CHỦ NHẬT 3 PHỤC SINH
(29-4-2001)
Nghe:
* BÀI ĐỌC 1: Cv 5,27b-32.40b-41.
Oâng Phêrô và các Tông Đồ không sợ sệt trước quyền uy và đã nói một câu bất hủ ” Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người phàm. Đức Giêsu đã bị các ông (Thượng Hội Đồng) treo lên cây gỗ mà giết đi; nhưng Thiên Chúa của cha ông chúng ta đã làm cho Người chỗi dậy, và Thiên Chúa đã ra tay uy quyền nâng Người lên, đặt làm thủ lãnh và Đấng Cứu Độ, hầu đem lại cho Ít-ra-en ơn sám hối và ơn tha tội.” Dù bị đòn vì tội dám rao giảng danh Đức Giêsu, nhưng lòng các Ngài hân hoan vì cảm thấy xứng đáng chịu khổ nhục vì Danh Thánh Aáy.
* BÀI ĐỌC 2: Kh 5, 11-14
* BÀI TIN MỪNG: Ga 21,1-19 Đức Giêsu hiện ra ở biển hồ Tibêria
Sau đó, Đức Giêsu lại tỏ mình ra cho các môn đệ ở Biển Hồ Tibêria. Người tỏ mình ra như thế này. Oâng Simon Phêrô, ông Tôma gọi là Điđymô, ông Nathanaen người Cana miền Galilê, các người con ông Dêbêđê và hai môn đệ khác nữa, tất cả đang ở với nhau. Oâng Simon Phêrô nói với các ông:”Tôi đi đánh cá đây” Các ông đáp:”Chúng tôi cùng đi với anh.” Rồi mọi người ra đi, lên thuyền, nhưng đêm ấy họ không bắt được gì cả.
Khi trời đã sáng, Đức Giêsu đứng trên bãi biển, nhưng các môn đệ không nhận ra đó chính là Đức Giêsu. Người nói với các ông:” Này các chú, không có gì ăn ư?” Các ông trả lời:”Thưa không.” Người bảo các ông:”Cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền đi, anh em sẽ bắt được cá.” Các ông thả lưới xuống, nhưng không sao kéo lên nổi, vì luới đầy những cá. Người môn đệ được Đức Giêsu thương mến nói với ông Phêrô: “Chúa đó!” Vừa nghe nói “Chúa đó!”, ông Simon Phêrô vội khoác áo vào vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển. Các môn đệ khác chèo thuyền vào bờ kéo theo lưới đầy cá, vì các ông không xa bờ lắm, chỉ cách vào khoảng gần một trăm thước.
Bước lên bờ, các ông nhìn thấy có sẵn than hồng với cá đặt ở trên, và có cả bánh nữa. Đức Giêsu bảo các ông:”Đem ít cá mới bắt được tới đây!” Oâng Simon Phêrô lên thuyền, rồi kéo lưới vào bờ. Lưới đầy những cá lớn, đếm được một trăm năm mươi ba con. Cá nhiều như vậy mà lưới không bị rách. Đức Giêsu nói: “Anh em đến mà ăn!” Không ai trong các môn đệ dám hỏi “Oâng là ai?”, vì các ông biết rằng đó là Chúa. Đức Giêsu đến, cầm lấy bánh trao cho các ông; rồi cá, Người cũng làm như vậy. Đó là lần thứ ba Đức Giêsu tỏ mình ra cho các môn đệ, sau khi chỗi dậy từ cõi chết.
Khi các môn đệ ăn xong, Đức Giêsu hỏi ông Simon Phêrô: “Này anh Simon, con ông Gio-an, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?” Oâng đáp: “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy.” Đức Giêsu nói với ông: “Hãy chăm sóc chiên con của Thầy.” Người lại hỏi: “Này anh Simon, con ông Gio-an, anh có mến Thầy không?” Oâng đáp: “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy.” Người nói:”Hãy chăn dắt chiên của Thầy.” Người hỏi lần thứ ba:”Này anh Simon, con ông Gio-an, anh có yêu mến Thầy không?” Oâng Phêrô buồn vì Người hỏi tới ba lần:”Anh có yêu mến Thầy không?” Oâng đáp: “Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy.” Đức Giêsu bảo:”Hãy chăm soác chiên của Thầy. Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: Lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tuỳ ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến ơi anh chẳng muốn.” Người nói vậy, có ý ám chỉ ông sẽ chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa. Thế rồi, Người bảo ông: “Hãy theo Thầy.”
