• Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo - Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt Và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
      • Mùa Thường Niên
      • Mùa Vọng – Giáng Sinh
      • Mùa Chay – Phục Sinh
      • Lễ Ngoại Lịch
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
      • Năm A
      • Năm B
      • Năm C
      • Lễ Chung
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
      • Kinh Nguyện
      • Nghi Thức
    • Giờ Kinh Phụng Vụ
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Thông Báo
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Giáo Hội Hoàn Vũ
      • Đức Thánh Cha
      • Công Đồng Chung
      • Thượng Hội Đồng Giám Mục
      • Các Bộ Giáo Triều
      • Tài Liệu Khác Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
      • Thư Chung
      • Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục
      • Thư Mục Vụ Của Hội Đồng Giám Mục
      • Tài Liệu Khác HĐGM
    • Văn Kiện Giáo Phận
      • Thư Mục Vụ
      • Sắc Lệnh Và Quy Chế
      • Thường Huấn Linh Mục
      • Tĩnh Tâm Linh Mục
      • Tài Liệu Khác Giáo Phận
    • Kinh Thánh
      • Chia Sẻ Lời Chúa
      • Tìm Hiểu Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Mục Vụ
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Giáo Phụ
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Chầu Thánh Thể
    • Giáo Lý
    • Nhạc Thánh Ca
    • Giới Thiệu Giáo Xứ
    • Thắng Cảnh Tôn Giáo
    • Video Sinh Hoạt
   
Không Có Kết Quả
Xem Tất Cả
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo - Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt Và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
      • Mùa Thường Niên
      • Mùa Vọng – Giáng Sinh
      • Mùa Chay – Phục Sinh
      • Lễ Ngoại Lịch
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
      • Năm A
      • Năm B
      • Năm C
      • Lễ Chung
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
      • Kinh Nguyện
      • Nghi Thức
    • Giờ Kinh Phụng Vụ
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Thông Báo
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Giáo Hội Hoàn Vũ
      • Đức Thánh Cha
      • Công Đồng Chung
      • Thượng Hội Đồng Giám Mục
      • Các Bộ Giáo Triều
      • Tài Liệu Khác Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
      • Thư Chung
      • Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục
      • Thư Mục Vụ Của Hội Đồng Giám Mục
      • Tài Liệu Khác HĐGM
    • Văn Kiện Giáo Phận
      • Thư Mục Vụ
      • Sắc Lệnh Và Quy Chế
      • Thường Huấn Linh Mục
      • Tĩnh Tâm Linh Mục
      • Tài Liệu Khác Giáo Phận
    • Kinh Thánh
      • Chia Sẻ Lời Chúa
      • Tìm Hiểu Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Mục Vụ
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Giáo Phụ
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Chầu Thánh Thể
    • Giáo Lý
    • Nhạc Thánh Ca
    • Giới Thiệu Giáo Xứ
    • Thắng Cảnh Tôn Giáo
    • Video Sinh Hoạt
Giáo Phận Đà Lạt
   
No Result
View All Result

Chúa Nhật XVII Thường Niên – Năm A

Ngày Đăng: 30/07/2023
Trong Mùa Thường Niên

“Nước trời cũng giống như người buôn nọ đi tìm ngọc quý”.
(Mt 13,45)

BÀI ĐỌC I: 1 V 3, 5. 7-12
“Xin ban cho tôi tớ Chúa tâm hồn khôn ngoan”.

Trích sách Các Vua quyển thứ nhất.

Trong những ngày ấy, tại Gabaon, ban đêm, Chúa hiện ra cùng Salomon trong giấc mộng và phán rằng: “Ngươi muốn gì thì hãy xin, Ta sẽ ban cho ngươi”. Salomon thưa: “Lạy Chúa là Thiên Chúa, Chúa khiến tôi tớ Chúa cai trị kế vị Đavít thân phụ con. Nhưng con chỉ là một trẻ nhỏ, không biết đường đi nước bước. Tôi tớ Chúa đang sống giữa dân Chúa chọn, một dân đông đảo không thể đếm và ước lượng được. Vậy xin Chúa ban cho tôi tớ Chúa tâm hồn khôn ngoan để đoán xét dân Chúa, và phân biệt lành dữ, vì ai có thể xét xử dân này, một dân của Chúa đông đảo thế này?”

Điều Salomon kêu xin như trên đã đẹp lòng Chúa, nên Chúa phán cùng Salomon rằng: “Vì ngươi đã xin điều đó, mà không xin sống lâu, được giàu có, của cải, mạng sống quân thù, lại xin cho được khôn ngoan để biết xét đoán, thì đây Ta ban cho ngươi điều ngươi xin, và ban cho ngươi tâm hồn khôn ngoan minh mẫn, đến nỗi trước ngươi không có ai giống ngươi, và sau ngươi không có ai bằng ngươi”.

ĐÁP CA: Tv 118, 57 và 72. 76-77. 127-128. 129-130
Đáp: Lạy Chúa, con yêu chuộng luật pháp của Chúa biết bao! (c. 97a)

1) Lạy Chúa, con xưng thực kỷ phần của con là tuân giữ những lời ban dạy của Ngài. Đối với con, luật pháp do miệng Chúa đáng chuộng hơn vàng bạc châu báu muôn ngàn. – Đáp.

