VIỆC GIẢI THÍCH KINH THÁNH TRONG HỘI THÁNH CỦA ỦY BAN KINH THÁNH GIÁO HOÀNG
_Trường Ca_
Đây là bản tóm tắt Văn kiện “Việc giải thích Kinh Thánh trong Hội thánh” do Ủy ban Kinh Thánh Giáo hoàng công bố ngày 15.4.1993, được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II long trọng giới thiệu ngày 23.4.1993. Theo Đức Gioan Phaolô II, ba điểm đặc biệt của Văn kiến này là : tinh thần cởi mở, quân bình và dung hoà và nhấn mạnh đến sự kiện Lời trong Kinh Thánh hiện đang ngỏ với mọi người trong nhân loại, thuộc mọi thời gian và không gian. Bản tóm tắt này của Cha B. Byrne, S.J
Dẫn nhập
A. Hiện trạng của vấn đề
Các văn kiện trước đây: Đức Lê-ô XIII, Providentissimus Deus (18.11.1893); Đức Piô XII, Divino afflante Spiritu (30.9.1943); Ủy ban Kinh Thánh Giáo hoàng; Sancta Mater Ecclesia (21.4.1964); Công đồng Vaticanô II, Hiến chế Tín lý Mặc khải – Dei Verbum.
Đúng vào lúc phương pháp khoa học phổ biến nhất, tức là phương pháp phê bình-lịch sử được ứng dụng một cách tự do trong khoa chú giải, thì chính phương pháp lại trở thành vấn đề. Nó xuất phát trong chính giới chuyên môn, qua việc liên tiếp xuất hiện các phương pháp và các lối tiếp cận (đáng chú ý nhất là lối tiếp cận đồng thời gian, gọi như thể để phân biệt với lối liếp cận xuyên thời gian của phương pháp phê bình lịch sử). Nhưng cũng có những lời bình phẩm của nhiều phần tử là trong các tín hữu, phương pháp phê phán này yếu kém xét về quan điểm đức tin.
B. Mục đích của văn kiện này
Quả là thích hợp khi đáp lại những lời bình phẩm bình, phàn nàn, những hy vọng và những mong chờ khi đánh giá các khả năng được khai mở nhờ những phương pháp và những lối tiếp cận mới và, sau cùng, cố gắng xác định rõ hơn hướng đi thích hợp nhất cho sứ mạng chú giải trong Hội thánh công giáo.
I. Các phương pháp và các lối tiếp cận được sử dụng để giải thích Kinh Thánh
A. Phương pháp phê bình – lịch sử
Phương pháp không thể thiếu để nghiên cứu một cách khoa học ý nghĩa của các bản văn cổ. Kinh Thánh, vì là “Lời Thiên Chúa trong ngôn ngữ nhân loại”, đã được các soạn giả nhân loại soạn ra, có những phần khác nhau và tất cả đều có những nguồn ở đằng sau. Do đó, muốn hiểu Kinh Thánh thích đáng không phải chỉ chấp nhận phương pháp này mà còn phải sử dụng nữa.
1. Lịch sử phương pháp
Các nhà nhân bản thời Phục hưng; R. Simon; Ngũ thư: “Giả thuyết các Tài liệu”; Các sách Tin Mừng: Giả thuyết “Hai nguồn”; Phê bình Hình thức (H. Gunkel; M. Dibelius; R. Bultmann); Phê bình việc biên soạn.
2. Các nguyên tắc
3. Miêu tả
4. Đánh giá
Đây là một phương pháp, khi sử dụng một cách khách quan, tự nó không bao hàm thái độ tiên thiên. Nếu phương pháp này được sử dụng kèm theo những thái độ tiên thiên, mà không thuộc về chính phương pháp, nhưng là những lựa chọn nào đó thuộc khoa giải thích, những lựa chọn này chi phối việc giải thích và có thể mang tính cách thiên vị, một chiều.
Theo thông điệp Divino afflante Spiritu, việc tìm nghĩa theo chữ của Kinh Thánh là một bổn phận chủ yếu của khoa chú giải, và để chu toàn bổn phận này, cần phải xác định văn loại của các bản văn (x. EB 560), phương pháp phê bình – lịch sử giúp hoàn thành những công việc ấy.
Tuy vẫn tôn trọng phương pháp bao hàm sự phân tích các bản văn theo các đồng thời gian, chúng ta cũng phải nhận là ở đây chúng ta có liên hệ với một hoạt động hợp pháp, vì chính bản văn trong giai tầng chung cuộc, hơn là trong những lần xuất bản trước, là cách diễn tả Lời Thiên Chúa. Nhưng việc nghiên cứu xuyên thời gian vẫn là không thể thiếu để nhận ra tính năng động lịch sử đã khiến cho Kinh Thánh sinh động và để nhận thấy rõ sự phong phú phức tạp của các bản văn.
Tóm lại, mục đích của phương pháp phê bình – lịch sử là xác định, đặc biệt theo cách thể xuyên thời gian, ý nghĩa được các tác giả và các nhà ấn hành Kinh Thánh đã muốn diễn đạt.
B. Các phương pháp mới để phân tích văn chương
1. Cách phân tích tu từ học (Tu từ học cổ điển; “Tân tu từ học”).
Tân tu từ học lôi kéo sự chú ý vào khả năng của ngôn ngữ là khuyến dụ và thuyết phục. Kinh Thánh không phải chỉ là những khẳng định cho biết các chân lý. Đó là sứ điệp mang theo trong mình một chức năng truyền thông trong một bối cảnh đặc thù, một thông điệp mang theo mình một sức mạnh nào đó về lập luận và một chiến lược thuộc loại tu từ học.
2. Cách phân tích thuật chuyện [Những khuôn mẫu thuật chuyện cổ xưa; những cách tiếp lý thuyết văn chương hiện đại (kể cả “phép thuật chuyện”)]
Nhằm cống hiến một phương pháp hiểu và truyền đạt thông điệp Kinh Thánh. Thông điệp này ứng vứi hình thức và câu chuyện kể và chứng từ của riêng cá nhân là một cái gì đặc nét của Sách thánh và là thể thức căn bản để truyền thông giữa con người với nhau.
