Bí Tích Hôn Phối
(Phần 2)
Vũ Hồng
“Sự gì Thiên Chúa kết hợp người ta chớ có phân ly”. (Mt 19:6)
Bí tích Hôn Phối
Bí tích là một sự kết hợp giữa Thiên Chúa và loài người, nói rõ hơn, giữa Chúa Giêsu và người chịu Bítích.
Lời Chúa Giêsu hứa với hội thánh qua các tông đồ khi về trời: “Thầy sẽ ở với các con mọi ngày cho đến tận thế”, hôm nay đã nên trọn nhờ Bí tích. Vậy có thể nói: Bí tích là sự ở lại của Chúa Kitô Giêsu với hội thánh và trong từng tín hữu.
Sự kết hợp linh thiêng và thắm thiết này khởi đầu bằng Bí tích Rửa Tội. Qua Bí tích đó tín hữu được trở nên thân mình của Chúa Giêsu, rồi sau mới có khả năng lãnh nhận hồng ân Bí tích khác.
Bí tích Hôn phối là sự “Thiên Chúa kết hợp.” Việc kết hợp thánh thiêng này là Chúa Giêsu làm cho hai người nam nữ trong hôn nhân nên một với nhau và với Ngài, bằng tình yêu của Trái Tim chảy máu nơi Thập giá. Thần Khí Chúa Giêsu phục sinh sẽ bảo vệ tình yêu của hai người trước sự tội và sự dữ, để họ sống hạnh phúc với nhau mọi ngày đời, không thể phân ly. Tình yêu ấy mạnh đến độ dù mẹ chồng nàng dâu, dù phong tục tập quán, dù giặc giã tù đầy, dù đau khổ bệnh tật, cũng không thể làm cho họ phân ra. Mà cho dù họ có bị những bạo lực bắt buộc phải chia cách, họ vẫn là vợ chồng gắn bó thủy chung với nhau ở trong Chúa suốt đời. (Rm 8: 35-38).
“Sự gì Thiên Chúa kết hợp người ta chớ có phân ly.” Câu này không chỉ cắt nghĩa đơn giản theo luật buộc đôi nam nữ đã lấy nhau thì phải sống chung suốt đời, nếu bỏ nhau thì có tội trọng. Như vậy là đã cột hai người với nhau chung một cái còng, còn gì là hạnh phúc hôn nhân gia đình? Không phải như thế, vì Ðức Giêsu nói: “Ách của Ta thì êm ái, gánh của Ta lại nhẹ nhàng.”
Sự “Chúa kết hợp người đời không được phân ly”, là lời khuyến cáo 2 vợ chồng cũng như cha mẹ của hai bên.
Về phía bậc làm cha mẹ, vì Chúa đã kết hợp con cái họ nên vợ chồng bằng một tình yêu tự do, có ý thức, và chân thành. Cha mẹ họ hàng phải bồi đắp và câù nguyện cho con cái mình, đừng có làm trở ngại cuộc hôn nhân của họ. Xúc siểm, đun đẩy cho vợ chồng bất hoà chia rẽ nhau. Tội này nặng lắm.
Còn về phía hai vợ chồng lúc đã nên một với nhau qua Bitích, thì đã thành xương thịt của nhau trong một thân mình (Kn 2: 23), thì phải để Chúa Kitô làm chủ, điều khiển cuộc sống hai người hồn cũng như xác: Từ cuộc sống gối chăn, đến cuộc sống đời thường. Từ công ăn việc làm, đến sinh dưỡng con cái v.v. Gặp khó khăn thì để Chúa Giêsu giải quyết bằng kiên trì cầu nguyện và Bitích, rồi cứ yên tâm bỏ ngỏ cho Ngài. Hai người cứ ở lại trong Chúa, thì hạnh phúc tươi vui. Nều bên nào, phần thịt xương nào tự ý phân ra, thì bên ấy, phần ấy sẽ chết, giống cành nho rời khỏi cây nho, sẽ héo khô đi thành củi.
Bởi vì khi hai người kết hợp nhau bằng Bí tích hôn nhân, thì Chúa Giêsu sẽ xin Cha cho họ được nên một với nhau trong thân mình của Ngài: “Ðể tất cả chúng nên một, cũng như lạy Cha, Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, ngõ hầu chúng ở trong chúng ta.” (xem Yn 17: 21 & Ep 5: 32).Cùng lúc ấy , cả hai được Thiên Chúa ban một tình yêu mạnh hơn sự chết ấy, nên họ có đủ sức mạnh chống trả tội lỗi, và vượt qua những gian nan thử thách như bệnh hoạn, đói nghèo, tuổi tác, để sẽ yêu nhau cho đến hết đời.
Từ chân lý này, mà hội thánh rất ngại làm phép chuẩn cho những đôi Nữ hoặc Nam đã chịu phép Rửa kết hôn với Nữ hoặc Nam chưa chịu phép Rửa. Vì cho dù họ có được phép chuẩn, thì chỉ một người đã Rửa tội được thông chia sự sống hạnh phúc của Chúa, người kia, vì chưa là thân mình của Chúa Giêsu, nên không nhận được, cuộc đời hôn phối sẽ gặp nhiều khó khăn về mặt tâm linh. Nhất là khi đã có con cái, cuộc sống vợ chồng rất dễ xảy ra: Ðồng Sàng Dị Mộng.
Và mặt khác nữa, hội thánh khi nhìn ra có những đôi hôn nhân công giáo, tuy đã chịu Bí tích nhưng trước mặt Chúa, sự thật đã không được Ngài liên kết họ với nhau, nên họ vẫn không là một thân mình với nhau trong Chúa Kitô, mà chỉ là sự kết hợp theo xác thịt. Những đôi này, hội thánh có thể giải hôn ước bítích cho họ.
Bí tich và Hội thánh
Chính vì như đã nói trên, trong sứ mạng làm Mẹ và làm Thầy, đối với con cái mình đang sống giữa trần gian, Hội thánh đã ra những luật lệ cụ thể như kim chỉ nam, để chỉ dẫn cho những đôi nam nữ sắp hoặc đã bước vào cuộc sống hôn nhân, nhờ đó họ có thể biết thế nào là một hôn nhân thành hay không thành Bí tích.
Xin ghi một ít điều khoản của luật hôn phối, trích trong bộ giáo luật Codex Juris Canonici, (Code of Canon Law) gồm 1752 điều.
I – Hôn nhân là một khế ước
Trong Kitô Giáo, Bítích hôn nhân và Khế ước hôn nhân chỉ là một (1055,2). Qua khế ước này, hai người nam nữ có quyền trên thân xác nhau. (1057,2). Do đó, cũng đòi hỏi một số điều kiện như sau:
- Hiểu biết và có chủ ý: Mỗi bên phải có sự hiểu biết tương đối đủ về hôn nhân, Maturity (1095-96). Không có sự nhầm lẫn về đối tượng, hoặc bị gạt gẫm. (1097-98). Người điên, người đang say sưa, không thể ký hôn ước.
- Tự do: Hai người không bị áp lực nào từ bên ngoài, và bất chính. (1103). Cưới cho vui lòng Mẹ.
- Hỗ tương: Nghĩa là song phương, cả hai bên cùng ưng thuận. Chỉ cần một bên không ưng thuận hoặc giả vờ ưng thuận, thì hôn ước vô hiệu. (1101-2).
- Tỏ ra bên ngoài: Phải bộc lộ ra bên ngoài dưới bất cứ một hình thức nào. Thường là nói. Ðể người ta có thể nhận ra được; vì đây là một Bítích. (1104,2).
- Tuyệt đối: Không được đặt một điều kiện nào cho hôn nhân. Nếu đặt điều kiện ngược lại với mục đích hoặc ngược với đặc tính của hôn nhân thì hôn ước vô hiệu. (1102). Ví dụ, lấy nhau với điều kiện không sinh con, (không thành). Lấy tôi, nếu không tôi sẽ có biện pháp trả thù đốt nhà, đào mộ v.v.(không thành.)
