THIÊN CHÚA CỦA GIAO ƯỚC THIÊN CHÚA CỦA TÌNH THƯƠNG
Lm. Giuse Võ Đức Minh
Thiên Chúa là Cha vì Người là Thiên Chúa của Giao Ước.
Nhờ Giao Ước Sinai mà đoàn dân dưới quyền lãnh đạo của Môsê khám phá ra Thiên Chúa là Cha trong tư cách là Đấng Tạo Dựng và Cứu Độ.
Nhờ Giao Ước Mới do Đức Giêsu thiết lập, đoàn dân mang danh hiệu kitô-hữu biết rõ căn tính của mình : nghĩa tử của Thiên Chúa, người con được quyền gọi Thiên Chúa bằng danh xưng thật trìu mến : “Abba, lạy Cha !”
Xin giới thiệu hai đề mục nghiên cứu về Giao Ước Mới trong Tân Ước, đặc biệt liên quan đến mầu nhiệm Thiên Chúa là Cha trong đời sống người tín hữu.
I. NGƯỜI MÔN ĐỆ CỦA THIÊN CHÚA (Tin Mừng theo thánh Gioan)
Đặc điểm trong Tin Mừng theo thánh Gioan là chúng ta không gặp thấy từ ngữ “Giao Ước” cũng như không thấy Gioan trích dẫn các sấm ngôn Cựu Ước về Giao Ước Mới (Gr 31,31-34 hoặc Ed 36,23-28). Thế nhưng phân tích kỹ Tin Mừng thứ tư, chúng ta ghi nhận vai trò quan trọng của hai chủ đề căn bản trong Giao Ước Mới:
1. Chiều kích nội tâm của đời sống kitô-hữu : “ở trong“, “lưu lại trong“, “Thiên Chúa ở trong chúng ta”, “Đức Kitô ở trong chúng ta”, “chúng ta ở trong Người” ;
2. Mối tương quan hỗ tương gắn bó (công thức Giao Ước).
A. BẢN VĂN NỀN TẢNG TRONG ĐỜI SỐNG CÔNG KHAI CỦA ĐỨC GIÊSU
“Hết thảy chúng sẽ là môn sinh của Thiên Chúa” (Ga 6,45)
1. Văn mạch
.Những kẻ không tin | .Lời của Chúa Giêsu | .Những kẻ tin |
.Phép lạ bánh (6,1-15) | . | . |
.Ði trên mặt hồ (6,16-22) | . | . |
. | .Dẫn nhập (6,22-25) | . |
. | .Bánh từ trời (6,25-35) | . |
. | .Tin vào Con (6,35-48) | . |
. | .Ăn Bánh (6,48-59) | . |
.Ðám đông bỏ Ðức Giêsu (6,60-66) | . | .Nhóm Mười Hai tuyên tínvào Ðức Giêsu (6,67-71) |
Chủ đề căn bản và bao trùm toàn bộ là đức tin.
– (a). 6,43 “Các ngươi đừng kêu ca với nhau (cứng lòng tin)
– (b). 6,44 “Không ai có thể đến với Ta nếu Cha, Đấng đã sai Ta không lôi kéo nó” (điều kiện để có đức tin)
– (c). 6,45 “Hết thảy chúng sẽ là môn sinh của Thiên Chúa“
– (d). 6,45b : “Phàm ai nghe và học nơi Cha thì sẽ đến với Ta (điều kiện để có đức tin)
– (e). 6,47 : “Ai tin thì có sự sống đời đời” (đức tin)
Văn mạch gần : từ chỗ cứng lòng tin đi đến Đức Tin nhờ thụ giáo với Thiên Chúa.