Phải đặc biệt chú ý đến những yếu tố trong bản văn liên quan đến bố cục, nhân vật và quan điểm được người thuật chuyện sử dụng, lối phân tích thuật chuyện nghiên cứu xem bản văn thuật câu chuyện như thế nào để đưa người đọc và “thế giới của câu chuyện” và hệ thống giá trị chứa đựng trong đó. Nhiều phương pháp đề nghị phân biệt giữa “tác giả thật sự với “tác giả tiềm ẩn”, “độc giả thực sự” với “độc giả tiềm ẩn”.
Trong khi phương pháp phê bình – lịch sử coi bản văn như là một cái “cửa sổ” giúp tiếp cận với thời kỳ này, thời kỳ kia, thì cách phân tích thuật chuyện nhấn mạnh là bản văn cũng có chức năng như là một “tấm gương”, hiểu theo nghĩa nó phản chiếu một hình ảnh nào đó – một “thế giới thuật chuyện” – tạo ra được một ảnh hưởng trên các quan niệm của độc giả theo kiểu đưa độc giả đến chỗ nhận một số giá trị này hơn là những giá trị kia.
Đi kém với lối tiếp cận này là một cách thức suy tư thần học, coi những hàm nghĩa trong bản văn như là “câu chuyện”.
Những nguy cơ: áp đặt những kiểu mẫu có trước; cần được bổ túc nhờ lối tiếp cận xuyên thời gian; không được loại bỏ những định thức tín tlys; yếu tố thuật chuyện không phải là tiêu chuẩn độc nhất của chân lý.
3. Các phân tích ký hiệu (bắt nguồn trong Cấu trúc học)
Các nguyên tắc: “Nguyên tắc nội bản (bản văn làm thành một đơn vị ý nghĩa tự nó đầy đủ; không cần tham chiếu từ bên ngoài”; “Nguyên tắc cấu trúc” – tương quan “Dị biệt”; “Nguyên tắc ngữ pháp của bản văn”.
Giới hạn: Kinh Thánh, không thể bị tách ra khỏi thực tại, khỏi lịch sử.
Ích lợi về mục vụ: có theer giúp những người không chuyên môn tiếp xúc trực tiếp với Kinh Thánh.
C. Những lối tiếp cận đặt căn bản trên Truyền Thống
1. Lối tiếp cận thư qui (B. Childs; J. A. Sandres)
Sách thánh được linh hướng chính là Sách thánh như Hội thánh đã nhìn nhận làm qui luật cho đức tin của mình. Do đó, ta có thể nhấn mạnh vừa vào hình thức chung kết của mỗi cuốn sách trong bộ Sách thánh, vừa vào toàn thể làm nên Sách thánh xét như là Thư qui.
Mỗi một cuốn sách riêng rẽ sẽ chỉ được gọi là Sách thánh căn cứ vào toàn thể Thư qui.
Vấn đề: Phải chăng tiến trình giải thích đã dẫn đến việc thành hình Thư qui được nhìn nhận là qui luật để giải thích Kinh Thánh cho tới ngày nay?
2. Lối tiếp cận dựa vào những Truyền Thống giải thích của Do Thái
Sử dụng kho tàng phong phú Do Thái để phục vụ Kinh Thánh là một sự trợ giúp rất có giá trị để chú giải cả Cựu Ước lẫn Tân Ước, nhưng với điều kiện là phải sử dụng cách thận trọng.
Khung cảnh chung của các cộng đoàn Do Thái và Kitô giáo khác nhau từ căn bản: về phía Do Thái, trong chính những hình thức rất khác nhau, đó là một tôn giáo xác định nên một dân tộc và một lối sống đặt căn bản trên một mạc khải thành văn và một truyền khẩu. Trong khi đó, cộng đoàn Kitô giáo qui tụ chung quanh lòng tin vào Đức Giêsu Kitô, Đấng đã chết, đã phục sinh và nay đang sống.
Do đo, đứng về phương diện giải thích Kinh Thánh, hai khởi điểm như thế làm nên hai bối cảnh về văn bản khác nhau, cho dầu có nhiều điểm chung và giống nhau.
3. Lối tiếp cận nhờ lịch sử hiệu quả của bản văn
Hiệu quả do một quyển sách hay một đoạn văn Kinh Thánh (“Wirkungsgeschichte”) tạo nên được đưa vào trong việc giải thích. Người ta cố gắng đo lường sự chuyển biến của việc giải thích qua dòng thời gian dựa vào những điều được các đọc giả quan tâm khi đọc bản văn. Lối tiếp cận này cho ta cơ may khám phá rõ hơn mọi chiều kích ý nghĩa hàm chứ trong một văn phẩm. Nhưng lịch sử cũng cho thấy có những trào lưu giải thích có ý xuyên tạc và sai lầm, đưa đến những hậu quả tại hại (như khuynh hướng bài sê-mít, phân biệt chủng tộc…).
1. Lối tiếp cận theo xã hội học
Hiểu biết các dữ kiện xã hội học là điều không thể thiếu đối với phương pháp phê bình – lịch sử, những dữ kiện ấy giúp hiểu cách tổ chức kinh tế, văn hoá và tôn giáo của thế giới Kinh Thánh.
Giới hạn: khó khăn khi tìm cách áp dụng những phương pháp của lối tiếp cận này vào những môi trường lịch sử đã thuộc về một quá khứ xa xăm.
2. Lối tiếp cận qua khoa nhân học văn hoá
Chú ý đến tổng thể rộng lớn gồm nhiều khía cạnh của xã hội được phản ánh nơi ngôn ngữ, nghệ thuật, tôn giáo, và cả nơi y phục, đồ trang sức, lễ lạc, nhảy múa, thần thoại, truyện hoàng đường và tất cả những gì liên quan đến khoa mô tả dân tộc học nữa.
Trên cơ sở những yếu tố khác nhau đó, người ta kiến tạo những điển hình (typologies) và những “khuôn mẫu” (models) chung cho nhiều nền văn hoá. Lối tiếp cận này giúp phân biệt rõ hơn đâu là những yếu tố thường tồn trong sứ điệp Kinh Thánh, vì có nền tảng trong bản tính của con người, với đâu là những yếu tố bất tất, vì thuộc về những nền văn hoá đặc thù.
