Chúa Nhật 16 Mùa Thường Niên – Ngày 17 tháng 7, 2022
Lm. Cassian Derbes, OP
Các bài đọc: Gn 18:1–10a • Ps 15:2–3, 3–4, 5 • Col 1:24–28 • Lk 10:38–42
bible.usccb.org/bible/readings/071722.cfm
Cô Mác-ta nghe Chúa Giê-su nói là em Ma-ri-a đã chọn phần tốt hơn, việc này nhắc nhở chúng ta rằng trong đời sống Kytô hữu sự lựa chọn và hy sinh liên quan với nhau. Tất cả chúng ta đều phải đóng vai trò của mình, rồi trong khi chúng ta mong muốn khám phá ra ơn gọi của mình – tức là chúng ta được mời gọi đóng góp một phần đặc biệt nào đó – thì mọi ơn gọi Kitô hữu đều đòi hỏi phải hiểu biết sâu xa về sự hy sinh.
Như Thánh Phao-lô cho thấy, sự hy sinh không chỉ là kết quả của những lựa chọn và cam kết của chúng ta; hy sinh không chỉ là chọn một cái gì kém hơn. Hy sinh không chỉ là mất đi một cái gì lớn hơn.
Hy sinh đích thực chỉ được sáng tỏ dưới ánh sáng tích cực của Chúa Kytô. Hy sinh đích thực là tìm cơ hội làm chứng cho một tình yêu lớn hơn. Hy sinh đích thực là khám phá ra niềm vui khi cho đi một điều gì đó vì lòng bác ái. Hy sinh đích thực đi đôi với nhân đức đạo giáo, nằm trong đức công bằng và song song với đức bác ái.
Những thời điểm biểu lộ sự hy sinh đích thực trở nên vĩ đại đối với những vị thánh làm chứng cho những điều không biết bao nhiêu các thánh trong Ki-tô giáo đã làm chứng cho tình yêu lớn hơn của họ. Đó là tử vì đạo. Như Thánh Phao-lô nói: “Tôi bổ khuyết nơi thân xác tôi những gì còn thiếu sót trong cuộc thương khó của Đức Kytô.” Sự hy sinh đích thực đòi hỏi nơi chúng ta điều gì hơn thế nữa. Nó làm ta nhức nhối. Trong khi bác ái là cho đi chính bản thân vì lợi ích của người khác, thì sự hy sinh lại làm nhức nhối. Hy sinh mang đến một chút chết chóc. Tử đạo và hy sinh là đặc tính của chứng nhân Kytô hữu.
Sinh ra và chết đi, được và mất, ánh sáng và bóng tối đã được mau chóng gói ghém lại làm thành mầu nhiệm Đức Ki-tô trong cuộc đời các thánh. Thiên Chúa chúng ta tôn thờ, Đức Giêsu là Chúa, bị treo trên Thánh giá để minh chứng cho tâm hồn Kytô hữu thấy rằng khía cạnh thiết yếu của ơn gọi Kytô hữu và của cuộc chiến đấu để được cứu chuộc và cứu độ chính là cần phải hy sinh.
Dấu hiệu nói lên sự hy sinh, bằng máu đổ ra để cứu độ trần gian, không nhằm đề cao sự rùng rợn hoặc đau đớn hay mất mát; nhưng đó là dấu hiệu nói lên một tình yêu lớn hơn, tình yêu của chính Thiên Chúa, để hiến mình vì ích lợi của người khác. Hy sinh là một đặc nét căn bản của Kytô giáo.
Đối với những người không hiểu biết, hy sinh có nghĩa là sự khủng khiếp vì mất mát cùng với nỗi đau buồn. Quả thực, từ bỏ những điều gì đó là một thứ hy sinh. Đối với những người không hiểu biết, hy sinh đơn giản chỉ là mất mát – những gì bạn đã phải từ bỏ.
Trái lại, đối với người đạo đức, tự nguyện hy sinh là cửa ngõ dẫn đến mầu nhiệm sự sống trong Chúa Kitô. Người đạo đức nhận thấy rằng sự hy sinh mang ý nghĩa được lợi trong linh hồn chứ không phải là mất mát. Quả thực hành vi hy sinh có thể làm ta nhức nhối. Sự hy sinh hoàn hảo mà Chúa Giê-su Kytô nêu gương cho chúng ta là sự hy sinh của đức ái vẹn toàn — đó là sự hy sinh tính mạng mình vì lợi ích của người khác, vì điều tốt đẹp hơn và vì Thiên Chúa.
Hy sinh là nền tảng của Kytô giáo, và đó là dấu hiệu biểu lộ tình yêu lớn hơn của chúng ta đối với nhau – trên hết là đối với Thiên Chúa. Kytô hữu được khích lệ hãy nhớ đến nhiều sự hy sinh chúng ta đang làm – những hy sinh chúng nên làm. Những hy sinh này chính là những cái chết nhỏ bé chúng ta đang chịu đựng. Vậy chúng ta có thường xem xét những hy sinh hãm mình của đời sống chúng ta như thế nào không? Đây là bí quyết: những cái chết nhỏ bé này đang liên kết chúng ta với Chúa Kytô bằng một tình yêu. Sống đời Kytô hữu mà không hy sinh sẽ quyến rũ chúng ta thích sống tiện nghi hơn. Khuynh hướng thích sống tiện nghi là một trong những kẻ thù to lớn của tôn giáo. Được thỏa lòng là một nết xấu làm cho người ta không thể chọn lựa một sự hy sinh lớn hơn.
Bài Tin Mừng hôm nay là một lời kêu gọi chúng ta hãy nhớ nét đẹp của hy sinh, không phải vì nó khủng khiếp, nhưng vì nó là tình yêu cao cả, điều chúng ta chỉ nhận ra được bằng con mắt đức tin, đó là khi phụng sự Thiên Chúa là chúng ta phục vụ người khác. Hy sinh là yêu thương người khác, yêu mến điều tốt lành hơn, yêu hơn cả yêu bản thân mình. Điều tốt lành đó là chính Thiên Chúa, một Thiên Chúa đã để mắt nhìn bạn, nhìn tôi từ đôi mắt khao khát hiền từ trên Thánh giá, với máu đã đổ ra để cứu độ trần gian. Mầu nhiệm Đức Giêsu Kytô minh chứng cho lợi ích cao cả của sự hy sinh. Chính sự hy sinh là dấu chỉ nói lên tình yêu cao cả nhất. Mỗi người chúng ta hãy thực hiện một việc hy sinh làm đẹp lòng Chúa.
Chuyển ngữ :JB. Đào Ngọc Điệp
Nguồn: https://www.hprweb.com/