• Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo - Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt Và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
      • Mùa Thường Niên
      • Mùa Vọng – Giáng Sinh
      • Mùa Chay – Phục Sinh
      • Lễ Ngoại Lịch
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
      • Năm A
      • Năm B
      • Năm C
      • Lễ Chung
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
      • Kinh Nguyện
      • Nghi Thức
    • Giờ Kinh Phụng Vụ
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Thông Báo
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Giáo Hội Hoàn Vũ
      • Đức Thánh Cha
      • Công Đồng Chung
      • Thượng Hội Đồng Giám Mục
      • Các Bộ Giáo Triều
      • Tài Liệu Khác Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
      • Thư Chung
      • Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục
      • Thư Mục Vụ Của Hội Đồng Giám Mục
      • Tài Liệu Khác HĐGM
    • Văn Kiện Giáo Phận
      • Thư Mục Vụ
      • Sắc Lệnh Và Quy Chế
      • Thường Huấn Linh Mục
      • Tĩnh Tâm Linh Mục
      • Tài Liệu Khác Giáo Phận
    • Kinh Thánh
      • Chia Sẻ Lời Chúa
      • Tìm Hiểu Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Mục Vụ
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Giáo Phụ
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Chầu Thánh Thể
    • Giáo Lý
    • Nhạc Thánh Ca
    • Giới Thiệu Giáo Xứ
    • Thắng Cảnh Tôn Giáo
    • Video Sinh Hoạt
   
Không Có Kết Quả
Xem Tất Cả
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo - Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt Và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
      • Mùa Thường Niên
      • Mùa Vọng – Giáng Sinh
      • Mùa Chay – Phục Sinh
      • Lễ Ngoại Lịch
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
      • Năm A
      • Năm B
      • Năm C
      • Lễ Chung
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
      • Kinh Nguyện
      • Nghi Thức
    • Giờ Kinh Phụng Vụ
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Thông Báo
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Giáo Hội Hoàn Vũ
      • Đức Thánh Cha
      • Công Đồng Chung
      • Thượng Hội Đồng Giám Mục
      • Các Bộ Giáo Triều
      • Tài Liệu Khác Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
      • Thư Chung
      • Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục
      • Thư Mục Vụ Của Hội Đồng Giám Mục
      • Tài Liệu Khác HĐGM
    • Văn Kiện Giáo Phận
      • Thư Mục Vụ
      • Sắc Lệnh Và Quy Chế
      • Thường Huấn Linh Mục
      • Tĩnh Tâm Linh Mục
      • Tài Liệu Khác Giáo Phận
    • Kinh Thánh
      • Chia Sẻ Lời Chúa
      • Tìm Hiểu Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Mục Vụ
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Giáo Phụ
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Chầu Thánh Thể
    • Giáo Lý
    • Nhạc Thánh Ca
    • Giới Thiệu Giáo Xứ
    • Thắng Cảnh Tôn Giáo
    • Video Sinh Hoạt
Giáo Phận Đà Lạt
   
No Result
View All Result

CHÚA NHẬT XX THƯỜNG NIÊN NĂM C: ĐỨC GIÊSU ĐẾN ĐỂ ĐEM GƯƠM GIÁO VÀ CHIA RẼ

Ngày Đăng: 03/01/2023
Trong Chia Sẻ Lời Chúa - Năm C

ĐỨC GIÊSU ĐẾN ĐỂ ĐEM GƯƠM GIÁO VÀ CHIA RẼ

CHÚA NHẬT XX THƯỜNG NIÊN NĂM C

Lc 12, 49-53

 

Thái độ của Đức Giêsu trước cuộc Thương Khó

(49) «Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên! (50) Thầy còn một phép rửa phải chịu, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất!

 «Thầy đến để gây chia rẽ»

(51) «Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hoà bình cho trái đất sao? Thầy bảo cho anh em biết: không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ. (52) Vì từ nay, năm người trong cùng một nhà sẽ chia rẽ nhau, ba chống lại hai, hai chống lại ba. (53) Họ sẽ chia rẽ nhau: cha chống lại con trai, con trai chống lại cha; mẹ chống lại con gái, con gái chống lại mẹ; mẹ chồng chống lại nàng dâu, nàng dâu chống lại mẹ chồng».

CHIA SẺ

Câu hỏi gợi ý:

1. Bạn có thái độ nào khi thấy người khác suy nghĩ và hành động khác với bạn? Bạn có thường nghĩ rằng bạn đúng hơn những người nghĩ khác bạn?