Giới hạn: lối tiếp cận này, tự nó mà thôi, không đủ khả năng cho thấy nội dung đặc loại của mặc khải.
Lối tiếp cận này giúp hiểu rõ ý nghĩa của các nghi thức phụng tự, những hy lễ những cấm đoán, giúp cắt nghĩa ngôn ngữ bóng bẩy của Kinh Thánh, ý nghĩa ám dụ của những trình thuật phép lạ, những nguồn mạch của các kinh nghiệm và thị kiến và sấm ngôn thuộc khải huyền. Lối tiếp cận này trình bày cho thấy ngôn ngữ biểu tượng có chức năng nào liên quan đến việc mạc khải mầu nhiệm, ở đó mạc khải cao cả của Thiên Chúa đi vào gặp gỡ con người.
Giới hạn: tâm lý học hoặc phân tâm học chủ trương vô thần sẽ không thể nào đưa ra những dữ kiện thuộc đức tin. Dẫu hữu ích cho việc xác định rõ hơn phạm vi trách nhiệm của con người, tâm lý học và phân tâm học không được loại bỏ thực tại tội lỗi và hơn cứu độ.
E. Những lối tiếp cận theo hoàn cảnh
1. Lối tiếp cận giải phóng
Thần học giải phóng là một “hiện tượng phức tạp”. Đi theo khuynh hướng thần học này là một lối đọc Kinh Thánh rút ra từ hoàn cảnh của người dân hiện đang số ở đây và lúc này. Nếu dân chúng đang sống trong những hoàn cảnh bị áp bức và bóc lột, thì Kinh Thánh phải cung cấp lương thực khả dĩ nâng đỡ họ trong những cuộc đấu tranh và những hy vọng cụ họ. Không được quên thực trạng hiện tại, trái lại phải đương đầu để soi sáng cho thực tại ấy nhớ ánh sáng của Lời Chúa. Từ đó, sẽ xuất phát cách hành xử (praxis) Kitô giáo chân thực, hướng tới việc biến đổi xã hội nhờ công bằng và lòng yêu thương. Trong quan điểm đức tin, Kinh Thánh được biến thàn động lực thúc đẩy nhằm giải phóng trọn vẹn.
Nguyên tắc: Thiên Chúa “đứng về phía người nghèo”. Người không dung thứ sự áp bức hoặc bất công. Không có khoa chú giải “trung lập”, “không dấn thân”. Tham gia đấu tranh giúp làm xuất hiện những ý nghĩa chỉ được khám phá khi bản văn Kinh Thánh được đọc trong một bối cảnh thực sự liên đới với những người bị áp bức. Cộng đoàn những người nghèo là những địa chỉ ưu tiên của Kinh Thánh.
Giá trị: ý thức sâu xa về sự hiện diện cứu thoát của Tiheen Chúa. Nhấn mạnh đến chiều kích cộng đoàn. Ý thức nhu cầu cấp bách của một prxis giải phóng. Hiện tại hoá sống động Sách thánh.
Nguy cơ: chọn lựa bản văn; lối chú giải “không trung lập” có thể trở thành một chiều. nguy cơ tiến hành từ những nguyên tắc duy vật trong cách phân tích xã hội (kể cả những nguyên tắc Mácxít về đấu tranh giai cấp). Nhấn mạnh nhiều hơn đến một thứ cánh chung luận trần thế có thể làm phương hại đến những chiều kích siêu việt hơn của ơn cứu thoát.
2. Lối tiếp cận đề cao quyền phụ nữ
Lối tiếp cận này bắt nguồn từ phong trào giải phóng phụ nữ.
Những hình thức khác nhau: hình thức triệt để (chối bỏ Kinh Thánh, vì cho Kinh Thánh là sản phẩm của đàn ông). Hình thức tân chính thống (Thư qui trong thư qui). Hình thức phê bình (đòi lại lịch sử “đã mất” của phụ nữ [đặc biệt là sự bình đẳng trong tư cách làm môn đệ]).
Nguyên tắc: sử dụng thuyết giải thích nghi ngờ. Lối tiếp cận xã hội học.
Giá trị: cho thấy rằng những vấn ddeef mới xuất phát từ cảm thức hiện đại về phẩm giá người phụ nữ và vai trò của họ trong xã hội và trong Hội thánh được đặt ra cho bản văn Kinh Thánh. Sự nhảy cảm của phụ nữ giúp tìm ra và sửa chữa một số cách giải thích hiện hành, có thiên kiến và nhằm biện minh cho sự thống trị của đàn ông đối với phụ nữ.
Vấn đề: nguy cơ của lối tiếp cânhj theo thiên kiến. Sử dụng lối lý luận ex silentio, dựa vào những gì Kinh Thánh không nói. Loại bỏ nội dung của những bản văn được linh hứng để chọn một sự phục chế khác có tính cách giả thuyết (lịch sử). Nêu lên những vấn đề liên quan đến quyền bính trong Hội thánh. (Trong bản văn củavawn kiện này có một ghi chú như sau: “Đoạn văn cuối cùng này đã được đưa ra bảo phiếu: 1/19 phiếu thuận, 4 phiếu chống và 4 phiếu từ. Những người bỏ phiếu chống đã yêu cầu là phải ghi kết quả của cuộc bỏ phiếu này kèm theo bản văn. Uỷ ban đã chấp thuận).
3. Các giải thích bảo thủ (fondamentaliste)
Đây là “cách giải thích sát chữ” hiểu theo nghĩa cứ chữ, loại bỏ bất kỳ cố gắng nào nhẳm hiểu Kinh Thánh mà có để ý đến nguồn gốc và sự tăng triển có tính cách lịch sử của Kinh Thánh.
Lịch sử của lối giải thích này. Ảnh hưởng của nó trong các giáo phái, trong giới công giáo.