2. Bản văn trích ngôn sứ Is 54,13
Is 54 đề cập đến Giêrusalem thời Đấng Thiên Sai, Đấng Mêsia, trong đó chủ đề Giao Ước chan hòa, hoặc bởi chính từ ngữ Giao Ước, hoặc bởi những yếu tố có trong Giao Ước (ví dụ : Is 54,5. 7. 8. 10) :
“Ta sẽ kết với các ngươi một Giao Ước vững bền” (Is 55,3).
“Con cái của ngươi hết thảy đều được Giavê dạy dỗ.Phúc bình an của con cái ngươi bao la” (Is 54,13).
3. Giải thích Ga 6,45
Người môn sinh của Thiên Chúa được Người dạy bảo giáo huấn bằng hai cách :
a. “Nếu Cha . không lôi kéo nó” (6,44)
Mọi người được lôi kéo đến cùng Đức Giêsu khi Ngài xuất hiện như là Đấng Cha sai đến ;
* cách thế mà Cha lôi kéo : nhờ Đức Kitô mà việc lôi kéo được thể hiện ;
* Từ đó, ta có hai khía cạnh của hành động lôi kéo của Cha:
– bên ngoài : Đức Giêsu dạy bảo ;
– bên trong : Cha mạc khải, soi sáng. “Filius dicebat sed Pater docebat” (thánh Augustinô, 26,8).
Như thế, “Cha lôi kéo” : nội tâm hóa lời giảng dạy của Chúa Giêsu ; Đức Giêsu trở nên trung tâm của Dân Mới của Thiên Chúa.
b. “Phàm ai nghe và học nơi Cha” (6,45b)
“Nghe người nào” diễn tả sự gần kề, tiếp cận (1,40).
“Nghe” : động từ, từ ngữ liên hệ tới Lời Rao Giảng Kerygma, liên hệ tới việc “nghe Đức Giêsu”, “nghe Lời Đức Giêsu” (x. Ga 8,43. 47 ; 10,3. 16. 27 ; 18,37)
“Nghe Cha”, nghe Lời Cha trong Đức Giêsu và nhờ Đức Giêsu (Ga 14,9 : Ai thấy Ta là đã thấy Cha).
Kết luận
1. “Hết thảy chúng sẽ là môn sinh của Thiên Chúa” (6,45).
Điều đó sẽ trở nên hiện thực nhờ Lời Giảng Dạy của Đức Giêsu, Đấng Cha sai đến, và nhờ đó đón nhận Đức Tin.
2. “. sẽ đến với Ta” (6,45b).
Đến với Đức Giêsu là những người tín hữu, những môn đệ của Đức Giêsu.
B. GIAO ƯỚC MỚI TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI MÔN SINH CỦA THIÊN CHÚA (GA 13 – 17)
Trong khi các Tin Mừng nhất lãm đều tường thuật lại Bữa Tiệc Ly, trong đó Chúa Giêsu thiết lập Giao Ước Mới, thì thánh Gioan không tường thuật lại Bữa Tiệc Giao Ước này, nhưng thay vào đó, ngài tường thuật lại việc Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ và những lời tâm sự sâu xa của Người cũng như lng tế hiến, từ chương 13 đến chương 17. Dầu không nói về Giao Ước Mới, nhưng trong năm chương này, chúng ta thấy nổi lên nhiều đặc điểm quan trọng có trong nội dung chủ đề Giao Ước Mới.
1. Ơn gọi, sự tuyển chọn
“Ta biết Ta đã chọn ai” (13,18)
“Không phải các ngươi đã chọn Ta,
nhưng chính Ta đã chọn các ngươi” (15,16)
“Ta đã chọn các ngươi từ giữa thế gian” (15,19)
2. Giới răn mới (Thập Giới)
“Ta ban cho các ngươi một điều răn mới :
là hãy yêu mến nhau” (13,34)
“Này là lịnh truyền của Ta :
các ngươi hãy yêu mến nhau
như Ta đã yêu mến các ngươi” (15,12)
“Điều Ta truyền cho các ngươi,
là hãy yêu mến nhau” (15,19)
3. Việc tuân giữ các giới luật (// Thứ Luật)
“Nếu các ngươi yêu mến Ta,
các ngươi sẽ giữ các lịnh truyền của Ta” (14,15)
“Ai có lịnh truyền của Ta và giữ lấy, người ấy mới là kẻ yêu mến Ta, mà ai yêu mến Ta, thì được Cha Ta yêu mến, và Ta sẽ yêu mến nó và sẽ tỏ mình ra cho nó” (14,21 ; x. Ga 14,23.24.31 ; 15,10.24.30).
