• Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo - Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt Và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
      • Mùa Thường Niên
      • Mùa Vọng – Giáng Sinh
      • Mùa Chay – Phục Sinh
      • Lễ Ngoại Lịch
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
      • Năm A
      • Năm B
      • Năm C
      • Lễ Chung
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
      • Kinh Nguyện
      • Nghi Thức
    • Giờ Kinh Phụng Vụ
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Thông Báo
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Giáo Hội Hoàn Vũ
      • Đức Thánh Cha
      • Công Đồng Chung
      • Thượng Hội Đồng Giám Mục
      • Các Bộ Giáo Triều
      • Tài Liệu Khác Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
      • Thư Chung
      • Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục
      • Thư Mục Vụ Của Hội Đồng Giám Mục
      • Tài Liệu Khác HĐGM
    • Văn Kiện Giáo Phận
      • Thư Mục Vụ
      • Sắc Lệnh Và Quy Chế
      • Thường Huấn Linh Mục
      • Tĩnh Tâm Linh Mục
      • Tài Liệu Khác Giáo Phận
    • Kinh Thánh
      • Chia Sẻ Lời Chúa
      • Tìm Hiểu Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Mục Vụ
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Giáo Phụ
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Chầu Thánh Thể
    • Giáo Lý
    • Nhạc Thánh Ca
    • Giới Thiệu Giáo Xứ
    • Thắng Cảnh Tôn Giáo
    • Video Sinh Hoạt
   
Không Có Kết Quả
Xem Tất Cả
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo - Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt Và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
      • Mùa Thường Niên
      • Mùa Vọng – Giáng Sinh
      • Mùa Chay – Phục Sinh
      • Lễ Ngoại Lịch
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
      • Năm A
      • Năm B
      • Năm C
      • Lễ Chung
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
      • Kinh Nguyện
      • Nghi Thức
    • Giờ Kinh Phụng Vụ
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Thông Báo
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Giáo Hội Hoàn Vũ
      • Đức Thánh Cha
      • Công Đồng Chung
      • Thượng Hội Đồng Giám Mục
      • Các Bộ Giáo Triều
      • Tài Liệu Khác Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
      • Thư Chung
      • Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục
      • Thư Mục Vụ Của Hội Đồng Giám Mục
      • Tài Liệu Khác HĐGM
    • Văn Kiện Giáo Phận
      • Thư Mục Vụ
      • Sắc Lệnh Và Quy Chế
      • Thường Huấn Linh Mục
      • Tĩnh Tâm Linh Mục
      • Tài Liệu Khác Giáo Phận
    • Kinh Thánh
      • Chia Sẻ Lời Chúa
      • Tìm Hiểu Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Mục Vụ
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Giáo Phụ
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Chầu Thánh Thể
    • Giáo Lý
    • Nhạc Thánh Ca
    • Giới Thiệu Giáo Xứ
    • Thắng Cảnh Tôn Giáo
    • Video Sinh Hoạt
Giáo Phận Đà Lạt
   
No Result
View All Result

LỄ GIÁNG SINH (LỄ ĐÊM): Suy Niệm I, 2020 :

Ngày Đăng: 03/01/2023
Trong Chia Sẻ Lời Chúa - Năm B

THÁNH LỄ NỬA ĐÊM GIÁNG SINH

Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi ban Con Một

Lắng nghe sứ điệp Lời Chúa  (Is 9:1-6;  Tt 2:11-14;  Lc 2:1-14)

   Ý nghĩa việc Con Một Chúa ra đời quả thực phong phú đến nỗi chúng ta không bao giờ có thể hiểu hết được.  Chúng ta chỉ hiểu được một khía cạnh nào đó, giống như chiêm ngưỡng những góc cạnh khác nhau của một viên kim cương cực quý giá.  Phụng vụ Lời Chúa Thánh lễ Nửa đêm Giáng Sinh nhấn mạnh đến tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa là động lực khiến Người ban Con Một cho chúng ta:  “Một người con đã được ban tặng cho ta” là lời Thiên Chúa hứa với nhân loại (bài đọc 1).  Người con này sẽ hoàn toàn thay đổi thế giới và nhân loại, nên theo thánh Phao-lô, quà tặng Con Thiên Chúa chính là “ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người” (bài đọc 2).  Vậy Lời Thiên Chúa hứa ban Con Một như quà tặng vô cùng quý giá đã được thể hiện qua biến cố Giáng Sinh hơn hai ngàn năm trước tại Bê-lem (bài Tin Mừng).