Lối giải thích này gắn liền với một ý thức hệ phi Kinh Thánh. Không có khả năng chấp nhận chân lý trọng vẹn của chính việc Nhập Thể. Tìm cách trốn tránh bất cứ sự liên hệ chặt chẽ nào giữa cái thiêng thánh với cái phàm nhân. Không nhận rằng Lời Thiên Chúa, được linh hứng, đã được diễn tả bằng ngôn ngữ nhân loại và đã được các tác giả nhân loại, với khả năng và phương tiện giới hạn, biên soạn ra dưới tác động của ơn linh hứng.
Lối giải thích này thường lịch sử hoá cái chẳng có ý đòi có tính cách lịch sử. Không cần chú ý đến khả năng có thể có một nghĩa biểu tượng hoặc nghĩa bóng. Không để ý đến sự tiến triển của truyền thống Tin Mừng. Khiếm khuyết ở chỗ không nhận thấy rằng Tân Ước đã thành hình trong Hội thánh Kitô giáo và đó là Sách thánh của Hội thánh này, một Hội thánh đã hiện hữu trước khi các bản văn của mình được biên soạn.
Cũng có những người theo chủ trương baoar thủ này với quan điểm hẹp hòi khiến cho không thể nào đối thoại với một quan niệm rộng rãi hơn về những tương quan giưa đức tin với văn hoá của con người.
Cách đọc không chấp nhận phê bình đối với một số bản văn Kinh Thánh lại củng cố những tư tưởng chính trị và những thái độ xã hội nặng thiên kiến, như phân biệt chủng tộc chẳng hạn, hoàn toàn trái với Tin Mừng Kitô giáo.
Lối tiếp cận bảo thủ này nguy hiểm vì nó hấp dẫn đối với những người coi Kinh Thánh như là tập trả lời sẵn cho những vấn nạn của cuộc sống, cống hiến những cách giải thích đạo đức nhưng có tính cách ảo tưởng hão huyền thay vì phải cho biết rằng Kinh Thánh không nhất thiết chứa đựng những câu trả lời trực tiếp cho mỗi vấn đề như thế. Chủ trương này dẫn đến một thứ tự sát trí tuệ..
II. Các vấn đề lý thuyết giải thích
A. Các lý thuyết giải thích theo triết học
Nhấn mạnh đến sự tiến triển của chủ thể nhận thức trong tri thức của con người, đặc biệt trong tri thức lịch sử.
1. Các quan điểm hiện tại (R. Bultmann; H. G. Gadamer; P. Ricoeur)
Bản văn có một sự độc lập đối với tác giả của nó. Nó sở hữu một “đà ý nghĩa” riêng. Chỉ có thể có ý nghĩa trọn vẹn nếu bản văn được hiện tại hoá trong cuộc sống của người đọc. Khởi đi từ hoàn cảnh sống của mình, người đọc được mời khám phá ra những ý nghĩa mới, theo đường hướng của ý nghĩa nền tảng đã được bản văn nêu lên. Bản chất biểu tượng của ngôn ngữ ôtn giáo trong Kinh Thánh nhắm tới một thực tại siêu việt.
2. Ích lợi đối với khoa chú giải
Khoa giải thích hiện đại là một phản ứng lành mạnh đối lại chủ trương thực nghiệm lịch sử. Chỉ người nào có một liên hệ sống thật sự với điều mà bản văn nói đến mới hiểu đúng bản văn Kinh Thánh. Một số lý thuyết giải thích này không thích hợp để giải thích, ví dụ lối giải thích hiện sinh của Bultmann.
C. Nghĩa của Sách thánh được linh hứng
Các lý thuyết giải thích hiện đại và những phát triển gần đây của việc nghiên cứu khoa học các nền văn chương giúp cho khoa chú giải Kinh Thánh hiểu biết sâu xa hơn về nhiệm vụ của mình.
Để phản ứng lại chủ trương cổ điển và thời Trung cổ về đa nghĩa Kinh Thánh, lối chú giải phê bình – lịch sử đã chấp nhận hơn kém công khai thuyết một ý nghĩa duy nhất .Nhưng thuyết này ngày nay lại vấp phải những kết luận của các khoa học về ngôn ngữ và các lý thuyết giải thích có tính cách triết học, cả hai đều quả quyết rằng các bản văn thành văn có tính đa nghĩa.
1. Nghĩa theo chữ (sens littéral)
Nghĩa theo chữ của Kinh Thánh là nghĩa đã được các tác giả loài người được linh hứng trực tiếp diễn tả. Vì là kết quả của ơn linh hứng, nghĩa này cũng là nghĩa Thiên Chúa, tác giả chính, muốn có. Nhưng một tác giả loài người có thể đồng thời muốn nhằm đến nhiều cấp độ của thực tại.
Cần lưu ý đến khía cạnh năng động của bản văn. Điều này lối chú giải phê bình – lịch sử thường không chú ý đủ vì quá tập trung vào những hoàn cảnh lịch sử chính xác.
Đúng hơn, khoa chú giải phải cố xác định hướng đi của tư tưởng được bản văn diễn tả.
Tri thức hiện đại cho biết rằng lời nói của con người có được một thể cách mới mẻ khi nó được đưa lên thành vấn đề chữ viết. Một bản văn viết có khả năng được đặt vào những hoàn cảnh mới, thêm những ý nghĩa mới vào ý nghĩa nguyên thuỷ. Khả năng này của những bản văn viết đặc biệt hữu hiệu trong trường hợp cácbanr văn Kinh Thánh được nhìn nhận là Lời Thiên Chúa.
Nhưng cần phải loại bỏ, phải coi là không chân thực bất cứ lối giải thích nào không thuần nhất với ý nghĩa đã được tác giả loài người diễn tả trong bản văn họ viết ra.
2. Ý nghĩa thiêng liêng (sens spirituel)
Nghĩa thiêng liêng là nghĩa được các bản văn Kinh Thánh diễn tả khi người ta đọc các bản văn đó dưới ảnh hưởng của Chúa Thánh Thần, trong bối cảnh mầu nhiệm vượt qua của Đức Kitô và đời sống mới phát xuất từ mầu nhiệm cứu độ đó.
Nghĩa thiêng liêng không nhất thiết phải phân biệt với nghĩa theo chữ và không bao giờ mất đi mối tương quan với nghĩa theo chữu.