4. Ban bình an (// Ed 37,26 : Giao Ước bình an)
“Ta để lại bình an cho các ngươi ;
Ta ban bình an của Ta cho các ngươi” (14,27)
“Các điều ấy, Ta đã nói với các ngươi,
ngõ hầu trong Ta các ngươi được bình an” (16,33)
5. Biết Thiên Chúa
Đây là một trong những chủ đề căn bản của Giao Ước Mới (Gr 31,34). Trong Tin Mừng thứ tư, đối tượng của sự biết luôn luôn là Đức Giêsu cùng với Cha, trong sự duy nhất với Cha :
“Ta biết chiên của Ta và chiên của Ta biết Ta” (10,14)
“Như Cha biết Ta và Cha biết Ta” (10,15)
“Chiên của Ta thì nghe tiếng Ta ; Ta biết chúng và chúng theo Ta” (10,27)
“Ta và Cha là một” (10,30)
“Nếu các ngươi biết Ta, tất các ngươi cũng biết Cha Ta. Ngay từ bây giờ các ngươi biết Người và đã thấy Người” (14,7)
“Mọi điều Ta đã nghe nơi Cha Ta, Ta đã tỏ cho các ngươi biết” (15,15)
“Sự sống đời đời tức là : chúng nhận biết Cha, Thiên Chúa độc nhất và chân thật, và Đấng Cha đã sai, Giêsu Kitô” (17,3 ; x. Ga 17,7-8.23).
6. Thiên Chúa ở trong Dân Người
Đối với Cựu Ước, đây là đối tượng của Lời Hứa, đồng thời chính là niềm hy vọng lớn lao của họ. Chủ đề này cũng gắn liền với Giao Ước (x. Ed 37,26-28 ; 48,35 ; Dcr 2,14-15 à Kh 21,3). Thánh Gioan trong sách Tin Mừng đã diễn tả chủ đề này một cách thật nhuần nhuyễn qua kiểu nói : “ở trong“, “lưu lại trong” :
“Trong nhà Cha Ta có nhiều chỗ ở” (14,2)
“Ta ở trong Cha Ta, và các ngươi ở trong Ta và Ta ở trong các ngươi” (14,20)
“Chúng Ta sẽ đến với nó, và sẽ đặt chỗ ở nơi mình nó” (14,23)
“Nếu các ngươi lưu lại trong Ta và Lời của Ta lưu lại trong các ngươi, thì muốn gì, các ngươi hãy xin, và các ngươi sẽ thấy thành sự” (15,7)
“Hãy lưu lại trong lòng yêu mến của Ta” (15,9) (= Lời và lòng Mến của Đức Giêsu)
“Hãy ở lại trong Ta và Ta trong các ngươi.
