• Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo - Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt Và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
      • Mùa Thường Niên
      • Mùa Vọng – Giáng Sinh
      • Mùa Chay – Phục Sinh
      • Lễ Ngoại Lịch
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
      • Năm A
      • Năm B
      • Năm C
      • Lễ Chung
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
      • Kinh Nguyện
      • Nghi Thức
    • Giờ Kinh Phụng Vụ
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Thông Báo
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Giáo Hội Hoàn Vũ
      • Đức Thánh Cha
      • Công Đồng Chung
      • Thượng Hội Đồng Giám Mục
      • Các Bộ Giáo Triều
      • Tài Liệu Khác Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
      • Thư Chung
      • Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục
      • Thư Mục Vụ Của Hội Đồng Giám Mục
      • Tài Liệu Khác HĐGM
    • Văn Kiện Giáo Phận
      • Thư Mục Vụ
      • Sắc Lệnh Và Quy Chế
      • Thường Huấn Linh Mục
      • Tĩnh Tâm Linh Mục
      • Tài Liệu Khác Giáo Phận
    • Kinh Thánh
      • Chia Sẻ Lời Chúa
      • Tìm Hiểu Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Mục Vụ
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Giáo Phụ
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Chầu Thánh Thể
    • Giáo Lý
    • Nhạc Thánh Ca
    • Giới Thiệu Giáo Xứ
    • Thắng Cảnh Tôn Giáo
    • Video Sinh Hoạt
   
Không Có Kết Quả
Xem Tất Cả
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo - Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt Và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
      • Mùa Thường Niên
      • Mùa Vọng – Giáng Sinh
      • Mùa Chay – Phục Sinh
      • Lễ Ngoại Lịch
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
      • Năm A
      • Năm B
      • Năm C
      • Lễ Chung
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
      • Kinh Nguyện
      • Nghi Thức
    • Giờ Kinh Phụng Vụ
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Thông Báo
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Giáo Hội Hoàn Vũ
      • Đức Thánh Cha
      • Công Đồng Chung
      • Thượng Hội Đồng Giám Mục
      • Các Bộ Giáo Triều
      • Tài Liệu Khác Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
      • Thư Chung
      • Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục
      • Thư Mục Vụ Của Hội Đồng Giám Mục
      • Tài Liệu Khác HĐGM
    • Văn Kiện Giáo Phận
      • Thư Mục Vụ
      • Sắc Lệnh Và Quy Chế
      • Thường Huấn Linh Mục
      • Tĩnh Tâm Linh Mục
      • Tài Liệu Khác Giáo Phận
    • Kinh Thánh
      • Chia Sẻ Lời Chúa
      • Tìm Hiểu Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Mục Vụ
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Giáo Phụ
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Chầu Thánh Thể
    • Giáo Lý
    • Nhạc Thánh Ca
    • Giới Thiệu Giáo Xứ
    • Thắng Cảnh Tôn Giáo
    • Video Sinh Hoạt
Giáo Phận Đà Lạt
   
No Result
View All Result

CHÚA NHẬT II MÙA CHAY NĂM C: TIN VÀO ĐỨC GIÊSU VÀ VÂNG NGHE LỜI NGƯỜI

Ngày Đăng: 03/01/2023
Trong Chia Sẻ Lời Chúa - Năm C

TIN VÀO ĐỨC GIÊSU VÀ VÂNG NGHE LỜI NGƯỜI

CHÚA NHẬT II MÙA CHAY NĂM C

Lc 9,28b-36

 

