LỜI NÓI ĐẦU
I. LÝ DO SOẠN THẢO
1. Tầm quan trọng và vai trò của lời nguyện cho mọi người hay lời nguyện tín hữu.
Trong lời nguyện này, Giáo Hội diễn tả niềm tin vào tín điều các thánh thông công và vào ơn gọi phổ quát của mình (OC 3). Giáo dân thực hiện chức tư tế vương giả của mình cách tuyệt hảo (như trên IGMR 45).
Lời nguyện này như là kết quả của hoạt động Lời Chúa trong tâm hồn người tín hữu và như tột đỉnh của phần phục vụ Lời Chúa xét theo sự tham dự của người tín hữu (OC 4).
Trong Thánh lễ, nó đáp lại Lời Chúa được giải thích và đón nhận (Luân thư về KNTT ngày 27/04/1973 số 16) dưới khía cạnh nào đó, được coi như bản lề của hai phần thánh lễ (OC 4).
2. Ý muốn của Giáo Hội
“Phải tái lập lời nguyện cho mọi người hay lời nguyện giáo dân, sau bài Phúc Âm và bài giảng nhất là trong các Chúa Nhật và Lễ buộc” (SC 53).
In Locis ubi orationis communis seu fidelium usus non habetur, competens auctoritas territorialis decernere petest ut fiat … formulis interium abipss approbatis (IO 56).
Pertinet quidem ad coetus territorialea et, si casus ferat ad Ordinarios locerum, appobare formulos et amplos collectiones intentionum electioni rectorum ecclesiarum parebere (OC 18).
NB. Hiện trạng chỉ có bốn mẫu được chuẩn nhận tại Việt Nam.
3. Giới hạn
Vì yêu cầu thực tiễn, chỉ soạn thảo lời nguyện cho mọi người dùng trong các Chúa Nhật và Lễ trọng cho cả 3 năm A, B, C, sử dụng cho các Thánh lễ chung cho Giáo xứ.
II. NGUYÊN TẮC SOẠN THẢO
1. Nội dung
· Tổng quát : làm sáng tỏ bản chất lời nguyện này là “lời cầu hướng lên Thiên Chúa để xin Người ban những ơn lành phổ quát” (OC 1).
· Nòng cốt của lời cầu nguyện là một vài ý tưởng chủ chốt rút ra từ Lời Chúa và phụng vụ ngày lễ, đôi khi từ mùa phụng vụ và nếu là Lễ trọng kính thánh thì có thể từ hành vi thánh ấy.
· Từng phần :
– dẫn nhập : Dựa vào Lời Chúa hoặc một phẩm tính của Thiên Chúa … liên kết với những ý nguyện tiếp sau ;
– Các ý nguyện theo 4 trục chính được kể ra trong OC 9 và IMGH 46. tuy nhiên, không nêu lên những vấn đề quá cụ thể, hoặc vì quá tế nhị hoặc chỉ xảy ra ở một thời điểm hay một vài địa phương. Vả lại Vị Giám quản thánh đường có quyền được tự do thêm một vài ý nguyện nếu thấy cần thiết, hữu ích và phù hợp với hoàn cảnh, với điều kiện là phải viết ra trước (OC 19 và 20).
– Lời nguyện kết thúc : Xin Thiên Chúa nhận lời cầu, cả ba phần thường liên kết quá chặt chẽ.
2. Hình thức
Cơ cấu :
Tổng quát : Mỗi lễ có một công thức chọn bộ, gồm lời dẫn nhập, các ý nguyện, lời nguyện kết thúc (để tiện dụng ).
Các ý nguyện : Thay đổi theo cả ba hình thức được đề ra trong OC 11, tức oremus pro … ut … oremus … ut … oremus pro … nhiều nhất là các hình thức trực tiếp xin với Chúa : lạy Chúa, xin cho … thông thường chỉ sử dụng một hình thức trong mỗi hình thức.
Mỗi kinh thức gồm 4 ý nguyện theo 4 trục đã nói và cũng theo thứ tự của 4 trục này. Tuy nhiên, có thể tùy nghi thay đổi thứ tự này (x. trả lời của Hội Đồng thực thi Hiến chế về phụng vụ thánh trong DC 1966, tr. 803).
Văn từ :
Câu thường vắn, cả trong lời dẫn nhập, lời nguyện kết thúc lẫn các ý nguyện;
– Sử dụng những từ đơn sơ, thông dụng, tránh những kiểu nói hàm hồ, ít thích họp trong bầu khí đạo đức hoặc đòi phải giải thích, liên tưởng …
Những chữ viết tắt
SC : Công Đồng Chung Vatican II, Hiến chế về Phụng Vụ.
IO : Inter Oecumenici, tức huấn thị thứ nhất để thi hành Hiến chế về phụng vụ thánh, ngày 26/09/1964.
OC : De Oratione Communi seu fidelium. Tài liệu của Hội Đồng thực thi Hiến chế và phụng vụ thánh, ngày 17/04/1966.
IMGR : Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma
Ban Phụng Vụ và Giáo Lý
Giáo Phận Đàlạt