Tông Huấn Amoris Laetitia – Chương Bốn: Đức Mến Trong Hôn Nhân
(Số 89-164)
89. Tất cả mọi điều đã được nói cho đến bây giờ vẫn chưa đủ để diễn tả Tin Mừng của hôn nhân và gia đình, cũng chưa đủ để nói về đức mến. Vì chúng ta không thể khích lệ một conđường của sự trung thành và việc trao ban bản thân cho nhau mà không khích lệ sự phát triển, củng cố và đào sâu bác ái vợ chồng và gia đình. Thực ra, ân sủng của bí tích hôn nhân là có ý trước hết “để làm hoàn thiện tình yêu của đôi bạn”.(104) Ở đây chúng ta cũng có thể nói rằng, “giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì. Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi” (1 Cr 13:2-3). Tuy nhiên, từ đức mến thường được sử dụng và thường là bị dùng sai.(105)
ĐỨC MẾN HẰNG NGÀY CỦA CHÚNG TA
90. Trong bài ca của Thánh Phaolô, chúng ta thấy một số đặc tính của đức mến đích thực
Đức mến thì nhẫn nhục
hiền hậu,không ghen tương,
không vênh vang
không tự đắc
không làm điều bất chính, không tìm tư lợi,
không nóng giận,
không nuôi hận thù,
không mừng khi thấy sự gian ác,
nhưng vui khi thấy điều chân thật.
Đức mến tha thứ tất cả,
tin tưởng tất cả,
hy vọng tất cả,
chịu đựng tất cả. (1 Cr 13:4-7).
Đức mến được cảm nghiệm và nuôi dưỡng trong đời sống hằng ngày của đôi bạn và con cái của họ. Thật hữu ích để nghĩ sâu hơn về ý nghĩa của bản văn này của Thánh Phaolô và sự thích hợp của bản văn này cho hoàn cảnh của mỗi gia đình.
Đức mến thì nhẫn nhục
91. Từ đầu tiên được sử dụng là makrothyméi. Từ này không chỉ đơn giản có liên quan đến “chịu đựng tất cả”, bởi vì chúng ta thấy rằng ý tưởng được thể hiện ở cuối câu bảy. Ý nghĩa của nó được làm rõ bởi bản dịch tiếng Hy Lạp của Kinh Thánh Cựu Ước, nơi mà chúng ta đọc thấy rằng Thiên Chúa thì “chậm giận” (Xh 34:6; Ds 14:18). Do đó, nó nói đến phẩm chất của một người không hành động theo xung năng và tránh gây xúc phạm. Chúng ta thấy phẩm chất này ở nơi Thiên Chúa của Giao Ước, Đấng kêu gọi chúng ta bắt chước Ngài ngay trong đời sống gia đình. Bản văn của Thánh Phaolô sử dụng từ này cần phải được đọc dưới ánh sáng của Sách Khôn Ngoan (x. 11:23; 12:2, 15-18), là đoạn đề cao sự kiềm chế của Thiên Chúa, khi để mở ra khả năng hoán cải, nhưng khẳng định sức mạnh của Ngài, như đãđược tỏ lộ trong các hành động thương xót của Ngài. “Sự nhẫn nại” của Thiên Chúa, được thể hiện trong lòng thương xót của Ngài dành cho các tội nhân, là một dấu chỉ của sức mạnh thực sự của Ngài.
92. Nhẫn nại không có nghĩa là để cho bản thân mình liên tục bị đối xử tệ, chịu đựng sự gây hấn về thể lý hoặc để cho người khác lợi dụng chúng ta. Chúng ta sẽ gặp các vấn đề bất cứ khi nào chúng ta nghĩ rằng các mối quan hệ hoặc con người cần phải hoàn hảo, hoặc khi chúng ta đặt bản thân chúng ta vào trung tâm và mong đợi mọi thứ tuân theo cách của chúng ta. Do đó mọi thứ làm cho chúng ta mất kiên nhẫn, mọi thứ làm cho chúng ta phản ứng một cách nóng nảy. Trừ khi chúng ta nuôi dưỡng sự nhẫn nại, còn không thì chúng ta sẽ luôn tìm những lời biện minh cho sự đáp trả nóng nảy của mình. Chúng ta sẽ mang lấy kết cục là không thể sống cùng nhau, chống lại xã hội, không thể kiểm soát được các xung năng của chúng ta, và gia đình của chúng ta trở thành bãi chiến trường. Đó là lý do vì sao mà lời của Thiên Chúa nói với chúng ta: “Đừng bao giờ chua cay gắt gỏng, nóng nảy giận hờn, hay la lối thoá mạ, và hãy loại trừ mọi hành vi gian ác” (Ep 4:31). Sự nhẫn nại bén rễ khi chúng ta nhận biết rằng người khác cũng có quyền được sống trong thế giới này, như họ là. Sẽ không thành vấn đề nếu họ kìm tôi lại, nếu họ không ủng hộ các kế hoạch của tôi, hay quấy rầy tôi bởi cách mà họ hành động hay suy nghĩ, hoặc nếu họ không phải là mọi điều mà tôi muốn họ là. Đức ái luôn có một khía cạnh của lòng thương cảm sâu xa dẫn đến việc chấp nhận người khác như là một phần của thế giới này, ngay cả khi người ấy hành động khác so với tôi muốn.
Đức mến là phục vụ người khác
93. Từ kế tiếp mà Thánh Phaolô sử dụng là chrestéuetai. Từ này chỉ được sử dụng ở đây trong toàn bộ Kinh Thánh. Nó xuất phát từ từ chrestós: một người tốt, một người thể hiện sự tốt lành của mình ngang qua hành động của mình. Ở đây, theo một sự song hành nghiêm ngặt với động từ theo nó, thì nó đóng vai trò là một bổ ngữ. Thánh Phaolô muốn làm rõ rằng “nhẫn nại” không hoàn toàn là một thái độ mang tính bị động, mà là một thái độ được đồng hành bởi một hoạt động, bởi một sự tương tác năng động và sáng tạo với người khác. Từ này chỉ ra rằng đức mến thì mang lại lợi ích và trợ giúp cho người khác. Vì lý do này mà nóđược dịch là “hiền hậu”; đức mến luôn luôn sẵn sàng để trợ giúp.
94. Trong toàn bộ bản văn, thật rõ ràng là Thánh Phaolô muốn nhấn mạnh rằng đức mến thì hơn cả một tình cảm đơn thuần. Hơn thế, nó cần được hiểu theo đúng với động từ Híp-ri “yêu”; có nghĩa là “làm điều tốt”. Như Thánh I-nha-xi-ô Loyola đã nói, “Đức mến được thể hiện bằng hành động nhiều hơn là bằng lời nói”.(106) Do đó nó cho thấy hoa trái của nó và giúp cho chúng ta cảm nghiệm được niềm hạnh phúc của việc cho đi, sự cao quí và sự cao cả của việc cho đi bản thân mình một cách không tiếc, không đòi hỏi phải được đáp trả, thuần tuý vì niềm vui của việc cho đi và phục vụ.
Đức mến thì không ghen tương
95. Thánh Phaolô tiếp tục chối bỏ thái độ trái nghịch với đức mến được diễn tả bởi động từ zelói – ghen tương hay đố kị. Điều này có nghĩa là đức mến không có chỗ cho sự bối rối trước vận may của người khác (x. Cv 7:9; 17:5). Ghen tị là một hình thức của sự buồn được gợi lên bởi sự thịnh đạt của người khác; nó cho thấy rằng chúng ta không hài lòng vì hạnh phúc của người khác nhưng chỉ hài lòng với sự thịnh vượng của chính mình. Như đức mến làm cho chúng ta vượt lên trên chính mình thế nào, thì sự ghen tị lại nhốt chúng ta ở nơi chính mình như vậy. Đức mến đích thực sẽ tôn trọng những thành tựu của người khác. Nó nhận biết rằng mỗi người có khả năng riêng và có con đường độc nhất trong cuộc sống. Vì thế nó nỗ lực để khám phá ra con đường đi đến hạnh phúc của nó, trong khi để cho người khác tìm kiếm hạnh phúc của họ.
96. Tắt một lời, đức mến có nghĩa là chu toàn hai giới răn cuối cùng của Giới Luật của Thiên Chúa: “Ngươi không được ham muốn nhà người ta, ngươi không được ham muốn vợ người ta, tôi tớ nam nữ, con bò con lừa, hay bất cứ vật gì của người ta” (Xh 20:17). Đức mến khơi gợi một sự tôn trọng chân thành dành cho mọi người và sự nhận biết về quyền được hạnh phúc của họ. Tôi mến người này, và tôi nhìn người này bằng đôi mắt của Thiên Chúa, Đấng trao ban cho chúng ta mọi sự “cho chúng ta hưởng dùng” (1 Tm 6:17). Do đó, tôi cảm thấy một cảm thức sâu thẳm về hạnh phúc và bình an. Cùng một đức mến bén rễ sâu xa này cũng dẫn tôi đến chỗ khước từ sự bất công mà từ đó một số người sở hữu quá nhiều và những người khác lại quá ít. Nó thúc đẩy tôi tìm cách cách thế để trợ giúp những người bên lề của xã hội tìm thấy được một chút niềm vui. Đó không phải là sự ghen tị, mà là lòng muốn bình đẳng.
Đức mến thì không vênh vang
97. Từ kế tiếp, perpereúetai, nói đến sự hư vinh, sự cần thiết phải kiêu căng, mô phạm, và một cách nào đó là tự cao. Những người có đức mến thì không chỉ thoát ra khỏi việc nói quá nhiều về chính bản thân họ, mà lại tập trung vào người khác; họ không cần phải là trung tâm của sự chú ý. Từ kế tiếp xuất hiện – physioútai – thì tương tự, cho thấy rằng đức mến thì không kiêu ngạo. Theo nghĩa đen, nó có nghĩa là chúng ta không trở nên “nổi trội” trước mặt người khác. Nó cũng nói đến một điều gì đó tinh tế hơn: một sự ám ảnh với việc thể hiện hoặc một sự mất cảm thức về thực tại. Những người như thế này nghĩ rằng, vì họ “tinh thần” hay “khôn ngoan” hơn, nên họ quan trọng hơn họ thực sự là. Phaolô dùng động từ này ở những dịp khác, như khi Ngài nói rằng “sự hiểu biết sinh lòng kiêu ngạo”, trong khi “bác ái thì xây dựng” (1 Cr 8:1). Một số người nghĩ rằng họ quan trọng bởi vì họ hiểu biết hơn người khác; họ muốn tôn nó làm chúa của họ. Nhưng điều thực sự làm cho chúng ta quan trọng là một đức mến thì hiểu biết, thể hiện sự quan tâm, và ôm lấy người yếu đuối. Ở nơi khác từ này được sử dụng để phê bình những người “bị phồng lên” bởi tầm quan trọng của riêng họ (x. 1 Cr 4:18) nhưng thực ra lại bị lấp đầy nhiều bởi những lời sáo rỗng hơn là “sức mạnh” thực sự của Thần Khí (x. 1 Cr 4:19).
98. Thật là quan trọng đối với các Kitô Hữu để thể hiện đức mến của họ ngang qua cách mà họ đối xử với các thành viên của gia đình họ là những người ít hiểu biết hơn về đức tin, yếu đuối hoặc ít chắc chắn hơn trong các niềm xác tín của họ. Đôi khi điều ngược lại xảy ra: những người tin cho là trưởng thành trong gia đình lại trở nên kiêu ngạo cách không thể chịu nổi. Đức mến, trái lại, được đánh dấu bằng sự khiêm nhường; nếu chúng ta hiểu, tha thứ và phục vụ người khác bằng trái tim, thì sự kiêu ngạo của chúng ta phải được chữa lành và sự khiêm nhường của chúng ta phải gia tăng. Chúa Giêsu nói với các môn đệ của Ngài rằng trong một thế giới mà quyền lực vốn thắng thế, thì mỗi người nỗ lực để thống trị người khác, nhưng “giữa anh em thì không được như vậy” (Mt 20:26). Luận lý nội tại của đức mến Kitô Giáo không phải là về tầm quan trọng hay quyền lực; thay vào đó, “ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em” (Mt 20:27). Trong đời sống gia đình, luận lý của sự thống lĩnh và cạnh tranh về người nào thông minh hay quyền thế nhất sẽ huỷ diệt tình yêu. Lời khuyên dạy của Thánh Phêrô cũng áp dụng cho gia đình: “anh em hãy lấy đức khiêm nhường mà đối xử với nhau, vì Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường” (1 Pr 5:5).