Tuần trước, Phụng vụ Lời Chúa đưa chúng ta đi theo Chúa Giêsu vào hoang địa để chịu ma quỷ cám dỗ về đức tin vào Thiên Chúa. Hôm nay, chủ đề đức tin lại được tiếp tục với đối tượng của đức tin là Chúa Giêsu Kitô. Trong cuộc Hiển Dung, Chúa Giêsu cùng hai ông Môsê và ngôn sứ Êlia (thay mặt cho Lề Luật và các Ngôn sứ, tức Cựu Ước) đàm đạo về cuộc Xuất hành Người sắp hoàn thành tại Giêrusalem, nghĩa là về cuộc Thương Khó Người sắp phải chịu. Cuộc đàm đạo này đã làm sáng tỏ sứ mệnh của Chúa Giêsu là được Chúa Cha sai đến trần gian và Người sẽ phải chịu chết để chuộc tội nhân loại.  Hơn nữa, cuộc đàm đạo này cũng mời gọi chúng ta hãy vâng nghe lời Chúa Giêsu mà thực hành những điều Người dạy dỗ. Bài đọc 1 đề cao đức tin của ông Ápram vào Thiên Chúa và vì đức tin ấy, Thiên Chúa đã kể ông Ápram là người công chính.  Còn đối với Chúa Giêsu, vì tin vào Thiên Chúa Cha nên Người đã trung thành hoàn tất sứ mệnh;  về phần Chúa Cha, Người sai Con Một đến thế gian và Người dạy chúng ta hãy vâng nghe lời Con Một Người để được trở nên công chính, nghĩa là được hòa giải với Thiên Chúa và làm con cái Người.  Muốn giúp tín hữu Philípphê (và cả chúng ta nữa) thực hành đức tin vào Chúa Giêsu, thánh Phaolô đã kêu gọi mọi người hãy bỏ lối sống “đối nghịch với thập giá Đức Kitô”, tức lối sống thế gian, mà luôn hướng lòng về quê hương đích thực trên trời.

   1.  Vì ông Ápram tin Thiên Chúa nên Người đã lập giao ước với ông. 

Ông Ápram vốn là cư dân giàu có thành Ua của người Canđê. Thiên Chúa gọi ông rời nơi đó để đi tới một miền đất mới và Người còn hứa ban cho ông một dòng dõi đông như sao trên trời. Ông đã tin lời Thiên Chúa hứa và ra đi. Tuy nhiên ông cũng xin Chúa một dấu chỉ để củng cố đức tin của ông. Thiên Chúa dạy ông đi kiếm những tế vật để dâng hiến Người, gồm có một con bò cái ba tuổi, một con dê cái ba tuổi, một con cừu đực ba tuổi, một chim gáy và một bồ câu non. Ông làm theo lời Chúa dạy, xẻ đôi những con vật và đặt nửa này đối diện với nửa kia, còn hai con chim thì ông không xẻ. Mãnh cầm sà xuống để ăn thịt các tế vật liền bị ông Ápram xua đuổi đi.  Lúc mặt trời gần lặn, ông Ápram chìm vào một giấc ngủ mê và bóng tối dày đặc bao phủ ông.  Đây cũng chính là lúc Thiên Chúa hiện diện, gần gũi ông nhất.  Giữa màn đêm dày đặc ấy, Thiên Chúa đã cho “một lò nghi ngút khói và một ngọn đuốc cháy rực” thiêu rụi các tế vật ông Ápram đặt để dâng tiến Người. Tế vật được toàn thiêu là dấu chỉ làm chứng cho lời Người đã hứa với ông Ápram.  Khi ông Ápram được chín mươi chín tuổi, Thiên Chúa lập giao ước với ông là phép cắt bì:  “Đây là giao ước của Ta mà các ngươi phải giữ, giao ước giữa Ta với các ngươi, với dòng dõi ngươi sau này:  mọi đàn ông con trai của các ngươi sẽ phải chịu cắt bì” (St 17:10). Theo giao ước này, Thiên Chúa sẽ ban cho Ápram một dòng dõi thật đông đảo; còn Ápram, để đổi lại, ông phải “bước đi trước mặt” Thiên Chúa và “hãy sống hoàn hảo”. Phép cắt bì là dấu chỉ ký kết giao ước về phía ông Ápram. Ông đã “cúi rạp xuống” trước tôn nhan Thiên Chúa để biểu lộ đức tin vào Thiên Chúa và chấp nhận giao ước. Với giao ước này, ông Ápram đã trở thành con người mới. Do đó có chuyện đổi tên. Từ nay trở đi, tên ông không còn là Ápram nữa, nhưng là Ápraham. Ápram chỉ có nghĩa là cha đáng kính, còn Ápraham nghĩa là cha của đông đảo dân tộc. Ý nghĩa việc đổi tên cho thấy Thiên Chúa đã cho ông Ápram khởi đầu một cuộc sống mới và thể hiện ý nghĩa của cái tên mới này. Trong Ga 1,42, Chúa Giê-su cũng đã đổi tên người đứng đầu Hội Thánh của Người: “Anh là Simôn, con ông Gioan, anh sẽ được gọi là Kêpha (tức là Phêrô)”.