2) Xin Chúa tỏ lòng thương hầu uỷ lạo con, theo như lời đã hứa cùng tôi tớ Chúa. Nguyện Chúa xót thương cho con được sống, vì luật pháp Ngài là sự sung sướng của con. – Đáp.

3) Bởi thế nên con yêu quý chỉ thị Ngài hơn vàng, và hơn cả vàng ròng tinh khiết. Bởi thế nên con tự chọn tất cả huấn lệnh của Ngài; hết thảy đường lối gian tà con đều ghét bỏ. – Đáp.

4) Kỳ diệu thay những lời Ngài nghiêm huấn, bởi thế linh hồn con vẫn tuân theo. Sự mạc khải lời Ngài soi sáng và dạy bảo những người chưa kinh nghiệm. – Đáp.

BÀI ĐỌC II: Rm 8, 28-30
“Người đã tiền định cho chúng ta trở nên giống hình ảnh Con Người”.

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.

Anh em thân mến, chúng ta biết rằng những kẻ yêu mến Thiên Chúa thì Người giúp họ được sự lành, họ là những người theo dự định của Chúa, được kêu gọi nên thánh. Vì chưng, những kẻ Chúa đã biết trước, thì Người đã tiền định cho họ nên giống hình ảnh Con Người, để Ngài trở nên trưởng tử giữa đoàn anh em đông đúc. Những ai Người đã tiền định, thì Người cũng kêu gọi; những ai Người đã kêu gọi, thì Người cũng làm cho nên công chính; mà những ai Người đã làm cho nên công chính, thì Người cũng cho họ được vinh quang.

TIN MỪNG: Mt 13, 44-52
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: “Nước trời giống như kho tàng chôn giấu trong ruộng, người kia tìm được, vội chôn vùi xuống, vui mừng trở về bán tất cả những gì anh có mà mua thửa ruộng ấy.
Nước trời cũng giống như người buôn nọ đi tìm ngọc quý. Tìm được một viên ngọc quý, anh về bán mọi của cải mà mua viên ngọc ấy.
“Nước trời lại giống như lưới thả dưới biển, bắt được mọi thứ cá. Lưới đầy, người ta kéo lên bãi, rồi ngồi đó mà lựa chọn: cá tốt thì bỏ vào giỏ, còn cá xấu thì ném ra ngoài.
Trong ngày tận thế cũng vậy: các thiên thần sẽ đến mà tách biệt kẻ dữ ra khỏi người lành, rồi ném những kẻ dữ vào lò lửa, ở đó sẽ phải khóc lóc và nghiến răng. Các ngươi có hiểu những điều đó không?” Họ thưa rằng: “Có”. Người liền bảo họ: “Bởi thế, những thầy thông giáo am tường về Nước trời cũng giống như chủ nhà kia, hay lợi dụng những cái mới, cũ trong kho mình”.

SUY NIỆM
A/ 5 phút với Lời Chúa

NƯỚC TRỜI LÀ CÓ THẬT

“Nước Trời lại cũng giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc đẹp. Tìm được một viên ngọc quý, ông ta ra đi, bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy.” (Mt 13,45-46)

Suy niệm: Trong đám tang những người ngoài Ki-tô giáo thường thấy có những bức liễn đề chữ “Vãng Sanh Cực Lạc”, ý nói cái chết là đi qua khỏi cuộc sống này về chốn hoàn toàn vui sướng hạnh phúc đời sau. Thế nhưng niềm tin ấy, đúng hơn, niềm ước mong đó, căn bản là mơ hồ, không xác định cõi cực lạc ấy như thế nào. Thế nên người ta vẫn sợ hãi cái chết và cố sức níu kéo để ở lại cõi trần này. Chúa Giê-su cho biết Nước Trời, chốn hạnh phúc mà con người hằng mơ ước đó, là điều có thật nhưng còn ẩn giấu, như viên ngọc quý, như “kho báu chôn giấu trong ruộng”. Nước Trời là có thật rất quý giá, nhưng phải nỗ lực tìm kiếm mới gặp được, hơn nữa, phải sẵn sàng hy sinh, đánh đổi mọi sự mình có mới có thể đạt tới được.

Mời Bạn: Nước Trời quý giá nhưng như viên ngọc quý ẩn khuất trong viên đá sù sì xấu xí, hay như kho tàng vô giá được chôn giấu trong đám ruộng tầm thường. Nước Trời đó thực ra không ở đâu xa, ngay trong gia đình với vợ chồng, con cái, nơi bạn làm việc học hành hằng ngày. Đó chính là kho báu bạn phải nỗ lực tìm kiếm và trân trọng giữ gìn.