   1.  Con Một là món quà kỳ lạ Thiên Chúa dành cho nhân loại.  Quà tặng trên trần gian thường được đánh giá bằng hiện kim, bằng sự quý hiếm.  Nhưng quà tặng là người con duy nhất của người tặng quà thì ta chưa hề nghe.  Vậy mà đây là điều Thiên Chúa đã hứa và Người đã giữ lời hứa.  Ngôn sứ I-sai-a đã chuyển lời hứa của Thiên Chúa đến với nhân loại.  Nhưng trước khi đề cập tới lời hứa có một không hai này, ngôn sứ đã trình bày bối cảnh nói lên tại sao Thiên Chúa hứa một điều vượt quá sự hiểu biết của con người.  Bối cảnh ấy là tình trạng rất buồn của cả nhân loại.  Ngài mô tả nhân loại “đang lần bước giữa tối tăm” của tội lỗi.  Khát vọng của họ là được thấy ánh sáng, thấy mọi sự thay đổi và họ được sống vui.  Đúng vậy, kể từ khi tổ tông loài người phạm tội, tội lỗi đã cướp đi ánh sáng, biến vũ trụ này thành chốn tối tăm và bóng tối tội lỗi đã thống trị nhân loại.  Con người đã trở thành “kẻ thù” của Thiên Chúa.  Tội lỗi để lại những hậu quả mà I-sai-a gọi là “cái ách đè lên cổ dân, cây gậy đập xuống vai họ, và ngọn roi của kẻ hà hiếp”.  Những hậu quả khác nữa là cảnh chiến tranh giữa con người, với “giầy lính nện xuống rần rần và mọi áo choàng đẫm máu”.  Tuy nhiên tất cả những thảm cảnh trên sẽ chấm dứt khi “một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta, một người con đã được ban tặng cho ta”.  Nếu ma quỷ đã gây tai họa cho loài người vì tội lỗi họ, thì mặc họ, việc gì Thiên Chúa phải can thiệp.  Tội họ làm họ phải chịu.  Nhưng Thiên Chúa đâu cần lý luận như chúng ta, trái tim Người đâu có hẹp hòi như chúng ta nghĩ, vì lúc nào Người cũng quá thương ta, cả những khi ta tiếp tục lầm lỗi.  Hệ quả “quá yêu thế gian đến nỗi” chính là Thiên Chúa đã “cho không biếu không” Con Một của Người cho ta đấy!  Kết luận của đoạn sách ngôn sứ I-sai-a cũng nói rõ điều này:  “Vì yêu thương nồng nhiệt, Đức Chúa các đạo binh sẽ thực hiện điều đó”.

   Nhưng “ban Con Một” để làm gì?  Dĩ nhiên là để thay đổi hoàn cảnh khốn khổ của nhân loại.  Thiên Chúa đã tấn phong Con Một của Người bằng những danh hiệu đích đáng:  “Cố Vấn kỳ diệu, Thần Linh dũng mạnh, người Cha muôn thuở, Thủ Lãnh hòa bình”.  Là Cố Vấn kỳ diệu, Chúa Giê-su sẽ khuyên bảo, kêu gọi, nhắn nhủ chúng ta sống luôn theo đường lối Thiên Chúa.  Là Thần Linh dũng mạnh, Chúa Giê-su sẽ nâng đỡ tinh thần chúng ta để ta lướt thắng cám dỗ và tội lỗi.  Là người Cha muôn thuở, Chúa Giê-su sẽ thay mặt Chúa Cha để gìn giữ và bênh vực chúng ta trên mọi bước đường sống như con cái Thiên Chúa.  Là Thủ Lãnh hòa bình, Chúa Giê-su sẽ dẫn dắt chúng ta duy trì và phát huy mối tương giao cha con với Thiên Chúa, hòa giải chúng ta với Thiên Chúa và chúng ta với nhau.  Thật là ý nghĩa khi I-sai-a thông báo lời Thiên Chúa hứa ban Con Một cho chúng ta, rồi ngôn sứ còn diễn tả cặn kẽ sứ mệnh người Con Một ấy sẽ thi hành cho chúng ta nữa.  Quà tặng Con Một Thiên Chúa ban cho ta không phải đặt trong tủ kính để mà chưng, nhưng là để thực hiện một công trình vĩ đại “tai chưa hề nghe, mắt chưa hề thấy” vì ơn cứu độ Người dành cho chúng ta.