Ông Ápraham được mệnh danh là “cha của đức tin”. Trong thư gửi tín hữu Rôma, thánh Phaolô nói nhiều về vai trò của đức tin mà ông Ápraham đã có đối với Thiên Chúa. Đức tin của ông bắt đầu triển nở khi ông bỏ quê cha đất tổ để theo tiếng gọi của Thiên Chúa, ngay cả trước khi Thiên Chúa hứa ban cho ông một dòng dõi đông đảo. Chúng ta hãy nghe thánh Phaolô nói về đức tin của ông Ápraham:  “Mặc dầu không còn gì để trông cậy, ông vẫn trông cậy và vững tin, do đó ông đã trở thành tổ phụ nhiều dân tộc, như lời Thiên Chúa phán: Dòng dõi ngươi sẽ đông đảo như thế. Ông đã gần một trăm tuổi, nhưng ông vẫn vững tin không nao núng, khi nghĩ rằng thân xác ông cũng như dạ bà Xara đều đã chết. Ông đã chẳng mất niềm tin, chẳng chút nghi ngờ lời Thiên Chúa hứa; trái lại, nhờ niềm tin, ông đã nên vững mạnh và tôn vinh Thiên Chúa, vì ông hoàn toàn xác tín rằng: điều gì Thiên Chúa đã hứa thì Người cũng có đủ quyền năng thực hiện. Bởi thế, ông được kể là người công chính” (Rm 4,18-22).  Sau cùng hoa trái đức tin của ông Ápraham là gì?  Đó là người con là Ixaác mà ông đã sinh ra nhờ lòng tin vào Thiên Chúa và miền đất “từ sông Aicập đến Sông Cả, tức sông Êuphơrát” mà Thiên Chúa ban cho ông.