3. Nghĩa sung mãn (sens plénier)
Nghĩa đầy là nghĩa sâu xa hơn của bản văn, do Thiên Chúa muốn nhưng không được tác giả loài người diễn tả rõ ràng. Người ta khám phá ra nghĩa này trong một bản văn Kinh Thánh khi nghiên cứu bản văn này dưới ánh sáng của những bản văn Kinh Thánh khác đã sử dụng bản văn ấy, hoặc dựa vào mối liên hệ của nó với sự phát triển nội tại của mạc khải. Ví dụ Mt 1,23 giải thích Is 7,14. Công đồng Trentô giải thích Rm 5, 12-21.
III. Các đặc điểm của lối giải thích Công Giáo
Các lý thuyết giải thích hiện đại đã cho thấy rõ là không thể giải thích một bản văn mà không khởi đi từ một “tiềm thức”. Nét đặc biệt của lối chú giải công giáo là sự đặt mình một cách có suy nghĩ vào trong truyền thống sống động của Hội thánh.
Cách giải thích của công giáo này phù hợp với yêu cầu phải có mối tương quan sống động giữa nhà chú giải với đối tượng, như thể là điều kiện để có thể có công việc chú giải.
A. Việc giải thích trong Truyền Thống Kinh Thánh
Những chỉ dẫn liên quan đến nghệ thuật giải thích tìm được trong Kinh Thánh.
1. Đọc lại
2. Những liên hệ giữa Cựu Ước và Tân Ước
2. Một số kết luận: việc giải thích Kinh Thánh phai bao gồm một khía cạnh sáng tạo và phải đương đầu với những vấn đề mới, để khởi đi từ Kinh Thánh mà đưa ra câu trả lời. Các nhà chú giải phải tham gia vào toàn thể đời sống và toàn bộ đức tin của cộng đoàn tín hữu thời đại của mình.
B. Việc giải thích trong Truyền thống của Hội thánh.
1. Thư qui thành hình
Khi phân định Thư qui Sách thánh, Hội thánh cũng phân biệt và xác định căn tính riêng của chính mình. Từ nay trở đi, Sách thánh có chức năng của một tấm gương để Hội thánh soi vào mà không ngừng khám phá lại căn tính của mình cũng như kiểm chứng, qua các thế kỷ, các Hội thánh không ngừng đáp lại lời Tin Mừng và chuẩn bị cho mình sẵn sàng trở thành phương tiện truyền thông Tin Mừng (x. Dei Verbum, số 7). Các tác phẩm thuộc Thư qui có một giá trị cứu độ và thần học hoàn toàn khác với giá trị của các bản văn cổ khác.
2. Chú giải của các Giáo phụ
3. Vai trò của các phần tử khác nhau trong Hội thánh đối với việc giải thích
Sách thánh là kho tàng chung của toàn thể các tín hữu (DV, số 10).
Công đồng Vaticanô II dạy rặng, mọi người đã được chịu phép thánh tầy, khi tham dự việc cử hành Thánh Thể (lễ Tạ Ơn) với lòng tin vào Chúa Kitô, đều nhìn nhận sự hiện diện của Chúa Kitô trong lời của Người, “vì chính Người nói khi người ta đọc Sách thánh trong Hội thánh” (SC, số 7). Họ lắng nghe lời này với “cảm thức đức tin” (sensus fidei), là nét đặc biệt của toàn thể Dân Thiên Chúa.. Nhở cảm thức đức tin được Thần Khi sự thật khơi dậy và nâng đỡ này, Dân Thiên Chúa, dưới sự hướng dẫn của Huấn quyền thánh mà họ trung thành đi theo, … đón nhận không phải lời nói của nhân loại nhưng là chính Lời của Thiên Chúa (x. 1 Tx 2,13), gắn bó hoàn toàn với đức tin chỉ một lần được thông truyền cho các thánh (x. Gđ 3), họ đào sâu đức tin với cái nhìn đúng đắn và áp dụng vào cuộc sống Kitô hữu của họ cách trọn vẹn hơn” (LG, số 12).
Giám mục: vì là những người kế vị các Tông Đồ, các giám mục phải là những người nhân chứng đầu tiên và là những người gìn giữ truyền thống sống động trong đó Sách thán được giải thích ở mỗi thời đại. “Được Thánh Thần chân lý soi sáng, các ngài phải trung thành gìn giữ Lời Thiên Chúa, phải giải thích và phổ biến Lời Thiên Chúa bằng lời giảng của các ngài (DV, số 9; LG, số 25).
Linh mục và phó tế: vì là cộng tác viên của các giám mục, các linh mục có nhiệm vụ hàng đầu là phải công bố Lời Chúa. Họ được ban tặng một đặc sủng để giải thích Sách thánh, khi họ áp dụng chân lý vĩnh cửu của Tin Mừng vào các hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống, bằng cách truyền dạ không phải những tư tưởng cá nhân của mình mà là Lời của Thiên Chúa. Các linh mục và các phó tế có nhiệm vụ, nhất là khi cử hành bí tích, nêu rõ sự thống nhất do Lời Chúa và bí tích tạo nên trong tác vụ của Hội thánh.
Vì là những người chủ toạ cộng đoàn Thánh Thể và là những người giáo dục đức tin, các thừa tác viên Lời Chúa có nhiệm vụ chính yếu, không phải chỉ đơn thuần là chia sẻ một giáo huấn, nhưng còn phải giúp các tín hữu nghe và nhận biết những gì Lời Thiên Chúa ngỏ với tâm hồn của họ khi họ nghe đọc và suy niệm Sách thánh.
Các cộng đoàn: Hội thánh địa phương, xét như một toàn thể, theo khuôn mẫu của Israel, Dân của Thiên Chúa (Xh 19, 5-6), trở thành một cộng đoàn ý thức rằng Thiên Chúa đang nói với mình (x. Ga 6, 45) và mau mắn nghe Lời Chúa với lòng tin, lòng mến và tinh thần ngoan ngoãn đối với Lời Chúa (Đnl 6, 4-6). Những cộng đoàn thực sự biết lắng nghe như thế trở thành những trung tâm mạnh mẽ loan báo Tin Mừng và đối thoại trong môi trường riêng của mình, cũng như trở thành những tác nhân biết biến đổi xã hội (Evang. Nunt. 57-58).