Ngẫm:
* Câu hỏi gợi ý:
1. Đức Vâng lời là gì? Các thuộc tính của nó?
2. Vâng lời ai?
3. Tầm quan trọng và hiệu quả của Đức Vâng Lời?
4. Kinh nghiệm sống cho các thành viên Khôi Bình?
* Suy tư gợi ý:
1. Định nghĩa Đức Vâng Lời. Các thuộc tính của nó.
Trong Bài đọc 1, Thánh Phêrô đã khẳng định trước Thượng Hội Đồng là các Tông Đồ cần phải vâng Lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm. Trong bài đọc 2, Đức Giêsu vì vâng lời Thiên Chúa Cha cho đến chết và chết trên Thập giá, nên Thiên Chúa dã cho Ngài Phục Sinh trong vinh quang bất diệt. Trong Bài Tin Mừng, các Tông Đồ đã vâng theo sự chỉ dạy của “Một người” mà các Tông Đồ xem như có kinh nghiệm về nghề đánh cá hơn mình (lúc đó các Tông Đồ chưa biết người đó là Đức Giêsu), nên đã thả lưới bên phải mạn thuyền và kết quả mỹ mãn. Vậy vâng lời là gì và các thuộc tính của nó như thế nào?
Vâng là tuân phục, nghe theo. Lời là ý kiến, sự chỉ dạy , mệnh lệnh của người khác mình, thường là người trên mình về tuổi tác, kinh nghiệm, tài năng hay chức vụ. Vâng lời là làm đúng theo ý của người cố vấn hoặc ra lệnh cho mình. Nhưng đề tài của chúng ta bàn ở đây là Đức Vâng Lời. Tại sao lại có chữ Đức? Vì Vâng lời với tất cả ý nghĩa tràn đầy của nó phải bao hàm các thuộc tính: khiêm nhường, tự do và tình yêu.
– Trước hết, vâng lời là một nổ lực chống lại tính tự kiêu, một tội đứng hàng đầu trong bảy mối tội. Khuynh hướng tự nhiên luôn cho mình là tốt nhất, hay nhất, giỏi nhất. Chúng ta không muốn đầu luỵ ai về bất cứ vấn đề gì. Lu-xi-phe muốn có quyền bằng Thiên Chúa. Adam và Eva ăn trái cấm để biết lành dữ như Thiên Chúa. Do đó hành động vâng lời của ta luôn hàm chứa một sự khiêm hạ, một sự chấp nhận người khác hơn mình.
– Kế đến, sự vâng lời chỉ có giá trị đích thực khi ta đang ở trong tình trạng tự do. Chỉ riêng từ “VÂNG” cũng đủ nói lên sự tự nguyện chấp nhận chỉ đạo của người khác. Không thể nói đến Đức Vâng Lời khi ta bị ép buộc phải làm một điều gì với một họng súng đen ngòm bên mang tai.
– Cuối cùng, sự vâng lời đòi buộc ta phải hành động với tình yêu. Ta chấp nhận lệnh truyền với sự tự do có nghĩa là ta đã có tình yêu rồi. Tình yêu đối với tha nhân và chân lý. Ta vâng lời vì yêu mến người sai bảo ta. Ta vâng lời vì điều được sai bảo là chân lý dẫu rằng nhiều lúc ta không mấy thiện cảm đối với người truyền lệnh. Đến đây, một câu hỏi được đặt ra là ta phải vâng lời ai?