2.  Nhờ tin vào Thiên Chúa Cha, Chúa Giê-su đã xác tín và hoàn thành sứ mệnh cứu độ. 

Biến cố Hiển Dung cần thiết để củng cố đức tin của các môn đệ. Nhưng trước hết, nó cần thiết đối với Chúa Giê-su để một lần nữa Người xác tín về sứ mệnh của Người.  Vậy làm sao để Chúa Giêsu xác tín đây? Đó là do sự xuất hiện của ông Môsê và ngôn sứ Êlia. Hai vị này đến với Chúa Giêsu để các ngài “nói về cuộc Xuất hành Người sắp hoàn thành tại Giêrusalem”. Cuộc Xuất hành của dân Ítraen là việc Thiên Chúa can thiệp để cứu dân Người khỏi ách nô lệ Aicập và hành trình tiến vào Đất Hứa. Cuộc Xuất hành lịch sử ấy kéo dài bốn mươi năm và Ítraen phải trải qua nhiều gian khổ và phấn đấu trước khi vượt qua sông Giođan mà vào Đất Hứa. Tương tự, cuộc Xuất hành của Chúa Giêsu sẽ là cuộc Thương Khó Người sắp phải chịu tại Giêrusalem. Người sẽ phải “vượt qua” cái chết để sống lại vinh hiển mà quy tụ tất cả những ai tin vào Người để trở thành một Dân Mới của Thiên Chúa, tức là Hội Thánh Chúa Kitô. Lời Chúa trong Chúa Nhật trước đã cho chúng ta thấy Chúa Giêsu chịu cám dỗ về đức tin vào Thiên Chúa Cha. Cám dỗ ấy càng mạnh mẽ hơn lúc nào hết khi Chúa Giêsu nghĩ đến những gì Người phải chịu tại Giêrusalem trong những ngày sắp tới. Đã ba lần Người nói trước cho các môn đệ biết về cuộc Xuất hành của Người tại Giêrusalem.  Lần nào cơn cám dỗ cũng len lỏi vào.  Nào là ông Phêrô can gián Chúa, nào là gương xấu của các môn đệ tranh giành nhau địa vị và nào là cám dỗ chỉ muốn được phục vụ thay vì phục vụ tha nhân. Tuy nhiên ở trên núi Tabor, Chúa Giêsu đã cầu nguyện. “Đang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói lòa”. Cầu nguyện đã giúp cho Chúa Giêsu duy trì lý tưởng kiên định thực thi thánh ý Chúa Cha. Lòng tin vào Chúa Cha và kế hoạch cứu độ khác nào “y phục trắng tinh chói lòa”. Bên cạnh lòng tin sáng ngời vào Chúa Cha, còn có lòng tin vào Kinh Thánh qua việc hiện diện của ông Môsê và ngôn sứ Êlia” nữa, để Chúa Giêsu xác tín sứ mệnh của Người là làm cho “lời Kinh Thánh và các ngôn sứ” được ứng nghiệm.

Chúng ta đã chiêm ngưỡng đức tin của Chúa Giê-su. Nhưng ở cuối câu chuyện Hiển Dung, đề tài đức tin của Chúa Giêsu lại chuyển sang đức tin của các môn đệ Người khi “từ đám mây có tiếng phán rằng: “Đây là Con Ta, người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người”. Chúa Cha đã giới thiệu cho chúng ta một “gương mẫu đức tin” là “Con Ta, người đã được Ta tuyển chọn”. Rồi Chúa Cha truyền dạy chúng ta hãy “vâng nghe lời Người”, tức là hãy tin vào Con Một của Người.

   3.  Ai là những kẻ vâng nghe lời Chúa Giêsu Kitô? 

Bài đọc 2 trích thư thánh Phaolô gửi tín hữu Philípphê hôm nay đã cho chúng ta câu trả lời.  Thánh tông đồ kêu gọi: “Thưa anh em, xin hãy cùng nhau bắt chước tôi, và chăm chú nhìn vào những ai sống theo gương chúng tôi để lại cho anh em”. Đúng vậy, Phaolô đã trở nên gương mẫu sống đức tin cho tín hữu Philípphê và có nhiều người đã bắt chước sống đức tin như ngài. Tuy nhiên Phaolô lại rất lo lắng cho cộng đoàn đức tin này và luôn theo dõi tin tức về họ.  Rồi người ta báo cáo cho ngài biết “có nhiều người sống đối nghịch với thập giá Đức Kitô”. Thập giá là con đường Đức Kitô đã đi để chu toàn công trình cứu độ và tiến đến vinh quang. Thập giá đã chứng minh lòng tin của Người đối với Chúa Cha và kế hoạch cứu độ.  Vậy mà nhiều tín hữu Philípphê đã bỏ con đường thập giá Đức Kitô để chọn một lối sống đối nghịch dẫn đến hư vong. Thay vì tôn vinh Đức Kitô là Chúa thì họ lại “thờ cái bụng”, tức ham mê chè chén say sưa, và chọn những việc làm xấu xa của thế gian làm vinh quang cho mình. Họ là những người đã đánh mất đức tin vào Chúa Kitô, sống với thú vui đời này mà quên rằng quê hương đích thực là trên trời.  Do đó, thánh Phaolô tha thiết kêu gọi họ hãy trở về, hãy lắng nghe tiếng Chúa Cha truyền dạy:  “Đây là Con Ta, người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người!”