Cũng như nhánh nho không thể sinh quả tự mình, mà không lưu lại thân nho, thì các ngươi cũng vậy, nếu không lưu lại trong Ta” (15,4)
“Cây nho, chính là Ta ; các ngươi là nhánh. Ai lưu lại trong Ta và Ta trong kẻ ấy, thì nó sẽ sinh nhiều quả.” (15,5)
(= lưu lại trong Đức Giêsu, gắn bó kết hiệp với Đức Giêsu)
“Nếu các ngươi giữ các lịnh truyền của Ta, các ngươi sẽ lưu lại trong lòng yêu mến của Ta, cũng như Ta đã giữ các lịnh truyền của Cha Ta, và lưu lại trong lòng yêu mến của Người” (15,10)
“Xin gìn giữ chúng nhờ Danh Cha, mà Cha đã ban cho Con, ngõ hầu chúng nên một nhu Chúng Ta” (17,11)
“Để hết thảy chúng nên một, cũng như, lạy Cha, Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, ngõ hầu chúng ở trong Chúng Ta và thế gian tin là Cha đã sai Con” (17,21)
“Con ở trong chúng và Cha ở trong Con, để chúng được hoàn toàn nên một, ngõ hầu thế gian biết là Cha đã sai Con và yêu mến chúng, như Cha đã yêu mến Con” (17,23)
“Và Con đã tỏ cho chúng biết Danh Cha, và sẽ còn tỏ cho biết nữa, ngõ hầu lòng mến Cha đã yêu Con có trong chúng và Con trong chúng” (17,26)
II.GIAO ƯỚC MỚI,LUẬT SỐNG CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU (các thư thánh Gioan)
Ngay trong phần nhập đề bức thư thứ nhất, thánh Gioan đã đưa chúng ta vào trọng tâm và là chủ đích của Giao Ước Mới : đời sống hiệp thông, hiệp thông với nhau trên cơ sở hiệp thông với Thiên Chúa :
“Điều từ thuở ban đầu đã có, điều chúng tôi đã từng nghe, điều chúng tôi đã từng thấy tận mắt, điều chúng tôi đã cung chiêm và tay chúng tôi đã rờ đến về Lời sự sống. Và sự sống đã tỏ hiện, chúng tôi đã từng thấy và chúng tôi làm chứng cùng loan báo cho anh em sự sống đời đời.
Điều chúng tôi đã từng thấy và đã từng nghe, Thì chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa, ngõ hầu anh em được thông hiệp với chúng tôi !
Nhưng sự thông hiệp của ta là thông hiệp với Cha và với Con của Người, Đức Giêsu-Kitô.
Các điều này chúng tôi viết ra, ngõ hầu sự vui mừng của chúng tôi được trọn vẹn” (1 Ga 1,1-4)
Rồi toàn bộ bức thư chỉ nhằm trình bày và khai triển chủ đề trọng tâm đó :
1. Hiệp thông là sự sáng (1,5 – 2,28) :
– đi trong sự sáng thì không phạm tội ;
– đi trong sự sáng thì tuân giữ vẹn tuyền các giùi răn, đặc biệt giới luật thương yêu ;
– đi trong sự sáng thì luôn kiên vững trong đời sống đức tin.
2. Hiệp thông là làm con Thiên Chúa (2,9 – 4,6) :
– con Thiên Chúa chỉ làm sự công chính ;
– con Thiên Chúa chỉ biết thương yêu anh em mình theo khuôn mẫu của Chúa Kitô ;
– con Thiên Chúa biểu thị đời sống đức tin bằng hành động của đức ái.
3. Hiệp thông nhờ đức ái và đức tin (4,7 – 5,12) :
– đức ái phát xuất từ Thiên Chúa và cắm rễ sâu trong đức tin ;
– đức tin là nguồn của lòng mến và của đời sống hiệp thông với Thiên Chúa.
Như vậy, chỉ dựa vào bố cục bức thư, chúng ta có thể quả quyết rằng : thánh Gioan rõ ràng chủ tâm giới thiệu với Hội Thánh, với chúng ta về Giao Ước Mới để ta hiểu và xem đó như luật sống của người kitô-hữu.
Đi vào phân tích, chúng ta gặp được ba yếu tố căn bản của Giao Ước Mới mà thánh Gioan nhắc lại liên lỉ như nền tảng căn bản, Luật sống của người kitô-hữu :
– đời sống đức tin ;
– làm cho ta sống hiệp thông với Cha và Con ;
– hướng dẫn toàn thể đời sống người kitô-hữu.
A ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN : LỜI THIÊN CHÚA ĐƯỢC NỘI TÂM HÓA
Sống đức tin : “Lời đã được nội tâm hóa” nghĩa là Lời của Thiên Chúa đã hiện diện và tác động trong tâm hồn của người kitô-hữu ; đời sống của người kitô-hữu được nhuần nhuyễn, sâu sắc trong đức tin.
Do đó, Lời của Thiên Chúa chính là nguồn sự sống mới. Thánh Gioan đã diễn tả bằng nhiều cách sự phong phú của Lời Chúa trong đời sống người kitô-hữu.
1. Lời Thiên Chúa
“Nếu ta nói : Ta đã không phạm tội,
thì ta kể Người là kẻ nói láo
và Lời Người không có ở trong ta” (1,10)
“và Lời Thiên Chúa lưu lại trong anh em,
và anh em đã thắng Kẻ Dữ” (2,14)
“Còn anh em, ước gì điều anh em đã nghe từ thuở ban đầu, cứ lưu lại trong anh em” (2,24)
2. Sự thật
Sự thật là Lời Thiên Chúa mà Đức Giêsu-Kitô đã công bố. Lời đó thấm nhập vào tâm hồn người tín hữu và biến đổi đời sống của họ.
Trong Tin Mừng thứ tư, kiểu nói “làm sự thật” diễn tả một cuộcc hành trình đi tới đức tin ; cònn trong các thư của Gioan, kiểu nói đó diễn tả một sự hoán cải không ngừng của người tín hữu, mỗi khi thành tâm thú nhận các lỗi lầm :
“Nếu ta nói : ta không có tội, thì ta tự lừa dối mình, và sự thật không có trong ta” (1 Ga 1,8)
“Kẻ nói : Tôi đã biết Người, mà không giữ lịnh truyền của Người thì nó là đứa nói láo, và trong nó không có sự thật” (1 Ga 2,4)
“. sự thật lưu lại trong ta” (2 Ga 2)
3. Dầu-xức (Chrisma)
Dầu – xức chính là Lời của Thiên Chúa mà người tín hữu đã lãnh nhận và nội tâm hóa nhờ đức tin và dưới tác động của Chúa Thánh Thần ; Dầu đó tồn tại trong tâm hồn người tín hữu, dạy họ thấu hiểu về ơn cứu rỗi.
“Và anh em được có Dầu-xức, do tự Đấng Thánh” (1 Ga 2,20)
“Về phần anh em, Dầu-xức anh em đã lĩnh nơi Ngài hiện lưu lại trong anh em, nên anh em không cần nhờ ai dạy bảo. Phải hơn, như Dầu-xức của Ngài dạy anh em về hết mọi sự, và là sự thật, không phải là sự dối trá.” (1 Ga 2,27).
4. Mầm giống của Người (sperma – semen)
Một số tác giả đã giải thích từ ngữ “mầm giống của Thiên Chúa” chính là Thánh Thần, Đấng thông ban sự sống trong công cuộc tạo dựng mới ; một số khác, trong đó có thánh Augustinô, Luther đã giải thích “mầm giống của Thiên Chúa” là Lời của Thiên Chúa. Bởi thế, từ ngữ này đồng nghĩa với “Dầu-xức” (1 Ga 2,20. 27).
Mầm giống của Thiên Chúa lưu lại nơi người tín hữu là cách nói để diễn tả Lời của Thiên Chúa (1 Ga 2,14), “điều đã nghe từ thuở ban đầu” (1 Ga 2,24), sự thật trong đời sống người kitô-hữu (2 Ga 2).
“Phàm ai sinh bởi Thiên Chúa thì không làm sự tội, vì mầm giống của Người lưu lại trong kẻ ấy.” (1 Ga 3,9)
5. Chứng từ
“Ai tin vào Con Thiên Chúa thì có chứng ấy trong mình. và chứng ấy là thế này : Thiên Chúa đã ban cho ta sự sống đời đời, Và sự sống ấy là ở trong Con của Người” (1 Ga 5,10-11).
6. Am tường (dianoia)
Am tường diễn tả khả năng biết Thiên Chúa, nghĩa là có tương quan cá nhân mật thiết với Thiên Chúa, sống hiệp thông với Người. “Am tường” đồng nghĩa với “quả tim mới“, “quả tim bằng thịt” như kiểu nói của các ngôn sứ.
“Ta biết rằng : Con Thiên Chúa đã đến, và đã ban cho ta được am tường, ngõ hầu ta biết Đấng chân thật.Và ta ở trong Đấng chân thật, trong Con của Người, Đức Giêsu-Kitô.Ngài là Thiên Chúa chân thật, là sự sống đời đời” (1 Ga 5,20 ; x. Ga 5,38 ; 8,37 ; 15,7).
B. SỰ HIỆP THÔNG VỚI THIÊN CHÚA
Nhờ Lời Thiên Chúa, chúng ta có đức tin và đời sống đức tin sâu xa đem ta vào sự hiệp thông với Thiên Chúa. từ đó, sự sống sung mãn của Thiên Chúa được trao ban cho chúng ta với mọi chiều kích của nó.
1. Sự thông hiệp (koinonia)
Sống hiệp thông là luôn luôn đi trong sự sáng. Bóng tối không còn một dấu vết nào trong tâm hồn người sống thông hiệp với Thiên Chúa.
“ngõ hầu anh em được thông hiệp với chúng tôi ! Nhưng sự thông hiệp của ta là thông hiệp với Cha và với Con của Người, Đức Giêsu-Kitô” (1 Ga 1,3).
2. Biết Thiên Chúa
a. biết Thiên Chúa : giữ giới răn của Người :“Và nơi điều này ta biết được là ta biết Người : là nếu ta giữ lịnh truyên của Người. Kẻ nói : Tôi đã biết Người, Mà không giữ lịnh truyền của Người, Thì nó là đứa nói láo.” (1 Ga 2,3-4).
b. biết Cha và biết Đấng có từ thuở ban đầu thì phải dứt lòng yêu chuộng thế gian : “. là anh em đã biết Đấng có từ thuở ban đầu ., Tôi viết cho anh em, các con còn bé, là anh em đã được biết Cha. Tôi viết cho anh em, các bậc phụ huynh, là anh em biết Đấng có từ thuở ban đầu. Anh em đừng yêu mến thế gian, và các điều có trong thế gian.” (1 Ga 2,13-15)
c. Tội lỗi (không tin) cản trở sự biết Thiên Chúa : “Phàm ai phạm tội, thì đã chẳng thấy Người,cũng chẳng biết Người” (1 Ga 3,6).
d. Lòng Mến (Agapê) là phương thế để đạt tới sự biết Thiên Chúa : “., ta hãy yêu mến nhau, vì lòng mến phát tự Thiên Chúa và phàm ai yêu mến thì đã sinh bởi Thiên Chúa và biết Thiên Chúa.Ai không yêu mến thì đã không biết Thiên Chúa, Vì Thiên Chúa là Lòng Mến” (1 Ga 4,7-8).
e. Tấm lòng mới (=am tường) để biết Đấng Chân Thật (1 Ga 5,20).
3. Ở lại trong Thiên Chúa. Lưu lại trong Thiên Chúa
a. Ở lại trong Thiên Chúa (trong Cha và trong Con)
“. Nếu trong anh em, lưu lại được điều anh em đã nghe từ thuở ban đầu, thì anh em cũng được lưu lại trong Con và trong Cha (1 Ga 2,24).
“Và ai giữ lịnh truyền của Người, thì lưu lại trong Người và Người trong kẻ ấy.Và nơi điều này ta biết là Người lưu lại trong ta : do tự Thần Khí Người đã ban cho ta” (1 Ga 3,26).
