• Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo - Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt Và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
      • Mùa Thường Niên
      • Mùa Vọng – Giáng Sinh
      • Mùa Chay – Phục Sinh
      • Lễ Ngoại Lịch
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
      • Năm A
      • Năm B
      • Năm C
      • Lễ Chung
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
      • Kinh Nguyện
      • Nghi Thức
    • Giờ Kinh Phụng Vụ
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Thông Báo
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Giáo Hội Hoàn Vũ
      • Đức Thánh Cha
      • Công Đồng Chung
      • Thượng Hội Đồng Giám Mục
      • Các Bộ Giáo Triều
      • Tài Liệu Khác Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
      • Thư Chung
      • Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục
      • Thư Mục Vụ Của Hội Đồng Giám Mục
      • Tài Liệu Khác HĐGM
    • Văn Kiện Giáo Phận
      • Thư Mục Vụ
      • Sắc Lệnh Và Quy Chế
      • Thường Huấn Linh Mục
      • Tĩnh Tâm Linh Mục
      • Tài Liệu Khác Giáo Phận
    • Kinh Thánh
      • Chia Sẻ Lời Chúa
      • Tìm Hiểu Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Mục Vụ
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Giáo Phụ
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Chầu Thánh Thể
    • Giáo Lý
    • Nhạc Thánh Ca
    • Giới Thiệu Giáo Xứ
    • Thắng Cảnh Tôn Giáo
    • Video Sinh Hoạt
   
Không Có Kết Quả
Xem Tất Cả
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo - Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt Và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
      • Mùa Thường Niên
      • Mùa Vọng – Giáng Sinh
      • Mùa Chay – Phục Sinh
      • Lễ Ngoại Lịch
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
      • Năm A
      • Năm B
      • Năm C
      • Lễ Chung
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
      • Kinh Nguyện
      • Nghi Thức
    • Giờ Kinh Phụng Vụ
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Thông Báo
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Giáo Hội Hoàn Vũ
      • Đức Thánh Cha
      • Công Đồng Chung
      • Thượng Hội Đồng Giám Mục
      • Các Bộ Giáo Triều
      • Tài Liệu Khác Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
      • Thư Chung
      • Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục
      • Thư Mục Vụ Của Hội Đồng Giám Mục
      • Tài Liệu Khác HĐGM
    • Văn Kiện Giáo Phận
      • Thư Mục Vụ
      • Sắc Lệnh Và Quy Chế
      • Thường Huấn Linh Mục
      • Tĩnh Tâm Linh Mục
      • Tài Liệu Khác Giáo Phận
    • Kinh Thánh
      • Chia Sẻ Lời Chúa
      • Tìm Hiểu Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Mục Vụ
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Giáo Phụ
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Chầu Thánh Thể
    • Giáo Lý
    • Nhạc Thánh Ca
    • Giới Thiệu Giáo Xứ
    • Thắng Cảnh Tôn Giáo
    • Video Sinh Hoạt
Giáo Phận Đà Lạt
   
No Result
View All Result

Chương 10: Môsê Đã Vào Trong Đám Mây

Ngày Đăng: 01/01/2013
Trong Các Bài Suy Niệm Khác

 

10

MÔSÊ ĐÃ VÀO TRONG ĐÁM MÂY

 

 

Cho tới lúc này chúng ta đã cố gắng khám phá ra những con đường nhận biết Thiên Chúa: tìm Ngài ở đâu? Nhưng hạn từ “biết” có nghĩa gì khi chúng ta nói về Thiên Chúa.

Trong sách Xuất hành, chúng ta đọc thấy: “Môsê đã đến gần đám mây đen nơi Thiên Chúa ngự” (Xh 20,21). Và một lần nữa: “Môsê vào trong đám mây và lên núi” (Xh 24,18). Ở chỗ khác trong Kinh Thánh, nhân nói về Môsê, tác giả cho biết Thiên Chúa đã “dẫn ông vào đám mây dày đặc và, diện đối diện, ban cho ông các điều răn” (Hc 45,5). Những quả quyết này đã luôn lôi cuốn sâu xa những độc giả chăm chú nhất của Kinh Thánh. Họ đã nhận ra trong đó nguyên tắc lớn này được biểu lộ: Thiên Chúa mạc khải mình… bằng cách che mình đi. Bức màn này  được Cựu Ước biểu thị bằng đám mây, thì trong Tân Ước trở thành chính nhân tính của Đức Kitô. “Người đã mở cho chúng ta một con đường mới và sống động qua bức màn, tức là chính thân xác của Người” (Dt 10,20). Thiên Chúa là ánh sáng, lại mạc khải mình qua bóng tối; là Chúa của mọi sự uy nghiêm, lại tỏ mình ra trong sự khiêm nhường. Thực sự, Ngài làm cho người ta biết Ngài “trong cái ngược lại”.