Đức ái thì không lỗ mãn
99. Yêu mến có nghĩa là dịu dàng và biết nghĩ, và điều này được truyền tải bởi từ kế tiếp,aschemonéi. Nó cho thấy rằng đức mến thì không lỗ mãn hay bất lịch sự; nó không cay nghiệt. Các hành động, lời nói, cử chỉ của đức mến là làm hài lòng chứ không phải là vô cảm và khô cứng. Đức mến loại trừ việc làm cho người khác đau khổ. Sự lịch lãm “là một trường dạy về sự nhạy bén và sự quên mình” vốn đòi hỏi người ta “phải phát triển tư tưởng và cảm nhận của họ, học cách lắng nghe, nói và đôi khi, biết thinh lặng”.(107) Đó không phải là điều gìđó mà một người Kitô Hữu phải chấp nhận hay chối từ. Như là một đòi hỏi của tình yêu, “mọi người đều buộc phải sống hoà thuận với những người quanh mình”.(108) Mỗi ngày, “đi vào đời sống của người khác, ngay cả khi người ấy đã có một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, vẫn đòi hỏi sự nhạy bén và kiềm chế vốn có thể làm đổi mới sự tin tưởng và tôn trọng. Thực ra, một đức mến sâu đậm là, nó mời gọi sự tôn trọng nhiều hơn nữa dành cho sự tự do của người khác và khả năng biết đợi chờ cho đến khi người khác mở cửa tâm hồn của họ ra”.(109)
100. Để mở ra một cuộc gặp gỡ đúng đắn với người khác, “một cái nhìn tử tế” là thiết yếu. Điều này không tương thích với một thái độ tiêu cực vốn sẵn sàng chỉ ra những khuyết điểm của người khác trong khi lại coi thường khuyết điểm bản thân. Một cái nhìn tử tế sẽ giúp chúng ta biết nhìn vượt ra khỏi những giới hạn bản thân chúng ta, biết nhẫn nại và hợp tác với người khác, bất chấp những khác biệt của chúng ta. Sự tử tế đầy bác ái thì xây dựng những mối liên kết, nuôi dưỡng các mối quan hệ, tạo nên những mạng lưới hội nhập mới và đan dệt nên một kết cấu xã hội. Bằng cách này, sự tử tế phát triển còn mạnh hơn nữa, vì không có một cảm thức thuộc về chúng ta không thể nuôi dưỡng một sự dấn thân cho người khác; chúng ta mang lấy kết cục là tìm kiếm sự an nhàn của mình mà thôi và cuộc sống chung trở nên không thể. Những người không cởi mở nghĩ rằng người khác tồn tại vì sự thoả mãn những nhu cầu của riêng họ. Do đó, không có chỗ cho sự dịu dàng của tình yêu và sự thể hiện của tình yêu. Những người có đức mến sẽ biết nói những lời ủi an, củng cố, động viên, và khích lệ. Đây là những lời mà chính Chúa Giêsu đã nói: “Này con, cứ yên tâm” (Mt 9:2); “Này bà, lòng tin của bà mạnh thật” (Mt 15:28); “Trỗi dậy đi!” (Mc 5:41); “Hãy đi bình an” (Lc 7:50); “Đừng sợ” (Mt 14:27). Những lời này không phải là những lời nịnh nọt, làm buồn lòng, làm nổi giận hay thể hiện sự nguyền rủa. Trong gia đình của chúng ta, chúng ta phải học noi theo sự dịu dàng của Chúa Giêsu trong cách nói của chúng ta với người khác.
Đức mến thì bao dung
101. Chúng ta đã nói đi nói lại rằng để yêu mến người khác chúng ta trước hết phải yêu chính bản thân mình. Tuy nhiên, bài ca đức mến của Phaolô cho thấy rằng yêu mến “không tìm kiếm tư lợi”, cũng “không tìm kiếm điều gì là của riêng”. Cùng một ý tưởng được thể hiện trong một bản văn khác: “Mỗi người đừng tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác” (Pl 2:4). Kinh Thánh làm rõ rằng việc phục người khác cách quảng đại thì cao quý hơn là yêu chính bản thân mình. Yêu bản thân chỉ quan trọng như một đòi hỏi về mặt tâm lý để biết yêu thương người khác mà thôi: “Xấu với bản thân thì tốt với ai được?Ngay cả với tài sản của mình, nó cũng không được hưởng. Không ai tệ hơn kẻ làm hại chính mình, và đó là công trả cho sự gian ác của nó” (Hc 14:5-6).
102. Thánh Tôma Aquinô giải thích rằng “sẽ thích hợp hơn đối với bác ái là lòng muốn yêu thương hơn là lòng muốn được yêu thương”;(110) thực ra, “các bà mẹ, là những người yêu thương nhiều nhất, tìm kiếm để yêu thương hơn là để được yêu thương”.(111) Kết quả là, đức mến có thể trổi vượt và làm đầy tràn những đòi hỏi của công lý, “không mong nhận lại gì” (Lc 6:35), và sự cao cả nhất của tình yêu có thể dẫn đến việc “hy sinh mạng sống mình” vì người khác (x. Ga 15:13). Liệu có thể một sự quảng đại như thế, vốn giúp chó chúng ta biết cho đi cách nhưng không và tròn đầy, là thực sự có thể không? Có, bởi vì Tin Mừng đòi hỏi điều này: “Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy” (Mt 10:8).
Đức mến không nóng giận, hay hận thù
103. Nếu lời đầu tiên của bài ca đức mến của Phaolô nói về sự cần thiết đối với sự nhẫn nại vốn không phản ứng ngay một cách lỗ mãn trước sự yếu đuối và sai lỗi của người khác, thì từ kết tiếp Ngài dùng – paroxýnetai – có liên hệ nhiều hơn với một sự phẫn nộ nội tâm được gợi lên bởi một điều gì đó từ bên ngoài. Nó nói đến một sự phản ứng bạo lực từ bên trong, một sự tức giận tiềm ẩn vốn làm cho chúng ta nổi giận ở chỗ mà người khác có liên quan, như thể họ là một sự phiền toái hay một mối đe doạ và do đó cần phải được tránh. Nuôi dưỡng sự thù nghịch nội tại này sẽ chẳng giúp gì được ai. Nó chỉ tạo nên sự tổn thương và xa cách. Nổi giận chỉ lành mạnh khi nó giúp chúng ta phản ứng trước một sự bất công trầm trọng; khí nó ngấm vào thái độ của chúng ta đến người khác thì thật là nguy hại.
104. Tin Mừng cho chúng ta biết cách nhìn vào đôi mắt của mình (x. Mt 7:5). Người Kitô Hữu không thể phớt lờ lời khuyên dạy liên lỉ của lời Chúa về việc không nuôi dưỡng sự giận dữ:“Đừng để cho sự ác thắng được mình” (Rm 12:21). “Khi làm điều thiện, chúng ta đừng nản chí” (Gl 6:9). Việc cảm thấy một làn sóng thù nghịch là một lẽ, và bước vào đó, để cho nó bén rễ trong tâm hồn chúng ta lại là một lẽ khác: “Anh em nổi nóng ư? Đừng phạm tội: chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn” (Ep 4:26). Lời khuyên của tôi là đừng bao giờ để một ngày trôi qua mà không làm hoà trong gia đình. “Và tôi sẽ làm hoà bằng cách nào? Bằng cách quì gối xuống sao? Không! Chỉ bằng một cử chỉ nhỏ, một điều nhỏ, và sự hoà hợp bên trong gia đình bạn sẽ được khôi phục. Chỉ một sự âu yếm nhỏ, không cần thiết phải nói lời nào. Nhưng đừng để cho một ngày trôi qua mà không làm hoà trong gia đình bạn”.(112) Phản ứng đầu tiêncủa chúng ta khi chúng ta thấy bị phiền phải là một trong những phúc lành, xin Thiên Chúa chúc lành, giải thoát và chữa lãnh người ấy. “Trái lại, hãy chúc phúc, vì anh chị em được Thiên Chúa kêu gọi chính là để thừa hưởng lời chúc phúc” (1 Pr 3:9). Nếu chúng ta phải chống lại sự dữ, thì hãy làm thế; nhưng chúng ta phải luôn luôn nói “không” với bạo lực trong gia đình.
105. Một khi chúng ta để cho ý muốn bệnh hoạn bén rễ trong tâm hồn chúng ta, thì nó sẽ dẫn chúng ta đến sự hận thù sâu xa. Cụm từ ou logízetai to kakón có nghĩa là đức mến“không biết đến sự dữ”; “đức mến thì không hận thù”. Trái lại với sự hận thù là sự tha thứ, vốn bén rễ trong một thái độ tích cực vốn tìm cách để hiểu những yếu đuối của người khác và biện minh cho họ. Như Chúa Giêsu đã nói, “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23:34). Tuy nhiên chúng ta vẫn tiếp tục tìm kiếm nhiều sai lỗi hơn nữa, hình dung ra những sự dữ lớn lao hơn nữa, giả định đủ kiểu ý định xấu xa, và vì thế lòng hận thù phát triển và bén rễ sâu. Do đó, mọi lầm lỗi hay sai trái về phía một đôi bạn có thể gây nguy hại đến mối dây tình yêu và sự ổn định của gia đình. Một điều gì đó sai trái khi chúng ta thấy mọi vấn đề là nghiêm trọng như nhau; theo đó, chúng ta sẽ có nguy cơ cay nghiệt cách bất công với những vấp ngã của người khác. Lòng muốn ngay chính để thấy các quyền của chúng ta được tôn trọng biến thành một lòng khao khát trả thù hơn là một sự bảo vệ chính đáng cho phẩm giá của chúng ta.
106. Khi chúng ta đã bị xúc phạm hoặc bị thất vọng, sự tha thứ là có thể và chính đáng, nhưng không ai có thể nói rằng tha thứ là dễ cả. Sự thật là “sự hiệp thông gia đình có thể chỉđược duy trì và làm cho hoàn hảo ngang qua một tinh thần hy sinh cao cả. Thực ra, nó đòi hỏi một sự mở ra sẵn sàng và đại lượng cho nhau và tất cả cho sự hiểu biết, cho sự kiềm chế, sự tha thứ, sự hoà giải. Không có một gia đình nào lại không biết cách mà sự ích kỷ, sự bất hoà, sự căng thẳng, sự mâu thuẫn tấn công cách tàn bạo thế nào và đôi khi làm tổn thương ghê gớm chính sự hiệp thông của gia đình: từ đó xuất hiện nhiều và các hình thức chia rẽ khác nhau trong đời sống gia đình”.(113)
107. Ngày nay chúng ta nhận biết rằng biết tha thứ cho người khác hàm chứa kinh nghiệm giải thoát của sự hiểu biết và tha thứ cho người khác. Thường thì các sai lỗi của chúng ta, hoặc sự chỉ trích mà chúng ta nhận được từ những người thân yêu, có thể dẫn đến một sựmất lòng tự trọng. Chúng ta trở nên xa cách người khác, né tránh tình cảm và sợ trong các mối quan quan hệ cá nhân. Đổ lỗi cho người khác cách sai trái trở nên sự yên lòng. Chúng ta cần phải học cách cầu nguyện trên quá khứ của chúng ta, chấp nhận chính bản thân chúng ta, học cách sống với những giới hạn của chúng ta, và thậm chí tha thứ cho bản thân chúng ta, để có cùng một thái độ như thế đối với người khác.
108. Tất cả điều này cho thấy rằng chính bản thân chúng ta đã có kinh nghiệm về việc đượcThiên Chúa tha thứ, được công chính hoà bởi ân sủng của Ngài chứ không phải bởi công đức của chúng ta. Chúng ta đã biết một tình yêu vốn có trước bất cứ một nỗ lực nào của chúng ta, một tình yêu hằng luôn mở ra các cánh cửa, cổ võ và khích lệ. Nếu chúng ta chấp nhận rằng tình yêu của Thiên Chúa là vô điều kiện, rằng tình yêu của Chúa Cha không thểmua hay bán được, thì chúng ta sẽ trở nên biết thể hiện tình yêu bao la và tha thứ cho người khác ngay cả khi họ đã làm điều sai trái với chúng ta. Bằng không, đời sống gia đình chúng ta sẽ không còn là một nơi của sự hiểu biết, hỗ trợ và khích lệ nữa, mà thay vào đó là một nơi của căng thẳng thường trực và chỉ trích lẫn nhau.
Đức mến thì vui với người khác
109. Cụm từ chaírei epì te adikía có liên hệ đến một sự tiêu cực ẩn giấu sâu bên trong tâm hồn một người. Đó là một thái độ độc hại của những người vui mừng khi thấy điều bất công xảy ra với người khác. Kế tiếp là cụm từ diễn tả điều ngược lại: sygchaírei te aletheía: “đức mến vui trong điều thiện”. Nói cách khác, chúng ta vui khi thấy điều tốt lành của người khác khi chúng ta thấy phẩm giá của họ và tôn trọng các khả năng và những việc tốt lành của họ. Điều này là không thể đối với những người luôn phải so sánh và cạnh tranh, ngay cả với người bạn đời của mình, để họ âm thầm vui mừng trong những thất bại của họ.
110. Khi một người có đức mến thực hiện điều tốt cho người khác, hoặc nhìn thấy người khác hạnh phúc, thì chính bản thân họ cũng sống hạnh phúc và bằng cách này làm vinh quang Thiên Chúa, vì “ai vui vẻ dâng hiến, thì được Thiên Chúa yêu thương” (2 Cr 9:7). Thiên Chúacủa chúng ta đặc biệt yêu mến những người tìm niềm vui trong niềm hạnh phúc của người khác. Nếu chúng ta không học được cách vui mừng trong sự tốt lành của người khác, và chỉ tập trung vào những nhu cầu của chúng ta, thì chúng ta tự kết án chính mình trước một sự hiện hữu không có niềm vui, vì, nhưng Chúa Giêsu nói, “cho thì có phúc hơn là nhận” (Cv 20:35). Gia đình phải luôn luôn là một nơi mà, khi một điều gì đó tốt lành diễn ra cho một trong các thành viên của mình, thì họ biết rằng người khác cũng sẽ ở đó để cùng vui niềm vui ấy với họ.
Đức mến tha thứ tất cả
111. Danh mục của Phaolô kết thúc bằng bốn cụm từ chứa đựng những từ “tất cả”. Đức mếntha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Ở đây chúng ta thấy rõ ràng sức mạnh phản văn hoá của một đức mến vốn biết đối diện với bất cứ điều gì có thể đe doạ nó.
