• Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo - Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt Và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
      • Mùa Thường Niên
      • Mùa Vọng – Giáng Sinh
      • Mùa Chay – Phục Sinh
      • Lễ Ngoại Lịch
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
      • Năm A
      • Năm B
      • Năm C
      • Lễ Chung
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
      • Kinh Nguyện
      • Nghi Thức
    • Giờ Kinh Phụng Vụ
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Thông Báo
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Giáo Hội Hoàn Vũ
      • Đức Thánh Cha
      • Công Đồng Chung
      • Thượng Hội Đồng Giám Mục
      • Các Bộ Giáo Triều
      • Tài Liệu Khác Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
      • Thư Chung
      • Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục
      • Thư Mục Vụ Của Hội Đồng Giám Mục
      • Tài Liệu Khác HĐGM
    • Văn Kiện Giáo Phận
      • Thư Mục Vụ
      • Sắc Lệnh Và Quy Chế
      • Thường Huấn Linh Mục
      • Tĩnh Tâm Linh Mục
      • Tài Liệu Khác Giáo Phận
    • Kinh Thánh
      • Chia Sẻ Lời Chúa
      • Tìm Hiểu Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Mục Vụ
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Giáo Phụ
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Chầu Thánh Thể
    • Giáo Lý
    • Nhạc Thánh Ca
    • Giới Thiệu Giáo Xứ
    • Thắng Cảnh Tôn Giáo
    • Video Sinh Hoạt
   
Không Có Kết Quả
Xem Tất Cả
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo - Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt Và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
      • Mùa Thường Niên
      • Mùa Vọng – Giáng Sinh
      • Mùa Chay – Phục Sinh
      • Lễ Ngoại Lịch
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
      • Năm A
      • Năm B
      • Năm C
      • Lễ Chung
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
      • Kinh Nguyện
      • Nghi Thức
    • Giờ Kinh Phụng Vụ
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Thông Báo
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Giáo Hội Hoàn Vũ
      • Đức Thánh Cha
      • Công Đồng Chung
      • Thượng Hội Đồng Giám Mục
      • Các Bộ Giáo Triều
      • Tài Liệu Khác Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
      • Thư Chung
      • Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục
      • Thư Mục Vụ Của Hội Đồng Giám Mục
      • Tài Liệu Khác HĐGM
    • Văn Kiện Giáo Phận
      • Thư Mục Vụ
      • Sắc Lệnh Và Quy Chế
      • Thường Huấn Linh Mục
      • Tĩnh Tâm Linh Mục
      • Tài Liệu Khác Giáo Phận
    • Kinh Thánh
      • Chia Sẻ Lời Chúa
      • Tìm Hiểu Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Mục Vụ
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Giáo Phụ
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Chầu Thánh Thể
    • Giáo Lý
    • Nhạc Thánh Ca
    • Giới Thiệu Giáo Xứ
    • Thắng Cảnh Tôn Giáo
    • Video Sinh Hoạt
Giáo Phận Đà Lạt
   
No Result
View All Result

Ngày 02 Tháng 05: Thánh Athanasio

Ngày Đăng: 02/05/2024
Trong Tháng 5

Ngày 02/05: THÁNH ATHANASIÔ, Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh

I. CON NGƯỜI VÀ CUỘC ĐỜI

Thánh Athanasiô (Athanasius) sinh vào khoảng năm 297 tại Alêxanđria, nước Ai Cập. Thánh nhân đã trung thành tận hiến đời mình để minh chứng Đức Chúa Giêsu là Thiên Chúa chân thật. Điều này quan trọng bởi vì một số người theo bè rối Ariô đã chối bỏ chân lý này. Ngay trước khi làm linh mục, Thánh Athanasiô đã đọc nhiều sách dạy về đức tin. Đó là lý do tại sao Thánh nhân có thể dễ dàng vạch ra những giáo huấn sai lầm của bè rối Ariô.

Thánh Athanasiô làm Tổng Giám mục thành Alêxanđria khi chưa đầy ba mươi tuổi. Suốt bốn mươi sáu năm, Athanasiô là một mục tử hết sức anh dũng. Cả bốn vị hoàng đế Rôma đã không thể nào bắt ép Athanasiô thôi viết những bài giải thích rất hay và rất rõ ràng về đức tin thánh thiện của Kitô giáo. Các kẻ thù của Athanasiô thì tìm mọi cách để khủng bố ngài.

