• Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo - Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt Và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
      • Mùa Thường Niên
      • Mùa Vọng – Giáng Sinh
      • Mùa Chay – Phục Sinh
      • Lễ Ngoại Lịch
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
      • Năm A
      • Năm B
      • Năm C
      • Lễ Chung
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
      • Kinh Nguyện
      • Nghi Thức
    • Giờ Kinh Phụng Vụ
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Thông Báo
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Giáo Hội Hoàn Vũ
      • Đức Thánh Cha
      • Công Đồng Chung
      • Thượng Hội Đồng Giám Mục
      • Các Bộ Giáo Triều
      • Tài Liệu Khác Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
      • Thư Chung
      • Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục
      • Thư Mục Vụ Của Hội Đồng Giám Mục
      • Tài Liệu Khác HĐGM
    • Văn Kiện Giáo Phận
      • Thư Mục Vụ
      • Sắc Lệnh Và Quy Chế
      • Thường Huấn Linh Mục
      • Tĩnh Tâm Linh Mục
      • Tài Liệu Khác Giáo Phận
    • Kinh Thánh
      • Chia Sẻ Lời Chúa
      • Tìm Hiểu Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Mục Vụ
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Giáo Phụ
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Chầu Thánh Thể
    • Giáo Lý
    • Nhạc Thánh Ca
    • Giới Thiệu Giáo Xứ
    • Thắng Cảnh Tôn Giáo
    • Video Sinh Hoạt
   
Không Có Kết Quả
Xem Tất Cả
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo - Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt Và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
      • Mùa Thường Niên
      • Mùa Vọng – Giáng Sinh
      • Mùa Chay – Phục Sinh
      • Lễ Ngoại Lịch
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
      • Năm A
      • Năm B
      • Năm C
      • Lễ Chung
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
      • Kinh Nguyện
      • Nghi Thức
    • Giờ Kinh Phụng Vụ
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Thông Báo
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Giáo Hội Hoàn Vũ
      • Đức Thánh Cha
      • Công Đồng Chung
      • Thượng Hội Đồng Giám Mục
      • Các Bộ Giáo Triều
      • Tài Liệu Khác Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
      • Thư Chung
      • Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục
      • Thư Mục Vụ Của Hội Đồng Giám Mục
      • Tài Liệu Khác HĐGM
    • Văn Kiện Giáo Phận
      • Thư Mục Vụ
      • Sắc Lệnh Và Quy Chế
      • Thường Huấn Linh Mục
      • Tĩnh Tâm Linh Mục
      • Tài Liệu Khác Giáo Phận
    • Kinh Thánh
      • Chia Sẻ Lời Chúa
      • Tìm Hiểu Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Mục Vụ
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Giáo Phụ
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Chầu Thánh Thể
    • Giáo Lý
    • Nhạc Thánh Ca
    • Giới Thiệu Giáo Xứ
    • Thắng Cảnh Tôn Giáo
    • Video Sinh Hoạt
Giáo Phận Đà Lạt
   
No Result
View All Result

Một Lý Giải Cho Hiện Tượng Trừ Quỷ

Ngày Đăng: 03/01/2023
Trong Tham Khảo

MỘT LÝ GIẢI CHO HIỆN TƯỢNG TRỪ QUỶ

LỜI MỞ ĐẦU :

Chúng tôi muốn giãi bày ý kiến biện phân về một hiện tượng xảy ra trong giáo phận, tuy cũng đã lâu, nhưng gần đây lại được phổ biến rộng rãi, qua những video clip mà “Nhóm Trừ Quỷ Bảo Lộc”đã đưa lên mạng internet, mang tính thách thức quyền bính giáo hội, dù có vô tình. Chúng tôi tin vào sự đơn sơ trung thực, thiện tâm và nhiệt tình nhà Chúa “hun đốt” nhóm anh chị em này.

Đáng lẽ, đây nên là những trao đổi nội bộ qua những thư tín riêng tư cho anh chị em trong nhóm Trừ Quỷ Bảo Lộc. Nhưng vì mạng thông tin internet đã phát tán rộng việc này, nên hay nhất, là lại phải dùng truyền thông internet để nêu tiếng nói đa chiều cho những ai đã xem video clip của nhóm Trừ Quỷ Bảo Lộc.