2. Bạn có ngạc nhiên khi Đức Giêsu nói rằng Ngài đến không phải để đem lại hòa bình, nhưng là đem đến gươm giáo và chia rẽ? Bạn hiểu lời ấy của Ngài thế nào?

3. Tại sao Kitô giáo lại có nhiều giáo phái khác nhau như thế? Có giáo phái nào cho rằng mình không đúng bằng giáo phái khác không?

Suy tư gợi ý:

1. Con người với đủ mọi khác biệt và trình độ

Thế giới hay vũ trụ này được Thiên Chúa tạo dựng nên hết sức phong phú và đa dạng: đủ mọi loài mọi giống. Mỗi loài mỗi giống lại có đủ mọi hình thái, mọi kích cỡ khác nhau: chẳng hạn loài cá có thứ chỉ nhỏ bằng cây kim, có thứ to như cái nhà… Loài người thì đủ mọi thứ tính tình, khuynh hướng, trình độ khác nhau. Từ đó phát sinh đủ mọi thứ triết lý, thần học, tôn giáo, lập trường, chủ nghĩa, lề lối suy nghĩ khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau… Tuy nhiên, mọi người đều có khuynh hướng chung và tự nhiên là hướng về chân, thiện, mỹ. Ai cũng đều cảm thấy có nhu cầu và bổn phận thực hiện chân, thiện, mỹ trong đời sống của mình. Nhưng quan niệm, sự hiểu biết và mức độ gắn bó hay dấn thân cho chân, thiện, mỹ lại rất khác nhau. Và bình thường ai cũng cho rằng quan niệm của mình là đúng nhất, và mức độ gắn bó của mình là thích đáng hoặc hợp lý nhất. Chính vì thế, ai cũng khư khư giữ lấy quan điểm và lập trường của mình.

Nhưng nguyên nhân gây rắc rối, xung đột và chia rẽ là ai cũng muốn mọi người phải thống nhất với quan điểm của mình mà mình tự cho là đúng nhất, hợp lý nhất. Nhiều người tìm đủ mọi cách để áp lực người khác phải theo lập trường của mình: bằng áp lực tình cảm, bằng uy thế (địa vị, bằng cấp, tuổi tác, uy tín về hiểu biết hay khôn ngoan), thậm chí bằng bạo lực (cảnh sát, đe dọa). Nếu con người không chấp nhận và tôn trọng sự đa dạng và khác biệt tự nhiên này, con người sẽ không thể hiệp nhất với nhau, sẽ phát sinh chia rẽ và xung đột nhau.

Mặc dù Thiên Chúa dựng nên con người với sự khác biệt nhau rất lớn, nhưng con người vẫn không thể chấp nhận sự khác biệt tự nhiên ấy. Người ta có khuynh hướng ghét bỏ và tẩy chay những người có tư tưởng hay lối sống khác với mình. Chính Đức Giêsu và những người theo Ngài từng là nạn nhân của khuynh hướng tẩy chay dị biệt ấy.

2. Đức Giêsu đến để đem gươm giáo và chia rẽ

Khi Đức Giêsu đến để đem chân lý cho nhân loại, Ngài đưa ra những quan niệm mới, những lập trường tư tưởng mới đúng đắn hơn quan niệm hay lập trường đang được mọi người cho là đúng nhất. Điều này khiến cho những người theo Ngài trở nên khác biệt (về tư tưởng, đời sống, về sự dấn thân) với mọi người vốn đã khác biệt nhau. Chính vì thế, Ngài và các tông đồ Ngài đã bị những người khác, đặc biệt những người đồng đạo ghét bỏ, tẩy chay, hãm hại và thậm chí giết chết. Các Kitô hữu tiên khởi cũng bị các vua chúa và những người đồng hương bách hại. Quả đúng như lời Ngài nói: «Anh em đừng tưởng Thầy đến đem bình an cho trái đất. Thầy đến không phải để đem bình an, nhưng để đem gươm giáo» (Mt 10,34). Các Kitô hữu bao thế hệ, kể cả hiện nay – nhất là tại những quốc gia kỳ thị tôn giáo – cũng bị bách hại, và phải chiến đấu rất anh dũng mới có thể tồn tại và phát triển. Nhưng thật là lạ kỳ, mặc dù bị bách hại trăm bề, Kitô giáo vẫn phát triển mạnh mẽ và hiện nay đã lôi kéo được một phần ba thế giới. Đúng như lời Ngài nói trong bài Tin Mừng: «Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên!»