Chúng ta lấy ví dụ về cách đọc thần bí biểu tượng mây, một cách đọc đã ảnh hưởng mạnh đến linh đạo Tây phương. Điônysiô Arêôpagit viết: “Chỉ khi băng qua thế giới nơi người ta được thấy và trông thấy, Môsê mới vào trong Bóng tối thật sự huyền bí của sự bất tri; chính ở đó mà ông làm im bặt mọi kiến ​​thức tích cực, hoàn toàn thoát khỏi mọi hiểu biết và thị kiến; là vì ông hoàn toàn thuộc về Đấng vượt trên mọi sự; khi đã từ bỏ mọi kiến ​​thức thủ đắc, ông không còn thuộc về mình nữa, cũng không thuộc về bất cứ ai khác, nhưng nhờ kết hợp bằng những gì tốt nhất của bản thân với Đấng thoát khỏi mọi hiểu biết, và nhờ chính sự bất tri này mà ông biết vượt quá mọi hiểu biết[1].” Chính ý tưởng này đã được tác giả ẩn danh cuốn La nuée de l”inconnaissance (Mây mù của bất tri) muốn thể hiện, qua tựa đề tác phẩm của mình.

Có thể rút ra hệ quả gì từ những suy tư này? Có phải phần cao quý nhất của con người, tức lý trí, bị loại khỏi công cuộc tìm kiếm Thiên Chúa? Có phải do đó người ta buộc phải lựa chọn giữa vâng phục của đức tin hoặc đi theo trí khôn? Đây thường là suy diễn của một số người. Nhưng một kết luận như vậy là rất hời hợt. Khi bước vào đám mây, nghĩa là bằng đức tin, con người không từ bỏ lý trí của mình. Con người vượt lên trên lý trí. Đây là chuyện hoàn toàn khác. Nói khác đi, đức tin cho phép lý trí thực hiện hành vi cao nhất, vì “bước cuối cùng của lý trí là nhận ra rằng có vô số điều vượt qua lý trí[2]”. Lời cuối cùng mà lý trí, trước khi im lặng, sẽ thốt ra khi có ai đó hỏi về Thiên Chúa, nếu không phải là chính những lời mà toàn thể thụ tạo đã kêu lên cho chính nó, khi nó còn đang tìm kiếm Thiên Chúa: “Hãy tìm ở trên tôi! Hãy tìm nơi cao hơn!”

Thánh Tôma Aquinô, được công nhận chính đáng là một trong những người bảo vệ mạnh mẽ nhất những đòi hỏi của lý trí, đã viết: “Người ta bảo: nói theo sự hiểu biết của chúng ta, Thiên Chúa được biết như là Đấng Không Được Biết, bởi vì tâm trí chúng ta đã đạt tới giới hạn cuối cùng của sự hiểu biết về Thiên Chúa, khi nó nhận ra rằng, cuối cùng, yếu tính của Ngài ở trên tất cả những gì nó có thể biết trên trái đất[3].”

Chính lúc lý trí nhận ra những giới hạn của mình, nó lật đổ chúng và vượt qua chúng. Nó hiểu rằng mình không thể hiểu, nhưng nó cũng hiểu rằng “một Thiên Chúa mà người ta hiểu được sẽ không còn là Thiên Chúa nữa.” Chính lý trí giúp nhận ra như vậy, cho nên qua đó, việc thừa nhận này là một hành vi hoàn toàn hợp lý. Theo đúng nghĩa, nó là một sự “vô tri thông thái (docte ignorance)[4]“. Một “sự vô tri mà biết lý do”, khi biết mình vô tri.

Bởi vậy, đúng hơn phải nói ngược lại: đó là đặt ra một giới hạn cho lý trí và hạ thấp nó, hơn là từ chối khả năng của nó là bị vượt qua. Kierkegaard viết: “Cho đến nay, người ta luôn nói bằng những lời này: Nói rằng người ta không thể hiểu điều này hoặc điều nọ không làm thỏa mãn sự thông hiểu của người muốn hiểu. Sai lầm là ở đó. Người ta phải khẳng định hoàn toàn ngược lại: khi khoa học nhân văn không muốn thừa nhận có những sự việc không thể hiểu, hay nói chính xác hơn, có những sự việc mà nó có thể rõ ràng “hiểu rằng nó không thể hiểu”, chính khi đó mọi sự bị đảo lộn. Tuy nhiên, bổn phận của lương tâm con người là phải hiểu rằng nó không thể hiểu được một số điều và những điều này là gì[5].”