Trong cuộc đời, Thánh Athanasiô bị đuổi ra khỏi giáo phận của ngài tất cả năm lần.Lần lưu đày đầu tiên kéo dài hai năm. Năm 336, Athanasiô bị đưa đến thành phố Trier, ở biên giới Đức. ở đây Ngài gặp được vị giám mục quảng đại tốt lành là Thánh Maximilianô đã tiếp đón rất nồng hậu. Những lần lưu đày khác kéo dài lâu hơn. Thánh Athanasiô bị những kẻ thù ngài săn đuổi. Trong một kỳ lưu đày, các đan sĩ đã trông giữ Athanasiô cách an toàn trong sa mạc suốt bảy năm. Do đó, các kẻ thù của Thánh Athanasiô đã không thể nào tìm được ngài.

Một lần kia, các binh lính của hoàng đế rượt đuổi Athanasiô trên bờ sông Nile.”Họ đang đuổi bắt chúng ta!” các bạn hữu của Thánh nhân thét lên như thế. Nhưng Athanasiô chẳng lo lắng gì cả.”Hãy quay thuyền vòng lại, “ ngài nói cách bình thản, “và hãy chèo về phía họ!” Các binh lính ở trong thuyền kia la lên: “Các anh có thấy Athanasiô đâu không?” Đằng sau có tiếng trả lời: “Chúng ta chẳng còn cách xa ông ấy bao nhiêu!” Rồi chiếc thuyền của kẻ thù cố sức phóng nhanh hơn vận tốc bình thường; và thế là thánh Athanasiô đã an toàn thoát nạn!

Dân thành Alêxanđria rất yêu mến Đức Tổng Giám mục tốt lành của mình. Ngài thực là người cha của họ. Với những năm tháng trôi qua, họ hiểu rõ được những đau khổ ngài đã phải chịu vì Đức Chúa Giêsu và Giáo hội của Người. Chính giáo dân, những người đã cùng làm việc với thánh nhân, làm chứng rằng Athanasiô đã góp phần rất lớn vào việc kiến tạo hòa bình.

Ngài đã sống bảy năm sau cùng với họ trong niềm vui thư thái. Các kẻ thù của Athanasiô đã lùng bắt ngài nhưng không thể nào tìm được ngài ở đâu. Suốt thời gian ấy, Thánh Athanasiô viết truyện “Cuộc đời thánh Antôn ẩn tu”. Thánh Antôn là người bạn chí thân của Athanasiô lúc Athanasiô còn trẻ.

Thánh Athanasiô qua đời trong an bình vào ngày mùng 2 tháng Năm năm 373. Ngài luôn là một trong những vị Thánh can đảm đặc biệt nhất qua mọi thời đại.(Theo tinmung.net)

II. SỰ NGHIỆP

1. Sự nghiệp lớn nhất của thánh Athanasiô là vai trò của ngài trong việc bảo vệ đức tin chính thống của Giáo Hội chống lại Arius và học thuyết cùng tên về Giáo lý Chúa Ba Ngôi.

Thế học thuyết Arius là học thuyết như thế nào?

Nói một cách thật vắn gọn thì học thuyết này: Cũng như nhiều lạc thuyết khác, giáo thuyết Arius bắt đầu với một quan điểm trung thực: Thiên Chúa là Đấng duy nhất và tự hữu, không thể sinh ra bởi nguyên nhân nào khác. Nhưng ông nói thêm: Thiên Chúa không thể thông bản tính mình cho ai được, vì nếu chủ trương khác, tức là phủ nhận Thiên Chúa, Đấng đơn thuần duy nhất. Bởi ông kết luận tất cả mọi vật ngoài Thiên Chúa đều là thụ tạo, trong đó có cả Đấng Kitô, Ngôi Hai Thiên Chúa. Theo Arius, Chúa Kitô không phải là Thiên Chúa, không ngang hàng không đồng bản tính với Ngôi Cha. Ngài chỉ là một tạo vật hoàn hảo nhất, có trước thời gian, nhưng không phải vô thủy vô chung. Ngài được chọn làm Con Thiên Chúa, được tham dự Thiên tính, được đặt làm trung gian giữa Thiên Chúa và loài người. Arius mượn lời trong Phúc âm thánh Gioan: ”Cha Ta cao trọng hơn Ta” (XIV, 28), để minh chứng sự xa cách giữa Chúa Cha và Chúa Con.