Các Kitô hữu: cần lưu ý là cho dù khi các Kitô hữu đọc Lời Thiên Chúa riêng một mình, nhưng không bao giờ vì thế mà là đọc riêng tư, vì người tín hữu luôn luôn đọc và giải thích Sách thánh trong lòng tin của Hội thánh và rồi mang lại cho cộng đoàn hoa trái do việc đọc của mình để làm cho niềm tin chung thêm phong phú.
Những người thấp kém và người nghèo: những thính giả ưu tiên của Lời Thiên Chúa.
Đây là những người yếu thế và thiếu thốn những phương tiện nhân loại. Họ cảm thấy bị đẩy đến chỗ chỉ còn đặt hy vọng độc nhất nơi Thiên Chúa và sự công chính của Người. Vì thế họ là những người có một khả năng lắng nghe và giải thích Lời Thiên Chúa mà toàn thể Hội thánh phải lưu ý và phải có một câu trả lời trên bình diện xã hội.
Các nhà chú giải: dầu công lao vất vả của các nhà chú giải không phải lúc nào cũng được khích lệ như hiện nay. Họ đem sự hiểu biết của mình phục vụ Hội thánh và ở trong truyền thống phong phú trải dài từ các thế kỷ đầu, với giáo phụ Origène và thánh Giêrônimô, cho tới những thời gần đây, với cha Lagrange, op. và những người khác, và kéo dài cho tới ngày nay. Hội thánh tin tưởng ở các nhà chú giải được thúc đẩy cũng bởi một Thánh Thần, Đấng đã linh hứng Sách thánh, mà tin rằng “một số đông những người phục vụ Lời Thiên Chúa có khả năng cu cấp lương thực Sách thánh một cách hiệu quả cho Dân Thiên Chúa” (Dinino afflante Spiritu, số 24; 53-55; EB, số 551, 567; DV, số 23; Đức Phaolô VI, Sedula Cura [1971]).
Càng ngày càng có nhiều nhà chú giải nữ. Họ nhiều khi đóng góp cho việc chú giải Sách thánh những quan điểm mới và sâu sắc, đồng thời khám phá lại những khía cạnh đã từng bị quên lãng.
Vai trò của Huấn quyền: cuối cùng, chính Huấn quyền có trách nhiệm bảo đảm tính đích thực của việc giải thích và, chỉ cho thấy, nếu trường hợp xảy ra, rằng cách giải thích nào đó là không dung hợp được với Tin Mừng đích thực. Huấn quyền chu toàn trách nhiệm này trong koinonia (sự hiệp thông) của Nhiệm Thể, khi chính thức diễn tả đức tin của Hội thánh, để phục vụ Hội thánh. Để đạt được mục tiêu đó, Huấn quyền tham khảo ý kiến các nhà thần học, các nhà chú giải và các nhà chuyên môn khác mà Huấn quyền nhìn nhận sự tự do chính đáng của họ và Huấn quyền vẫn liên kết với họ bằng một mối quan hệ hỗ tương nhằm mục đích chung là “gìn giữ Dân Thiên Chúa trong chân lý, chân lý làm cho họ được tự do” (CDF, Instruction sur la vocation ecclésiale du théologien, số 21).
C. Nhiệm vụ của nhà chú giải
1. Những đường hướng chính
Phải sử dụng phương pháp phê bình – lịch sử, nhưng không được cho phương pháp đó là tuyệt đối. Mọi phương pháp thích đáng để giải thích các bản văn đều có khả năng đóng góp cho việc chú giải Kinh Thánh. Công việc của các nhà chú giải chỉ đạt được mục đích thực sự khi họ đã giải được ý nghĩa của bản văn Kinh Thánh xét như là Lời Thiên Chúa cho ngày hôm nay.
2. Công việc nghiên cứu
Vì quá quan tâm đến những nhu cầu trực tiếp hơn trong tác vụ của mình, các giám mục và các bề trên dòng tu thường bị cám dỗ không đánh giá đủ nghiêm túc trách nhiệm của mình là cung cấp cho nhu cầu căn bản này. Những sự thiếu thốn về lãnh vực này đưa Hội thánh đế chỗ thiệt hại trầm trọng hơn: vì các mục tử và các tín hữu khi đó liều mình rơi vào tình trạng phó mặc cho một thứ khoa học chú giải xa lạ với Hội thánh và thiếu tương quan với đời sống đức tin.
3. Dạy
Điều đáng mong ước là việc dạy khoa chú giải được cả những người nam lẫn người nữ đảm nhận. Trong các phân khoa đại học, việc dạy này có tính cách chuyên môn nhiều hơn, còn trong các chủng viện thì lại có khuynh hướng mục vụ trực tiếp hơn. Nhưng không bao giờ được để cho thiếu chiều kích trí thức nghiêm túc. Làm khác đi là tỏ ra thiếu kính trọng Lời Thiên Chúa.
4. Xuất bản
Việc xuất bản là kết quả của việc nghiên cứu và bổ túc cho việc giảng dạy, nhưng cũng lại có vai trò rất quan trọng đối với sự tiến bộ và việc truyền bá công trình chú giải. Ngày nay, công việc này được thực hiện bằng nhiều cách, không phải chỉ in ấn, nhưng còn bằng nhiều phương tiện khác (truyền thanh, truyền hình, các kỹ thuật thông tin mới và hiện đại). Cần có những công trình ở trình độ khoa học cao. Nhưng cũng cần những công trình dành cho quảng đại quần chúng.
Nhưng tất cả không nhắm mục đích nào khác ngoài việc phục vụ Lời Thiên Chúa.
D. Những liên hệ với các môn thần học khác
Cần phải thiết lập những liên hệ đối thoại giữa môn chú giải với các môn thần học khác, trong tinh thần tôn trọng tính chuyên biệt của mỗi bên.