Nhưng bóng tối này là gì, bao gồm những gì? Về đám mây chen vào giữa người Ai Cập với người Do Thái, một cách đọc bản văn Kinh Thánh cho hay Đám Mây “mịt mù bên này và sáng soi bên kia” hoặc “mịt mù cho những người này và sáng soi cho những người kia” (x. Xh 14, 20). Lại là một trong những biểu tượng gợi ý nhất! Thế giới của đức tin tối tăm đối với những ai nhìn từ bên ngoài, nhưng lại sáng láng đối với những ai sống bên trong. Và với một độ sáng đặc biệt chạm đến con tim hơn là trí óc: đây là những “lý lẽ của con tim mà lý trí không hiểu nổi”, một câu nổi tiếng. Trong cuốn La nuit obscure (Đêm tối, một biến thể của chủ đề đám mây) của thánh Gioan Thánh Giá, linh hồn tuyên bố muốn tiến triển bằng một con đường mới “không có ánh sáng hoặc hướng dẫn nào khác, ngoại trừ ánh sáng đã cháy lên trong trái tim tôi … một ánh sáng bảo đảm hơn mặt trời lúc chính ngọ[6].”

Thật đúng biết bao người nào đã nói: “Người ta chỉ nhìn thấy rõ bằng con tim”!

Ngay cả bài trình bầy hiện tại của chúng ta cũng rõ cho người này và tối cho người kia. Không thể yêu cầu cung cấp cho những người vẫn đang ở “bên ngoài” một minh chứng hợp lý về những thực tại này. Cách duy nhất để bước vào ánh sáng mới này là đưa ra quyết định nói: “Tôi tin! Tôi tin để hiểu”, chứ không phải “Tôi tin vì tôi đã hiểu.” Cũng giống như một số cửa ra vào hiện đại: chúng tự mở ra lúc người ta đến gần.

Nói về Mẹ Thiên Chúa, Chân Phước Angela Foligno cho biết bà “được kết hợp khôn tả với Chúa Ba Ngôi tối cao và tuyệt đối không thể diễn tả được, đến nỗi trong đời này bà được hưởng niềm vui mà các thánh đang được hưởng trên trời, đó là niềm vui không hiểu được, vì các ngài hiểu rằng mình không thể hiểu[7].” “Niềm vui không hiểu được!” Thánh nữ đã bày tỏ  những gì đẹp đẽ nhất và những gì quan trọng nhất đối với chúng ta là biết về một Thiên Chúa không thể hiểu: không những không gây ra thất vọng, sự không thể hiểu này còn làm cho con người tràn đầy niềm vui và hăng hái. Đến nỗi khi kết thúc quá trình đi lên của mình, người ấy có vẻ thất vọng nếu không phải như vậy, nếu anh ta có thể hiểu được mọi sự. Biết rằng Thiên Chúa vô cùng vĩ đại, vô cùng đẹp đẽ, vô cùng tốt lành, hơn những gì người ta có thể tưởng tượng, biết rằng tất cả những điều này là dành cho bạn, để niềm vui của bạn thật sự tràn đầy, để không bao giờ bạn nghĩ mình có thể cảm thấy nhàm chán khi ở bên Ngài đến muôn đời!

Lời cầu nguyện sau đây của một người phụ nữ lên đỉnh Sinai trước chúng ta, chúng ta hãy coi là của chúng ta:

Lạy Chúa, xin cho con một kiến ​​thức rất đơn sơ và vô tri về Chúa. Chúa là nguyên nhân của tất cả những gì hiện hữu. Xin cho mọi sự xung quanh con là sương mù dày đặc và qua màn sương mù này, linh hồn con lao về phía trước, tới ánh sáng và niềm vui của tình Chúa yêu con!”

 

[1]  Denys l’Aréopagite, La théologie mystique, I, 3; cf. Oeuvres complètes, trad. de Gandillac, Éd. Montaigne, Paris, Aubier, 1934, p. 179.

[2]  B. Pascal, Pensées, éd. Brunschwig, 267.

[3]  Saint Thomas d’Aquin, In Boet. Trin. Proem., 1. a. 2. ad 1.

[4]  Saint Augustin, Lettre 130, 28 (PL 33, 505).

[5]  S. Kierkegaard, Journal, VIII A 11.

[6]  Saint Jean de la Croix, La nuit obscure, ch. XXIV. 3; Paris, Desclée de Brouwer, 1958, p. 452.

[7]  Le livre de la bienheureuse Angèle de Foligno, trad. P. Doncoeur, Paris, Au catholique, 1936, p. 452.