Sống sứ điệp Lời Chúa

Cùng với Chúa Giêsu và ba môn đệ thân tín, chúng ta xuống núi và trở về với cuộc sống hằng ngày. Vậy biến cố Hiển Dung dạy chúng ta bài học gì?  Khi thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đưa biến cố này vào trong Năm Sự Sáng của kinh Mân Côi, ngài cũng đề nghị ơn xin là: Chúng ta hãy xin được biết luôn luôn lắng nghe lời Chúa Giêsu. Phải, Chúa Giê-su nói với chúng ta qua lời giảng Tin Mừng, qua lối sống đầy tràn đức tin và phục vụ. Chúng ta hãy sống những tâm tình của ông Phê-rô khi ông thưa với Chúa: “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Môsê, và một cho ông Êlia”. Chúng ta cũng có thể thưa với Chúa:  ‘Lạy Chúa Giêsu, trong mùa Chay này, con xin quét dọn cái lều tâm hồn con, để Chúa đến và ở lại với con, nhất là mỗi khi con được rước Chúa vào lòng con và con cũng nói được như thánh Phêrô: Lạy Chúa, Chúa ở lại đây với con, thật là hay biết mấy!’

Lm. Đa Minh Trần Đình Nhi

ShareTweet

Bài Viết Cùng Chuyên Mục

CHÚA NHẬT XXXIV THƯỜNG NIÊN C: CHÚA CỨU THẾ LÀ VUA

CHÚA NHẬT XXXIV THƯỜNG NIÊN C: ĐỨC GIÊSU LÀM VUA TRÊN THÁNH GIÁ

CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN C: TÌNH YÊU MẠNH HƠN SỰ CHẾT

CHÚA NHẬT 33 THƯỜNG NIÊN C: Suy Niệm II, 2010

CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN C: TIN VÀO SỰ SỐNG LẠI VÀ SỰ SỐNG ĐỜI SAU

CHÚA NHẬT 32 THƯỜNG NIÊN C: Suy Niệm IV, 2010

Bài Viết Mới

Robert Francis Prevost – Tiểu sử của vị Tân Giáo Hoàng Lêô XIV

HĐGMVN-Thông báo về Đức Tân GH Lêô XIV

Robert Francis Prevost – Tiểu sử của vị Tân Giáo Hoàng Lêô XIV

Robert Francis Prevost – Tiểu sử của vị Tân Giáo Hoàng Lêô XIV

Suy Niệm Lời Chúa – Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh

Suy Niệm Lời Chúa – Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh

Thứ Sáu, Tuần III Phục Sinh

Thứ Sáu, Tuần III Phục Sinh

Ủy Ban Thánh Nhạc: Hội Thảo Thánh Nhạc Lần Thứ 54

Ủy Ban Thánh Nhạc: Hội Thảo Thánh Nhạc Lần Thứ 54

Suy Niệm Lời Chúa – Thứ Năm Tuần III Phục Sinh

Suy Niệm Lời Chúa – Thứ Năm Tuần III Phục Sinh

Giáo Phận Đà Lạt

Thông Tin Liên Hệ
VĂN PHÒNG TRUYỀN THÔNG GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT
– Địa chỉ: 09 Nguyễn Thái Học – Tp. Đà Lạt – Lâm Đồng – Việt Nam
– Điện thoại: 0918.525.019
– Email: giaophandalat1960@gmail.com

  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo – Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Giáo Hạt và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Danh Sách Linh Mục
  • Phụng Vụ
  • Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Thông Báo
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Giới Thiệu Giáo Xứ

© Giáo Phận Đà Lạt - Ban Truyền Thông

  • Trang Chủ
  • Thông Báo
  • Tin Tức Giáo Phận
  • Báo Lỗi