Phải nói giáo phái Arius là một trong những thử thách nặng nề và đáng sợ nhất, mà Giáo hội thời Thượng cổ phải đối phó. Trong gần một thế kỷ, nó gây ra những cuộc tranh luận sôi nổi về Thiên tính Chúa Kitô, mà cả hai bên: bên Công giáo cũng như phe Arius đều không nhượng bộ nhau. Nhiều giáo phụ Công giáo có những thái độ anh hùng, sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ đức tin. Nhiều người có đầu óc và có địa vị đã tiếp tay cho giáo phái với những lời tuyên truyền và tranh đấu rất khôn khéo, mềm dẻo.

Năm 325 trong Công Đồng Nicêa I, dù mới chỉ là một phó tế, mới 27 tuổi, Thánh Athanasiô đã là người chính yếu tiên phong trong việc bảo vệ giáo lý về Ba Ngôi, chống lại học thuyết Arius lúc bấy giờ.

Tháng 6 năm 328, ở tuổi 30, Athanasiô trở thành Tổng giám mục Alêxanđria sau khi vị tiền nhiệm qua đời. Ngài tiếp tục dẫn dắt cuộc tranh luận chống phái Arius cho tới cuối đời và tham gia đấu tranh chính trị cũng như thần học chống lại Constantius II và các giáo sĩ theo thuyết Arius có thế lực và ảnh hưởng, do Eusebius thành Nicomedia cùng các nhân vật khác dẫn dắt. Chính vì thế mà người ta đã gán cho ngài một danh hiệu rất đáng tự hào: Athanasius Contra Mundum (“Athanasiô chống lại thế giới”). Vài năm sau khi ngài qua đời, Grêgôriô thành Nazianzô đã gọi ngài là “Trụ cột của Giáo hội”. Các tác phẩm của Athanasiô được các giáo phụ sau này từ cả Đông phương lẫn Tây phương coi trọng.

Trong suốt bốn mươi lăm năm làm giám mục, Đức cha Athanasiô là mục tiêu tấn công quyết liệt của bè rối Ariô và đã bị đi lưu đày năm lần. Ngài đã trải qua tất cả mười sáu năm bị lưu đày, liên tục bị phế truất và phục hồi khi quyền lực thay đổi cả trong Giáo Hội lẫn trong triều đình. Tuy nhiên, khi Đức Giám mục Athanasiô qua đời vào năm 373, bè phái ariô đã bị suy yếu bởi những sự chia rẽ nội bộ và không còn là mối đe dọa lớn cho Giáo Hội nữa.

2. Bên cạnh sự nghiệp bảo vệ Giáo Hội chống lại bè rối Arius, chúng ta thấy thánh Athanasiô còn nhiều hoạt động khác làm cho Giáo lý trong sáng của Chúa càng ngày càng phát triển và thêm mạnh mẽ trở nên sức sống cho Giáo Hội do Chúa thiết lập

Chúa Giêsu Ngôi Hai của Thiên Chúa Cha là Người Đã Mang lấy Cái Chết của Chúng Ta. Đó là lý do tại sao Ngôi Lời vô hình và bất diệt của Thiên Chúa đã bước vào thế giới của chúng ta… .

Ngôi Lời Đã Trở Nên Người Phàm

Người (Đức Giêsu) là Người Con, là Sự Khôn Ngoan và Quyền Năng (Sức Mạnh) của Thiên Chúa không? Thậm chí, Người còn khiến cho trời đất vạn vật phá vỡ sự im lặng của nó: Ngay cái chết của Người – hay đúng hơn là nơi thập giá, đó là chiến tích của Người về cái chết – tất cả các vạn vật đều thú nhận rằng Người … không chỉ là một con người, mà còn là Con Thiên Chúa và Đấng Cứu Độ của tất cả mọi loài. Mặt trời ẩn mặt đi, trái đất chuyển rung, những tảng đá nứt ra và tất cả mọi người đều kinh hoàng, sợ hãi. Tất cả những điều này cho thấy rằng Chúa Kitô trên thập giá là Thiên Chúa và rằng tất cả mọi thọ tạo là tôi tớ của Người và đang làm chứng bằng sự sợ hãi của chúng trước sự hiện diện của Chủ mình.

Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đã cho thánh giám mục Athanasiô được can đảm đứng lên bênh vực niềm tin của Giáo Hội về thần tính của Đức Kitô, Con Một Chúa. Xin nhận lời thánh nhân chuyển cầu, cho chúng con biết nghe lời Người giảng dạy, để ngày càng hiểu biết và yêu mến Chúa hơn.”( lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Athanasiô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh).

 

Suy Niệm

A/ Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền OSB

HIỂU BIẾT VÀ YÊU MẾN CHÚA HƠN 

Qua Lời Tổng Nguyện của Lễ Thánh Athanaxiô, các nhà phụng vụ muốn chúng ta ý thức rằng: Chúa đã cho thánh giám mục Athanaxiô được can đảm đứng lên bênh vực niềm tin của Giáo Hội về thần tính của Đức Kitô, Con Một Chúa. Xin nhậm lời thánh nhân chuyển cầu, mà ban cho chúng ta biết nghe lời người giảng dạy, để ngày càng hiểu biết và yêu mến Chúa hơn.

Thánh nhân sinh năm 295 tại Alêxanria. Người cộng tác, rồi kế vị giám mục Alêxanria. Thánh nhân chỉ có một mục đích: bảo vệ tín điều về thần tính của Chúa Kitô. Tín điều này đã được xác định tại Công Đồng Nixêa. Cũng vì đó, người bị công kích khắp nơi, nhưng, dù gặp những giám mục nhút nhát, dù bị săn lùng, dù năm lần bị đày ải, người vẫn giữ được tính khí khái; nhất là, giữ được lòng yêu mến đối với Chúa Giêsu, Thiên Chúa làm người. Người đã viết nhiều tác phẩm để làm sáng tỏ và để bảo vệ đức tin chân truyền. Người qua đời năm 373.

Hiểu biết và yêu mến Chúa hơn: càng nhận ra tình yêu của Thiên Chúa, chúng ta sẽ càng yêu mến Người hơn; càng yêu mến Thiên Chúa, chúng ta sẽ càng hiểu biết hơn về những kỳ công Chúa đã thực hiện vì chúng ta, như trong bài đọc một của giờ Kinh Sách, sách Khải Huyền đã dùng các hình ảnh để cho thấy trước: công trình tạo dựng cuối cùng sẽ thành công rực rỡ. Sau khi đau khổ, tội lỗi, chết chóc được chấp nhận và thay hình đổi dạng nhờ Chúa Kitô, thì kế hoạch của Thiên Chúa được thực hiện mỹ mãn.

Hiểu biết và yêu mến Chúa hơn: thánh Athanaxiô càng hiểu biết về thần tính của Đức Kitô, thánh nhân càng yêu mến Đức Kitô, và càng mạnh dạn bảo vệ tín điều này, cho dẫu, phải đối mặt với biết bao bắt bớ, đày ải. Trong bài đọc hai của giờ Kinh Sách, thánh Athanaxiô đã làm sáng tỏ mầu nhiệm Thiên Chúa là người. Chúa đã dùng thánh nhân như dùng ngôn sứ Giêrêmia: Ngươi sẽ nên như miệng của Ta; đối với dân này, Ta sẽ làm cho ngươi nên thành đồng kiên cố. Chúng có chống lại ngươi cũng chẳng làm chi được, vì Ta ở với ngươi.

Hiểu biết và yêu mến Chúa hơn: Sau khi các Tông Đồ nghe thánh Phaolô và thánh Banaba thuật lại các dấu lạ điềm thiêng, Thiên Chúa đã dùng các ngài, mà làm giữa các dân ngoại, thì các Tông Đồ hiểu biết hơn về công trình cứu độ của Thiên Chúa, vì thế, trong bài đọc một của Thánh Lễ, sách Công Vụ Tông Đồ tường thuật lại việc thánh Phêrô và các Tông Đồ đã quyết định: Không gây phiền hà cho những người gốc dân ngoại mới trở lại đạo nữa. Trong bài Đáp Ca, Thánh Vịnh 95, vịnh gia cũng khao khát cho muôn dân được nhận biết Chúa qua những kỳ công Chúa đã làm, để họ có thể yêu mến Người hơn: Hãy kể cho muôn dân được biết những kỳ công Chúa làm. Ngày qua ngày, hãy loan báo ơn Người cứu độ, kể cho muôn dân biết Người thật là vinh hiển, cho mọi nước hay những kỳ công của Người.