   2.  Ân sủng của Thiên Chúa đã biểu lộ cho mọi người.  Quà tặng bao giờ cũng mang một ý nghĩa.  Ngoài ý nghĩa là một “sứ mệnh” như ngôn sứ I-sai-a diễn tả trong bài đọc 1, thì thánh Phao-lô cũng có cách diễn tả ý nghĩa quà tặng ấy bằng ngôn ngữ thần học.  Phao-lô gọi Chúa Giê-su, quà tặng của Thiên Chúa, là Ân Sủng.  Từ Ân Sủng nghe có vẻ trừu tượng quá, làm sao chúng ta hiểu được!  Cho nên Phao-lô phải giải thích.  Ngài nói:  “Ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ”.  Trước khi Chúa Giê-su giáng sinh, ân sủng ấy chỉ là một lời hứa được giữ kín, mặc dù nhiều ngôn sứ trước đây đã nói đến.  Tuy nhiên chưa ai biết Ân Sủng ấy là gì và bao giờ xuất hiện.  Nay đã đến lúc Thiên Chúa biểu lộ Ân Sủng:  ngày Giáng Sinh là “ngày hồng phúc vẫn hằng mong đợi, ngày Đức Ki-tô Giê-su là Thiên Chúa vĩ đại và là Đấng cứu độ chúng ta, xuất hiện vinh quang”.  Tương tự như ngôn sứ I-sai-a, thánh Phao-lô cũng mô tả sứ mệnh của Đấng cứu độ qua hai công việc chính.  Thứ nhất, Đấng cứu độ “đã tự hiến để cứu chuộc chúng ta cho thoát khỏi mọi điều bất chính”.  Quả thực Chúa Giê-su đã chấp nhận chịu chết trên thập giá để chuộc lại tội lỗi chúng ta.  Điều bất chính của tổ tông đã đưa chúng ta vào vòng nô lệ tội lỗi, còn Chúa Giê-su thì giải thoát chúng ta khỏi ách nô lệ tội lỗi.  Thứ hai, Đấng Cứu độ “thanh luyện chúng ta thành Dân riêng của Người”.  Sứ mệnh của Chúa Giê-su không kết thúc trên thập giá, mặc dù Người đã chiến thắng tội lỗi.  Nhưng sứ mệnh của Người còn là tiếp tục giúp chúng ta được thanh luyện, xứng đáng làm con cái Thiên Chúa và công dân của Dân Mới, một dân “hăng say làm việc thiện”.  Đến đây chúng ta có thể hiểu được ngôn ngữ của thánh Phao-lô:  Ân Sủng không còn là một ý niệm trừu tượng nữa, nhưng nó đã được biểu lộ qua một con người là Đấng Cứu Độ và những hành động của Ngài, hay nói khác đi, Ân Sủng là chính Chúa Giê-su, Con Một Thiên Chúa.

   3.  Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em.  Sau khi đã trình bày Đấng Cứu Độ được Thiên Chúa hứa ban cho nhân loại và như một Ân Sủng, phần thứ ba của Phụng vụ Lời Chúa Thánh lễ Nửa đêm mời gọi chúng ta đến chiêm ngưỡng và bái thờ Đấng Cứu Độ đã sinh ra tại Bê-lem.  Đây là lời sứ thần Chúa loan báo cho các người chăn chiên tại cánh đồng Bê-lem:  “Anh em đừng sợ.  Này tôi loan báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng sẽ là niềm vui cho toàn dân:  Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng Ki-tô, là Đức Chúa”.  Từng lời trong sứ điệp ngắn của sứ thần Chúa đều đáng cho chúng ta suy niệm.  “Hôm nay” có ý nghĩa gì?  Đó là thời điểm hơn hai ngàn năm trước đây.  Nhưng “hôm nay” của mỗi người chúng ta lại là một cơ hội, cơ hội để Chúa sinh ra trong tâm hồn ta, hoặc để Chúa lại sinh ra trong ta khi ta trở về với Chúa.  “Đấng Cứu Độ” không hẳn là danh hiệu của một Đức Ki-tô trong thần học, nhưng phải là Đấng Cứu Độ của mỗi người, hoặc nói theo Phao-lô, Đức Ki-tô là “Chúa của tôi”.  Đấng Cứu Độ muốn hiện diện với tôi trong một tương quan cá nhân riêng tư, đồng hành với tôi trên đại lộ cứu rỗi để dẫn tôi về với Chúa Cha.  “Trong thành vua Đa-vít” dĩ nhiên là Bê-lem, nơi chôn nhau cắt rốn của vua Đa-vít.  Nhưng thành vua Đa-vít còn mang ý nghĩa rộng rãi hơn, có thể là toàn thể thế giới, toàn thể Giáo Hội, giáo phận, giáo xứ, hoặc gia đình tôi.  Nhưng quan trọng nhất, thành vua Đa-vít phải là chính tâm hồn tôi, để Chúa Giê-su tái diễn việc giáng sinh.  Để giúp các mục đồng “nhận ra” Hài Nhi là Đấng Ki-tô và Đức Chúa, sứ thần cho họ một dấu hiệu là “một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ”.  Trẻ sơ sinh nào chẳng bọc tã, nhưng nằm trong máng cỏ thì xưa nay chỉ có một là Hài Nhi Giê-su mà thôi!  Nghèo khổ, không có gì cả vì đã “trút bỏ vinh quang” đồng hàng với Thiên Chúa, nên Ngôi Hai chỉ có cái tã của cha mẹ nghèo sắm cho, cộng thêm cái máng cỏ mấy con vật nhường lại cho Người!  Đấy, dấu hiệu đấy, thật là dễ nhận ra.  Chúa cho chúng ta những dấu hiệu rất tầm thường chung quanh ta để ta dễ nhận ra Người.  Một người hành khất.  Một học sinh gương mẫu.  Một người mẹ hiền.  Người hàng xóm khó tính.  Một người mẹ độc thân đã lỡ chân… Tóm lại, bất cứ người nào hay hoàn cảnh nào cũng có thể là “dấu hiệu” để ta nhận ra Chúa.