112. Trước hết, Phaolô nói rằng đức mến “tha thứ tất cả” (panta stégei). Điều này còn hơn cả về việc chỉ đơn giản chịu đựng sự dữ; nó có liên hệ đến việc sử dụng cái lưỡi. Động từ có thể mang nghĩa là “giữ lấy sự bình an của bản thân” trước điều có thể sai trái với người khác. Nó hàm chứa việc hạn chế xét đoán, rà soát động cơ trước khi đưa ra một lời kết án khô cứng và tàn nhẫn: “Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán” (Lc 6:37). Mặc dù điều này trái ngược với cách mà bình thường chúng ta sử dụng miệng lưỡi chúng ta, lời Chúa dạy chúng ta: “anh em đừng nói xấu nhau” (Gc 4:11). Sẵn sàng nói xấu người khác là một cách để khẳng định chính bản thân chúng ta, làm tuôn ra sự hận thù và đố kị mà không quan tâm đến điều nguy hại mà chúng ta có thể thực hiện. Chúng ta thường quên rằng thoá mạ có thể là một tội khá nặng; đó là một sự xúc phạm nặng nề chống lại Thiên Chúa khi nó làm tổn hại nghiêm trọng đến thanh danh của người khác và tạo nên một sự tổn hại thật khó để sửa chữa. Do đó lời của Thiên Chúa thẳng thắn khẳng định rằng cái lưỡi “là cả một thế giới của sự ác” làm “cho toàn thân bị ô nhiễm” (Gc 3:6); nó là một “sự dữ không bao giờ ở yên, vì nó chứa đầy nọc độc giết người” (3:8). Như cái lưỡi có thể được sử dụng để“nguyền rủa những con người đã được làm ra theo hình ảnh Thiên Chúa” (3:9) thế nào, thìđức mến nuôi dưỡng thanh danh của người khác như vậy, ngay cả kẻ thù của mình. Trong việc tìm cách giữ gìn lề luật của Thiên Chúa chúng ta phải đừng bao giờ quên đòi hỏi cụ thể này của đức mến.
113. Đôi bạn đã kết hôn được kết nối bởi tình yêu sẽ nói tốt về nhau; họ nỗ lực thể hiện điều tốt của người bạn đời; chứ không phải sự yếu đuối và những sai lỗi. Trong bất kì biến cố nào, họ giữ thinh lặng hơn là nói xấu về nhau. Đây không chỉ thuần tuý là một cách hành động trước người khác; nó xuất phát từ một thái độ nội tâm. Thoát ra khỏi việc tuyên bố cách khéo léo để không nhìn vào những vấn đề và yếu đuối của người khác, thái độ này nhìn những yếu đuối và sai lỗi này trong một bối cảnh rộng hơn. Thái độ này nhận biết rằng những thất bại này là một phần của một bức tranh lớn hơn. Chúng ta phải nhận biết rằng tất cả chúng ta là một sự pha trộn phức tạp của ánh sáng và những bóng tối. Người khác còn nhiều hơn cả tổng thể những điều nhỏ nhặt cộng lại vốn đang làm phiền tôi. Chúng ta không cần phải hoàn hảo để tôn trọng đức mến. Người khác yêu mến tôi cách tốt nhất mà họ có thể, với tất cả mọi giới hạn của họ, nhưng sự thật là đức mến không hoàn hảo không có nghĩa là nó không có thực hoặc không đúng. Đức mến có thật, mặc dù còn giới hạn và mang tính trần thế. Nếu tôi mong đợi quá nhiều, thì người khác sẽ cho tôi biết, vì người ấy vừa không thể đóng vai trò của Thiên Chúa và đáp ứng hết mọi nhu cầu của tôi. Đức mến tồn tại chung với sự bất toàn. Đức mến “tha thứ tất cả” và có thể giữ được sự bình an của nó trước những giới hạn của người thân yêu.
Đức mến tin tưởng tất cả
114. Panta pisteúei. Đức mến tin tưởng tất cả. “Tin tưởng” ở đây không được hiểu theo đúng nghĩa thần học, mà hơn thế theo nghĩa của điều mà chúng ta có ý muốn nói là “tin”. Điều này vượt ra khỏi việc chỉ đơn thuần giả định là người khác đang không gian dối hay lọc lừa. Sự tin tưởng nền tảng như thế nhận biết được ánh sáng của Thiên Chúa đang chiếu sáng vượt ra khỏi bóng tối, và giống như một khúc củi đang cháy dưới lớp tro.
115. Sự tin tưởng này giúp cho đôi bạn được tự do. Tin tưởng có nghĩa là chúng ta không phải kiểm soát người khác, theo từng bước đi của họ không để cho họ thoát ra khỏi tầm với của chúng ta. Tình yêu thì tin tưởng, nó giải thoát, nó không nỗ lực kiểm soát, chiếm hữu hay thống trị mọi thứ. Sự tự do này, vốn nuôi dưỡng sự độc lập, một sự mở ra cho thế giới xung quanh chúng ta và cho những kinh nghiệm mới, chỉ có thể làm phong phú và mở rộng các mối quan hệ. Do đó đôi bạn chia sẻ với nhau niềm vui của tất cả mọi điều mà họ đã lãnh nhận và học bên ngoài khuôn khổ gia đình. Đồng thời, sự tự do này tạo nên sự trân trọng và minh bạch, vì những người biết rằng họ được tin tưởng và trân trọng có thể mở ra và không che giấu điều gì. Những người biết rằng người bạn đời của họ luôn hoài nghi, xét đoán và thiếu tình yêu vô điều kiện, sẽ có xu hướng giữ các bí mật, che đậy các sa ngã và yếu đuối của mình, và giả vờ là một ai đó khác hơn là chính họ là. Mặt khác, một gia đình được đánh dấu bởi sự tin tưởng đầy yêu thương, sẽ giúp cho các thành viên của gia đình là chính họ và đồng thời khước từ sự lừa dối, giả tạo, và dối trá.
Đức mến hy vọng tất cả
116. Panta elpízei. Đức mến không làm thất vọng tương lai. Tiếp theo những gì vừa mới được đề cập, thì cụm từ này nói về niềm hy vọng của một người biết rằng những người khác có thể thay đổi, trưởng thành và chiếu toả vẻ đẹp ngoài sức mong đợi và tiềm năng chưa được nói đến. Điều này không có nghĩa là mọi thứ sẽ thay đổi trong cuộc sống này. Nó có liên quan đến việc nhận biết rằng, mặc dù mọi thứ có thể không luôn diễn ra như chúng ta mong đợi, nhưng Thiên Chúa có thể biến những đường gãy khúc thành những đường thẳng và rút ra sự tốt lành từ điều dữ mà chúng ta chịu đựng trong thế giới này.
117. Ở đây niềm hy vọng xuất hiện đầy đủ nhất theo đúng nghĩa của nó, bởi vì nó đón nhận lấy sự chắc chắn của sự sống sau khi chết. Mỗi người, với tất cả những sa ngã của mình,được mời gọi đến sự trọn vẹn của sự sống trên thiên đàng. Ở đó, được biết đổi trọn vẹn bởi sự phục sinh của Đức Kitô, mọi yếu đuối, tối tăm và tật nguyền đều sẽ qua đi. Ở đó hữu thể thực sự của con người sẽ toả sáng trong tất cả sự tốt lành và vẻ đẹp của nó. Sự nhận biết này sẽ giúp chúng ta, giữa những nặng nề phiền toái của đời sống hiện tại này, để thấy mỗi người từ một cách nhìn siêu nhiên, dưới ánh sáng của niềm hy vọng, và đợi chờ sự trọn vẹn mà người ấy sẽ lãnh nhận trong vương quốc thiên đàng, ngay cả điều đó giờ chưa được tỏ tường.
Đức mến chịu đựng tất cả
118. Panta hypoménei. Điều này có nghĩa là tình yêu sẽ chịu được hết mọi thử thách bằng một thái độ tích cực. Tình yêu đứng vững trong những bối cảnh mang tính thù nghịch. “Sự chịu đựng” này không chỉ liên hệ đến khả năng chịu đựng những sự gây hấn, mà một điều gìđó lớn lao hơn: một sự sẵn sàng liên lỉ để đối diện với bất kì thách đố nào. Đó là một tình yêu không bao giờ đầu hàng, ngay cả trong thời khắc tăm tối nhất. Nó thể hiện một tính cách anh hùng gan dạ, một sức mạnh để chống lại mọi dòng chảy tiêu cực, một sự dấn thân không khuất phục cho sự tốt lành. Ở đây tôi nghĩ về những lời của Martin Luther King, người đã đối diện với mọi kiểu thử thách và khổ đau bằng một tình yêu huynh đệ: “Người ghét bạn nhất vẫn có điều gì đó tốt lành ở nơi họ; ngay cả đất nước ghét bạn nhất cũng có điều gì đó tốt lành; ngay cả dân tộc ghét bạn nhất cũng có điều tốt lành. Và khi bạn đi đến chỗ mà bạn nhìn vào gương mặt của mọi người và thấy ở tận thẳm sâu người ấy điều mà tôn giáo gọi là ‘hình ảnh của Thiên Chúa’, bạn sẽ bắt đầu yêu mến người ấy bất chấp [mọi thứ]. Bất luận người ấy làm gì, bạn đều thấy hình ảnh của Thiên Chúa ở đó. Có một yếu tố của sự tốt lành mà người ấy không bao giờ có thể xoá bỏ được… Một cách khác để bạn yêu kẻ thù của mình là thế này: khi cơ hội đến với bạn để bạn đánh bại kẻ thù, đó là thời gian mà bạn phải không được làm thế…Khi bạn vươn tới mức độ của tình yêu, của vẻ đẹp và sức mạnh lớn lao của nó, thì bạn chỉ tìm kiếm để đánh bại các hệ thống sự dữ. Các cá nhân là những người bị mắc kẹt trong hệ thống ấy, bạn hãy yêu mến, nhưng bạn tìm cách đánh bại hệ thống… Lấy oán báo oán chỉ làm gia tăng sự hiện hữu của sự thù hận và sự dữ trong hoàn vũ. Nếu tôi đánh bạn và bạn đánh lại tôi và tôi đánh lại bạn và bạn đánh lại tôi và cứ thế, thì bạn thấy, điều ấy đi đến vô tận. Nó sẽ chẳng bao giờ kết thúc. Ở đâu đó có ai đó phải có một chút cảm thức, và đó là người mạnh mẽ. Người mạnh mẽ là người có thể cắt bỏ được xiềng xích của sự hận thù, xiềng xích của sự dữ… Người ta phải có đủ tôn giáo và đủ đạo đức để cắt bỏ xiềng xích ấy và tiêm vào trong mỗi cấu trúc của hoàn vũ yếu tố vững vàng và mạnh mẽ ấy của tình yêu”.(114)
119. Trong đời sống gia đình, chúng ta cần nuôi dưỡng sức mạnh ấy của tình yêu vốn có thể giúp chúng ta chiến đấu lại mọi sự dữ đe doạ gia đình. Tình yêu không tạo ra sự giận dữ, chửi rủa người khác hay mong muốn làm tổn thương hay kiếm tí lợi lộc. Lý tưởng Kitô Giáo, đặc biệt trong gia đình, là một tình yêu không bao giờ đầu hàng. Đôi khi tôi kinh ngạc khi thấy nhữn người nam hoặc nữ là những người đã phải chia tay người bạn đời của mình vì sự bảo vệ của riêng họ, nhưng, vì tình yêu vợ chồng lâu bền, vẫn nỗ lực để giúp những người mình yêu, ngay cả tranh thủ những người khác, trong những cơn đau yếu của họ, đau khổ hay thử thách của họ. Ở đây chúng ta cũng thấy một tình yêu không bao giờ đầu hàng.