Đây không phải là những “phản biện” mang tính cách đối chất phe nhóm mà chỉ là những “cảnh giác”, những “bổ sung” thiếu sót, mà chúng ta ai cũng có thể thiếu, trên con đường lữ thứ trần gian để nên thánh theo lời mời gọi của Chúa cho mọi người:“ Các con hãy trở nên hoàn thiện như Cha các con trên trời là Đấng hoàn thiện”. ( Mt 5, 48 )

Đường chúng ta đi là con đường hy vọng của đức tin. Chúng ta chỉ nắm chắc chân lý một khi đã hoàn tất và đi tới cùng đích cuối đường.

Thực hay giả là cái mà ta phải luôn phân định trong khiêm tốn vì thân phận bất toàn con người. Ta vẫn thường cầu xin mỗi khi bước vào buổi cầu nguyện: ”Cầu xin Chúa Thánh thần, Người ban cho trí lòng con, hơn biết khôn ngoan tìm theo chân lý…” Chúa Thánh Thần chính là thần chân lý soi sáng cho ta biết những việc phải làm, phân định chính tà.

1-  TRƯỜNG SINH NHÂN ĐIỆN CÓ PHẢI LÀ MỘT GIÁO PHÁI ?

1.1- Y học hay vỏ bọc tôn giáo .

Dù có phủ nhận hay không, thì  Nhóm Trừ Quỷ Bảo Lộc rõ ràng là học viên phái Trường Sinh Nhân Điện, hay đại loại như thế.

Cha Truyền, từ khởi đầu đã áp dụng phương pháp y khoa này để truyền nhân điện, trị bệnh cho mình và sau đó cho người. Điều cần thiết để thành “học viên” phái này, là khai mở luân xa và cha Truyền đã làm điều đó, ( video clip 21).  

Theo phái này thì huyệt bách hội, vị trí trên đỉnh đầu, là luân xa số 7. Luân xa này quan trọng nhất trong các luân xa, và chỉ được khai mở khi học viên đã có kiến thức và đời sống tu luyện cao cấp. Theo họ, luân xa này là cửa ngõ vào ra của các thực thể tâm linh. (Ta không biết thực hư nên không có ý kiến). Nếu đúng như vậy, thì phải xem lại việc đặt tay mà ta thấy trong các clip trừ quỷ.

Cha Truyền chối bỏ Trường Sinh Nhân Điện như một giáo phái dùng để trừ tà, khi đấng bản quyền ngăn cấm không cho ngài liên lạc với nhóm này nữa. Sau đó thì ngài vẫn cứ gặp gỡ với nhóm này và nói với họ: không nên gọi là trừ quỷ nữa mà là chữa bệnh bằng nhân điện .

Trong video clip số 109 mới đây. Cha Truyển có kể chuyện, nhờ đặt tay cầu nguyện mà từ Việt Nam, một máy tính bị đứng khựng ở Mỹ ( không phải là thần giao cách cảm) được sửa chữa hoạt động lại bình thường.

Cũng như Trường Sinh Nhân Điện nói dùng nhân điện để bón phân cho cây cối tươi tốt và sẽ dùng năng lượng vô tận của vũ trụ để phục vụ cho sinh hoạt con người. Có phải là hoang tưởng không? Bây giờ thì ta không biết…

Trường sinh nhân điện hiện nay có phải là một ngành y học bổ sung có giá trị khoa học không?  Đó là điều nhiều người đang bàn cãi. Ngay ở trong nước và ở nước ngoài, dường như chưa ai khẳng định được điều gì. Giới y khoa khuyên nên coi Trường Sinh Nhân Điện chỉ là một liệu pháp tâm lý mà thôi.

Đứng về phương diện tôn giáo, niềm tin vào một thế giới siêu hình, thì phải khẳng định: Trường Sinh Nhân Điện là một học thuyết mang tính tôn giáo của một giáo phái. Tuy rằng nó chỉ là một mớ mơ hồ hỗn độn, không hệ thống của cái gọi là đời sống tâm linh con người.