1. Thần học và tiền thức liên quan đến các bản văn Kinh Thánh
Suy tư của các nhà thần học hệ thống cung cấp hướng đi cho công việc nghiên cứu chú giải Kinh Thánh. Đối lại, công trình của các nhà chú giải về các bản văn được linh hứng đem lại cho các nhà thần học hệ thống một kinh nghiệm mà họ phải lưu ý tới khi tìm cách cắt nghĩa rõ hơn thần học về ơn linh hứng Kinh Thánh và việc giải thích Kinh Thánh trong Hội thánh. Đặc biệt, công việc chú giải khơi lên một ý thức sống động và rõ rệt hơn về tính cách lịch sử của ơn linh hứng Kinh Thánh.
2. Chú giải và thần học tín lý (xem dưới đây)
Khó khăn vì các chất liệu Kinh Thánh vừa nhiều vừa khác nhau về quan điểm luân lý. Cần phải phân biệt, cả trong trường hợp của Tân Ước cũng như Cựu Ước. Các bản văn Kinh Thánh không quan tâm đến việc làm sao phân biệt các nguyên tắc luân lý phổ quát, các chỉ thị đặc thù về sự thanh sạch theo nghi thức và những chỉ thị luật pháp.
Trong nhiều trường hợp, câu giải đáp có thể là chẳng có bản văn Kinh Thánh nào nói rõ về vấn đề được nêu lên. Nhưng ngay cả trong trường hợp đó, chứng tá của Kinh Thánh, hiểu trong tính năng động mạnh mẽ chi phối toàn bộ, chắc chắn sẽ giúp xác định một hướng đi phong phú. Đối với những điểm quan trọng nhất, những nguyên tắc luân lý trong Thập giới vẫn là căn bản. Cựu Ước đã chứa đựng những nguyên tắc và những giá trị chi phối cách hành động hoàn toàn phù hợp với phẩm giá con người, con người đã được sáng tạo “theo hình ảnh của Thiên Chúa” (St 1,27). Mạc khải của Đức Kitô về tình yêu Thiên Chúa trong Tân Ước soi sáng trọn vẹn những nguyên tắc và những giá trị này.
4. Những quan điểm khác nhau và sự cần thiết phối hợp hành động
Từng xảy ra xung đột giữa khoa chú giải với thần học tín lý. Quả là quan điểm của chú giải và thần học có khác nhau. Nhiệm vụ hàng đầu của nhà chú giải có tính cách căn bản lịch sử và miêu tả đồng thời giới hạn ở việc giải thích Kinh Thánh. Còn nhà thần học tín lý có vai trò mang tính chất suy lý và hệ thống hơn. Vì thế nhà thần học thực sự chỉ quan tâm đến một số bản văn nào đó và một số khía cạnh nào đó của Kinh Thánh. Đàng khác, nhà thần học chú ý đến nhiều dữ kiện khác không thuộc về Kinh Thánh – các văn phẩm giáo phụ, các định tín của các Công đồng, các văn kiện khác của Huấn quyền, phụng vụ – cũng như những hệ thống triết lý và bối cảnh văn hoá xã hội và chính trị của thế giới đương thời. Vì theo hướng suy lý và hệ thống, thần học thường dễ bị cám dỗ coi Kinh Thánh như một kho chứa các lời để minh chứng (dicta probantia) nhắm xác quyết những đề tài tín lý.
Vì là Lời Thiên Chúa được viết ra, Kinh Thánh có một kho tàng phong phú về ý nghĩa mà không một hệ thống thần học nào có thể nắm bắt hoàn toàn hoặc giam hãm lại.
IV. Việc giải thích Kinh Thánh trong đời sống của Hội thánh
A. Hiện tại hoá
1. Các nguyên tắc
Hiện tại hoá là công việc có thể thực hiện được, vì ý nghĩa của bản văn Kinh Thánh phong phú sung sãn khiến Kinh Thánh có giá trị cho mọi thời đại và mọi nền văn hoá.
2. Các phương pháp
Hiện tại hoá các giả thiết phải chú giải đúng bản văn, xác định nghĩa theo chữ của bản văn đó. Nếu chính người làm công việc hiện tại hoá không được huấn luyện về những phương thức chú giải thì phải cậy nhỏ những cuốn sách dẫn nhập Kinh Thánh đáng tin cậy. Như thế mới bảo đảm việc giải thích được tiến hành đúng hướng.
Việc giải thích gồm ba bước:
- Lắng nghe Lời Thiên chúa trong hoàn cảnh cụ thể của mình.
- Nhận ra những khía cạnh của hoàn cảnh hiện tại đã được bản văn Kinh Thánh soi sáng hoặc chất vấn.
- Rút từ sự sung mãn ý nghĩa chứa đựng trong bản văn Kinh Thánh những yếu tố khả dĩ giúp cho hoàn cảnh hiện tại tiến triển hợp với ý muốn cứu độ của Thiên Chúa trong Đức Kitô.
3. Những giới hạn
Cần phải tránh những cách giải thích thiên kiến: nhất là những cách giải thích khởi xuất từ những nguyên tắc mâu thuẫn với những đường hướng căn của bản văn Kinh Thánh (Vd. Thuyết duy vật vô thần).
Cũng cần phải loại bỏ bất cứ loại hiện tại hoá nào đi theo chiều hướng nghịch với công bằng và bác ái của Tin Mừng: ví dụ, Sử dụng Kinh Thánh để biện minh cho thái độ kỳ thị chủng tộc, bài Do Thái hoặc kỳ thị giới tính về phía người nam hoặc người nữ. Đặc biệt, theo tinh thần của Công đồng Vaticanô II (Nostra aetate, 4), cần phải chú ý tránh tuyệt đối hiện tại hoá một số bản văn Tân Ước có thể gây ra hay làm gia tăng những thái độ kỳ thị dân tộc Do Thái. Những biến cố đau thương trong quá khứ, trái lại, phải thôi thúc mọi người không ngừng nhớ rằng, theo Tân Ước, người Do thái vẫn là những người được Thiên Chúa “yêu thương” vì “Thiên Chúa đã ban các ân huệ và kêu gọi, thì Người không hề đổi ý” (Rm 11, 28-29).