TRIỂN NỞ TRONG TÌNH YÊU VỢ CHỒNG
120. Suy tư của chúng ta về bài ca đức mến của Thánh Phaolô đã chuẩn bị cho chúng ta thảo luận về tình yêu vợ chồng. Đây là tình yêu giữa người chồng và người vợ,(115) một tình yêu được thánh hoá, làm cho phong phú và soi sáng bởi ân sủng của bí tích hôn nhân. Đó là một “sự hiệp nhất tình cảm”,(116) thiêng liêng và hy sinh, vốn kết hợp sự ấm áp của tình bạn và niềm đam mê tình ái, kéo dài lâu sau khi những cảm xúc và đam mê dịu lại. Đức Giáo HoàngPiô XI đã dạy rằng tình yêu này thấm vào các nghĩa vụ của đời sống hôn nhân và vui hưởng niềm tự hào của địa vị.(117) Được Chúa Thánh Thần phú ban, tình yêu mạnh mẽ này là một sự phản chiếu về giao ước không phá vỡ giữa Đức Kitô và con người đạt tới đỉnh cao trong sự tự hy sinh bản thân của Ngài trên thập giá. “Chúa Thánh Thần mà Thiên Chúa tuôn đổ xuống đổi mới tâm hồn và làm cho người nam và người nữ biết yêu thương nhau như Đức Kitô yêu thương chúng ta. Tình yêu vợ chồng đạt tới sự toàn vẹn ấy với mức độ mà nó được trao ban cho: bác ái vợ chồng”.(118)
121. Hôn nhân là một dấu chỉ quí giá, vì “khi một người nam và một người nữ cử hành bí tích hôn nhân, Thiên Chúa, vốn như thế, ‘phản chiếu’ ở nơi họ; Ngài in dấu nơi họ những nét riêng của Ngài và tính cách không thể xoá nhoà của tình yêu. Hôn nhân là một biểu tượng của tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta. Thực ra, Thiên Chúa cũng hiệp thông: ba Ngôi Vị của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần sống mãi trong một sự hiệp nhất hoàn hảo. Và đây rõ ràng là một mầu nhiệm của hôn nhân: Thiên Chúa làm cho đôi vợ chồng trở thành một sự hiện hữu duy nhất”.(119) Điều này có những kết quả hằng ngày, bởi vì đôi vợ chồng “ngang qua bí tích, được phú ban một sứ mạng thật sự và thích hợp, để, bắt đầu từ những điều bình thường của cuộc sống họ có thể làm cho tình yêu hữu hình một tình yêu màĐức Kitô yêu thương Giáo Hội của Ngài và tiếp tục trao ban mạng sống Ngài vì Giáo Hội”.(120)
122. Tuy nhiên, chúng ta đừng nhầm lẫn các cấp độ khác nhau: không cần thiết phải đặt trên hai con người giới hạn gánh nặng lớn lao của việc phải tạo ra cách hoàn hảo sự hiệp nhất tồn tại giữa Đức Kitô và Giáo Hội của Ngài, vì hôn nhân là một dấu chỉ đi kèm với “một tiến trình năng động…, một tiến trình tiến dần bằng sự tháp nhập mang tính tiệm tiến của các ơn ban của Thiên Chúa”.(121)
Chia sẻ suốt đời
123. Sau tình yêu hiệp nhất chúng ta với Thiên Chúa, thì tình yêu vợ chồng là “hình thức cao cả nhất của tình bạn”.(122) Đó là một sự hiệp nhất sở hữu tất cả các dấu vết của một tình bạn tốt lành: sự quan tâm vì điều tốt của người khác, sự hỗ tương, sự gần gũi, sự ấm áp, sự ổn định và sự giống nhau vốn xuất phát từ một đời sống chung. Hôn nhân nối kết tất cả mọi điều này thành một đặc quyền bất khả phân ly được thể hiện trong một sự dấn thân ổn định để chia sẻ và hình thành toàn bộ đời sống cùng nhau. Chúng ta hãy chân thành và nhận biết các dấu chỉ thuộc về đặc quyền này. Những người yêu nhau không nhìn mối quan hệ của họ thuần tuý là tạm bợ. Những người kết hôn với nhau không mong đợi sự hưng phấn của họ tàn lụi. Những người làm chứng cho việc cử hành một sự hiệp nhất yêu thương, dù là mỏng manh, tin rằng nó sẽ vượt qua được sự thử thách của thời gian. Con cái không chỉ muốn cha mẹ chúng yêu thương nhau, mà còn trung thành và ở cùng nhau. Những điều này và những dấu chỉ tương tự cho thấy rằng bản chất rất thật của tình yêu vợ chồng là mang tính xác quyết. Sự hiệp nhất dài lâu được thể hiện ngang qua các lời thề hứa hôn phối thì còn hơn cả một thủ tục hay một công thức truyền thống; nó được bắt rễ trong các khuynh hướng tự nhiên của con người nhân loại. Đối với những người tin, thì đó là một giao ước trước Thiên Chúa vốn kêu gọi lòng trung thành: “Chúa là chứng nhân cho giao ước giữa bạn và vợ bạn thời trai trẻ, người mà bạn đã thất trung, dù chị là bạn đồng hành và vợ bạn nhờ giao ước… Đừng có ai thất trung với vợ cưới hồi còn độ thanh xuân. Vì ta ghét ly dị, Chúa phán thế” (Mal 2:14-16).
124. Một tình yêu vốn yếu ớt hoặc khiếm khuyết, không thể chấp nhận hôn nhân như là một thách đố cần phải được đảm nhận lấy và đấu tranh, tái sinh, canh tân và tái tạo cho đến lúc chế, thì không thể duy trì một sự dấn thân lớn lao. Tình yêu ấy sẽ không chịu nổi trước nền văn hoá tạm bợ vốn ngăn chặn một tiến trình phát triển liên lỉ. Tuy nhiên “tình yêu hứa hẹn mãi mãi là có thể khi chúng ta tiếp nhận một kế hoạch lớn lao hơn những ý tưởng và những việc làm của chúng ta, một kế hoạch nuôi dưỡng chúng ta và giúp chúng ta biết phó mặc toàn bộ tương lai của chúng ta cho người mà chúng ta yêu thương”.(123) Nếu tình yêu này là để vượt thắng hết mọi thử thách và trung thành khi đối diện với mọi thứ, thì nó cần quà tặng của ân sủng để củng cố và nâng nó lên. Theo lời của Thánh Robert Bellarmine, “sự thật là một người nam hiệp nhất với một người nữ trong một mối liên kết bất khả phân ly, và rằng họ không thể tách là bất chấp mọi khó khăn, ngay cả khi không còn niềm hy vọng có con, chỉ có thể là mọt dấu chỉ của một mầu nhiệm lớn lao”.(124)
125. Hôn nhân giống như một tình bạn được đánh dấu bởi niềm đam mê, nhưng một niềm đam mê luôn luôn hướng tới một sự hiệp nhất ổn định và mạnh mẽ hơn. Điều này là vì “hôn nhân không được thiết lập chỉ cho việc sinh sản con cái” mà còn là một tình yêu dành cho nhau “có thể được thể hiện một cách đúng đắn, tình yêu cần phải lớn lên và trưởng thành”.(125) Tình bạn độc nhất này giữa người nam và người nữ đạt tới một tính cách bao gồm hết tất cả chỉ có trong sự hiệp nhất vợ chồng. Rõ ràng là bao gồm hết tất cả, nhưng sự hiệp nhất này cũng đặc biệt, trung thành và mở ra cho sự sống mới. Tình yêu này chia sẻ mọi sự trong một sự tôn trọng lẫn nhau liên lỉ. Công Đồng Vatican II lặp lại điều này bằng việc nói rằng “một tình yêu như thế khi làm cho con người và Thiên Chúa nên một, thì dẫn đôi bạn đến một sự trao ban bản thân cách tự do và cho nhau, được kinh nghiệm trong sự dịu dàng và hành động, và thấm vào trong toàn bộ đời sống của họ”.(126)
Niềm vui và vẻ đẹp
126. Trong hôn nhân, niềm vui của tình yêu cần phải được nuôi dưỡng. Khi việc tìm kiếm khoái lạc trở nên nỗ ám ảnh, thì nó sẽ giam giữ chúng ta trong tình trạng nô lệ và làm cho chúng ta không còn kinh nghiệm được những thoả mãn khác nữa. Niềm vui, trái lại, gia tăng sự hài lòng của chúng ta và giúp chúng ta tìm thấy sự thành toàn trong bất cứ điều gì, ngay cả những lúc trong cuộc sống khi mà sự thoả mãn thể lý đã suy giảm. Thánh Tôma Aquinô nói rằng từ “niềm vui’ nói đến một sự mở ra của con tim.(127) Niềm vui hôn nhân có thể được kinh nghiệm ngay cả trong u sầu; nó liên hệ đến việc chấp nhận rằng hôn nhân là một sự pha trộn không thể thiếu của niềm vui và đấu tranh, căng thẳng và thư giãn, nỗi đau và sự xoa dịu, thoả mãn và ước mong, phiền toái và niềm vui, nhưng luôn luôn trên con đường của tình bạn, vốn khích lệ đôi bạn kết hôn chăm sóc cho nhau: “họ sẽ giúp đỡ và phục vụ lẫn nhau”.(128)
127. Tình yêu của tình bằng hữu được gọi là “bác ái” khi nó tiếp nhận và tôn trọng “giá trị cao cả” của người khác.(129) Vẻ đẹp – “giá trị cao cả” vốn hơn hẳn sự hấp dẫn về mặt thể lý hay tâm lý – giúp cho chúng ta biết trân trọng sự thánh thiêng của một người, mà không cảm thấycần thiết phải sở hữu nó. Trong xã hội tiêu thụ, cảm thức về vẻ đẹp bị khánh kiệt và vì thế niềm vui lụi tàn. Mọi thứ ở đó là để mua bán, sợ hữu hay tiêu thụ, bao gồm cả con người. Sự dịu dàng, mặt khác, là một dấu chỉ của một tình yêu thoát khỏi sự sở hữu ích kỷ. Sự dịu dàng làm cho chúng ta tiếp cận một người bằng sự tôn trọng lớn lao và một nỗi sợ làm cho họ bị tổn thương hay lấy đi sự tự do của họ. Yêu thương người khác có liên hệ đến niềm vui của việc chiêm ngắm và trân trọng vẻ đẹp và sự thánh thiêng vốn có của họ, là điều lớn lao hơn cả những nhu cầu của chúng ta. Điều này giúp cho tôi tìm kiếm sự tốt lành của họ ngay cả khi họ không thể thuộc về tôi, hoặc khi họ không còn hấp dẫn về mặt thể lý nữa mà gây phiền toái hay làm phiền. Vì “tình yêu mả qua đó người ta làm hài lòng một người khác tuỳ thuộc vào việc cho đi một điều gì đó cách nhưng không của người ấy”.(130)
128. Kinh nghiệm thẩm mỹ về tình yêu được diễn tả trong “cái nhìn” ấy vốn chiêm ngắn những người khác như là cứu cánh ở nơi chính họ, ngay cả khi họ tật nguyền, già nua hay không hấp dẫn về mặt thể lý. Một cái nhìn trân trọng mang một tầm quan trọng lớn lao, và đố kị thường là gây tổn thương. Biết bao nhiêu điều mà đôi bạn và con cái đôi khi thực hiện để chỉ được chú ý! Biết bao nhiêu tổn thương và nhiều vấn đề được tạo ra khi chúng ta dừng lại việc nhìn vào nhau. Điều này ẩn chứa phía sau những phàn nàn và những lời trách cứ mà chúng ta thường nghe trong gia đình. “Chồng tôi không nhìn vào tôi; anh ấy hành động như thể tôi tàng hình”. “Xin hãy nhìn vào tôi khi tôi đang nói chuyện với anh!”. “Vợ tôi không còn nhìn vào tôi, cô ấy chỉ để mắt đến con cái của chúng tôi”. “Trong nhà tôi không ai quan tâm đến tôi; họ thậm chí còn không thèm nhìn tôi; điều ấy như thể tôi không tồn tại”. Tình yêu mởđôi mắt của chúng ta ra và giúp cho chúng ta nhìn thấy, vượt ra khỏi tất cả mọi điều khác, giá trị cao cả của một con người nhân loại.
129. Niềm vui của tình yêu chiêm ngắm này cần phải được nuôi dưỡng. Bởi vì chúng ta được tạo nên cho tình yêu, nên chúng ta biết rằng không có nhiều vui nào lớn lao hơn niềm vui của việc chia sẻ những điều tốt lành: “Hãy cho và nhận, hãy làm cho tâm hồn mình thanh thản” (Hc 14: 16). Những niềm vui mạnh mẽ nhất trong cuộc sống xuất hiện khi chúng ta biết khơi gợi lên nhiềm vui nơi người khác, như là một sự nếm trải trước nước trời. Chúng ta có thể nghĩ về một cảnh tượng đáng yêu trong bộ phim Babette’s Feast, khi người đầu bếp đại lượng nhận lấy một cái ôm đầy lòng biết ơn và lời khen: “À, các bạn làm vui lòng các thiên thần biết bao!”. Thật là một niềm vui và một niềm an ủi lớn lao để đem niềm hoan lạc đến cho người khác, để nhìn thấy chính bản họ vui vẻ. Niềm vui này, hoa trái của tình yêu huynh đệ này, không phải là hoa trái của hư vinh và qui ngã, mà là của những người yêu biết vui trong sự tốt lành của những người mà họ yêu thương, những người cho đi cách nhưng không và do đó sinh hoa trái tốt lành.
130. Mặt khác, niềm vui cũng lớn lên qua đau khổ và u sầu. Theo như Thánh Augustinô, “mối nguy càng lớn lao bao nhiêu trong trận chiến thì niềm vui chiến thắng càng lớn lao bấy nhiêu”.(131) Sau khi đau khổ và đấu tranh cùng nhau, đôi bạn có thể kinh nghiệm được rằng thật xứng đáng, bởi vì họ đạt được điều gì đó tốt lành, học được một điều gì đó trong tư cách là đôi bạn, hoặc đi đến chỗ trân trọng điều họ có. Rất ít niềm vui con người lại sâu thẳm và phấn chấn như niềm vui mà đôi bạn kinh qua khi yêu thương nhau và đã đạt được một điều gì đó là kết quả của một sự nỗ lực lớn lao chung.
Kết hôn vì tình yêu
131. Tôi muốn nói với người trẻ rằng không có gì là nguy hiểm cả khi họ thấy tình yêu của mình được thể hiện trong hôn nhân. Sự hiệp nhất của họ gặp thấy trong thiết chế này phương thế để đảm bảo rằng tình yêu của họ thực sự là tồn tại và phát triển. Một cách tự nhiên, tình yêu thì hơn cả sự đồng thuận hay một hợp đồng bên ngoài, nhưng cũng thật là việc chọn lựa để mang lại cho hôn nhân một hình thức rõ ràng trong xã hội bằng việc thực hiện một số cam kết cho thấy tầm quan trọng của hôn nhân là thế nào. Hôn nhân làm tỏ lộ sự nghiêm túc của sự đồng hoá của người người này đối với người kia và quyết định vững vàng của họ để bỏ lại chủ nghĩa cá nhân tuổi thành niên phía sau và thuộc về nhau. Hôn nhân là một phương thế diễn tả rằng chúng ta đã thực sự rời khỏi sự an toàn của gia đình mà chúng ta lớn lên từ đó để thiết lập những mối liên hệ mạnh mẽ khác và mang lấy trách nhiệm mới đối với người khác. Điều này thì còn ý nghĩa hơn cả việc một sự liên hệ thuần tuý tự phát đối với sự thoả mãn lẫn nhau, điều biến hôn nhân thành một sự việc hoàn toàn riêng tư. Là một thiết chế xã hội, hôn nhân bảo vệ và hình thành một sự cam kết chung đến một sự trưởng thành sâu hơn trong tình yêu và sự dấn thân dành cho nhau, vì thiện ích của toàn thể xã hội.Đó là lý do vì sao hôn nhân thì quan trong hơn là một kiểu thời thượng chóng qua; hôn nhân thuộc về tầm quan trọng dài lâu. Bản chất của hôn nhân xuất phát từ bản tính con người và đặc trưng xã hội. Nó có liên hệ đến một chuỗi các bổn phận xuất phát bởi chính tình yêu, một tình yêu quá nghiêm túc và đại lượng đế nỗi nó sẵn sàng đối diện với bất kì một sự rủi ro nào.