Sống Lời Chúa: “Bán đi tất cả để mua viên ngọc Nước Trời” đó là bạn từ bỏ những ham muốn ích kỷ, lợi ích cá nhân, những ý riêng của bạn để hết lòng phục vụ anh chị em mình.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa đến để nói cho chúng con biết về Nước Trời, Nước Trời là có thật, có sự thưởng phạt đời sau. Xin giúp con nỗ lực sống thánh thiện để được thuộc về Nước Trời. Amen.

B/ Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền, OSB

KHÔN NGOAN CHỌN LỰA

Qua Lời Tổng Nguyện của Chúa Nhật Thường Niên XVII, Năm A này, các nhà phụng vụ muốn chúng ta ý thức rằng: Nếu không có Chúa, thì sẽ chẳng có chi là bền vững, chẳng có chi là thánh thiện. Chúa chính là niềm hy vọng, nguồn trông cậy vững vàng của chúng ta. Vì thế, chúng ta phải xin cho mình: đang khi, dùng những của cải chóng qua này, thì cũng biết gắn bó với những của cải muôn đời tồn tại.

Muốn biết đâu là của cải chóng qua, đâu là của cải muôn đời tồn tại, chúng ta cần phải biết biện phân. Trong bài đọc một, sách Các Vua quyển thứ nhất, cho chúng ta thấy: Vua Salômôn đã không xin cho được tuổi thọ, của cải, và chiến thắng quân thù, nhưng, ông xin cho được tài phân biệt: để xét xử. Chúa đã nhậm lời ông, và ban cho ông một tâm hồn khôn ngoan minh mẫn, đến nỗi, trước ông, chẳng một ai sánh bằng, và sau ông, cũng chẳng có ai bì kịp. Tuy nhiên, sự khôn ngoan của vua Salômôn cũng mới chỉ là sự khôn ngoan của thế gian, bằng chứng là: vua đã đem thân mình trao nộp cho các mụ đàn bà và làm những điều kinh tởm trước mắt Đức Chúa…

Bài Đáp Ca, với Thánh Vịnh 118, vịnh gia cho thấy một sự khôn ngoan khác, quý hơn cả vàng y muôn lượng: Con coi trọng luật Chúa truyền ban hơn vàng muôn bạc triệu; mệnh lệnh Ngài, con yêu quý, quý hơn vàng, hơn cả vàng y; giải thích lời Ngài là đem lại ánh sáng, cho kẻ đơn sơ thông hiểu am tường. Bước theo đường lối huấn lệnh Chúa là một chọn lựa khôn ngoan để đạt đến niềm hy vọng Chúa hứa ban, vì lời Chúa hứa thì ngọt ngào hơn cả mật ong trong miệng…

Trong bài đọc hai, thánh Phaolô cụ thể hóa sự khôn ngoan để đạt được niềm hy vọng mà Chúa đã hứa ban, bằng cách nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô. Khi nghe nói đến: đồng hình đồng dạng với Đức Kitô, đồng thừa kế với Đức Kitô, chúng ta nghĩ ngay đến: đồng hiển trị với Người, đồng hưởng vinh quang danh dự với Người, đó cũng là chuyện bình thường, bởi vì, thông thường, khi nghe “thừa kế” là chúng ta nghĩ ngay đến: thừa kế bao nhiêu tài sản, đất đai, nhà cửa, xe cộ, tài khoản trong ngân hàng, chứ ít khi, chúng ta nghĩ đến đồng thừa kế những đau khổ, tai ương, hoạn nạn. Tuy nhiên, trong bài đọc hai, thánh Phaolô khẳng định: Chúa Cha đã tiền định cho chúng ta nên đồng hình đồng dạng với Con của Người, những ai Người đã tiền định, thì Người kêu gọi: một tiếng kêu, thì cần một tiếng đáp, để Người làm cho ta nên công chính và cho hưởng vinh quang với Con của Người.

Trong bài Tin Mừng, sự khôn ngoan được thể hiện qua việc: biết biện phân cái gì là quý giá và quyết đánh đổi tất cả, để đạt cho bằng được điều quý giá đó, như người kia bán tất cả những gì mình có để mua thửa ruộng có kho báu, và cũng như thương gia đi tìm ngọc đẹp, đi bán tất cả những gì mình có để mua cho bằng được viên ngọc đẹp ấy.

Lịch sử ơn cứu độ là lịch sử của một “tiếng gọi” và một “tiếng đáp”. Chúa cất tiếng mời gọi, và chúng ta lên tiếng đáp lời. “Tiếng gọi”: kêu mời chúng ta bước vào hiện hữu, tiến vào một mầu nhiệm, đi vào một giao ước, và trải nghiệm một cuộc phiêu lưu dựa trên uy tín của Đấng mời gọi chúng ta dấn thân và nhập cuộc, luôn hứa hẹn nhiều chông gai và thử thách. Ơn cứu độ chỉ được thành toàn nơi chúng ta, khi chúng ta biết mở lòng ra: để đáp lời trước ân sủng của Thiên Chúa.