2. Ta phải vâng lời ai?
Trong bài đọc 1, Thánh Phêrô cả quyết: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm.” Ta cần phải xác định quan niệm về Thiên Chúa và người phàm. Nếu hiểu Thiên Chúa là Đấng linh thiêng thì làm sao ta có thể trông thấy và tiếp xúc với Ngài được? Và nếu hiểu nguời phàm là những người cụ thể trong cộng đồng nhân loại với ta, thì suốt cuộc đời ta, ta chỉ tiếp xúc với người phàm và vâng lời người phàm mà thôi sao! Quan niệm như thế e không chỉnh lắm. Thiên Chúa ở đây phải được hiểu là chân lý, là tất cả những gì hợp với đức tin và luân lý. Người phàm hay người thế gian phải được hiểu là những người không tin có Chúa, là những thế lực chỉ nhằm hạnh phúc tạm thời của trần gian, là ác thần thù địch cùng Thiên Chúa. Nên bất cứ ai nói lên được tiếng nói của công lý, của bác ái, Ta xem đó như là tiếng nói, là mệnh lệnh của Thiên Chúa và ta có bổn phận nghe theo. Ngược lại, nếu ai đó bó buộc ta phải theo những chủ thuyết vô thần, vô luân, thì đó là mệnh lệnh của người phàm, chẳng nhũng ta không phải vâng lời mà còn có bổn phận phản bác lại. Oâng Phêrô không thể vâng lời quí ông trong Thượng Hội Đồng khi họ cấm đoán ông rao truyền Đức Kitô Phục sinh, vì sự kiện này là một chân lý. Tuy nhiên ông lại nghe theo lời khuyên nhẹ nhàng của một người đáng tin cậy dể thả lưới phía phải mạn thuyền. Người con gái ngoan đạo sẽ cưỡng lại lệnh phá thai dù làcủa cha mẹ, đấng sinh thành và dưỡng dục mình… nhưng có thể vâng lời một người bạn gái khuyên bảo mình tiếp tục vững lòng tin nơi Chúa. Như thế, Đức Vâng Lời mang một giá trị đặc biệt và đem lại hiệu quả khôn lường.
3. Tầm quan trọng và hiệu quả của việc Vâng lời Thiên Chúa.
Lu-xi-phe không vâng lời Thiên Chúa chấp nhận mình là kẻ thụ tạo nên đã trở thành quỉ dữ. Adam Eva đã không vâng lời Thiên Chúa, ăn trái cấm, nên đã nếm trãi sự khổ cực và sự chết. Còn Abraham đã vâng lời Thiên Chúa hiến tế dứa con độc nhất của mình nên đã trở thành tổ phụ của một dân tộc con đàn cháu đống. Tiếng xin vâng của Đức Mẹ đã ban tặng cho trần gian một Đấng Cứu Tinh duy nhất. Sự Vâng lời của Chúa Giêsu đối với Đức Chúa Cha đã ban cho nhân loại sự sống trường cửu. Như vậy, Đức Vâng Lời đã mang lại nhiều hoa trái trường cữu. Vấn đề là trong cuộc sống đời thường, ta không biết đâu là ý Chúa để nói lên hai tiếng xin vâng,
4. Một kinh nghiệm sống cho các thành viên Khôi Bình
Làm sao phân biệt được đâu là Ý CHÚA đâu là Ý PHÀM? Chân lý tuyệt đối là vô hạn mà trí khôn ta thì hữu hạn. Chân lý tuyệt đối lại hiện hữu thông qua những chân lý tương đối. Nghĩa là chân lý đó bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Nơi thế này, lúc cách khác. Chính vì vậy giới tín hữu bình dân như ta thường hay nói luật Chúa thì bất biến nhưng luật Giáo Hội có thể thay đổi tuỳ nơi tuỳ lúc. Cách đây 50 năm, Giáo Hội cấm ta lập bàn thờ tổ tiên, ăn đồ cúng. Ngày nay tín hữu có thể dâng mâm ngũ quả lên bàn thờ tế lễ. Còn luật xã hội thì trăm hoa đua nở, mỗi châu mỗi khác, mỗi nước mỗi cách. Lúc thì vượt biên là phản quốc, lúc lại Việt Kiều là yêu nứơc . Vấn đề còn lại là với trí khôn và lương tâm Chúa ban cho mỗi người, trong mỗi hoàn cảnhh cụ thể, với ơn Thánh Linh soi dẫn, với sự tư vấn của các bậc trách nhiệm, ta có thể biết được điều lành phải vâng phục và điều ác phải né tránh. Dù sao với lương tâm ngay chính, khi chúng ta vâng lời thực hành một điều mà ta xét thấy là thiện, thì lúc đó ta không còn chịu trách nhiệm nữa.
Nguyện:
Lạy Chúa, xin cho con khả năng nghe được tiếng Chúa để con biết làm theo lời Chúa dạy. Trước mắt, xin cho con biết vâng lời những người có trách nhiệm phần hồn phần xác của con. Đó là giáo quyền, là cha mẹ, là thầy dạy, là bạn hữu xa gần, là thế quyền hợp pháp và hợp luân lý đạo đức. Sự vâng lời của con sẽ là bằng chứng hùng hồn con là con ngoan của Chúa, là đồ đệ trung thành của Đức Kitô Phục sinh. Amen.
Anrê Nguyễn Hữu Nghĩa.