132. Chọn lựa hôn nhân theo cách này diễn tả một quyết định đúng đắn và vững vàng để đi chung đường, bất luận điều gì sẽ xảy ra. Trước sự nghiêm túc của hôn nhân, sự cam kết chung của tình yêu này không thể là hoa trái của một quyết định vội vàng, nhưng cũng không thể bị trì hoãn cách vô định. Cam kết chính bản thân một cách đặc biệt và xác quyết với người khác luôn luôn có liên hệ đến một sự rủi ro và một canh bạc can đảm. Sự không sẵn lòng để thực hiện một sự cam kết như thế là ích kỷ, toan tính và nhỏ nhen. Điều này sẽ thất bại trong việc nhìn nhận các quyền của người khác và giới thiệu người khác ra trước xã hội như là một người xứng đáng với một tình yêu vô điều kiện. Nếu hai người thực sự yêu nhau, thì tự nhiên họ sẽ thể hiện điều này với người khác. Khi tình yêu được thể hiện trước người khác trong một khế ước hôn nhân, với tất cả mọi cam kết của nó, thì rõ ràng nó sẽ làm tỏ lộ và bảo vệ tiếng “có” mà những người này đã nói một cách tự do và không ngần ngại với nhau. Tiếng “có” này nói với họ rằng họ có thể luôn luôn tin tưởng nhau, rằng họ sẽ không bao giờ bị bỏ mặc khi những khó khăn xuất hiện hoặc những hấp dẫn mới hoặc những lợi lộc ích kỷ thể hiện ra trước họ.
Một tình yêu làm tỏ lộ chính nó và gia tăng
133. Tình yêu của tình bằng hữu làm hiệp nhất tất cả mọi khía cạnh của đời sống hôn nhân và giúp các thành viên gia đình phát triển không ngừng. Tình yêu này phải được thể hiện cách tự do và đại lượng bằng lời nói và hành động. Trong gia đình, “ba từ cần được sử dụng. Tôi muốn lặp lại điều này! Ba từ: ‘Vui lòng’, ‘Cám ơn’, ‘Xin lỗi’. Ba từ chính yếu!”.(132) “Trong gia đình của chúng ta khi chúng ta không quá hách dịch và hỏi: ‘Xin phép?’; trong các gia đình khi chúng ta không ích kỷ và có thể nói: ‘Xin cám ơn!’; và trong gia đình khi có người nhận thấy rằng mình làm điều gì sai trái và biết nói ‘Xin lỗi!’, thì gia đình của chúng ta sẽ cảm nghiệm được niềm vui và bình an”.(133) Chúng ta đừng tính toán khi sử dụng những từ ngữ này, nhưng hãy lặp lại chúng, ngày này qua ngày nọ. Vì “những sự im lặng nhất định sẽ mang tính áp bức, và thậm chí đôi khi trong gia đình, giữa chồng và vợ, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh em với nhau”.(134) Những từ đúng đắn, được nói vào đúng lúc, sẽ ngày ngày bảo vệ và nuôi dưỡng tình yêu.
134. Tất cả điều này xảy ra qua một tiến trình phát triển không ngừng. Hình thức rất đặc biệt của tình yêu là hôn nhân được mời gọi để mặc lấy điều mà Thánh Tôma Aquinô nói về đức mến nói chung. “Đức mến”, Ngài nói, “về bản chất của nó, không có giới hạn để gia tăng, vìđó là một sự dự phần vào trong một đức mến vô biên chính là Chúa Thánh Thần… Về phía chủ thể cũng không thể hạn định giới hạn của đức mến được, bởi vì khi đức mến phát triển, thì khả năng của nó cũng sẽ phát triển thậm chí là còn lớn mạnh hơn nữa”.(135) Thánh Phaolô cũng cầu nguyện: “Xin Chúa cho tình thương của anh em đối với nhau và đối với mọi người ngày càng thêm đậm đà thắm thiết” (1 Tx 3:12), một lần nữa, ““liên quan tới tình huynh đệ… Chúng tôi khuyên nhủ anh em hãy tiến tới nhiều hơn nữa” (1 Tx 4:9-10). Hơn nữa và hơn nữa! Tình yêu hôn nhân không được bảo vệ chỉ bằng việc trình bày tính bất khả phân ly như là một nghĩa vụ, hoặc bởi việc lặp lại giáo lý, mà bởi việc trợ giúp cho tình yêu ấy phát triển mạnh mẽ hơn nữa dưới sự thúc đẩy của ân sủng. Một tình yêu mà không lớn lên là nguy. Sự phát triển chỉ có thể xảy ra khi chúng ta đáp trả trước ân sủng của Thiên Chúa ngang qua hành động liên lỉ của tình yêu, hành động của sự nhân từ vốn trở nên thường xuyên hơn, mạnh mẽ hơn, đại lượng hơn, dịu dàng hơn và vui tươi hơn. Người chồng và người vợ “trở nên ý thức về sự hiệp nhất của họ và kinh nghiệm điều này sâu sắc hơn nữa trong cuộc sống hằng ngày”.(136) Quà tặng của tình yêu Thiên Chúa tuôn đổ trên đôi bạn cũng là một lệnh truyền để liên tục lớn lên trong ân sủng.
135. Sẽ chẳng có ích lợi gì khi mơ về một tình yêu thụ động và hoàn hảo vốn không cần đến động lực để phát triển. Một quan niệm mang tính thiên đàng về tình yêu trần thế sẽ quên mất rằng điều tốt nhất thì chưa xảy đến, rượu tinh hảo sẽ cần thời gian. Như Hội Đồng Giám Mục Chile đã cho thấy, “các gia đình hoàn hảo được đề xuất bởi sự tuyên truyền lừa phỉnh của chủ nghĩa tiêu thụ là không tồn tại. Trong những gia đình này, không ai già nua cả, không có bệnh tật, u sầu hay sự chết… Kiểu tuyên truyền chủ nghĩa tiêu thụ giới thiệu một sự huyễn hoặc vốn chẳng có gì liên hệ đến thực tại mà những người chủ gia đình phải đối diện hằng ngày”.(137) Thật là lành mạnh hơn nhiều khi biết thực tế về những giới hạn, những khiếm khuyết và những bất toàn của chúng ta, và đáp trả lại trước lời mời gọi lớn lên cùng nhau, đưa tình yêu đến sự trưởng thành và củng cố sự hiệp nhất, bất luận điều gì xảy ra.
Đối thoại
136. Đối thoại là cần thiết cho việc cảm nghiệm, thể hiện và nuôi dưỡng tình yêu trong hôn nhân và đời sống gia đình. Nhưng nó chỉ có thể là hoa trái của một việc thực hành dài lâu và nhiều đòi hỏi. Những người nam và nữ, người trẻ và người trưởng thành, giao tiếp khác nhau. Họ nói các ngôn ngữ khác nhau và họ hành động bằng nhiều cách khác nhau. Cách đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi của chúng ta, giọng điệu chúng ta sử dụng, thời gian của chúng ta và bất kì một yếu tố nào khác tạo nên việc chúng ta giao tiếp tốt thế nào. Chúng ta cần phát triển những thái độ nhất định diễn tả tình yêu và khích lệ việc đối thoại đúng đắn.
137. Hãy dành thời gian, thời gian chất lượng. Điều này có nghĩa là sẵn sàng để lắng nghe cách nhẫn nại và chú ý đến mọi thứ mà người khác muốn nói. Nó đỏi hỏi một kỷ luật của việc không nói cho đến khi đúng lúc. Thay vì đưa ra ý kiến hay lời khuyên, chúng ta cần phải chắc chắn là chúng ta đã nghe hết mọi sự mà người khác phải nói. Điều này có nghĩa là nuôi dưỡng một sự thinh lặng nội tâm vốn có khả năng làm cho việc lắng nghe người khác trở nên khả thể mà không có những xáo trộn về mặt tâm thần hay cảm xúc. Đừng vội vàng, hãy gác hết mọi nhu cầu và những lo lắng riêng của bạn sang một bên, và hãy tạo không gian.Thường thì người bạn đời không cần một giải pháp cho các vấn đề của mình, mà chỉ đơn giản cần được lắng nghe, cần cảm thấy rằng ai đó đang nhận biết nỗi đau của họ, sự thất vọng của họ, sự sợ hãi của họ, cơn giận của họ, những niềm hy vọng và cả những giấc mơ của họ. Quá thường chúng ta nghe những lời phàn nàn thế này: “Anh ấy không lắng nghe tôi”. “Ngay cả khi bạn dường như làm thế, thì bạn lại đang thực sự làm một điều gì khác”. “Tôi trò chuyện với cô ấy và tôi cảm thấy như cô ấy không thể chờ tôi kết thúc”. “Khi tôi nói chuyện với cô ấy, cô ấy nỗ lực để thay đổi đề tài, hoặc cô ấy cho tôi những câu trả lời cụt ngủn để kết thúc cuộc trò chuyện”.
138. Hãy phát triển thói quen đặt sự quan trọng thực sự đối với người khác. Điều này có nghĩa là tôn trọng họ và nhận ra quyền tồn tại của họ, hãy nghĩ như họ và hãy vui mừng.Đừng bao giờ coi thường điều họ nói hay nghĩ, ngay cả khi bạn cần thể hiện quan điểm riêng của bạn. Mọi người đều có điều gì đó để đóng góp, bởi vì họ có kinh nghiệm sống của họ, họ nhìn vào mọi sự từ một quan điểm khác và họ có những bận tâm, những khả năng và hiểu biết của riêng họ. Chúng ta phải có khả năng nhận biết sự thật của người khác, giá trị của những bận tâm sâu sắc nhất của họ, và điều họ đang nỗ lực thông truyền là gì, kể cả một cách gây hấn. Chúng ta phải đặt bản thân chúng ta vào hoàn cảnh của họ và nỗ lực đề đồng cảm với tâm hồn họ, tiếp nhận những bận tâm của họ và coi họ như là một xuất phát điểm cho một cuộc đối thoại xa hơn.
139. Hãy mang lấy một tư tưởng mở. Đừng bị sa lầy vào trong những ý tưởng và những ý kiến giới hạn của riêng bạn, nhưng hãy sẵn sàng để thay đổi và mở rộng chúng. Sự kết hợp của hai cách nghĩ khác nhau có thể dẫn đến một sự tổng hợp vốn làm cho cả hai phong phú. Sự hiệp nhất mà chúng ta tìm kiếm không phải là một kiểu đồng phục, mà là một “sự hiệp nhất trong sự đa dạng”, hoặc “sự đa dạng có thương thảo”. Sự hiệp thông huynh đệ được làm cho trở nên phong phú bởi sự tôn trọng và sự trân trọng những khác biệt bên trong một cách nhìn chung làm thăng tiến thiện ích chung. Chúng ta cần phải giải thoát bản thân chúng ta khỏi cảm giác là tất cả chúng ta phải giống nhau. Một khả năng đánh giá đúng cũng thật cần thiết để tránh vẻ bề ngoài “mang nét tĩnh” vốn có thể can dự vào bằng một tiến trình đối thoại. Chẳng hạn, nếu những cảm giác khó khăn bắt đầu xuất hiện, thì chúng ta cần phải xử lý chúng bằng sự nhạy bén, đừng để chúng ngăn chặn một cuộc đối thoại năng động. Khả năng để nói điều mà người ta nghĩ mà không làm xúc phạm đến người khác là quan trọng. Lời nói cần phải được chọn lựa cẩn trọng để không gây xúc phạm, đặc biệt khi tranh luận những vấn đề khó. Đưa ra một quan điểm phải không bao giờ được tạo nên sự giận dữ hay tiêm nhiễm một nỗi đau. Giọng kẻ cả chỉ làm tổn thương, làm ngu muội, tố cáo và xúc phạm người khác. Nhiều sự bất đồng giữa đôi bạn không phải về những điều quan trọng. Đa phần chúng thuộc về những vấn đề tầm thường. Tuy nhiên, điều làm khuấy động tâm trạng là cách nói đến mọi thứ hoặc thái độ mà chúng ta sử dụng để đề cập đến mọi thứ.
140. Hãy thể hiện tìn cảm và sự quan tâm dành cho người khác. Tình yêu vượt thắng được ngay cả những rào cản tồi tệ nhất. Khi chúng ta yêu ai đó, hoặc khi chúng ta cảm thấy họ yêu chúng ta, thì chúng ta có thể hiểu rõ hơn điều mà họ đang nỗ lực muốn nói. Sợ người khác là một kiểu “tranh đua” là một dấu chỉ của sự yếu kém và cần phải vượt thắng. Thật quan trọng để đặt nền tảng vị thế của một người trên những chọn lựa, niềm tin hay các giá trị vững bền, và không cần phải thắng một cuộc tranh luận hoặc cần phải chứng tỏ mình đúng.