Sống sứ điệp Lời Chúa

   Để sống cụ thể sứ điệp Lời Chúa của Thánh lễ Nửa đêm, chúng ta hãy theo gương một số người được nói đến trong Thánh lễ Rạng đông.  Trước hết và trên hết, đó là gương Mẹ Ma-ri-a.  Thánh sử Lu-ca viết:  “Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng”.  Chúng ta hãy luôn tự hỏi xem mình đã “ghi nhớ” tất cả những điều về biến cố Giáng Sinh như thế nào.  Có rất nhiều tâm tình và cách chúng ta biểu lộ về những gì chúng ta “ghi nhớ” việc Con Một Chúa ra đời.  Chúa Cha đã ban tặng chúng ta Con Một của Người.  Vậy chúng ta có ghi khắc trong lòng tình yêu vô bờ của Người không?  Chúng ta có trân trọng Ân Sủng Người đã ban cho ta không?  Chúng ta thường hay mắc bệnh “quên” lắm!  Vì thế, Mẹ Ma-ri-a dạy chúng ta hãy “suy đi nghĩ lại trong lòng”, để chúng ta cũng giống như “các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa” vì chúng ta đã được mắt thấy tai nghe mọi điều Thiên Chúa đầy lòng yêu thương đã, đang và sẽ làm cho chúng ta.

Lm. Đa-minh Trần đình Nhi    

 

                                                                                                

Suy Niệm Lời Chúa Năm B

ShareTweet

Bài Viết Cùng Chuyên Mục

CHỦ NHẬT THỨ 14 THƯỜNG NIÊN B: Suy Niệm III, 2012:

CHỦ NHẬT THỨ 13 THƯỜNG NIÊN B: Suy Niệm IV, 2012:

CHỦ NHẬT THỨ 12 THƯỜNG NIÊN B: Suy Niệm II, 2015:

LỄ SINH NHẬT THÁNH GIOAN TẨY GIẢ: Suy Niệm IV, 2018

CHỦ NHẬT THỨ 11 THƯỜNG NIÊN B: Suy Niệm V, 2015:

CHÚA NHẬT LỄ MÌNH MÁU CHÚA (B): Suy Niệm I, 2021

Bài Viết Mới

Thứ Ba, Tuần IV Phục Sinh

Thứ Ba, Tuần IV Phục Sinh

BẢN TIN GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT – Từ ngày 01/05 đến ngày 07/05 Năm 2025

BẢN TIN GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT – Từ ngày 01/05 đến ngày 07/05 Năm 2025

Suy Niệm Lời Chúa – Thứ Hai Tuần IV Phục Sinh

Suy Niệm Lời Chúa – Thứ Hai Tuần IV Phục Sinh

Thứ Hai, Tuần IV, Mùa Phục Sinh

Thứ Hai, Tuần IV, Mùa Phục Sinh

Giáo Xứ Chính Tòa Đà Lạt: 78 Thiếu Nhi Hân Hoan Lãnh Nhận Bí Tích Thêm Sức

Giáo Xứ Chính Tòa Đà Lạt: 78 Thiếu Nhi Hân Hoan Lãnh Nhận Bí Tích Thêm Sức

Chúa Nhật Chúa Chiên Lành: Rộn Ràng Ngày Họp Mặt Lễ Sinh Giáo Hạt Đà Lạt

Chúa Nhật Chúa Chiên Lành: Rộn Ràng Ngày Họp Mặt Lễ Sinh Giáo Hạt Đà Lạt

Giáo Phận Đà Lạt

Thông Tin Liên Hệ
VĂN PHÒNG TRUYỀN THÔNG GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT
– Địa chỉ: 09 Nguyễn Thái Học – Tp. Đà Lạt – Lâm Đồng – Việt Nam
– Điện thoại: 0918.525.019
– Email: giaophandalat1960@gmail.com

  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo – Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Giáo Hạt và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Danh Sách Linh Mục
  • Phụng Vụ
  • Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Thông Báo
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Giới Thiệu Giáo Xứ

© Giáo Phận Đà Lạt - Ban Truyền Thông

  • Trang Chủ
  • Thông Báo
  • Tin Tức Giáo Phận
  • Báo Lỗi