Trong một gia đình Kitô hữu gồm toàn những người mang danh theo Đức Giêsu, nếu có ai theo Chúa một cách thờ ơ, nguội lạnh, hoặc đi vào con đường tội lỗi, thì mọi người còn lại đều tìm cách nâng người ấy lên. Nếu không được thì sẽ tìm biện pháp mạnh để ép người ấy sống tốt hơn. Nhưng nếu có ai theo Đức Giêsu một cách tích cực và đúng nghĩa vượt hẳn mọi người, hoặc với một cách thức khác thường thì những người còn lại trong gia đình thường phản đối và cản trở, nghĩa là tìm cách kéo người ấy xuống mức chung của gia đình mà họ cho là mức hợp lý nhất. Alêxù, Phanxicô Khó Khăn, Gioan Thiên Chúa… là những bằng chứng điển hình.

Trong các cộng đoàn Kitô hữu cũng thường xảy ra tương tự như vậy. Người theo Chúa một cách tích cực, triệt để và đúng nghĩa nhất thường bị coi là lập dị, là người bất bình thường, nếu chưa bị nói là khùng, là «mát» … Chính Đức Giêsu cũng bị người đời cho là «mất trí» (Mc 3,21). Thế là có sự chia rẽ trong nội bộ khi có người theo Chúa một cách tích cực hoặc quyết liệt. Những người này thường bị tẩy chay và sống trong cô độc, tuy nhiên họ lại lôi kéo được một số ít người theo họ. Những người tích cực gắn bó với chân lý, chân lý và tình thương – vì thế có những tư tưởng tiến bộ hoặc thấy xa hơn người bình thường – cũng bị tẩy chay và cô lập như thế, thậm chí bởi ngay những người thân trong gia đình: cha mẹ, con cái, anh chị em mình… Đức Giêsu đã từng tiên báo số phận của họ: «Anh sẽ nộp em, em sẽ nộp anh cho người ta giết; cha sẽ nộp con, con cái sẽ đứng lên chống lại cha mẹ và làm cho cha mẹ phải chết. Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét» (Mt 10,21-22).

Như vậy, việc triệt để theo Đức Giêsu hay theo sự đòi hỏi của chân, thiện, mỹ có thể là cớ gây chia rẽ, thù oán giữa những người cùng gia đình, cùng cộng đoàn, cùng là con dân một đất nước. Như thời Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, dân Việt bị phân chia thành lương và giáo, và đôi bên kỳ thị hoặc nghi ngờ nhau. Khi công lý bị xâm phạm, con người bị đàn áp, xã hội tự nhiên bị phân ra thành hai khối: một số rất ít hành động theo lương tâm, sẵn sàng tranh đấu sống chết cho công lý, và đa số hành động theo quyền lợi hay «nồi cơm» của mình. Hai loại người này nhiều khi chống đối nhau, tố cáo nhau.

3. Sự chia rẽ trong Kitô giáo

Chính vì lý tưởng bênh vực cho chân lý, vì lý tưởng thống nhất Giáo Hội, mà Kitô giáo hiện nay bị phân hóa một cách thê thảm thành hàng trăm giáo phái khác nhau. Giáo phái nào cũng tự hào mình theo Đức Giêsu một cách đúng đắn nhất, và tìm đủ mọi cách để bênh vực và truyền bá lập trường của mình. Từ đó sinh ra chia rẽ, thù hận nhau: tuy cùng nhận Đức Giêsu là thầy, cùng lấy Ngài làm gương mẫu, lý tưởng, nhưng họ lại không chấp nhận nhau là đồng đạo, là anh em với nhau. Người được giáo phái này rửa tội mà chuyển sang giáo phái khác thì phải chịu phép rửa tội lại theo nghi thức của giáo phái mới, làm như phép rửa tội được các Kitô hữu giáo phái khác làm là không thành sự! Như thể các Kitô hữu thuộc giáo phái khác không phải là người theo Đức Kitô! Nhiều khi giáo phái này đả phá, kết án, nói xấu giáo phái kia một cách không nhân nhượng. Nhiều giáo phái còn quả quyết là những ai ở ngoài giáo phái của mình thì không thể được cứu rỗi. Nhiều giáo phái muốn hạn chế ơn cứu rỗi và dành độc quyền được cứu rỗi cho giáo phái của mình! Thật đúng như trong bài Tin Mừng, Đức Giêsu nói: «Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hoà bình cho trái đất sao? Thầy bảo cho anh em biết: không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ». Đúng là càng muốn thống nhất, càng không chấp nhận khác biệt, càng tìm cách để mọi người nên một với mình, thì càng mất hiệp nhất! Đó là điều Đức Giêsu đã cảnh báo trong bài Tin Mừng trên để chúng ta có thể đề phòng và tránh cho cộng đoàn của mình, cho Giáo Hội và cho toàn nhân loại.