Chúa Cha đã tiền định cho chúng ta nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô, đó là điều Người nhắm đến trước tiên, trước cả sứ mạng, mà Người sẽ trao phó cho chúng ta. Không chấp nhận được biến đổi để trở nên: đồng hình đồng dạng với Đức Kitô, chúng ta không thể chu toàn sứ mạng đến nơi đến chốn được: hoặc sẽ bỏ dở nửa chừng, hoặc sẽ làm hư hại, phản tác dụng: thay vì làm sáng danh Chúa, thì lại làm ô danh Chúa; thay vì phục vụ danh Chúa, thì lại lợi dụng danh Chúa để được người khác phục vụ; thay vì loan báo Tin Mừng, thì lại gieo rắc tin dữ, tin buồn độc hại khắp nơi… Khi đó, chúng ta sẽ giới thiệu, trình bày cho người khác một Đức Kitô vô cùng lạ lẫm: một Đức Kitô bị méo mó theo hình ảnh của chúng ta, hơn là, một Đức Kitô mà chúng ta phải rập khuôn, và phải nên đồng hình đồng dạng với Người.

Lịch sử cứu độ là lịch sử của lòng thương xót, Thiên Chúa luôn kiên nhẫn đợi chờ chúng ta. Tuy nhiên, có gieo, ắt phải có gặt: lúa tốt bỏ vào kho, còn cỏ lùng phải đốt đi; có quăng lưới, ắt phải có kéo lưới: cá tốt bỏ vào giỏ, còn cá xấu phải vứt đi. Lúa tốt hay cỏ lùng; cá tốt hay cá xấu, tất cả đều tùy thuộc vào sự khôn ngoan chọn lựa của chúng ta. Ước gì chúng ta cũng như vị kinh sư khôn ngoan đã được học hỏi về Nước Trời: biết lấy ra từ trong kho tàng của mình cả cái mới lẫn cái cũ, rượu mới thì phải đổ vào bầu da mới, hầu, chúng ta biết phân định, để có được những chọn lựa khôn ngoan, cho dẫu sự khôn ngoan đó là ngu dại và điên rồ trước mắt thế gian. Chắc chắn, khi gắn bó với những của cải muôn đời tồn tại, chúng ta sẽ bị thế gian bách hại, loại trừ, khinh khi, nhục mạ, nhưng, đó mới chính là sự khôn ngoan đích thực, sự khôn ngoan mà Chúa đã dùng để cứu độ chúng ta.

C/ Lm. Jos. Phạm Duy Thạch, SVD

Bối cảnh

Mt 13,44-52 tiếp tục bài giảng bằng dụ ngôn, bài giảng thứ ba trong số năm bài giảng của Đức Giêsu theo cách cấu trúc của tác giả Mátthêu. Đây là loạt ba dụ ngôn tiếp nối bốn dụ ngôn mô tả Nước Trời Đức Giêsu đã kể trước đó: Người gieo giống; Lúa và cỏ lùng; Hạt cải; Men trong bột. Kiểu mẫu giới thiệu “Nước Trời như…” được lặp lại và trạng từ “Πάλιν” được lặp lại trong các dụ ngôn tiếp theo sau dụ ngôn “kho tàng chôn trong ruộng” cho thấy sự nối tiếp và trật tự thời gian của loạt ba dụ ngôn này. Các khái niệm cánh chung như “quăng vào lò lửa”, “kẻ khóc lóc”, “kẻ nghiến răng” nối kết chặt chẽ với loạt dụ ngôn trước đó, dụ ngôn cỏ lùng và lúa. Khái niệm kho tàng cũng nối kết với bài giảng nơi khác trong Tin Mừng Mátthêu và Luca (Mt 6,19.20.21; 12,35; 13,52; 19,21; Mc 10,21; Lc 12,33; 12,34; 18,22).

Cấu trúc

Mt 13,44-52 bao gồm ba dụ ngôn và một phần kết luận: Dụ ngôn kho tàng (c.44); Dụ ngôn viên ngọc tốt (cc.45-46); Dụ ngôn lưới cá (cc.47-50); Và phần kết luận (cc.51-52).

Kho tàng (c.44): Nước trời giống như…
–       Một kho tàng được chôn trong thửa ruộng,
–       Một người kia tìm được, dấu đi
–       Ra đi bán tất cả những gì mình có và mua thửa ruộng ấy

Viên ngọc quý (cc.45-46): Nước trời lại giống như…
–       Thương gia tìm ngọc tốt, tìm được một viên ngọc quý
–       Ra đi bán tất cả những gì mình có và mua nó

Chiếc lưới (cc.47-50): Nước trời lại giống như…
–       Chiếc lưới được quăng xuống biển và thu được tất cả các loại
–       Nhặt những con tốt vào giỏ và những con xấu quăng ra ngoài
–       Các thiên sứ tách những người xấu khỏi giữa những người công chính.
–       Ném chúng vào lò lửa, ở đó sẽ thành kẻ khóc lóc và kẻ nghiến răng

Kết luận (cc.51-52)
–       Các môn đệ hiểu tất cả những gì thầy Giêsu nói
–       Các Kinh Sư được đào tạo cho Nước Trời, thì giống như chủ nhà lấy cả cái mới và cái cũ từ kho tàng của mình.