Chỉ khi người đứng đầu phái này lộ rõ tư tưởng là một giáo chủ truyền đạo thì người ta mới nghi ngờ. Thầy Lương Minh Đáng có nói rằng: với những việc lớn lao thì ta nên cầu nguyện với Trời Phật. Còn những chuyện nhỏ thì nên cầu nguyện với thầy, linh hồn thầy sẽ đến ngay để trợ giúp người ấy… Nhân Điện có phải là một giáo phái thực thụ hay không?

Trở lại vấn đề: “Nhóm Trừ Quỷ Bảo Lộc” có xác tín mình đang áp dụng phương pháp trị bệnh y khoa nhân điện hay không? Tôi nghĩ là nhóm đang có một ngộ nhận nào đó…

Qua các video clip và các phát biểu, thì rõ ràng nhóm này đang thực hiện một cách toàn vẹn các cách thức cũng như tôn chỉ của trường phái Nhân Điện và cha Truyền cũng đã xác nhận nhóm này dùng phương pháp nhân điện, khi bị giám mục quở trách là tà giáo.

Chỉ khác một điều: thay vì đuổi tà ma là những oan hồn con người đã chết như thầy Lương Minh Đáng nghĩ, thì lại là đuổi quỷ hoả ngục nhập vào bệnh nhân theo quan niệm của những người này, vốn là những tín hữu Công Giáo. Họ vô tư đem những dẫn trích kinh thánh Tân Cựu Ước để biện minh cho việc đuổi quỷ thời nay, rất hay.

1.2- Đối thoại liên tôn

Giáo Hội, sau Công Đồng ll, đã cởi mở và đánh giá lại một quan niệm cục bộ lỗi thời trước đó  cho rằng: ngoài giáo hội thì không có ơn cứu độ.

Tôi đã được xem một video clip kể chuyện: trong một buổi triều yết, Đức Thánh Cha Phan Xi Cô đã trả lời cho một em bé, khi em hỏi Ngài có nên cầu nguyện cho bố của em, vừa mới chết. Ông là một người tốt nhưng lại vô thần, không tin ở Chúa. Đức Thánh Cha đã trả lời cho em: cha tin Chúa sẽ không bỏ rơi những người tốt.

Các thiền sư, các vị tu hành và rất nhiều người đạo hạnh các tôn giáo khác cũng thế. Họ quên mình, yêu thương tha thứ; họ sống nhiệm nhặt, tự chế, khiêm hạ quên mình; họ cầu nguyện với Đấng Cao Cả bằng đời sống kết hiệp sâu xa và đã thực hiện giới răn từ bi bác ái của Chúa rất mẫu mực. Họ đã làm được rất nhiều phép lạ “chuyển núi, dời sông”. Tôi không nghi ngờ chuyện ấy.

Chúa Giêsu, một lần, đã trả lời các môn đệ, khi các ông thấy “phe” khác chữa bệnh và trừ quỷ:“ Lạy thầy, chúng con thấy có kẻ nhân danh Thầy mà trừ quỷ, kẻ đó không theo ta, và chúng con đã ngăn cấm y”. Nhưng Chúa Giêsu phán:” Đừng ngăn cấm họ, vì chẳng ai có thể nhân danh thầy mà làm phép lạ, rồi liền đó lại nói xấu Thầy. Ai chẳng chống đối các con là ủng hộ các con” ( Mc 9, 37-39).

2-  CHÚA KITÔ, TRUNG TÂM ĐỜI SỐNG KI TÔ HỮU

Chúng ta là Kitô hữu, nghĩa là thuộc về, mang trong mình, tuân theo và áp dụng mọi lời giáo huấn Chúa Giê Su.

Người tín hữu Chúa Kitô không những là “đồng hình, đồng dạng” với Chúa, mà chính Chúa Kitô là sức sống, nguồn sinh lực cho mọi hoạt động. Thánh Phao Lô nói: “ Tôi sống không  còn là tôi sống, nhưng là Chúa Kitô sống trong tôi” ( Gl 2, 20). Như thế, từ suy nghĩ, lời nói, hành động, mục đích của mỗi người tín hữu, phải phù hợp và xuất phát từ sự sống thần linh ấy.

Trong phúc âm Mát Thêu, Chúa Giêsu phán:” Mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được ban cho thầy”( Mt 28, 16-20) .

