ra ngoài xã hội, bao nhiêu bất công đang đe doạ con. Họ chỉ muốn giải quyết những bất đồng bằng cơ bắp, bằng quyền lực hoặc bằng kim ngân. Xin Chúa cho con biết cộng tác với Chúa trong việc kiến tạo những điều kiện khách quan cho sự bình an triển nở và cho con luôn giữ tâm hồn sạch tội để làm nền tảng cho sự bình an của riêng con. Amen.

Anrê Nguyễn Hữu Nghĩa.

 

Trở Về Mục Lục | Về Trang Nhà

ShareTweet

Bài Viết Cùng Chuyên Mục

CHÚA NHẬT 21 THƯỜNG NIÊN C: Suy Niệm IV, 2001

CHÚA NHẬT 20 THƯỜNG NIÊN C: Suy Niệm II, 2013

CHÚA NHẬT 20 THƯỜNG NIÊN C: Suy Niệm V, 2001

CHÚA NHẬT XIX THƯỜNG NIÊN NĂM C: HÃY TỈNH THỨC

CHÚA NHẬT 19 THƯỜNG NIÊN C: Suy Niệm V, 2001

CHÚA NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN C: TIỀN BẠC: ÔNG CHỦ HAY ĐẦY TỚ ?

Bài Viết Mới

Thứ Bảy, Tuần III Phục Sinh

Thứ Bảy, Tuần III Phục Sinh

ỦY BAN THÁNH NHẠC: BÀI HÁT “CẦU CHO ĐỨC GIÁO HOÀNG”

ỦY BAN THÁNH NHẠC: BÀI HÁT “CẦU CHO ĐỨC GIÁO HOÀNG”

HĐGMVN-Thông báo về Đức Tân GH Lêô XIV

HĐGMVN-Thông báo về Đức Tân GH Lêô XIV

Robert Francis Prevost – Tiểu sử của vị Tân Giáo Hoàng Lêô XIV

Robert Francis Prevost – Tiểu sử của vị Tân Giáo Hoàng Lêô XIV

Suy Niệm Lời Chúa – Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh

Suy Niệm Lời Chúa – Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh

Thứ Sáu, Tuần III Phục Sinh

Thứ Sáu, Tuần III Phục Sinh

Giáo Phận Đà Lạt

Thông Tin Liên Hệ
VĂN PHÒNG TRUYỀN THÔNG GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT
– Địa chỉ: 09 Nguyễn Thái Học – Tp. Đà Lạt – Lâm Đồng – Việt Nam
– Điện thoại: 0918.525.019
– Email: giaophandalat1960@gmail.com

  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo – Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Giáo Hạt và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Danh Sách Linh Mục
  • Phụng Vụ
  • Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Thông Báo
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Giới Thiệu Giáo Xứ

© Giáo Phận Đà Lạt - Ban Truyền Thông

  • Trang Chủ
  • Thông Báo
  • Tin Tức Giáo Phận
  • Báo Lỗi