Câu Tung Hô Tin Mừng, mà các nhà phụng vụ đã chọn cho ngày lễ hôm nay là: Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng, và chúng theo tôi. Trong bài Tin Mừng, Đức Giêsu nói: Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người. Muốn yêu mến Chúa, chúng ta phải hiểu biết Chúa. Muốn hiểu biết Chúa, chúng phải nghe và làm theo những gì Chúa dạy. Càng hiểu biết, sẽ càng yêu mến; càng yêu mến, sẽ càng hiểu biết. Không phải chúng ta làm theo những gì Chúa dạy, để trở thành con cái Thiên Chúa, nhưng, bởi vì, chúng ta đã là con cái rồi, cho nên, chúng ta phải sống xứng đáng với phẩm giá đó. Nhờ lời chuyển cầu của thánh Athanaxiô, xin Chúa cho chúng ta: có được hiểu biết đúng đắn: Chúa là Cha, chúng ta là con cái, để chúng ta luôn biết yêu mến Chúa hơn. Ước gì được như thế!

B/ Lm. Micae Trần Đình Quảng

Thánh Athanasiô: Tin Vào Thần Tính Đức Kytô

 

ShareTweet

Bài Viết Cùng Chuyên Mục

Ngày 14 tháng 5: Thánh Mathia, Tông Đồ

Ngày 14 tháng 5: Thánh Mathia, Tông Đồ

Ngày 31 tháng 5: Đức Mẹ Thăm Viếng Bà Êlisabét

Ngày 31 tháng 5: Đức Mẹ Thăm Viếng Bà Êlisabét

Ngày 29 tháng 5: Thánh Giáo hoàng Phaolô VI

Ngày 29 tháng 5: Thánh Giáo hoàng Phaolô VI

Ngày 29 tháng 5: Thánh Giáo hoàng Phaolô VI

Thứ Hai Sau Chúa Nhật Hiện Xuống: Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Hội Thánh

Ngày 27 tháng 5: Thánh Augustinô Canturbery, Giám Mục

Ngày 27 tháng 5: Thánh Augustinô Canturbery, Giám Mục

Ngày 26 tháng 5: Thánh Philipphê Nêri, Linh Mục

Ngày 26 tháng 5: Thánh Philipphê Nêri, Linh Mục

Bài Viết Mới

Tạ Ơn – Kết Thúc Năm Sinh Hoạt Liên Tu Sĩ Giáo Hạt Bảo Lộc

Tạ Ơn – Kết Thúc Năm Sinh Hoạt Liên Tu Sĩ Giáo Hạt Bảo Lộc

Suy Niệm Lời Chúa – Thứ Năm Tuần V Phục Sinh

Suy Niệm Lời Chúa – Thứ Năm Tuần V Phục Sinh

Thứ Năm, Tuần V Phục Sinh

Thứ Năm, Tuần V Phục Sinh

Học Giáo Lý Và Thần Học Online

Học Giáo Lý Và Thần Học Online

Hiệp Thông: Bà Cố CATARINA BÙI THỊ HỘI

Hiệp Thông: Bà Cố MARIA NGUYỄN THỊ KHEN

Dòng Đức Bà Truyền Giáo – Thư Mời Tham Dự Khóa Tìm Hiểu Ơn Gọi Come And See 2025

Dòng Đức Bà Truyền Giáo – Thư Mời Tham Dự Khóa Tìm Hiểu Ơn Gọi Come And See 2025

Giáo Phận Đà Lạt

Thông Tin Liên Hệ
VĂN PHÒNG TRUYỀN THÔNG GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT
– Địa chỉ: 09 Nguyễn Thái Học – Tp. Đà Lạt – Lâm Đồng – Việt Nam
– Điện thoại: 0918.525.019
– Email: giaophandalat1960@gmail.com

  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo – Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Giáo Hạt và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Thông Báo
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
    • Văn Kiện Giáo Phận
    • Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Giới Thiệu Giáo Xứ

© Giáo Phận Đà Lạt - Ban Truyền Thông

  • Trang Chủ
  • Thông Báo
  • Tin Tức Giáo Phận
  • Báo Lỗi