Thánh kinh nói rất rõ vai trò trung tâm Chúa Giêsu trong chương trình cứu độ loài người. Thánh Phaolô viết trong thư gởi tín hữu Do Thái:” Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ trụ.” ( Dt 1, 1-2 )

Chúa Giê Su cũng mặc khải cho ta biết:” Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy.” (Ga 14, 6 ).

Giáo Hội Chúa luôn tuyên xưng đức tin: Chúa Kitô là trung tâm mọi ân sủng và ơn cứu độ độc nhất. Thánh Phaolô coi Chúa Kitô là tất cả cuộc sống:”Tôi coi mọi thứ như cỏ rác, khi có Đức Kitô”( Pl 3, 8).

Thật vậy, trên trời dưới đất và trong hoả ngục chỉ có danh thánh Chúa Ki tô: ”Một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu” ( Pl 2, 9 ) .

Thư thứ nhất của thánh Gioan dặn dò các tín hữu :” Anh em thân mến, anh em đừng cứ thần khí nào cũng tin, nhưng hãy cân nhắc các thần khí xem có phải bởi Thiên Chúa hay không, vì đã có nhiều ngôn sứ giả lan tràn khắp thế gian.

Căn cứ vào điều này, anh em nhận ra thần khí của Thiên Chúa: thần khí nào tuyên xưng Đức Giêsu Kitô là Đấng đã đến và trở nên người phàm, thì thần khí ấy bởi Thiên Chúa; còn thần khí nào không tuyên xưng Đức Giêsu thì không bởi Thiên Chúa; đó là thần khí của phản Kitô.

Anh em đã nghe nói là nó đang tới, và hiện nay nó ở trong thế gian rồi…” ( 1 Ga 4, 7).

Như vậy: mọi quyền lực thực sự trừ ma, đuổi quỷ không ở một nơi nào khác ngoài danh thánh Chúa Ki Tô.

3-  GIÁO HỘI LÀ THÂN THỂ CHÚA KI TÔ, ĐỨC MARIA LÀ MẸ GIÁO HỘI

Chúa Giêsu thành lập giáo hội và Giáo Hội là thân thể Ngài.

Sách Công Vụ Tông Đồ :” Sa-un, Sa-un, tại sao ngươi bắt bớ ta?” ( Cv 9, 4). Chúa Giêsu đã khẳng định với thánh Phaolô trước khi trở lại: giáo đoàn mà ông đang lùng bắt chính là Ngài, là thân thể Ngài.

3.1- Giáo hội thực quyền và thẩm quyền.

Vai trò của giáo hội là tiếp tục sứ mạng Chúa Giê Su :” Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa cha, chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy họ tuân giữ mọi điều thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28, 19).  

Giáo hội có thực quyền được Chúa Giêsu giao phó: “Anh là Phêrô, nghĩa là tảng đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ giao cho anh chìa khoá nước trời…” (Mt 16,  18-19).

Một giáo hội có thẩm quyền thực sự :” Dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy”( Mt16, 19).

Vận mệnh của con người phải do con người định đoạt, Thiên Chúa giúp sức, Ngài không làm thay. Ý chí và tự do của con người được Chúa tôn trọng, vì thế không lạ gì trong lịch sử, ta thấy nhiều sai sót xảy ra trong giáo hội do con người vận hành.

Giáo hội không sáng tạo ra những chân lý mới mà chỉ :” Dạy họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho anh em” ( Mt 28, 20).

Chúng ta tin Chúa Giêsu luôn hiện diện với Giáo Hội như Ngài đã nói:” Thầy không để cho anh em mồ côi”( Ga 14, 18) “ Và đây, thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”  ( Mt 28, 19-20).

Ngoài ra,  Giáo Hội còn được tác động và hướng dẫn của Chúa Thánh Thần:” Đấng bảo trợ  là Thánh Thần, Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em” (Ga 14, 26)

3.2– Đức Maria là mẹ Chúa Giêsu và mẹ của Giáo Hội.

Vương quyền Đức Maria bao trùm mọi nơi và cả hoả ngục, sào huyệt satan .

Thiên Chúa phán với con rắn, sau khi nguyên tổ phạm tội:” Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người nữ, giữa dòng dõi mi và dòng dõi người ấy. Người sẽ đạp đầu mi, còn mi thì rình cắn gót chân Người”( St 3: 15), nói lên quyền uy của Đức Mẹ trên ma quỷ.

