Lời ngài cảnh tỉnh xoáy vào tim, thúc bách tôi noi gương Đức Giáo Hoàng Phanxicô kiến tạo “Niềm Vui Tin Mừng” thành cuộc đời mình. “Niềm Vui Tin Mừng,” tựa đề Tông Huấn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô được ban hành ngày 24 tháng 11, 2013, đã tạo cảm hứng rất mạnh cho linh mục Gregory Heille, OP. hoàn tất tác phẩm nhỏ “The Preaching of Pope Francis,” chỉ có 77 trang nhưng là thuốc thần chữa trị bệnh “giảng dở.” Ở trang 4, linh mục Gregory Heille viết: “Bằng lời và gương sáng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô là người thành tâm thực hành Niềm Vui Tin Mừng trong chiêm niệm. Trong nỗ lực hằng ngày hềt tình thi hành sứ vụ, ngài chân thực chuyển tải trái tim người chủ chăn… cơ bản sống sứ mệnh người tông đồ truyền giáo và loan báo TinMừng.”
Thánh Phaolô đã báo động: “Thiên hạ không còn chịu nghe đạo lành!” (2 Tim 4:3)
Có nên đặt lại vấn đề tại sao thiên hạ không muốn nghe đạo lành? Có phải tại vì chúng ta giảng dở???
1. Giảng không có sự thu hút của Chúa Thánh Thần
2. Giảng không xác tín
3. Giảng không đem lại của ăn thiêng liêng.
Đừng kể chuyện lan man – dài dòng, đi từ điều này đến điều khác, không đúng trọng tâm vấn đề, không mạch lạc, không hệ thống – không nói chuyện đời. Đức Ông McGarry, giáo sư dạy môn Nghệ Thuật Giảng Lễ tại Đại Học Maynooth, Ireland nhắc nhở: “Hãy nhớ kỹ nhiệm vụ của anh em là nuôi dưỡng đàn chiên, chứ không phải là đùa giỡn với bầy dê!” (trích sách 150 MoreStories for Preachers and Teachers của linh mục Jack McArdle, The Columba Press Dublin 1992, tr. 5)
Thời nào cũng có nhiều người khao khát Lời Chúa. Họ tha thiết tìm của ăn thiêng liêng để nuôi dưỡng tâm hồn. Thánh Phaolô khuyên Timôtê hãy kiên trì, hãy sốt sắng rao giảng, chu toàn bổn phận của mình. (2 Tim 4:5)
1. Hãy soạn bài giảng. Theo gương thánh Gioan Vianney, soạn bài giảng trước Nhà Tạm để dễ dàng kín múc khôn ngoan của Chúa từ nơi Thánh Thể Chúa và từ sự cầu nguyện.
2. Hãy giảng với xác tín vào sức mạnh của lợi thế bài giảng
3. Hãy trân trọng bài giảng. Hãy có trách nhiệm với trọng trách giảng huấn của mình.
Cuối tác phẩm “The Preaching of Pope Francis,” ở trang 77, linh mục Gregory Heille, OP. kết luận bất luận ở đâu – thành thị hay thôn quê – người giảng lễ luôn đứng trên “thánh địa” sống cuộc sống của mình. Ngay tại đó người giảng lễ được Đức Thánh Cha Phanxicô “mời gọi tiếp tay với ngài – trở thành và loan báo hy vọng vào sự hiện diện đầy yêu thương của Thiên Chúa.” Bởi thế Đức Tổng Giám Sàigòn Giuse Nguyễn Năng mạnh dạn kêu gọi: “Hỡi linh mục, hãy trân trọng bài giảng!” Người giảng lễ được kêu gọi, được sai đi rao giảng, mang niềm vui đến cho người nghe và cảm hóa họ ngõ hầu “nhờ tin Mừng,” mọi người “cùng làm thành một thân thể và cùng chia sẽ điều Thiên Chúa hứa.” (Eph 3:6)
Tác giả bài viết: Lm. Gioan Baotixita Huỳnh Hữu Khoái, 08-08-2023 Brisbane