Mục Lục Tĩnh Tâm Giáo Triều

ShareTweet

Bài Viết Cùng Chuyên Mục

BÀI GIẢNG MÙA VỌNG, MỞ LÒNG NGẠC NHIÊN THÁN PHỤC TRƯỚC SỰ MỚI MẺ CỦA THIÊN CHÚA

BÀI GIẢNG MÙA VỌNG, MỞ LÒNG NGẠC NHIÊN THÁN PHỤC TRƯỚC SỰ MỚI MẺ CỦA THIÊN CHÚA

SUY NIỆM TĨNH TÂM THƯỢNG HỘI ĐỒNG BÀI 3 – “TẤM LƯỚI CÁ BUỔI SÁNG PHỤC SINH” (GA 20,19-29)

SUY NIỆM TĨNH TÂM THƯỢNG HỘI ĐỒNG BÀI 4 – PHỤC SINH VÀ CUỘC TRÒ CHUYỆN TRONG BỮA SÁNG (GA 21,15-25)

SUY NIỆM TĨNH TÂM THƯỢNG HỘI ĐỒNG BÀI 3 – “TẤM LƯỚI CÁ BUỔI SÁNG PHỤC SINH” (GA 20,19-29)

SUY NIỆM TĨNH TÂM THƯỢNG HỘI ĐỒNG BÀI 3 – “TẤM LƯỚI CÁ BUỔI SÁNG PHỤC SINH” (GA 20,19-29)

SUY NIỆM TĨNH TÂM THƯỢNG HỘI ĐỒNG BÀI 1 – PHỤC SINH: TÌM KIẾM TRONG BÓNG TỐI (GA 20,1-18)

SUY NIỆM TĨNH TÂM THƯỢNG HỘI ĐỒNG BÀI 2 – “CĂN PHÒNG ĐÓNG KÍN” (GA 20,19-29)

SUY NIỆM TĨNH TÂM THƯỢNG HỘI ĐỒNG BÀI 1 – PHỤC SINH: TÌM KIẾM TRONG BÓNG TỐI (GA 20,1-18)

SUY NIỆM TĨNH TÂM THƯỢNG HỘI ĐỒNG BÀI 1 – PHỤC SINH: TÌM KIẾM TRONG BÓNG TỐI (GA 20,1-18)

ÁNH SÁNG MUÔN DÂN – LỄ DÂNG CHÚA GIÊ-SU TRONG ĐỀN THỜ – ĐỨC TGM GIU-SE VŨ VĂN THIÊN

Bài Viết Mới

Thứ Năm, Tuần IV Phục Sinh

Thứ Năm, Tuần IV Phục Sinh

Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang Bảo Lộc: Đức Cha Giáo Phận Dâng Lễ Hành Hương Ngày 13/5 và Tham Dự Dâng Hoa Kính Mẹ

Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang Bảo Lộc: Đức Cha Giáo Phận Dâng Lễ Hành Hương Ngày 13/5 và Tham Dự Dâng Hoa Kính Mẹ

Trực tuyến Thánh Lễ Khánh Thành & Cung Hiến Nhà thờ Thanh Bình – Đức Trọng, lúc 09:30 | 15/5/2025

Trực tuyến Thánh Lễ Khánh Thành & Cung Hiến Nhà thờ Thanh Bình – Đức Trọng, lúc 09:30 | 15/5/2025

Suy Niệm Lời Chúa – Thứ Tư Tuần IV Phục Sinh – Kính Thánh Matthia Tông Đồ

Suy Niệm Lời Chúa – Thứ Tư Tuần IV Phục Sinh – Kính Thánh Matthia Tông Đồ

Ngày 14-05: Thánh Matthia Tông Đồ

Ngày 14-05: Thánh Matthia Tông Đồ

Giáo Sở Don Bosco Đà Lạt: 65 Thiếu Nhi Rước Lễ Lần Đầu

Giáo Sở Don Bosco Đà Lạt: 65 Thiếu Nhi Rước Lễ Lần Đầu

Giáo Phận Đà Lạt

Thông Tin Liên Hệ
VĂN PHÒNG TRUYỀN THÔNG GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT
– Địa chỉ: 09 Nguyễn Thái Học – Tp. Đà Lạt – Lâm Đồng – Việt Nam
– Điện thoại: 0918.525.019
– Email: giaophandalat1960@gmail.com

  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo – Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Giáo Hạt và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Danh Sách Linh Mục
  • Phụng Vụ
  • Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Thông Báo
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Giới Thiệu Giáo Xứ

© Giáo Phận Đà Lạt - Ban Truyền Thông

  • Trang Chủ
  • Thông Báo
  • Tin Tức Giáo Phận
  • Báo Lỗi