Hãy cầu nguyện tha thiết với Mẹ, mỗi khi bị ma quỷ cám dỗ, hoành hành.

4-  ĐẠO ĐỨC THEO LÝ TRÍ

Đức tin là những chân lý mặc khải. Sở dĩ vì lý trí con người bị giới hạn trong không và thời gian, không thể biết được đời sống thần linh, nếu không ai ở thế giới này tỏ lộ cho.

Thánh kinh Cựu Ước và Chúa Giêsu, Ngôi Lời Thiên Chúa của Tân Ước đã mặc khải cho ta biết đời sống thần linh ấy. Chúa Giêsu nói:” Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống”( Ga 3, 13).  Chỗ khác Ngài cũng nói :” Không ai biết được Chúa Cha, ngoài Chúa Con”( Lc 10, 22)

Đức tin vượt trên lý trí. Tuy thế đức tin không nghịch với lý trí vì cùng phát xuất từ Chân Lý tối thượng là Thượng Đế.

Lý trí mà Chúa ban riêng con người, tuy rất giới hạn, là một trong những con đường dẫn đến chân lý, soi sáng cho hành động.

Theo tôi nghĩ, và cũng chỉ là một quan điểm thì:

·   Cầu nguyện:

Là hiệp thông tâm trí, tâm hồn với Đấng mà ta đối diện.

Trước Đấng vô hình, toàn năng toàn trí, thì kết hiệp với Ngài bằng suy nghĩ tư tưởng, sự ngưỡng mộ, lòng yêu mến biết ơn; bằng thái độ tử tế, đời sống đạo hạnh “đẹp lòng Ngài”, hơn là lời nói gió bay: “ Dân này chỉ thờ ta bằng môi, bằng miệng” ( Mc 7, 6)

Các thánh tổ phụ trong Cựu Ước đều như thế cả. Ta hay nghe thánh kinh lặp đi lặp lại cụm từ “Thiên Chúa hài lòng với…vì…sống đẹp lòng Ngài”.

Không phủ nhận giá trị của lời kinh tiếng hát khi nó có tác dụng nâng tâm hồn lên với Chúa, cất tiếng ngợi khen, chúc tụng Ngài. Ngoài ý nghĩa đó ra, thì tôi đồng ý với một vị sư Phật Giáo: lời kinh kệ chỉ đem đến cho ta một khoảnh khắc an bình cho tâm lý. Nó không phải là câu thần chú.

·   Ăn chay, hãm mình:

Ăn chay không có nghĩa là bạc đãi thân xác. Thân xác luôn theo quy luật của bản năng sinh tồn, tinh thần thì không trong quy luật đó: “Tinh thần thì mau lẹ, thân xác lại nặng nề” (Mt  26, 41 ). Thánh Phaolô luôn quý trọng thân xác:“ Anh em không biết thân xác anh em là đền thờ Chúa Thánh Thần sao” ( 1 Cr 6, 19) . Không yêu mình thì làm sao nói chuyện yêu người cho được.

Luân lý Công Giáo không cho phép hành hạ thân xác, như phái khắc kỷ cực đoan chủ trương. Là con người trong bậc tiến hoá cao, phải làm chủ bản năng tự nhiên của mình. Chúa Giê Su xuống thế làm người, mặc lấy thân xác như ta, ngoại trừ tội lỗi ( Hr 4, 15).

Tôi nghĩ Thiên Chúa ban cho ta một thân xác vi diệu, với những giác quan cảm nhận tuyệt vời. Ngài cũng hào phóng ban cho ta thiên nhiên vô cùng tươi đẹp và phong phú để thưởng thức.

Việc ăn chay, hãm mình chỉ có ý nghĩa nói lên thân xác phải được kiềm toả và chế ngự, không được thoả mãn vô độ cái bản năng thấp hèn, mất phẩm giá cao quý của nó, như Thánh Phaolô đã khẳng định : “Thiên Chúa đã trả giá đắt mà chuộc lấy anh em” (1 Cr 6, 20).

·   Thánh đường:

Nếu thân xác ta là đền thờ Chúa Thánh Thần, thì chính nơi đây là nơi tôn nghiêm nhất, là thánh đường để ta tôn thờ Thượng Đế. Đã có lần Chúa Giêsu nổi giận với dân buôn, xua đuổi chúng trong đền thờ và nói:” Nhà Ta sẽ là nhà cầu nguyện, thế mà các ngươi đã biến thành sào huyệt của bọn trộm cướp”( Lc 19, 46). Ta tự hỏi: đã bao lần ta làm cho thân thể mình ra ô uế, bất xứng là đền thờ Thiên Chúa.

Cá nhân thờ phượng Chúa trong lòng mình, thì Giáo Hội hữu hình là tập thể giáo hữu cũng phải có chỗ để phụng tự Chúa, đó là giáo đường.   

Thiết nghĩ, thiên nhiên xinh đẹp mà chỉ một bông hoa bé nhỏ đã mỹ miều hơn cả long bào gấm vóc của vua Salomon, thì hà cớ gì Chúa lại ngự xuống trong giáo đường chật hẹp do con người xây nên.

Tuy nhiên như Chúa Giêsu phán “ Ở đâu có hai ba người họp lại vì danh ta, thì có ta ở đó, giữa họ”( Mt 18, 20) Nhà thờ là nơi cộng đoàn giáo xứ họp nhau cử hành phụng vụ thờ phượng Chúa, là nơi cùng nhau dự tiệc thánh, chia sẻ lời Chúa, lãnh nhận ân sủng qua các bí tích. Giáo đường là nơi chốn không thể thiếu trong đời sống  giáo dân.

·   Great reset : cuộc tái khởi động vĩ đại

Bạn có nghe đến cuộc cách mạng mang tên Great Reset chưa ? Là một trào lưu tái cơ cấu lại trật tự xã hội, mang tính toàn cầu mà dịch Covid 19 là cơ hội ngàn vàng để thực hiện. Nó chủ trương định hình lại tương quan xã hội theo quan niệm mới, tận dụng nền khoa học kỹ thuật thông tin tiên tiến phục vụ tự do hưởng thụ, đặc biệt xoá bỏ tư tưởng Kitô giáo, lực cản chính cho đời sống phóng đãng vô luân của chúng.

Nhiều người cho rằng: đây là thời của quỷ vương mà Chúa đã để chúng “sổng chuồng” như sách Khải Huyền đã nói. Chúng được phép ra mặt chống phá Giáo Hội: nội công ngoại kích, mà ta thấy hình như đang xảy ra trong thế giới hôm nay.

Thánh Phaolô trong thư thứ 2 gởi tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca cảnh báo:” Tên đối thủ tôn mình lên trên tất cả những gì được gọi là thần và được sùng bái, thậm chí nó còn ngồi trong đền thờ Thiên Chúa và tự xưng là Thiên Chúa…Còn việc tên gian ác xuất hiện là do tác động của satan, có kèm theo đủ thứ phép mầu, dấu lạ, điềm thiêng và đủ mọi mưu gian chước dối, nhằm hại những kẻ phải hư mất”. ( 2 Tx 2, 4-10).

Vậy ta hãy tỉnh thức và cầu nguyện vì “không biết ngày nào giờ nào”.

LỜI KẾT :

Khi tôi viểt những  dòng này, thì nhìn ra ngoài ngõ trong xóm, bọn trẻ đang tụ tập nô đùa, chơi lễ hội halloween, đi xin kẹo. Chúng hoá trang thành những bộ xương người di động, những con ma tóc xoã trắng xoá và những con khủng long to lớn, nhe răng đe doạ. Nhìn mà kinh khiếp; chúng tỏ vẻ thích thú khi doạ nạt người khác.

Tôi trộm nghĩ: những con quỷ này ngu thiệt. Cứ chường mặt, quằn quại, phùng mang trợn mắt, thì thiên hạ cạch mặt, nào ai còn dám phạm tội nữa. Chi bằng cứ giả mù sa mưa, hư hư thực thực. Cứ là những cô yêu tinh nõn nà, tổ chức tiệc tùng ê hề rượu thịt, say luý tuý, truy hoan, đam mê lạc thú, phá thai hàng năm cả vài chục triệu sinh linh: nhân danh quyền tự do mỹ miều của phụ nữ. Có phải là hiệu quả hơn không.