Hôn nhân đã là một khế ước, thì cần được bảo vệ khế ước ấy bằng luật pháp. Giáo luật đã dành 111 khoản cho hôn nhân (1055-1165), và 37 khoản liên quan đến tố tụng hôn nhân. (1671-1707).
Vì là luật của Hội thánh nên chỉ bắt buộc và có giá trị đối với các tín hữu, những người đã chịu Bítích Rửa tội. Chính vì lẽ ấy, nên trong nghi thức hôn phối khi hai người nam nữ làm Bítích cho nhau, phải cử hành chính thức trước mặt vị đại diện hội thánh, cùng với 2 người làm chứng.
Hội thánh đã có những qui định rõ rệt về thành sự, hay vô hiệu của Hôn nhân, có nghĩa là, những gì thuộc về luật Chúa, hội thánh không có quyền thay đổi hoặc miễn chuẩn. Những gì do hội thánh quy định thì hội thánh có quyền miễn chuẩn.
III – Những điều làm vô hiệu hôn ước
- Về tuổi- Bên nam phải đủ 16 tuổi, bên nữ phải đủ 14 tuổi, tuy nhiên tuổi hợp pháp thường ấn định lớn hơn. (1083,2). Dân luật VN ấn định nam 20 tuổi, nữ 18 tuổi.
- Huyết tộc- Trong trực hệ, tuyệt đối cấm. Trong bàng hệ, hôn phối vô hiệu đến cấp thứ tư. Chi tiết xin hỏi các linh mục.
- Thích tộc- (Họ do việc kết hôn), theo trực hệ thì ở cấp nào cũng tiêu hủy hôn phối. Về bàng hệ, giáoluật không cấm, xem ra còn khuyến khích để bảo vệ những đứa con nếu có.
- Tội ác- Kẻ giết vợ hoặc chồng của một người, để lấy người ấy, hoặc giết chính vợ hoặc chồng mình để lấy người khác, hoặccả hai đồng tình giết người hôn phối của mình để lấy nhau. Hôn phối không thành.
- Dị giáo- Hôn phối giữa một người đã Rửa tội và một người không được Rửa tội.
- Thanh danh- (Công, hạnh, liêm sỉ.); Giữa hai người đã từng chung sống với nhau một cách công khai như vợ chồng, (chưa cần hôn phối hôn thú phần đời hay không, chẳng thành vấn đề), nay lại muốn lấy con riêng của vợ hay chồngmình, tức là trực hệ cấp một, không thành hôn phối.
- Bất lực- Khi một trong hai người (nam/nữ) bất lực, không thể giao hợp được, (chứ không phải không thể sinh con), việc này có trước khi kết hôn và mang tính vĩnh viễn thì không thành. Nhưng xảy đến sau kết hôn, thì vẫn thành sự (1084).
- Hôn phối, Hôn hệ- Khi vợ hay chồng còn sống, (dù chưa hoàn hợp), mà hôn phối cũ chưa đoạn tiêu, thì tái hôn bất thành.
- Thánh Chức- Khi một người đã chịu thánh chức, kết hôn vô hiệu.
- Lời khấn- Kẻ tu dòng đã công khai khấn giữ khiết tịnh trọn đời. Kết hôn vô hiệu.
- Ðoạt nữ – Dùng vũ lực bắt cóc người nữ, giam giữ bắt ép kết hôn, thì không thành. Nếu khi người nữ được thả ra, có an ninh, có tự do rồi, tự ý lựa chọn sau đó, thì hôn nhân thành. (1089).
- Dưỡng hệ- Người thânthuộc do dưỡng hệ, được pháp luật nhìn nhận, trong trực hệ hay cấp thứ 2. Ví dụ giữa cha mẹ với con nuôi. Giữa con ruột và con nuôi. Hôn nhân không thành v.v.