CẦU NGUYỆN

Lạy Cha, Đức Giêsu luôn mong muốn những người theo Ngài được «nên một» (x. Ga 17,11.21-23). Ngài không muốn họ chia rẽ và xung đột lẫn nhau. Nhưng Ngài đã thấy trước và báo trước tình trạng chia rẽ và xung đột ấy. Mặc dù được báo trước như thế, những người theo Ngài vẫn không tránh được tình trạng không tốt đẹp ấy. Chỉ vì không mấy ai chấp nhận sự đa dạng và khác biệt theo luật tự nhiên mà Cha đã tạo dựng trong vũ trụ. Xin Cha cho tất cả những ai thờ phượng Cha biết tôn trọng luật tự nhiên ấy để họ có thể hiệp nhất với nhau, yêu thương nhau và coi nhau như anh chị em. Một sự hiệp nhất trong đa dạng như Giáo Hội sau công đồng Vatican II chủ trương. Xin cho mọi người tin Cha biết đặt nặng tinh thần yêu thương, đoàn kết và hiệp nhất với nhau hơn là đòi hỏi phải thống nhất với nhau về lý thuyết. Xin cho mọi người ý thức rằng sự chia rẽ giữa những người thờ phượng Cha luôn luôn là một gương xấu vô cùng lớn cho thế giới.

Joan Nguyễn Chính Kết

ShareTweet

Bài Viết Cùng Chuyên Mục

LỄ SINH NHẬT THÁNH GIOAN TẨY GIẢ: SỨ MỆNH CAO CẢ CỦA THÁNH GIOAN TẨY GIẢ

CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN C: Lễ Kytô Vua, năm C, 2013 – Suy Niệm III

CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN C: Suy Niệm V, 2001:

CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN C: TUNG CÁNH CHIM KHẮP NƠI

CHÚA NHẬT 33 THƯỜNG NIÊN C: Suy Niệm IV, 2001:

CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN C: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN VÀO SỰ SỐNG ĐỜI SAU

Bài Viết Mới

Chúa Nhật IV Phục Sinh  – Chúa Nhật Chúa Chiên Lành – Năm C

Chúa Nhật IV Phục Sinh – Chúa Nhật Chúa Chiên Lành – Năm C

Phim tài liệu: Lữ hành và Hy vọng

Phim tài liệu: Lữ hành và Hy vọng

CHÂM NGÔN VÀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV

CHÂM NGÔN VÀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV

Bài Giảng CN IV Phục Sinh – Năm C | Cha Gioan Baotixita Đoàn Minh Sáng, OFM – Dòng Anh Em Hèn Mọn.

Bài Giảng CN IV Phục Sinh – Năm C | Cha Gioan Baotixita Đoàn Minh Sáng, OFM – Dòng Anh Em Hèn Mọn.

Hiệp Thông: Bà Cố CATARINA BÙI THỊ HỘI

Hiệp Thông: Bà Cố ANNA VŨ THỊ HỒNG NGA (DOÃN)

Trường Khiếm Thính Ánh Sao (Bảo Lộc): 25 Năm Hình Thành Và Phát Triển

Trường Khiếm Thính Ánh Sao (Bảo Lộc): 25 Năm Hình Thành Và Phát Triển

Giáo Phận Đà Lạt

Thông Tin Liên Hệ
VĂN PHÒNG TRUYỀN THÔNG GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT
– Địa chỉ: 09 Nguyễn Thái Học – Tp. Đà Lạt – Lâm Đồng – Việt Nam
– Điện thoại: 0918.525.019
– Email: giaophandalat1960@gmail.com

  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo – Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Giáo Hạt và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Danh Sách Linh Mục
  • Phụng Vụ
  • Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Thông Báo
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Giới Thiệu Giáo Xứ

© Giáo Phận Đà Lạt - Ban Truyền Thông

  • Trang Chủ
  • Thông Báo
  • Tin Tức Giáo Phận
  • Báo Lỗi