B. Hội nhập văn hoá
Mỗi nền văn hoá chân thực, theo cách của mình, đều mang những giá trị phổ quát đã được Thiên Chúa đặt định. Nền tảng thần học của việc hội nhập văn hoá là xác tín do đức tin rằng Lời Thiên Chúa vượt lên trên các nền văn hoá trong đó Lời được diễn tả, và có khả năng truyền đạt sang các nền văn hoá khác, sao cho có thể đến với mọi người trong bối cảnh văn hoá họ đang sống. Xác tín này xuất phát từ chính Kinh Thánh. Ngay từ khởi đầu, Kinh Thánh đã đi theo hướng phổ quát. Khi chuyển sứ điệp của Đức Giêsu ở Palestine sang Hy Lạp, Tân Ước hoàn toàn có đặc nét là một sự năng động hội nhập văn hoá.
Chuyển dịch phải được tiếp nối bằng việc giải thích, tức là đặt bản văn Kinh Thánh trong tương quan rõ rệt hơn với những cách cảm nghĩ, cách sống và cách diễn tả riêng của mỗi một nền văn hoá địa phương.
Rồi từ việc giải thích, người ta bước sang những giai đoạn khác của việc hội nhập văn hoá và đi tới chỗ thành hình một nền văn háo Kitô giáo địa phương, lan toả và mọi chiều kích của cuộc sống (cầu nguyện, làm việc, sinh hoạt xã hội, phong tục tập quán, luật pháp, khoa học và nghệ thuật suy tư triết học và thần học). Lời Thiên Chúa thực là một hạt giống, hút nhựa sống là những yếu tố hữu ích giúp Lời tăng trưởng và sinh hoa kết quả nơi mảnh đất hạt giống đã được gieo vào (Ad Gentes, 22).
Như thế, đây là một cố gắng “làm phong phú lẫn cho nhau”: một đàng, các kho tàng phong phú chứa đựng trong các nền văn hoá khác nhau giúp cho Lời Thiên Chúa sinh nhiều hoa trái mới và, đàng khác ánh sáng của Lời Thiên Chúa giúp tuyển lựa trong khi vẫn tôn trọng những gì các nền văn hoá cống hiến: loại bỏ những yếu tố tác hại và phát huy những yếu tố giá trị.
Các Hội thánh địa phương mới phải nỗ lực thật nhiều để có thể từ hình thức hội nhạp văn hoá theo Kinh Thánh do các thưa sai ngoại quốc đưa vào tiến tới một hình thức khác phù hợp hơn với nền văn hoá của quê hương mình.
C. Việc sử dụng Kinh Thánh
1. Trong Phụng vụ
Sách bài đọc trong hiện trạng chỉ hoàn tất một phần chức năng của Kinh Thánh, giúp cho việc đọc Sách thánh “phong phú hơn, thay đổi hơn và thích hợp hơn”. Các giờ kinh phụng vụ. Phụng vụ Lời Chúa đòi phải hết sức cẩn thận cả trong việc công bố lẫn trong việc giải thích các bài đọc. Chính vì thế, điều đáng mong ước là những người chủ toạ cộng đoàn phải được huấn luyện, cũng như những người giúp phải để ý nhiều đến những gì phụng vụ Lời Chúa đã được canh tân đòi hỏi.
2. Đọc và suy gẫm Lời Chúa (lectio divina)
Đây là đọc một đoạn Kinh Thánh, bất kể dài hay ngắn, cá nhân hay cộng đoàn. Đoạn văn này trước tiên được đón nhận như là Lời Chúa, sau đó được triển khai qua việc suy gẫm, cầu nguyện và chiêm niệm nhờ sức mạnh tác động của Chúa Thánh Thần.
Đây là cách đọc và suy niệm Kinh Thánh cổ xưa. Giúp ích rất nhiều cho mọi thành phần trong Hội thánh, nhằm để củng cố đời sống nội tâm và để cho hoạt động tông đồ được kết quả.
3. Trong tác vụ mục vụ
4. Trong công cuộc đại kết
Chú giải Kinh Thánh được mời gọi đóng góp đặc biệt vào lãnh vực đại kết. Đã thành tự một sự tiến triển đáng kể. Phiên dịch Kinh Thánh chung là điều đáng khích lệ.
Kết luận
Khoa chú giải Kinh Thánh phải chu toàn, trong Hội thánh và trong thế giới, một bổn phận không thể thiếu được.
Những người theo chủ trương bảo thủ (fondamentalistes), chủ trương tuy đáng ca ngợi ở chỗ muốn hoàn toàn trung thành với Lời Chúa, nhưng trong thực tế họ lại đi theo những con đường dẫn họ xa ý nghĩa đích thực của các bản văn Kinh Thánh, cũng như không chấp nhận trọn vẹn những hệ quả của mầu nhiệm Nhập Thể. Tôn trọng đúng nghĩa Sách thánh được linh hứng có nghĩa là phải huy động mọi nỗ lực cần thiết để có thể thấu triệt được nghĩa của Sách thánh. Nhiệm vụ này được trao phó cho các nhà chú giải.
Cần tiếp tục sử dụng phương pháp phê bình – lịch sử. Những lối tiếp cận đồng thời gian cần phải chấp nhận những kết luận của những lối tiếp cận xuyên thời gian, ít là trong những đường nét chính. Nhưng dù cho có nguyên tắc nền tảng này rồi, những lối tiếp cận đồng thời gian (như tu từ học, thuật chuyện, ký hiệu học và những vấn đề khác) vẫn có thể, ít là ở một vài phạm vi nào đó, góp phần canh tân khoa chú giải và đem lại một phần đóng góp rất hữu ích.
Phương pháp phê binh – lịch sử không giữ độc quyền trong lãnh vực này. Cần phải ý thức những giới hạn của mình, cũng như những nguy cơ được đặt ra. Cần phải chú ý đến phương diện năng động của ý nghĩa và khả năng ý nghĩa có thể khai triển.
Khoa chú giải công giáo phải cố duy trì căn tính của mình là một bộ môn thần học, có mục đích chính là đào sâu đức tin.
Văn kiện này, dù khá dài, hy vọng đem lại một vài đóng góp giúp mọi người có được một ý thức rõ ràng hơn về vai trò của các nhà chú giải công giáo.