“Kẻ nào tuyên xưng : Giêsu là Con Thiên Chúa thì Thiên Chúa lưu lại trong kẻ ấy, và kẻ ấy trong Thiên Chúa” (1 Ga 4,15).
“Ta đã biết và đã tin vào lòng mến mà Thiên Chúa có đối với ta. Thiên Chúa là Lòng Mến và ai lưu lại trong lòng mến, thì lưu lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa lưu lại trong kẻ ấy” (1 Ga 4,16) (x. 1 Ga 2,6. 28 ; 3,6 ; 4,13).
b. Thiên Chúa ở lại trong chúng ta
“Nếu ta yêu mến nhau, thì Thiên Chúa lưu lại trong ta, và nơi ta, lòng mến của Người đã được thành toàn (1 Ga 4,12).
4. Có Thiên Chúa. Có sự sống
“Ai có Con thì có sự sống ; ai không có Con Thiên Chúa thì không có sự sống. Các điều này, tôi đã viết cho anh em để anh em biết là anh em có sự sống đời đời, anh em là những kẻ tin vào Danh Con Thiên Chúa” (1 Ga 5,12-12 ; x. 1 Ga 2,23 ; 3,15).
5. Con cái Thiên Chúa
a. Được sinh ra bởi Thiên Chúa (1 Ga 2,29 ; 3,9 ; 4,7 ; 5,1.4.18).
b. Là con cái Thiên Chúa (1 Ga 3,1.2.10)
C. GIAO ƯỚC MỚI, LUẬT SỐNG CỦA NGƯỜI KITÔ-HỮU
1. Đã được tinh luyện và khả năng không phạm tội
Sự tinh luyện (tha tội) là kết quả của Lễ Tế hy sinh đền tội mà Đức Giêsu đã thực hiện
“Máu của Đức Giêsu, Con của Người, tẩy sạch ta khỏi mọi tội lỗi” (1 Ga 1,7).
“Nếu ta xưng thú tội lỗi ta, thì Người trung tín và công chính đủ để tha thứ tội lỗi cho ta và tẩy sạch ta khỏi mọi điều bất chính” (1 Ga 1,9).
“Và Ngài là hy sinh đền tạ các tội lỗi ta, không những tội lỗi của ta mà thôi, mà của tất cả thế gian nữa” (1 Ga 2,2).
“Nơi điều này mà thực là lòng mến : là không phải vì ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng là chính Người đã yêu mến ta và sai Con của Người đến làm hy sinh đền tạ tội lỗi ta” (1 Ga 4,10).
Hồng ân cao quý đó, người kitô-hữu lãnh nhận nhờ nội tâm hóa Lời của Thiên Chúa, nhờ đời sống đức tin.
a. Chiến thắng tội lỗi, Kẻ Dữ, thế gian : 1Ga 2,10. 14 ; 4,4 ; 5,4 – xt. Ga 8,32 ; 15,3
b. Khả năng không phạm tôi của người Kitô hữu : 1Ga 3,6. 9 ; 5,18
2. Tuân giữ giới luật của Thiên Chúa, cách riêng giới luật của đức ái.
a. Sự thật trong chúng ta.
Lòng mến Thiên Chúa trong chúng ta (1 Ga 2,4-5)
b. Yêu mếm bằng việc làm, yêu mến trong sự thật (1 Ga 3,16-18)
c. Yêu mến nhờ sự thật lưu lại trong chúng ta (2 Ga 1,2)
d. Hãy cộng tác với sự thật trong đức ái (3 Ga 8)
Kết luận
Toàn bộ đời sống của người kitô hữu được thánh Gioan trình bày dựa theo sơ đồ của Giao Ước Mới. Như vậy, Giao Ước Mới chính là luật sống của người kitô hữu.