Một vài điểm chú giải

1.Kho tàng: Kho tàng là khái niệm quen thuộc trong lời giảng của Đức Giêsu. Đây là một trong những điều quý giá mà con người qua mọi thời đại vẫn tìm kiếm. Nó tượng trưng cho sự giàu có, sung túc về vật chất mà người đời thường mơ ước có được. Trong bài giảng trên núi, Đức Giêsu đã mô tả sự trái ngược giữa kho tàng dưới đất và kho tàng trên trời. Trong khi kho tàng dưới đất có nguy cơ bị mối mọt làm hư hoại và bị kẻ trộm lấy đi, thì kho tàng trên trời tránh được tất cả những nguy cơ đó. Chính vì thế, Người mời gọi các môn đệ “hãy tích trữ kho tàng trên trời” (X. Mt 6,19-20; Lc 12,33). Đức Giêsu cũng khẳng định rằng “kho tàng của anh ở đâu thì lòng anh cũng sẽ ở đó” (Mt 6,21; Lc 12,34). Trong Mt 12,35, Đức Giêsu lại nói về sự đối lập giữa kho tàng tốt và kho tàng xấu của người tốt và người xấu (cf. Lc 6,45). Một người có ý muốn theo Chúa, được mời gọi: “Nếu anh muốn nên hoàn thiện thì hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đền theo tôi” (Mt 19,21; Lc 18,22; Mc 10,21). Kho tàng trên trời được mua bằng việc cho đi tài sản dưới đất. Kho tàng trong bối cảnh dụ ngôn này được ví như Nước Trời. Nó không xa với ý tưởng “kho tàng trên trời”, mà muốn có được người ta được khuyên phải bán hết tất cả tài sản dưới đất để cho người nghèo.

2.Tìm được và dấu đi: Động từ tìm được giả định một hoạt động tìm kiếm trước đó. Trong bài giảng trên núi, Đức Giêsu đã mời gọi các môn đệ: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người”. Kho tàng ở đây được ví như Nước Thiên Chúa. Tìm được ở đây có thể hiểu là nhận ra giá trị của Nước Trời như một kho tàng quý giá nhất. Việc chôn dấu kho tang trong ruộng là thòi quen bình thường của người Cận Động cổ xưa, nhưng hành động tìm được kho tàng trong ruộng của người khác và chôn dấu đi với ý định lấy làm của riêng mình xem ra không hợp đạo đức cho lắm và có thể cũng không hợp pháp.[1] Bởi lẽ, đó không phải là ruộng của người ấy và kho tàng ấy không thuộc quyền sở hữu của người ấy. Có lẽ, dụ ngôn không bàn đến những yếu tố đó mà chỉ muốn nhấn mạnh đến sự yêu thích của người này đối với kho tàng tìm được. Có thể nói người này quý kho tàng ấy trên tất cả mọi sự, và làm mọi cách để đạt được.

3.Bán tất cả và mua: Quyết định này là quyết định chung cho cả người nông dân lẫn người thương gia. Người này ngược với những người được biểu tượng hoá bằng hình ảnh hạt giống rôi trên bụi gai, vì những người này bị vấp ngã vì những lo lắng sự đời và ham mê tiền của. Tính từ “tất cả” được đặt trước mệnh đề những gì anh có, cho thấy mức độ từ bỏ của người này để đạt được kho tàng mà anh đã tìm được. Anh ta mua thửa ruộng mà mình dấu kho tàng, và như thế kho tàng sẽ thuộc về anh ta. Vấn đề là anh ta phải bán tất cả, chứ không phải chỉ bán một phần những gì mình có. Điều đó có nghĩa là từ đây, anh không còn gì nữa ngoài thửa ruộng có kho tàng trong đó. Khi chấp nhận bán tất cả tài sản đề sở hữu kho tàng là “Nước Trời”, người này đang thực hiện lời khuyên Tin Mừng: “Hãy tích trữ kho tàng trên trời” trong Mt 6,19-20, hay nói cách khác, người này đang bày tỏ ước muốn ước muốn nên hoàn hảo như trong Mt 19,21. Theo nghĩa này, “bán hết tài sản của mình mà mua thửa ruộng” đồng nghĩa với “bán tài sản của mình mà cho người nghèo và có một kho tàng trên trời”. Hai động từ “đi” và “bán” (hãy đi bán) ở 19,21 được sử dụng trong dụ ngôn này (người ấy đi bán). Trong lời mời gọi ở 19,21 còn có thêm mệnh lệnh mấu chốt là: “Hãy đến đây đi theo tôi”. Nghĩa là, việc mua viên ngọc, hay kho tang phải kết hợp với cả điều kiện là đi theo Đức Giêsu, hay có thể ngay trong hành động bán hết những gì mình có để mua kho tàng hay viên ngọc quý đã bao gồm cả việc đi theo Đức Giêsu.

