CHƯƠNG 1. VẠ[35] [1331 – 1335]
Điều 1331
§1. Cấm người bị vạ tuyệt thông:[36]
20 Lãnh nhận các bí tích;
30 Cử hành các á bí tích và những nghi lễ phụng vụ khác;
40 Dự phần một cách chủ động trong những cử hành nói trên;
50 Thi hành các giáo vụ hay nhiệm vụ hay thừa tác vụ hay chức năng thuộc Giáo hội;
60 Thực hiện những hành vi lãnh đạo.
§2. Nếu vạ tuyệt thông hậu kết đã được áp đặt hoặc vạ tuyệt thông tiền kết đã được tuyên bố, phạm nhân:
20 Thực hiện vô hiệu những hành vi lãnh đạo, mà chiếu theo quy tắc của §1, 60 thực hiện những hành vi này là bất hợp luật.
30 Bị cấm hưởng dùng những đặc ân đã được ban cho trước đây;
40 Không được nhận thù lao sở hữu được do tước vị thuần túy thuộc Giáo hội;
50 Không có khả năng nhận giáo vụ, nhiệm vụ, thừa tác vụ, chức năng, quyền lợi, đặc ân hoặc tước hiệu danh dự.
Điều 1332
§1. Người bị vạ cấm chế thì bị ràng buộc bởi những điều cấm được nói đến ở điều 1331 §1, 10-40;
§2. Tuy nhiên, luật hay mệnh lệnh có thể ấn định sự cấm chế ở mức cấm phạm nhân ở một vài hành động nào được nói ở điều 1331, §1, 10-40, hay một vài quyền nào khác.
§3. Trong trường hợp bị cấm chế, cũng phải giữ quy định của điều 1331 §2, 10.
Điều 1333
§1. Vạ huyền chức cấm:[37]
20 Tất cả hoặc một vài hành vi thuộc quyền lãnh đạo;
30 Thi hành tất cả hoặc một số quyền lợi hay nghĩa vụ gắn liền với giáo vụ.
§2. Trong luật hay trong mệnh lệnh có thể ấn định rằng, sau khi án lệnh hay sắc lệnh đã được áp đặt hay đã được tuyên bố, người bị vạ huyền chức không thể thực hiện cách thành sự những hành vi lãnh đạo.
§3. Lệnh cấm không bao giờ chi phối:
20 Quyền cư trú, nếu phạm nhân có quyền ấy do bởi giáo vụ;
30 Quyền quản trị những tài sản nào thuộc giáo vụ của chính người bị vạ huyền chức, nếu hình phạt là tiền kết.
§4. Vạ huyền chức cấm nhận lợi lộc[39], lương bổng, trợ cấp hay những thứ khác tương tự, bao gồm bó buộc phải trả lại[40] bất cứ những gì đã nhận cách bất hợp pháp, cả khi vì ngay tình.
Điều 1334
§l. Trong những giới hạn được điều luật trên đây quy định, phạm vi của vạ huyền chức được ấn định bởi chính luật hoặc mệnh lệnh, hoặc bởi bản án hay sắc lệnh nào mà có tuyên phạt.[41]
§2. Luật, chứ không phải mệnh lệnh, có thể thiết lập một vạ huyền chức tiền kết, mà không có thêm vào một sự xác định hay một giới hạn nào[42]; một hình phạt như vậy có tất cả mọi hiệu quả được nói đến ở điều 1333 §1.
Điều 1335
§1. Nhà chức trách thẩm quyền, nếu áp đặt hay tuyên bố vạ trong tố tụng tư pháp hay bằng sắc lệnh ngoại tư pháp, có thể áp đặt ngay cả các hình phạt thục tội mà được là cần thiết để tái lập công lý hay sửa chữa cớ vấp phạm.
§2. Nếu một vạ cấm cử hành các bí tích hay á bí tích hoặc cấm thi hành các hành vi lãnh đạo, thì lệnh cấm ấy bị đình chỉ, mỗi khi điều đó cần thiết để giúp các tín hữu lâm cơn nguy tử; nếu vạ tiền kết chưa được tuyên bố thì lệnh cấm cũng bị đình chỉ, mỗi khi có tín hữu xin lãnh nhận một bí tích hay một á bí tích, hay một hành vi thuộc quyền lãnh đạo; tín hữu được phép xin điều đó vì bất cứ lý do chính đáng nào.
CHƯƠNG 2. THỤC HÌNH [1336 – 1338]
Điều 1336[43]
§1. Thục hình có thể chi phối một phạm nhân hoặc suốt đời hoặc trong một thời gian được ấn định trước, hoặc trong một thời gian vô hạn, ngoài những hình phạt mà luật có thể đặt ra; thục hình gồm những loại liệt kê trong những §2-5.
§2. Buộc:
20 Phải nộp phạt hay nộp một số tiền cho các mục đích của Giáo hội, theo như những quy định được Hội đồng Giám mục ấn định.
§3. Cấm:
20 Không được thi hành, ở khắp mọi nơi, hay trong một nơi hay một địa hạt nhất định hay bên ngoài địa hạt, tất cả các hay một số giáo vụ, công việc, thừa tác vụ hay nhiệm vụ hay chỉ một bổn phận gắn liền với giáo vụ hay một số công việc.