141. Sau cùng, chúng ta hãy nhận biết rằng để có một cuộc đối thoại chung chúng ta phải có một điều gì đó để nói. Điều này chỉ có thể là hoa trái của một sự phong phú nội tâm được nuôi dưỡng bởi việc đọc, suy tư cá nhân, cầu nguyện và sự mở ra cho thế giới xung quanh chúng ta. Bằng không, những cuộc trò chuyện sẽ trở nên nhàm chán và tầm thường. Khi một trong hai người không thực hiện điều này, và chỉ có một chút mối liên hệ thực sự với người khác, thì đời sống gia đình trở nên khô cứng và việc đối thoại trở nên cạn kiệt.
TÌNH YÊU ĐAM MÊ
142. Công Đồng Vatican II dạy rằng tình yêu vợ chồng này “đón nhận lấy điều tốt lành của toàn bộ con người; nó có thể làm phong phú tình cảm của sự thể hiện về tinh thần và thể lý bằng một phẩm giá độc nhất và làm cho họ trở nên cao quí khi những nét đặc trưng và sự thể hiện đặc biệt của tình bạn của họ phù hợp với hôn nhân”.138 Vì lý do này, một tình yêu mà thiếu niềm vui hoặc niềm đam mê thì chưa đủ để tượng trưng cho sự hiệp nhất của tâm hồn con người với Thiên Chúa: “Tất cả mọi nhà thần bí đều khẳng định rằng tình yêu siêu nhiên và tình yêu thiên đàng có được những biểu tượng mà chúng tìm kiếm thấy trong tình yêu hôn nhân, hơn là trong tình bạn, sự tận hiến thuận hiếu hay sự tận hiến cho một công việc nào đó. Và lý do được tìm thấy cách rõ ràng trong tính tổng thể của nó”.139 Thế thì tại sao chúng ta không dừng lại để nói về những tình cảm và tình dục trong hôn nhân?
Thế giới cảm xúc
143. Những khao khát, cảm giác, cảm xúc, điều mà người xưa gọi là “các đam mê”, tất cả đều có một vị trí đặc biệt trong đời sống hôn nhân. Chúng được đánh thức bất cứ khi nào“người khác” trở nên hiện diện và trở thành một phần của đời sống của một người. Nó là nét đặc trưng của tất cả mọi thực thể sống để vươn ra tới với những điều khác, và khuynh hướng này luôn luôn mang những dấu chỉ hữu hiệu nền tảng: niềm vui hay niềm đau, niềm vui hay nỗi buồn, sự dịu dàng hay sợ hãi. Chúng đặt nền móng cho hoạt động tâm lý căn bản nhất.Con người sống trên trái đất này, và tất cả mọi điều họ làm và tìm kiếm đều gắn liền với niềm đam mê.
144. Là con người thật sự, Chúa Giêsu thể hiện những cảm xúc của Ngài. Ngài chịu tổn thương bởi sự khước từ của Thành Giêrusalem (x. Mt 23:27) và điều này làm cho Ngài thổn thức đến rơi lệ (x. Lc 19:41). Ngài cũng thổn thức sâu sắc bởi những nỗi khổ của người khác (x. Mc 6:34). Ngài cảm nghiệm sâu sắc nỗi thống khổ của họ (x. Ga 11:33), và Ngài đã khóc trước cái chết của một người bạn (x. Ga 11:35). Những điển hình này về sự nhạy bén của Ngài cho thấy trái tim con người của Ngài mở ra với người khác thế nào.
145. Kinh nghiệm một cảm xúc thì tự bản thân nó không phải là tốt hay xấu về mặt luân lý.(140) Sự khuấy động của một lòng khao khát hay một sự ghê tởm thì không phải là tội lỗi hay một sự đáng chê trách. Điều tốt hay xấu về mặt luân lý là điều mà chúng ta thực hiện trên nền tảng của, hay dưới sự ảnh hưởng của, một niềm đam mê cụ thể. Nhưng khi các đam mê nổi lên hoặc được tìm kiếm, và kết quả là chúng ta thực hiện những hành vi xấu, sự xấu hệ tại ở quyết định làm bùng phát chúng và trong các hành vi xấu tạo nên hệ quả. Theo đó, việc hữu thể của tôi bị cuốn hút đến một ai đó thì tự thân không phải là tốt. Nếu sự cuốn hút của tôi đối với người ấy khiến tôi thống trị người ấy, thì cảm giác của tôi chỉ phục vụ cho sự ích kỷ của tôi. Tin rằng chúng ta tốt lành đơn giản vì “chúng ta cảm thấy tốt lành” là một sự ảo tưởng khủng khiếp. ó những người tự bản thân họ cảm thấy có thể có được tình yêu lớn lao chỉ vì họ có một nhu cầu lớn lao dành cho tình cảm, nhưng họ lại cho thấy không có khả năng nỗ lực cần thiết để mang lại hạnh phúc cho người khác. Họ vẫn bị mắc kẹt trong những nhu cầu và lòng khao khát riêng của họ. Trong những trường hợp như thế, những cảm xúc tạo nên sự xa cách khỏi những giá trị cao nhất và gói gọn trong sự qui chiếu về bản thân vốn làm cho không thể phát triển một đời sống gia đình lành mạnh và hạnh phúc.
146. Hữu thể này nói, nếu đam mê đi cùng với một hành động tự do, thì nó có thể làm tỏ lộ chiều sâu của hành động ấy. Tình yêu vợ chồng nỗ lực để đảm bảo rằng toàn bộ đời sống tình cảm của một người mưu ích cho toàn thể gia đình và nhằm để phục vụ cho đời sống chung. Gia đình là trưởng thành khi đời sống tình cảm của các thành viên của gia đình trở thành một hình thức của sự nhạy bén vốn không làm ngột ngạt hay làm lu mờ các quyết định và giá trị quan trọng, nhưng hơn thế tuân theo sự tự do của con người,(141) xuất phát từ đó, làm phong phú, làm hoàn hảo và hoà hợp sự tự do ấy nhằm phục vụ cho hết mọi người.
Thiên Chúa yêu thích niềm vui của con cái Ngài
147. Lời mời gọi trước một tiến trình mang tính sư phạm này liên hệ đến sự từ bỏ. Sự xác tín này về phía Giáo Hội vốn thường bị khước từ như là trái ngược lại với niềm hạnh phúc của con người. Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã tóm gọn lại cáo buộc này một cách rõ ràng: “Chẳng phải là Giáo Hội, với tất cả các giới răn và điều cấm buộc của mình, biến sự đắng caythành điều cao quý nhất trong đời sống sao? Chẳng phải Giáo Hội đã lên cất lên tiếng kèn vang khi niềm vui vốn là quà tặng của Thiên Chúa ban cho chúng ta như là một niềm hạnh phúc vốn tự thân nó là một sự nếm trải nhất định về Thiên Chúa sao?”(142) Ngài đã trả lời rằng, mặc dù có những cường điệu và những hình thức sai lầm về sự khổ chế trong Kitô Giáo, thì giáo huấn chính thức của Giáo Hội, trong sự trung thành với Thánh Kinh, đã không chối bỏ “ái tình (eros) như thế, mà hơn thế tuyên chiến với hình thức méo mó và mang tính phá hoại của nó, bởi vì điều này làm giả mạo chiều kích thánh thiêng của ái tình… nhưng thực ra là tước khỏi ái tình phẩm giá thánh thiêng và làm mất đi nhân tính của ái tình”.(143)
148. Việc đào luyện trong các lãnh vực tình cảm và bản năng là cần thiết, và đôi khi việc này đòi hỏi đặt ra những giới hạn. Sự thái quá, thiếu kiểm soát hoặc ám ảnh với một hình thức thú vui duy nhất có thể mang lấy kết cục làm suy yếu và làm ô nhơ mọi niềm vui (144) và làm nguy hại đến đời sống gia đình. Một người nhất định có thể trở thành kênh thông truyền các đam mê của mình theo một cách rất đẹp đẽ và lành mạnh, hướng chúng một cách gia tăng đến sự vị tha và một sự thành toàn bản thân mang tính hỗ tương vốn chỉ có thể làm phong phú thêm những mối quan hệ cá nhân trong trung tâm của đời sống gia đình. Điều này không có nghĩa là chối bỏ những thời khắc vui mừng tột độ,(145) mà hơn thế là tháp nhập chúng với những thời khắc của sự dấn thân đại lượng, niềm hy vọng nhẫn nại, những mệt mỏi và đấu tranh không thể thiếu để đạt tới một lý tưởng. Đời sống gia đình là về tất cả điều này, và nó xứng đáng được sống đến mức tròn đầy nhất.
149. Một số trào lưu linh đạo dạy rằng cần phải loại bỏ lòng khao khát như là một con đường giải thoát khỏi đau khổ. Nhưng chúng ta tin rằng Thiên Chúa yêu thích niềm vui mà con người cảm nhận được: Ngài tạo nên chúng ta và “cung cấp dồi dào mọi sự cho chúng ta hưởng dùng” (1 Tm 6:17). Chúng ta hãy vui mừng khi bằng tình yêu lớn lao Ngài dạy chúng ta: “Hỡi con, hãy xử tốt với mình… Đừng tước mất của con một ngày hạnh phúc” (Hc 14:11-14). Các đôi bạn đã kết hôn cùng một trật đáp trả lại trước ý muốn của Thiên Chúa khi họ đón nhận lệnh truyền của kinh thánh: “Hãy vui mừng trong những ngày thịnh vượng” (Gv 7:14). Điều quan trọng là phải có sự tự do để nhận biết rằng niềm vui có thể có được những thể hiện khác nhau của nó ở nhiều thời điểm khác nhau của cuộc sống, hoà hợp với những cần thiết cảu tình yêu đôi bạn. Theo đó, chúng ta có thể trân trọng những giáo huấn của một số bậc thầy Phương Đông là những người mời gọi chúng ta mở rộng ý thức của chúng ta, đừng để chúng ta bị tù túng bởi một kinh nghiệm giới hạn vốn làm che khuất tầm nhìn của chúng ta. Sự mở rộng ý thức này không phải là một sự chối bỏ hay một sự huỷ diệt lòng khao khát quá mức mà như là sự mở rộng và hoàn thiện lòng khao khát ấy.
Chiều kích ái tình của tình yêu
150. Tất cả điều này dẫn chúng ta đến chiều kích tính dục của hôn nhân. Chính Thiên Chúa tạo nền tình dục, vốn là một quà tặng tuyệt vời cho các loài thọ tạo của Ngài. Nếu món quà này cần phải được dưỡng nuôi và định hướng, thì là để ngăn chặn “sự khánh kiệt giá trị đúng đắn”.(146) Thánh Gioan Phaolô II chối bỏ lời tuyên bố rằng giáo huấn của Giáo Hội là “một sự loại trừ giá trị của tình dục con người”, hoặc rằng Giáo Hội chỉ chịu đựng tình dục “bởi vì nó cần thiết cho việc sinh sản”.(147) Lòng khao khát tình dục không phải là một điều gì đó đáng bị coi thường, và “sẽ không thể có một nỗ lực nào cho bất cứ điều gì để đặt vấn đề về sự cần thiết của tình dục”.(148)
151. Đối với những người sợ rằng việc đào luyện các đam mê và đào luyện về tình dục sẽ lấyđi tính tự nhiên của tình yêu tính dục, Thánh Gioan Phaolô II trả lời rằng con người nhân loại được “mời gọi đi vào sự tự nhiên và trưởng thành trọn vẹn trong các mối quan hệ của họ”, một sự trưởng thành vốn “là hoa trái từng bước của một sự biện phân các động lực trong tâm hồn của một người”.(149) Điều này đòi hỏi tính kỷ luật và làm chủ bản thân, bởi vì mọi người“phải học, bằng sự nhẫn nại và nhất quán, ý nghĩa của thân xác của mình”.(150) Tình dục không phải là một phương tiện thoả mãn hoặc giải trí; nó là một ngôn ngữ liên vị mà trong đó người khác được coi trọng, theo phẩm giá thánh thiêng và bất khả xâm phạm của họ. Như thế, “tâm hồn con người sẽ dự phần vào, có thể nói, một kiểu tự nhiên khác”.(151) Trong ngữ cảnh này, ái tình xuất hiện như một biểu hiện tình dục cụ thể của con người. Nó giúp chúng ta khám phá “ý nghĩa nguyên sơ của thân xác và phẩm giá đúng đắn của quà tặng”.(152) Trong các bài giáo lý của Ngài về thần học thân xác, Thánh Gioan Phaolô II dạy rằng sự khác biệt về phái tính không chỉ là “một nguồn hoa trái và sinh sản”, mà còn thủ đắc “khả năng thể hiện tình yêu; tình yêu ấy cách cụ thể trong đó con người trở thành một quà tặng”.(153) Một lòng khao khát tình dục lành mạnh, mặc dù có liên hệ gần gũi đến việc theo đuổi một lạc thú, thì luôn liên hệ đến một cảm thức về sự tuyệt vời, và vì lý do quan trọng đó mà có thể nhân hoá mọi xung năng.