4.Viên ngọc quý: Song song với kho tàng, rất có thể là mơ ước của người nông dân, viên ngọc tốt, là ước mơ của một thương gia. Ở dụ ngôn này, động từ “tìm kiếm” và “tìm thấy” được dùng như một tiến trình rõ ràng. Trên hành trình đi tìm những viên ngọc tốt, vị thương gia đã tìm được viên ngọc quý. Hành động của người thương gia này giống y như hành động của người nông dân kia: Đi bán tất cả những gì anh có và mua viên ngọc. Như thế, viên ngọc quý là thứ duy nhất mà anh còn lại, vì đã bán hết tất cả.

5.Chiếc lưới tập hợp tất cả các loại: Chiếc lưới lại liên quan đến một loại nghề nghiệp khác: Người đánh cá. Dụ ngôn này xem ra quen thuộc với các ông như Phêrô, Anrê, Giacôbê và Gioan, và bất cứ ngư phủ nào. Một cách tự nhiên, khi quăng lưới xuống biển người ta bắt được tất cả các loại cá tốt – xấu, lớn – nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, Đức Giêsu sử dụng động từ “tập hợp” (συνάγω) có lẽ ngụ ý đến việc tập hợp con người trong thời cánh chung. Đây chính là động từ được dùng trong câu chuyện về cuộc phán xét cuối cùng, trong đó, “tất cả các nước được tập hợp trước mặt” (συναχθήσονται ἔμπροσθεν αὐτοῦ πάντα τὰ ἔθνη) “Con Người đến trong vinh quang”. Cụm trạng từ chỉ thời gian “vào thời hoàn tất làm rõ ý nghĩa của động từ “tập hợp”. Tất cả các loại bao gồm người xấu và người công chính như trong phần giải thích.

6.Con tốt … con xấu … người xấu … người công chính: Một cách tự nhiên, các ngư phủ sẽ chọn những con cá tốt bỏ vào giỏ và cá xấu, họ ném đi.[2] Công việc này rất giống với công việc người ta nhặt cỏ lùng bó lại và đốt đi trong dụ ngôn “lúa và cỏ dại”. Tương tự, vào thời cánh chung, các thiên sứ sẽ đến và tách những người xấu ra khỏi người công chính. Công việc này lại giống như các thiên sứ đuổi ra khỏi Vương Quốc của Người tất cả những căn nguyên sa ngã và những kẻ xấu xa của dụ ngôn nói trên. Hình phạt bị quăng vào lò lửa[3] và trở thành kẻ khóc lóc và kẻ nghiến răng[4] trong dụ ngôn “lúa và cỏ dại” lại được lặp lại trong dụ ngôn này: Những người xấu bị ném vào lò lửa ở đó họ sẽ là kẻ khóc lóc và kẻ nghiến răng. Dụ ngôn “chiếc lưới” không nói về phần thưởng dành cho người công chính như trong dụ ngôn có lùng và lúa “người công chính sẽ chiều sáng như mặt trời trong Vương Quốc của cha họ (13,43)

7.Kẻ khóc lóc … kẻ nghiến răng: Hai danh động từ “khóc lóc” và “nghiến răng” đi kèm với mạo từ xác định (ὁ κλαυθμὸς καὶ ὁ βρυγμὸς τῶν ὀδόντων), cùng với động từ eimi, diễn tả hai loại người chứ không phải hai loại hành động của một con người (ở đó sẽ là kẻ khóc lóc và kẻ nghiến răng). Cách dùng này tỏ lộ căn tính đau khổ vĩnh viễn của những người xấu, chứ không phải hành động của họ trong một khoảng thời gian nhất định. Trước khi trở thành kẻ khóc lóc và kẻ nghiến răng, những người xấu đã bị quăng vào lò lửa, nghĩa là, họ khóc lóc và nghiến răng trong tình trạng bị lửa thiêu đốt. Hình ảnh ông nhà giàu trong dụ ngôn “ông nhà giàu và anh Ladarô” nghèo có thể là một minh hoạ cho tình trạng đau đớn của kẻ ở trong lò lửa: “Lạy tổ phụ Ápraham, xin thương xót con, và sai anh Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ vào lưỡi con cho mát, vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm” (Lc 16,24).

8.Thưa hiểu! Đó là đáp trả của các môn đệ dành cho câu hỏi của Đức Giêsu: “Anh em có hiểu tất cả những điều ấy không? “Tất cả những điều ấy” (ταῦτα πάντα), trong bối cảnh này có thể là tất cả những dụ ngôn Đức Giêsu đã kể, cùng với lời giải nghĩa, nhất là khối dụ ngôn gần với câu hỏi này nhất. Câu trả lời của các môn đệ là minh chứng cho khẳng định của Đức Giêsu trước đó: “Anh em được ơn hiểu các mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không” (Mt 13,11). Kiến thức của các môn đệ chứng tỏ họ không phải là loại hạt giống rơi dọc đường, vì những người, được biểu trưng bằng hình ảnh hạt giống gieo dọc đường, khi nghe lời về Nước Trời được gieo trong lòng mình thì không hiểu, nên quỷ dữ đến lấy đi (Mt 13,19).[5] Các môn đệ hiểu và đón nhận lời về Nước Trời.

9.Các Kinh Sư được đào tạo cho Nước Trời: Các Kinh Sư biểu trưng cho một nhóm người trí thức và yêu mến Luật Cựu Ước.[6] Trong Tân Ước, họ xuất hiện như những người chất vấn Đức Giêsu về nội dung Tin Mừng Nước Trời mà Người đang rao giảng. Họ thường xuất hiện cùng với nhóm những người Pharisêu trong nhiều cuộc tranh luận với Người. Dẫu cho họ có thể là các chuyên gia về Luật Môsê, nếu muốn vào Nước Trời, họ phải được đào luyện bởi Đức Giêsu. Động từ “μαθητεύω” nghĩa đen là “được trở thành môn đệ”, “được môn đệ hoá”. Chủ từ của động từ bị động này có thể là Đức Giêsu hay giáo huấn mới mẻ của Người. Đức Giêsu gián tiếp nhìn nhận họ là những người công chính, nhưng cảnh báo các môn đệ phải có sự công chính vượt trội hơn sự công chính của họ thì mới được vào Nước Trời (Mt 5,20). Uy quyền giảng dạy của Đức Giêsu được dân chúng nhìn nhận là vượt trội hơn các Kinh Sư, nên họ phải học từ Người là điều dễ hiểu. Trên thực tế, tác giả Mátthêu đã tường thuật câu chuyện một Kinh Sư bày tỏ ý muốn theo Đức Giêsu và Người cho ông ấy biết thực tế không mấy dễ chịu: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu” (Mt 8,19-20). Tác giả không chó biết là vị Kinh Sư này có theo Đức Giêsu hay không sau khi nghe thực tế về cuộc đời bấp bênh đó. Thực tế, có những Kinh Sư đã trở thành nhưng người tham gia trực tiếp trong vụ án Đức Giêsu (Mt 16,21; 20,18; 26,57; Mt 27,41).

10.Cái mới và cái cũ: Đức Giêsu ví các Kinh Sư được trở thành môn đệ vì Nước Trời giống như ông chủ nhà kia lấy ra từ kho tàng của mình cả cái mới và cái cũ. Kho tàng của người chủ nhà ở đây có lẽ chưa phải là kho tàng Nước Trời mà chủ nhà tìm thấy trong ruộng. Kho tàng của các Kinh Sư có thể là những giá trị Lề Luật mà họ đã có. Torah thật sự là một kho tàng mang đến ơn cứu độ cho các Kinh Sư và họ dành nhiều thời gian để nghiên cứu và thực hiện những điều Sách Thánh dạy. Tuy nhiên, cách giải thích và áp dụng Torah của Đức Giêsu, thì mới mẻ hơn và hoàn hảo hơn. Chính Đức Giêsu đã khẳng định rằng, Người đến để hoàn tất Lề Luật: “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Môsê và các ngôn sứ. Thầy đến không phải để vô hiệu hoá nhưng là để hoàn tất (Mt 5,17). Cách giải thích và áp dụng Luật cách mới mẻ của Đức Giêsu sẽ giúp các môn đệ có được sự công chính hơn các Kinh Sư và những người Pharisêu (Mt 5,20). Cụ thể trong sáu phản đề khởi đầu bằng: “Anh em đã nghe nói cùng người xưa rằng … còn chính Thầy nói cùng an hem rằng…” (Mt 5,21-47), Đức Giêsu đã hướng dẫn cách thực hành những điều luật Cựu Ước theo cấp độ cao hơn. Kết thúc loạt phản đề cho thấy sự vượt trội và tiêu chuẩn cao trong cách hiểu Luật của Đức Giêsu, là lời mời gọi nên hoàn hảo: “Anh em hãy trở nên hoàn hảo như cha trên trời của an hem thì hoàn hảo” (Mt 5,48). Sự khác biệt giữa cái cũ trong giáo huấn của các Kinh Sư và cái mới trong giáo huấn của Đức Giêsu được minh hoạ bởi hình ảnh cái “ách” (ngụ ý Lề Luật): Ách của Đức Giêsu thì dễ mang và gánh nặng của Người thì nhẹ nhàng (Mt 11,29-30), đối lại với ách của các Kinh Sư thì khó mang hơn (Mt 23,4; cf. Cv 15,10). Sự đối chọi giữa cái cũ và cái mới được thể hiện rõ trong từng tình huống tranh luận cụ thể giữa các Kinh Sư và Đức Giêsu: Về quyền tha tội của Đức Giêsu (Mt 9,3); Khả năng làm một dấu lạ (Mt 12,38); Giữ truyền thống của tiền nhân (Mt 15,2); Vinh dự của Đức Giêsu như một vị vua (Mt 21,15). Thật khó để cho các Kinh Sư có thể dung hoà giữa cái cũ vốn có bề dày lịch sử trong Cựu Ước và cái mới từ đến Đức Giêsu, con ông Giuse, xuất thân từ làng quê Nadarét. Cộng đoàn kitô hữu sơ khai đã phải đối diện với khó khăn này, khi họ phải tranh luận về luật cắt bì rằng liệu có cần thiết phải áp dụng nó cho những người ngoại theo đạo. Họ cảm thấy khó chấp nhận một người theo Đức Kitô mà không phải giữ luật cắt bì, cách nào đó, trải qua luật cũ trước khi đón nhận luật mới. Kết quả là tại công đồng Jerusalem, các nghị phụ, chính yếu là các Tông Đồ, dưới sự hướng dẫn của Thánh Linh, đã quyết định rằng: “Không đặt lên vai” những người ngoại mới theo đạo, một gánh nặng nào khác “ngoài những điều cần thiết này: kiêng ăn đồ đã cúng cho ngẫu tượng, kiêng ăn tiết, kiêng ăn thịt những con vật không cắt tiết và tránh gian dâm” (Cv 15,28-29). Tác giả D. Harrington xem cách nói này là bức tranh tự hoạ của tác giả Mátthêu, một người Do Thái chính hiệu muốn dung hoà giữa Luật Do Thái và Tin Mừng của Đức Giêsu, hay ít ra ông đang muốn giúp cho toàn thể cộng đồng Do Thái đón nhận Tin Mừng Đức Giêsu qua sách Tin Mừng mà ông soạn thảo.[7]

