1. Trí khôn nảy nở :
-Biết đọc, biết viết.
-Biết suy luận, giải thích các sự việc, nghĩa là biết so sánh, tìm thấy tương quan và tìm ra nguyên nhân.
Ví dụ : Trẻ suy luận : Chúa Giêsu chịu chết trên thánh giá vì yêu thương ta.
-Thích học cái mới, cái lạ.
2. Biết hướng nội :
Tuổi này là thời hướng nội : hướng sự chú ý vào nội giới. Đây là lúc thuận lợi để khơi động đời nội tâm và tập cho trẻ cầu nguyện trong lòng.
3. Lương tâm chớm nở :
– Biết cái hay, cái dở-cái tốt, cái xấu.
– Biết phân biệt phải trái.
– Biết lý do của việc mình làm.
4. Ý thức đến các giá trị :
– Ý thức trách nhiệm của tình thương cha mẹ.
– Ý thức sự tận tụy của thầy cô.
– Ý thức giá trị của tình bạn : tri kỷ và trung tín.
– Biết giữ gìn đồ đạc.
– Thích trật tự ngăn nắp.
5. Gia đình, xã hội :
– Bắt đầu tập sống chung.
– Sống êm ấm với nhau, thích chơi chung với nhau.
6. Trách nhiệm :
– Tinh thần trách nhiệm bắt đầu nảy nở.
– Tuổi này hay đến xin việc và rất vui khi được giao việc.
– Được cha mẹ, thầy cô trao việc cho, trẻ làm rất cẩn thận, nghiêm túc.
Tóm lại : các đức tính tự nhiên bắt đầu nảy nở, thức tỉnh trong lứa tuổi này. Chúng ta có nhiệm vụ làm cho các đức tính ấy lớn lên và trổ sinh, giúp các em thành NGƯỜI và thành CON CHÚA.
Tuổi này quan trọng đến nỗi Chúa nói : “Khốn cho kẻ làm cớ cho người ta vấp ngã ! Thà buộc cối đá lớn vào cổ nó và xô xuống biển còn lợi cho nó hơn là để nó làm cớ cho một trong những kẻ bé nhỏ này vấp ngã. Anh em hãy đề phòng” (Lc 17, 1-3).