152. Do đó, chẳng còn cách nào khác, chúng ta có thể coi chiều kích ái tình của tình yêu đơn giản chỉ như là một sự dữ được phép hoặc một gánh nặng cần phải chịu đựng vì sự tốt lànhcủa gia đình. Hơn thế, nó phải được coi là một quà tặng từ Thiên Chúa làm phong phú mối quan hệ của đôi bạn. Khi một niềm đam mê được làm cho thăng hoa bởi một tình yêu tôn trọng phẩm giá của nhau, thì nó trở thành “một sự khẳng định tinh tuyền, thuần khiết” làm tỏ lộ những điều kỳ diệu mà tâm hồn của con người có thể có được. Theo đó, ngay cả lúc này, chúng ta có thể cảm thấy rằng “đời sống trở nên tốt lành và hạnh phúc”.(154)
Bạo lực và sự thao túng
153. Trên nền tảng của cái nhìn tích cực về tình dục, chúng ta có thể tiếp cận toàn bộ chủ để bằng một thực tế lành mạnh. Sau cùng, có một sự thật là tình dục thường trở thành mất nhân tính và không lành mạnh; kết quả là, “nó trở thành một dịp và một công cụ cho sự khẳng định bản thân và sự thoả mãn ích kỷ của những khao khát và bản năng cá nhân”.(155) Trong thời đại của chúng ta, tình dục có nguy cơ trở bị nhiễm độc bởi não trạng “sự dụng và bỏ đi”. Thân xác của người khác thường bị coi như một đồ vật để sử dụng chừng nào nó còn mang lại sự thoả mãn, và bỏ đi một khi nó không còn hấp dẫn nữa. Chúng ta có thể thực sự phớt lờ hoặc coi thường những hình thức liên tục của sự thống trị, kiêu ngạo, lạm dụng, truỵ lạc và bạo lực tình dục vốn đang là sản phẩm của một sự hiểu biết méo mó về tình dục không? Hoặc sự thật là phẩm giá của người khác và ơn gọi làm người của chúng ta để yêu thương thì lại mang lấy kết cục là trở nên kém quan trọng hơn cả nhu cầu ngớ ngẩn của việc “tìm lấy chính mình”?
154. Chúng ta cũng biết rằng, ngay trong chính bản thân hôn nhân, tình dục có thể trở thành một nguồn đau khổ và thao túng. Do đó cần phải tái khẳng định lại cách rõ ràng rằng “một hành vi vợ chồng áp đặt trên người khác mà không chú ý đến hoàn cảnh của người ấy, hoặc những mong ước cá nhân và hợp lý của người ấy, thì không phải là hành vi thật sự của tình yêu, và do đó phạm đến trật tự luân lý trong sự áp dụng cụ thể của nó đối với quan hệ gần gũi của người chồng và người vợ”.(156) Những hành động phù hợp với sự hiệp nhất tính dục của người chồng và người vợ theo đúng bản chất của tình dục như Thiên Chúa mong muốn khi chúng diễn ra “theo một cách thế thật sự là nhân bản”.(157) Thánh Phaolô khẳng định: “Đừng ai lừa dối và làm tổn thương anh chị em mình trong vấn đề này” (1 Tx 4:6). Mặc dù Thánh Phaolô đã viết trong bối cảnh của một nền văn hoá gia trưởng mà trong đó người phụ nữ bị coi hoàn toàn là phụ đối với người đàn ông, thì Ngài cũng dạy rằng tình dục phải liên hệ đến sự giao tiếp giữa hai vợ chồng: Ngài đưa ra khả năng trì hoãn các mối quan hệ tình dục trong một thời gian, nhưng “phải đồng thuận” (1 Cr 7:5).
155. Thánh Gioan Phaolô II cảnh cáo rất tinh tế rằng một đôi bạn có thể bị “đe doạ bởi sự vô độ”.(158) Nói cách khác, mặc dù được mời gọi đến với sự hiệp nhất sâu sắc ngày một hơn, thì họ có thể gặp nguy cơ làm lu mờ những khác biệt của họ và khoảng cách đúng đắn giữa hai người. Vì mỗi người đều thủ đắc một phẩm giá đúng đắn và bất khả xâm phạm của riêng mình. Khi sự thuộc về nhau trở thành một sự thống trị, “thì cấu trúc của sự hiệp thông trong các mối quan hệ cá nhân nhất thiết sẽ bị thay đổi”.(159) Chính do bởi não trạng thống trị mà những người thống trị mang lấy kết cục là loại trừ chính phẩm giá của riêng họ.(160) Sau cùng, họ không còn “đồng hoá bản thân họ cách chủ quan với thân xác họ nữa”,(161) bởi vì họ lấy đi ý nghĩa sâu sắc nhất của nó. Họ mang lấy kết cục sử dụng tình dục như là một hình thức trốn thoát và loại bỏ vẻ đẹp của sự hiệp nhất vợ chồng.
156. Mọi hình thức phục tùng tình dục phải được loại bỏ cách rõ ràng. Điều này bao gồm hết mọi mọi sự giải thích sai lạc về thông điệp trong Thư gửi Tín Hữu Êphêsô nơi mà Phaolô nói rằng người phụ nữ “phải phục tùng chồng” (Ep 5:22). Thông điệp này phản ánh các kiểu văn hoá của thời đó, nhưng sự bận tâm của chúng ta không phải với khuôn mẫu văn hoá của nó mà là với thông điệp mạc khải mà nó mang lại. Như Thánh Gioan Phaolô II đã nhận định cách khôn ngoan: “Tình yêu loại trừ mọi kiểu phục tùng mà ở đó người vợ có thể trở thành một người tôi tớ hay một nô lệ của người chồng… Cộng đoàn hay sự hiệp nhất mà họ cần thiết lập ngang qua hôn nhân được thiết lập bởi sự trao ban bản thân cho nhau, cũng chính là sự phục tùng nhau”.(162) Do đó Thánh Phaolô tiếp tục nói rằng “chồng phải yêu vợ như yêu chính mình” (Ep 5:21). Trong hôn nhân, “sự phục tùng” nhau mang lấy một ý nghĩa mới, vàđược coi như là một sự thuộc về nhau có chọn lựa được đánh dấu bởi lòng trung thành, tôn trọng và chăm sóc. Tình dục không thể tách rời khỏi việc phục vụ tình bạn vợ chồng này, vì nó được tạo nên để trợ giúp sự thành toàn của người khác.
157. Cùng một trật, việc chối bỏ những méo mó về tình dục và ái tình cần phải không bao giờ được dẫn chúng ta đến sự khinh miệt hay phớt lờ tình dục và ái tình nơi chính chúng. Lý tưởng về hôn nhân không thể được coi thuần tuý là một sự cho đi đại lượng và hy sinh bản thân, nơi mà mỗi người vợ chồng chối bỏ hết mọi nhu cầu cá nhân và chỉ tìm kiếm lợi ích cho người khác mà không quan tâm đến sự thoả mãn cá nhân. Chúng ta cần nhớ rằng tình yêu đúng đắn cũng cần biết đón nhận người khác, chấp nhận sự mỏng manh và những nhu cầu của bản thân, và đón nhận bằng sự trân trọng và lòng biết ơn vui tươi những biểu hiện thể lý của tình yêu có được ở trong một sự âu yếm, một cái ôm, một nụ hôn và sự hiệp nhất tình dục. Đức Giáo Hoàng Benedict XVI nói về điều này cách rõ ràng: “Nếu con người chỉ ước ao tinh thần thuần tuý và chối bỏ xác thịt chỉ thuộc về bản chất động vật của mình mà thôi, thì cả tinh thần và thể xác sẽ đánh mất đi phẩm giá của chúng”.(163) Vì lý do này, “con người không thể sống chỉ bằng tình yêu tách biệt, đi xuống mà thôi. Con người không thể luôn luôn cho đi, mà cũng cần phải biết nhận lãnh. Bất cứ ai mong muốn cho đi tình yêu thì cũng phải nhận lãnh tình yêu như một quà tặng”.(164) Cũng thế, chúng ta phải không bao giờ được quên rằng sự quân bình của con người là mỏng manh; có một phần của chúng ta kháng cự lại sự phát triển nhân bản thật sự, và bất cứ lúc nào nó có thể làm khai mở những khuynh hướng ban sơ và ích kỷ nhất.
Hôn nhân và đồng trinh
158. “Nhiều người không kết hôn thì không chỉ tận hiến cho gia đình họ mà thôi mà thường mang lại sự phục vụ lớn lao trong nhóm bạn của họ, trong cộng đồng Giáo Hội và trong đời sống nghề nghiệp của họ. Đôi khi sự hiện diện và những đóng góp của họ bị xem thường, tạo nên ở nơi họ một cảm giác cô lập. Nhiều người dùng tài năng của họ để phục vụ cho cộng đồng Kitô Giáo qua công việc bác ái và thiện nguyện. Những người khác vẫn không kết hôn bởi vì họ thánh hiến đời sống của họ cho tình yêu của Đức Kitô và người thân cận của họ. Sự tận hiến của họ làm phong phú một cách lớn lao đời sống gia đình, Giáo Hội và xã hội”.(165)
159. Sự đồng trinh là một hình thức của tình yêu. Như là một dấu chỉ, sự đồng trinh nói cho chúng ta về sự ngự đến của Nước Trời và sự cần thiết đối với sự tận hiến trọn vẹn cho Tin Mừng (x. 1 Cr 7:32). Đó cũng là một sự phản chiếu về sự trọn vẹn của nước trời, nơi mà“người ta không dựng vợ gả chồng” (Mt 22:30). Thánh Phaolô đề xuất sự đồng trinh bởi vì Ngài mong chờ sự trở lại sẽ tới của Chúa Giêsu và Ngài cảnh báo mọi người hãy chỉ tập trung vào việc loan báo Tin Mừng: “thời gian chẳng còn bao lâu” (1 Cr 7:25). Tuy nhiên, Ngài làm rõ rằng đây là ý kiến cá nhân và tham chiếu cá nhân của Ngài (x. 1 Cr 7:6-9), chứ không phải điều gì đó mà Đức Kitô đòi hỏi: “tôi không có chỉ thị nào của Chúa” (1 Cr 7:25). Cũng thế, Ngài nhận biết giá trị của những ơn gọi khác nhau: “mỗi người được Thiên Chúa ban cho đặc sủng riêng, kẻ thế này, người thế khác” (1 Cr 7:7). Suy tư về điều này, Thánh GioanPhaolô II nhấn mạnh rằng các bản văn kinh thánh “không đưa ra một lý do nào để khẳng định ‘sự thấp kém’ của hôn nhân, cũng như “sự trổi vượt’ của sự đồng trinh hay sự khiết tịnh”(166) dựa trên sự tiết chế tình dục. Thay vì nói về sự trổi vượt của sự đồng trinh, thì thật làđủ để nói đến những tình trạng khác nhau của sự thành toàn đời sống cho nhau, và kết quả là một số người có thể hoàn hảo hơn bằng cách này và người khác lại bằng cách khác. Alexander thành Hales chẳng hạn, cho rằng theo một nghĩa nào đó thì hôn nhân có thể được coi là cao hơn những bí tích khác, vì nó là biểu tượng của thực tại cao cả của “sự hiệp nhất của Đức Kitô với Giáo Hội, hoặc sự hiệp nhất của thần tính của Ngài với những bản tính nhân loại của Ngài”.(167)
160. Do đó, “vấn đề không phải là loại bỏ đi giá trị của hôn nhân vì sự tiết dục”.(168) “Không có cơ sở nào cho việc coi trọng bậc sống này hơn bậc sống kia…. Nếu, theo một truyền thống thần học nhất định, thì người ta có thể nói về một ‘tình trạng hoàn hảo’ (status perfectionis),điều này có liên hệ không chỉ ở nơi chính bản thân sự tiết dục, mà là với toàn bộ đời sống dựa trên những lời khuyên tin mừng”.(169) Một người kết hôn có thể kinh nghiệm được mức độ bác ái cao nhất và do đó “đạt tới sự hoàn hảo vốn xuất phát từ bác ái, qua sự trung thành với tinh thần của những lời khuyên dạy này. Sự hoàn hảo như thế là có thể và đạt tới được đối với hết mọi người nam nữ”.(170)
161. Giá trị của sự đồng trinh hệ tại ở chính việc nó là biểu tượng của một tình yêu không cần chiếm hữu người khác; bằng cách này nó phản chiếu sự tự do của Nước Trời. Sự đồng trinh khích lệ đôi bạn kết hôn sống tình yêu vợ chồng của họ dựa trên nền của tình yêu đáng tin cậy nhất của Đức Kitô, trong hành trình cùng nhau đi đến sự thành toàn của Nước Trời. Về phần nó, tình yêu vợ chồng là biểu tượng cho những giá trị khác. Một mặt, đó là một sự phản chiếu cụ thể của sự hiệp nhất trọn vẹn trong sự cách biệt có ở nơi Ba Ngôi. Gia đình cũng là một dấu chỉ của Đức Kitô. Nó làm tỏ hiện sự gần gũi của Thiên Chúa Đấng là một phần của mọi đời sống con người, bởi vì Ngài trở nên một với chúng ta ngang qua sự nhập thể, sự chết và phục sinh của Ngài. Mỗi người bạn đời trở nên “một xương một thịt” với người kia như là một dấu chỉ của sự sẵn lòng chia sẻ hết mọi sự với người ấy cho đến chết. Trong khi sự đồng trinh là một dấu chỉ “mang tính cánh chung” của Đức Kitô phục sinh, thì hôn nhân là một dấu chỉ “mang tính lịch sử” đối với chúng ta đang sống trong thế gian, một dấu chỉ của Đức Kitôtrần thế Đấng đã chọn để trở nên một với chúng ta và trao ban chính bản thân Ngài vì chúng ta cho đến nỗi đổ máu đào của Ngài. Sự đồng trinh và hôn nhân là, và phải là, những cách thế yêu khác nhau. Vì “con người không thể sống mà không có tình yêu. Con người vẫn là một hữu thể không thể hiểu nổi đối với chính bản thân con người, cuộc đời của con người là vô nghĩa, nếu tình yêu không được mạc khải cho con người”.(171)