Tôi lại nghĩ rằng: Thượng Đế đã cho con người tự do, tự do đến dám tranh cãi cả với Ngài. Há Ngài lại muốn tỏ mình rõ ràng cho con người, như cuộc biến hình trên núi Tabor với 3 môn đệ, thì ai cũng lên núi đi tu cả, tự do trách nhiệm phỏng còn ý nghĩa gì.

Tác giả: Tiếng Sa Mạc

ShareTweet

Bài Viết Cùng Chuyên Mục

Trang Chủ

LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA CHÚA: KHOA SƯ PHẠM THẦN LINH

NĂM THÁNH TRONG BỆNH TẬT

NĂM THÁNH TRONG BỆNH TẬT

TẬT XẤU CỦA THỜI ĐẠI KỸ TRỊ

TẬT XẤU CỦA THỜI ĐẠI KỸ TRỊ

THIÊN CHÚA TẠO DỰNG NGƯỜI NỮ THEO TRÌNH THUẬT SÁNG THẾ

THIÊN CHÚA TẠO DỰNG NGƯỜI NỮ THEO TRÌNH THUẬT SÁNG THẾ

NHỮNG VĂN KIỆN TÒA THÁNH VỀ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN

NHỮNG VĂN KIỆN TÒA THÁNH VỀ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN

CÁC VẠ GIÁO LUẬT, SỰ BẤT HỢP LUẬT VÀ NGĂN TRỞ – NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý DÀNH CHO LINH MỤC GIẢI TỘI

CÁC VẠ GIÁO LUẬT, SỰ BẤT HỢP LUẬT VÀ NGĂN TRỞ – NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý DÀNH CHO LINH MỤC GIẢI TỘI

Bài Viết Mới

HIỆP HÀNH & TRUYỀN THÔNG TRONG KỶ NGUYÊN AI – ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC GIUSE NGUYỄN NĂNG

HIỆP HÀNH & TRUYỀN THÔNG TRONG KỶ NGUYÊN AI – ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC GIUSE NGUYỄN NĂNG

Giáo Sở Don Bosco Đà Lạt: 52 Thiếu Nhi Và Tân Tòng Lãnh Nhận Bí Tích Thêm Sức

Giáo Sở Don Bosco Đà Lạt: 52 Thiếu Nhi Và Tân Tòng Lãnh Nhận Bí Tích Thêm Sức

Ban Truyền Thông Giáo Hạt Đơn Dương: Họp Mặt Và Hành Hương Năm Thánh 2025

Ban Truyền Thông Giáo Hạt Đơn Dương: Họp Mặt Và Hành Hương Năm Thánh 2025

Giáo Xứ Chính Toà Đà Lạt: Thánh lễ tổng kết năm học Giáo lý 2024 – 2025

Giáo Xứ Chính Toà Đà Lạt: Thánh lễ tổng kết năm học Giáo lý 2024 – 2025

Suy Niệm Lời Chúa – Thứ Hai Tuần V Phục Sinh.

Suy Niệm Lời Chúa – Thứ Hai Tuần V Phục Sinh.

Thánh Lễ Tuyên Hứa Và Nhận Sứ Vụ Của Hội Đồng Giáo Xứ Nam Phương (Bảo Lộc) Nhiệm Kỳ 2025 – 2029

Thánh Lễ Tuyên Hứa Và Nhận Sứ Vụ Của Hội Đồng Giáo Xứ Nam Phương (Bảo Lộc) Nhiệm Kỳ 2025 – 2029

Giáo Phận Đà Lạt

Thông Tin Liên Hệ
VĂN PHÒNG TRUYỀN THÔNG GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT
– Địa chỉ: 09 Nguyễn Thái Học – Tp. Đà Lạt – Lâm Đồng – Việt Nam
– Điện thoại: 0918.525.019
– Email: giaophandalat1960@gmail.com

  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo – Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Giáo Hạt và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Thông Báo
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
    • Văn Kiện Giáo Phận
    • Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Giới Thiệu Giáo Xứ

© Giáo Phận Đà Lạt - Ban Truyền Thông

  • Trang Chủ
  • Thông Báo
  • Tin Tức Giáo Phận
  • Báo Lỗi