30 Không được thi hành tất cả hay một số hành vi thuộc thánh chức;
40 Không được thi hành tất cả hay một số hành vi thuộc quyền lãnh đạo;
50 Không được áp dụng một số quyền lợi hay đặc ân hay sử dụng phù hiệu hay tước vị;
60 Không được hưởng quyền ứng cử hoặc bầu cử theo giáo luật và tham dự với quyền bỏ phiếu trong các ban cố vấn hay trong các hiệp đoàn thuộc Giáo hội;
70 Không được mang áo giáo sĩ hay tu sĩ.
§4. Tước bỏ:
20 Năng quyền giải tội hay năng quyền thuyết giảng;
30 Quyền lãnh đạo thụ uỷ;
40 Một số quyền lợi hay đặc ân hay phù hiệu hay tước vị;
50 Toàn bộ lương bổng hay một phần, tuỳ theo quy luật do Hội đồng Giám mục ấn định, trừ những gì quy định ở điều 1350, §1.
§5. Sa thải khỏi hàng giáo sĩ.
Điều 1337
§1. Hình phạt[44] cấm cư ngụ tại một nơi hay một địa hạt nhất định có thể áp dụng cho các giáo sĩ hoặc các tu sĩ, còn hình phạt buộc cư ngụ có thể áp dụng đối với các giáo sĩ triều và, trong giới hạn của hiến pháp, đối với các tu sĩ.
§2. Để tuyên phạt buộc cư ngụ tại một nơi hay trong một địa hạt nhất định, cần phải có sự chấp thuận của Đấng Bản quyền địa phương nơi ấy, trừ trường hợp đó là một nhà định cho việc đền tội hay sửa mình dành cho giáo sĩ ngay cả ngoài Giáo Phận.
Điều 1338[45]
§l. Những hình phạt thục tội được kể ở điều 1336 không bao giờ áp dụng[46] cho những quyền bính, giáo vụ, công việc, quyền lợi, đặc ân, năng quyền, ân huệ, danh hiệu, phù hiệu nào mà không ở dưới quyền bính của vị Bề trên thiết lập hình phạt.
§2. Không thể phạt tước bỏ quyền thánh chức được, nhưng chỉ có thể cấm thi hành chức ấy hay cấm một vài hành vi của chức ấy; cũng vậy, không thể phạt tước bỏ bằng cấp học thuật được.
§3. Đối với những điều cấm được nói đến ở điều 1336 §3, phải tuân giữ quy tắc về các vạ, được nói đến ở điều 1335 §2.
§4. Chỉ có các thục hình được nói đến như những điều cấm ở điều 1336 §3, mới có thể là hình phạt tiền kết hay những hình phạt khác được ấn định bởi luật hay bởi mệnh lệnh.[47]
§5. Các lệnh cấm nói ở điều 1336 §3, không bao giờ được đặt thành hình phạt vô hiệu hóa.[48]
CHƯƠNG 3. NHỮNG PHƯƠNG DƯỢC HÌNH SỰ VÀ NHỮNG VIỆC SÁM HỐI [1339 – 1340]
Điều 1339
§1. Đấng Bản quyền có thể cảnh cáo, đích thân hay nhờ người khác, người nào sống trong dịp sắp thực hiện một tội phạm, hoặc sau khi được điều tra kỹ lưỡng bị nghi ngờ nghiêm trọng là đã thực hiện một tội phạm.[49]
§2. Đấng Bản quyền cũng có thể, theo cách thức thích hợp với hoàn cảnh riêng của người và sự kiện, khiển trách người nào do lối ứng xử của mình đã gây ra cớ vấp phạm, hoặc đã làm xáo trộn trật tự cách nghiêm trọng.
§3. Việc cảnh cáo hay khiển trách luôn phải được lưu lại ít là trong một tài liệu nào đó, được giữ trong văn khố mật của Toà Giám mục.[50]
§4. Nếu, một hay nhiều lần, việc cảnh cáo hay sửa chữa đều vô ích, hay nếu không thể mong chờ có được kết quả nào, thì Bản quyền phải ra một mệnh lệnh hình sự, trong đó phải đặt ra cách chính xác, điều gì phải làm hay phải tránh.
§5. Nếu tầm mức nghiêm trọng đòi hỏi, và nhất là trong trường hợp có ai đó ở trong mối nguy rơi vào tội phạm, thì Bản quyền, kể cả ngoài những hình phạt áp đặt theo quy tắc luật hay tuyên bố qua một án lệnh hay một sắc lệnh, phải đặt người ấy vào một biện pháp canh chừng nhất định qua một sắc lệnh riêng.
Điều 1340
§1. Việc sám hối, việc mà có thể bị áp đặt ở toà ngoài, là vài việc tôn giáo, đạo đức, hay bác ái.[51]
§2. Không bao giờ được áp đặt một việc sám hối công khai cho một sự vi phạm kín đáo.
§3. Theo sự khôn ngoan của mình, Đấng Bản quyền có thể thêm những việc sám hối vào phương dược hình sự hoặc cảnh cáo hay khiển trách.