162. Sự khiết tịnh có thể có nguy cơ trở thành một đời sống độc thân an nhàn vốn mang lại sự tự do để được độc lập, rời khỏi nơi ở, công việc hoặc chọn lựa của mình đến một nơi khác, xải tiền theo nhu cầu và dùng thời gian với người khác như người ta muốn. Trong những trường hợp như vậy, thì chứng tá của người kết hôn trở nên đặc biệt rõ nét. Những người được mời gọi sống đồng trinh có thể gặp gỡ ở nơi một số cuộc hôn nhân một dấu chỉ rõ ràng của lòng trung thành đại lượng và kiên vững của Thiên Chúa đối với giao ước của Ngài, và điều này có thể dẫn họ đến một sự sẵn lòng đại lượng và cụ thể hơn với người khác. Nhiều đôi bạn kết hôn vẫn trung thành khi một trong hai người họ trở nên không còn hấp dẫn về thể lý nữa, hoặc không còn thoả mãn được những nhu cầu của người kia nữa, bất chấp những tiếng nói trong xã hội của chúng ta có thể đang khích lệ họ trở nên không trung thành hoặc bỏ người kia. Một người vợ có thể chăm sóc cho người chồng bị bệnh của mình và dođó, trong việc đến gần với Thập Giá, canh tân sự cam kết của mình để yêu cho đến chết. Trong tình yêu như thế, phẩm giá của người yêu đích thực chiếu toả, như thế thật là một sựthích hợp đối với bác ái để yêu thương hơn là được yêu thương.(172) Chúng ta cũng có thể cho thấy sự hiện diện trong nhiều gia đình một khả năng quên mình và sự phục vụ yêu thương khi con cái gặp rắc rối và thậm chí cả khi vô ơn. Điều này làm cho những bậc cha mẹ này trở thành một dấu chỉ của tình yêu nhưng không và quên mình của Chúa Giêsu. Những trường hợp như thế này khích lệ những người sống khiết tịnh sống sự dấn thân của họ cho Nước Trời bằng một sự đại lượng và sự cởi mở lớn lao hơn. Ngày nay, tục hoá đã làm lu mờ giá trị của sự hiệp nhất dài lâu suốt đời và vẻ đẹp của ơn gọi hôn nhân. Vì lý do này, thật “cần thiết để đào sâu một sự hiểu biết về những khía cạnh tích cực của tình yêu vợ chồng”.(173)
SỰ BIẾN ĐỔI CỦA TÌNH YÊU
163. Giờ đây tuổi thọ ngày càng cao có nghĩa là các mối quan hệ gần gũi và đặc biệt phải kéo dài khoảng bốn, năm hay thậm chí sáu mươi năm; do đó, quyết định ban đầu phải thường xuyên được canh tân đổi mới. Trong khi một trong hai người bạn đời có thể không còn kinh nghiệm được một lòng khao khát tình dục mạnh mẽ đối với người kia nữa, thì người ấy vẫn có thể kinh nghiệm được niềm vui của sự thuộc về nhau và sự hiểu biết rằng không ai trong họ đang cô đơn mà có một “người bạn đời” đang chia sẻ mọi thứ trong cuộc sống. Người ấy là một người bạn đường trong hành trình của cuộc sống, cùng với người ấy đối diện với những khó khăn của cuộc sống và vui hưởng niềm vui của cuộc sống. Sự thoả mãn này là một phần của tình cảm thích hợp với tình yêu vợ chồng. Không có sự đảm bảo nào là chúng ta sẽ cảm thấy như nhau trong suốt cuộc đời. Nhưng nếu một đôi bạn có thể đi với nhau được dự án chung và hết đời, thì họ có thể yêu thương nhau và sống với nhau nên một cho đến khi cái chết chia lìa họ, vui hưởng một sự gần gũi làm phong phú. Tình yêu mà họđoan hứa thì lớn hơn bất kì một cảm xúc, cảm nhận hay tình trạng tâm trí nào, mặc dù nó có thể bao hàm hết tất cả những điều này. Đó là một tình yêu sâu đậm hơn, một quyết định cả đời của con tim. Ngay giữa những mâu thuẫn chưa giải quyết được và những hoàn cảnh bối rối về mặt cảm xúc, hằng ngày họ tái khẳng định lại quyết định yêu thương của mình, để thuộc về nhau, để chia sẻ cuộc sống với nhau và tiếp tục yêu thương và tha thứ. Mỗi người tiến bước trên con đường của sự trưởng thành và phát triển cá nhân. Trên hành trình này, tình yêu vui mừng trong mọi bước đi và trong mọi giai đoạn mới.
164. Trong tiến trình của mọi cuộc hôn nhân những biểu hiện thể lý bên ngoài thay đổi, nhưng diều này không có nghĩa là tình yêu và sự hấp dẫn cần phải tàn phai. Chúng ta yêu người khác vì họ là, chứ không chỉ vì thân xác của họ. Mặc dù thân xác trở nên già nua, thì nó vẫn thể hiện rằng căn tính cá nhân là điều đầu tiên giành được trái tim của chúng ta. Ngay cả khi người khác không còn có thể thấy được vẻ đẹp của căn tính ấy, thì một người bạn đời vẫn tiếp tục thấy điều đó bằng đôi mắt của tình yêu và vì thế tình cảm của họ vẫn không suy giảm. Người ấy tái khẳng định lại quyết định để thuộc về nhau và thể hiện sự chọn lựa ấy trong sự gần gũi yêu thương và trung thành. Sự cao quý của quyết định này, bởi sức mạnh và chiều sâu của nó, làm xuất hiện một kiểu tình cảm mới khi họ chu toàn sứ mạng hôn nhân của họ. Vì “tình cảm, được tạo nên bởi một con người khác trong tư cách là một người…thì không có khuynh hướng tự nó là một hành vi vợ chồng”.(174) Tình cảm ấy có những cách thể hiện nhạy cảm khác. Thực ra, tình yêu “là một thực tại đơn nhất, nhưng với nhiều chiều kích khác nhau; ở nhiều thời điểm khác nhau, chiều kích này hay chiều kích kia có thể xuất hiện rõ ràng hơn”.(175) Mối dây liên kết hôn nhân có được những hình thức thể hiện mới và liên lỉ tìm kiếm những cách thế mới để phát triển trong sự mạnh mẽ. Những hình thức này vừa bảo tồn và củng cố mối dây liên kết. Chúng đòi hỏi sự nỗ lực hằng ngày. Tuy nhiên, không một điều nào trong hai điều này là có thể nếu không có sự cầu nguyện với Chúa Thánh Thần xin sự tuôn đổ ân sủng của Ngài, sức mạnh siêu nhiên của Ngài và ngọn lửa thiêng liêng của Ngài, hướng dẫn và biến đổi tình yêu của chúng ta trong mọi hoàn cảnh mới.
——————————–
104 Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, 1641
105 x. Benedict XVI, Thông Điệp Deus Caritas Est (25/12/2005), 2: ASS 98 (2006), 218.
106 Bài Linh Thao, Chiêm Niệm Về Việc Đạt Tới Tình Yêu (230).
107 Octavio Paz, La llama doble, Barcelona, 1993, 35.
108 Tôma Aquinô, Tổng Luận Thần Học II-II, q. 114, art 2, ad 1.
109 Bài Giáo Lý (13/05/2005: L’Osservatore Romano, 14/05/2015, tr. 8.
110 Tôma Aquinô, Tổng Luận Thần Học II-II, q. 27, art 2, ad 1.
111Ibid., q. 27, art. 1.
112 Bài Giáo Lý (13/05/2015): L’Osservatore Romano, 14/05/2015, tr. 8.
113 Gioan Phaolô II, Tông Huấn Familiaris Consortio (22/11/1981), 21: ASS 74 (1982), 106.
114 Martin Luther King Jr., Bài Giảng tại Giáo Hội Ân Điển Đại Lộ Dexter, Montgomery, Alabama, 17/11/1957.
115 Tôma Aquinô, gọi tình yêu là một avis unitiva (Tổng Luận Thần Học I, q.20, art. 1, ad 3), lặp lại một cụm của Tân Dionysius Đệ Areopagite (De Divinis Nominibus, IV, 12: PG 3, 709).
116 Tôma Aquinô, Tổng Luận Thần Học II-II, q. 27, art. 2.
117 Tông Thư Casti Connubii (31/12/1930): ASS 22 (1930), 547-548.
118 Gioan Phaolô II, Tông Huấn Familiaris Consortio (22/11/1981) 13: AAS 74 (1982), 94.
119 Giáo Lý (02/04/2014): L’Osservatore Romano, 3/4/2014, tr. 8.
120 Ibid.
121 Gioan Phaolô II, Tông Huấn Familiaris Consortio (22/11/1981) 9: AAS 75 (1982), 90.
122 Tôma Aquinô, Summa Contra Gentiles III, 123; x. Aristotle, Nicomachean Ethics, 8, 12 (ed. Bywater, Oxford, 1984, 174).
123 Tông Thư Lumen Fidei (29/07/2013), 52: ASS 105 (2013), 590.
124 De sacramento matrimonii, I, 2; in Id., Disputationes, III, 5, 3 (ed. Giuliano, Naples, 1858), 778.
125 Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội Trong Thế Giới Hiện Đại Gaudium et Spes, 50.
126 Ibid., 49.
127 x. Tổng Luận Thần Học I-II, q.31, art 3., ad 3.
128 Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội Trong Thế Giới Hiện Đại Gaudium et Spes, 48.
129 x. Tôma Aquinô, Tổng Luận Thần Học I-II, q. 26, art. 3.
130Ibid., q. 110, art. 1.
131 Augustinô, Tự Thuật, VIII, III, 7: PL 32, 752.
132Diễn Văn trước Cuộc Hành Hương Gia Đình trong Năm Đức Tin (26/10/2013): ASS 105 (2013), 980.
133Thông Điệp Kinh Truyền Tin(29/12/2013: L’Osservatore Romano, 30-31/12/2013, tr.7.
134Diễn Văn trước Cuộc Hành Hương Gia Đình trong Năm Đức Tin (26/10/2013): ASS 105 (2013), 978.
135Tổng Luận Thần Học II-II, q. 24, art. 7.
136 Công Đồng Đại Kết Vatican II, Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Hiện ĐạiGaudium et Spes,48.
137 Hội Đồng Giám Mục Chile, La vida y la familia: regalos de Dios para cada uno de nosotros (21/07/2014).
138 Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội Trong Thế Giới Hiện Đại Gaudium et Spes, 49.
139 A. Sertillanges, L’Amour chrétien, Paris, 1920, 174.
140 x. Tôma Aquinô, Tổng Luận Thần Học I-II, q. 24, art. 1.
141 x. ibid., q. 59, art. 5.
142 Tông Thư Deus Caritas Est (25/12/2005), 3: AAS 98 (2006), 219-220.
143Ibid., 4: AAS 98 (2006), 220
144 x. Tôma Aquinô, Tổng Luận Thần Học I-II, q. 32, art. 7.
145 x. Id., Tổng Luận Thần Học II-II, q. 153, ad 2: “Abundantia delectationis quae est in actu venereo secundum rationem ordinato, non contrariatur medio virtutis”.
146 Gioan Phaolô II, Giáo Lý (22/10/1980), 5: Insegnamenti III/2 (1980), 951.
147 Ibid., 3.
148 Id., Giáo Lý (24/09/1980), 4: Insegnamenti III/2 (1980), 719.
149 Giáo Lý (12/11/1980), 2: Insegnamenti III/2 (1980), 1133
150 Ibid., 4
151 Ibid., 5
152 Ibid., 1: 1132.
153 Giáo Lý (16/01/1980), 1: Insegnamenti III/1 (1980), 151.
154 Josef Pieper, Über die Liebe, Munich, 2014, 174. Tiếng Ánh: Về Tình Yêu, trong Niềm Tin, Hy Vọng, Tình Yêu, San Francisco, 1997, tr. 256.
155 Gioan Phaolô II, Tông Thư Evangelium Vitae (25/03/1995), 23: AAS 87 (1995), 427.
156 Phaolô VI, Tông Thư Humanae Vitae (25/07/1968), 13: ASS 60 (1968), 489.
157 Công Đồng Đại Kết Vatican II, Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Hiện ĐạiGaudium et Spes,49.
158 Giáo Lý (18/07/1980), 5: Insegnamenti III/1 (1980), 1778.
159 Ibid., 6.
160 x. Giáo Lý (30/07/1980), 1: Insegnamenti III/2 (1980), 311.
161 Giáo Lý (08/04/1981), 3: Insegnamenti IV/1 (1981), 904
162 Giáo Lý (11/08/1982), 4: Insegnamenti V/3 (1982), 205-206.
163 Tông Thư Deus Caritas Est (25/12/2005), 5: AAS 98 (2006), 221.
164 Ibid., 7.
165Relatio Finalis 2015, 22.
166 Giáo Lý (14/04/1982), 1: Insegnamenti V/1 (1982), 1176.
167Glossa in quatuor libros sententiarum Petri Lombardi, IV, XXVI, 2 (Quaracchi, 1957, 446).
168 Gioan Phaolô II, Giáo Lý (07/04/1982), 2: Insegnamenti V/1 (1982), 1127.
169 Id., Giáo Lý (14/04/1982), 3: Insegnamenti V/1 (1982), 1177.
170Ibid.
171 Id., Tông Thư Redemptor Hominis (04/03/1979), 10: AAS 71 (1979), 274.
172 x. Tôma Aquinô, Tổng Luận Thần Học, II-II, q. 27, art. 1
173 Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình, Gia Đình, Hôn Nhân và Sự Hiệp Nhất “Thực Sự”(26/07/2000), 40.
174 Gioan Phaolô II, Giáo Lý (31/10/1984), 6: Insegnamenti VII/2 (1984), 1072. 175
175 Benedict XVI, Tông Thư Deus Caritas Est (25/12/2005), 8: AAS 98 (2006), 224.
Giuse Phạm Duy Cường– Dịch GiảThông Điệp Laudato Si”(Bản chính thức của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam)