Michel De Jaeghere
Chỉ trong một vài giờ, mọi điều đã được nói trong một sự đồng tình hoàn hảo chỉ dành cho những người thật hiếm có. Mọi người đều nghiêng mình trước sự ra đi của một nhân vật xuất chúng, một trong những người vĩ đại đứng trên thế kỷ và có may mắn hiếm hoi ảnh hưởng trên lịch sử của thời đại. Người ta sợ rằng trong Hồng Y Đoàn sẽ không có nhân vật nào đủ bản lĩnh để đảm nhiệm sự kế vị. Người ta đã bàn cãi công khai về việc phong thánh cho ĐGH Gioan Phaolô II. Chắc có lẽ phải cẩn thận trước sự quá đáng của một thế giới rất truyền thông mà mọi sự kiện đặc biệt liền trở thành một điều chưa bao giờ có. Sự ca ngợi và ngưỡng mộ đã tiếp theo không thời gian chuyển tiếp sự ngấm ngầm bực mình từ mấy tuần qua của hơn một nhà báo trước cơn hấp hối dường như không dứt đối với những kẻ săn tin với tư cách là những chuyên viên của thế giới hình ảnh.
Tuy nhiên, với ĐGH Gioan Phaolô II có một điều gì đó thật khác. Bởi vì tính cách phù hộ trong triều của vị Giáo Hoàng người Đông Âu này, được bầu vào lúc mà không ai dám tiên đoán rằng ngài sẽ chứng kiến lúc còn sống tấm màn thép được mở ra, bức tường Berlin xụp xuống và khối Liên Sô biến mất trong lúc trên đỉnh vinh quang. Cũng bởi vì trong con người của ĐGH Gioan Phaolô II quy tụ tất cả ý nghĩa của quyền lực : sự già dặn, bản lãnh, sống lâu theo như truyền thống và sự xử dụng những phương tiện truyền thông.
Là người kế vị của một truyền thống xa xưa nhất thế giới qua 20 thế kỷ không gián đoạn cho tới chính thánh Phêrô, lãnh đạo môt Giáo Hội lan rộng trên khắp năm châu mà lịch sử đi cùng với nền văn minh tây phương, ngài cũng là vị Giáo Hoàng đầu tiên mà triều giáo hoàng diễn ra trước các ống kính. Trong 26 năm trời, cho tới những viên đạn của kẻ giết người hay trong hoàn cảnh riêng tư nhất của những ngày cuối cùng, ngài là người được chụp hình và quay phim nhiều nhất trên thế giới. Mỗi bài diễn văn, ý kiến, thái độ hay cử chỉ của ngài đều được ghi nhận, xuất bản, chú thích. Ngài là người mà người ta viết chân dung, tiểu sử và tiểu luận nhiều nhất. Một nhân vật quốc gia mà người ta thấy nhiều nhất trên các đài truyền hình. Thế giới truyền thông đã mất đi một siêu sao tuyệt vời nhất. Họ không thể làm gì khác hơn là liên kết với sự đau đớn của hàng triệu triệu người Công Giáo đang có cảm tưởng đã mất một người cha. Tuy nhiên sự đồng tình này không phải là không có một sự hiểu lầm.
Khi còn sống, ĐGH Gioan Phaolô II đã tạo nên một sự ngưỡng mộ sâu xa : sự linh hoạt của « lực sĩ của niềm tin », được lên chức giáo hoàng lúc 58 tuổi, người hành hương không biết mệt mỏi với hơn một trăm lần thăm viếng các nước trên thế giới, các nghi lễ, tiếp tân và những cuộc hành trình trên máy bay mà không mảy may mệt mỏi trong một thời gian dài; sự ngạc nhiên khi thấy một vị thủ lĩnh Giáo Hội mà người ta nói hay ngủ gật và lờ đờ lại tuyên dương một cách hùng hồn những thâm tín của niềm tin của mình; thấy vui vui trước cung cách có tính chất hiện đại của ngài, sự không tôn trọng những nghi thức và năng khiếu biểu diễn của ngài; kinh ngạc trước con số và sự hăng say của đám đông mỗi khi « người mặc đồ trắng đi qua »; thương cảm trước một ĐGH đã yếu sau nhiều năm đau đớn, ý chí muốn tiếp tục cho đến cùng của ngài.
Thực ra ngài không tìm kiếm sự ngưỡng mộ này. Ngài muốn dùng nó để người ta nghe ngài. Nhưng lại là điều trái ngược xẩy ra. Tới giờ chết, dường như không còn ai chống đối ngài. Nhưng sự thật là một số đông những kẻ đang ca ngợi ngài hôm nay chưa bao giờ coi trọng những lời giáo huấn của ngài; họ coi ngài như một sự bồng bột không có ảnh hưởng gì, sự trung thành của một người già cả với những giá trị của một thời đã qua, và do đó ngài đầy mâu thuẫn mỗi lần tuyên bố những đòi hỏi khô cứng của đạo Kitô Giáo so với những quan niệm theo mốt đúng thời và chủ nghĩa khoái lạc đang chiến thắng trong xã hội hiện đại.
ĐGH Gioan Phaolô II đã can thiệp trong thế kỷ như một người có uy quyền và phẩm chất đến nỗi phần lớn những kẻ thù của ngài đều phải chịu thua. Và họ tập thói quen tôn trọng cá nhân ngài nhưng đồng thời tránh xa những lời ngài giảng dậy. Khi phủ hoa lên thân xác ngài, họ hy vọng từ nay cũng chôn luôn một đạo Công Giáo mà sau ngài không còn lý do để nhương bộ sự nghiêm khắc nữa.
Làm như thế là phản bội hương hồn ngài. Một ĐGH can trường, một ĐGH biết nhảy như lực sĩ, không biết mệt, đi không biết bao chuyến máy bay, một ĐGH đau đớn thể xác, còng người xuống, khuôn mặt tê cứng, bàn tay run rẩy, ngài không khoe mình như thế để mong được người đời ca tụng. Ngài tự hiến cho chúng ta xem cảnh tượng như thế để qua ngài, thời đại của chúng ta tìm lại được con đường của niềm tin. Ngài biết những lời phán đoán của con người thì phù du. Ngài chẳng quan tâm xem bao người tôn kính ngài. Ngài muốn làm kẻ mang tin của một chân lý vẫn mãi ngời sáng sau khi mọi sự đã qua. Chẳng có gì trước mắt ngài vô ích hơn là những lời ca tụng của những kẻ đạo đức giả đang tính toán thành hơn thiệt điều là tâm hồn và nguyên tắc trong đời sống của ngài.
(1) Bài tựa đầu của tập đặc san của nhật báo Pháp Le Figaro, ấn hành ngày 4/4/2005 với tựa đề « Jean-Paul II, la légende d’une vie, les grandes heures d’un pontificat ».
Lang Biang dịch