Bình luận chung

Nhìn lại cấu trúc tổng thể của loạt bày dụ ngôn Đức Giêsu rao giảng trong bài giảng bằng dụ ngôn (Mt 13), độc giả có thể thấy dụ ngôn người gieo giống đóng vai trò như là một dẫn nhập để giới thiệu người gieo giống và các loại thái độ thính giả có thể có trước hạt giống lời về Nước Trời. Tiếp theo là hai khối dụ ngôn diễn giải về Nước Trời, hay nội dung của lời về Nước Trời. Mỗi khối bao gồm ba dụ ngôn, trong đó một dụ ngôn diễn giải về thời cánh chung, thời mà mọi thái độ đón nhận và chối từ Tin Mừng Nước Trời được phân biệt rõ rệt và đón nhận những thưởng phạt cụ thể. Hai dụ ngôn còn lại, có thể nói là phần diễn giải của dụ ngôn nói về thời cánh chung. Có thể tác giả Mátthêu ngụ ý là dụ ngôn cánh chung như là kết quả báo trước những chọn lựa của người nghe trước hai dụ ngôn còn lại của từng khối. Vị trí của dụ ngôn cách dung được đảo lộn trong hai khối. Nó được đặt đầu trong khối thứ nhất và nằm ở cuối trong khối còn lại. Nói cách khác, khối dụ ngôn thứ nhất phát triển theo lối diễn dịch trong khi khối dụ ngôn thứ hai phát triển theo hướng quy nạp. Nếu nhìn hai khối dụ ngôn này như là một khối duy nhất với chủ đề Nước Trời, thì hai dụ ngôn cánh chung (cỏ dại và lúa; chiếc lưới cá) có vai trò làm khung cho loạt sáu dụ ngôn này.[8] Nói cách khác hai dụ ngôn này đóng vai trò như là một inclusio cho loạt sáu dụ ngôn về Nước Trời (13,24-50).

Khối dụ ngôn thứ hai (Mt 13,44-52) được đóng lại với dụ ngôn cánh chung, cho biết thực trạng của người xấu. Trong thời hoàn tất, họ sẽ bị tách ra khỏi những người công chính như người ta tách cá xấu ra khỏi cá tốt và bị quăng vào lò lửa. Ở đó, họ sẽ trở thành kẻ khóc lóc và kẻ nghiến răng vĩnh cửu, nghĩa là chịu hình phạt đau đớn đời đời. Tuy phần kết này không nói gì đến phần thưởng dành cho những người công chính, nhưng hình ảnh cá tốt được bỏ vào giỏ có thể là một minh hoạ cho một kết cục tích cực dành cho họ. Kết cục này được soi sáng bằng cái kết của dụ ngôn cỏ dại và lúa: “Người công chính sẽ chói ngời trong Vương Quốc của cha họ” (Mt 13,43), hay dưới ánh sáng của trình thuật cánh chung: “Người công chính ra đi để hưởng sự sống muôn đời đối lại với những người xấu xa ra đi để chịu cực hình vĩnh cửu” (Mt 25,46). Theo tính mạch lạc của khối dụ ngôn, cò thể hiểu rằng, người xấu phải gánh chịu hậu quả đớn đau khắc nghiệt ấy là vì họ đã không tìm kiếm và tìm thấy Nước Trời như là một kho tàng chôn trong ruộng hay tìm kiếm và tìm thấy Nước Trời như một viên ngọc quý giá nhất để rồi bán hết mọi sự, từ bỏ mọi sự, chỉ để mua được Nước Trời. Ngược lại, người công chính đã nhận ra Nước Trời là cùng đích của cả đời mình và họ đã bán tất cả những gì mình có, cho người nghèo, tích trữ kho tàng trên trời và dấn thân cả đời theo Đức Giêsu. Hiệu quả tất yếu là họ được hưởng hạnh  phúc trong Nước Trời cùng với Đức Giêsu.

D/ Lm. Giuse Đinh Lập Liễm

 SỰ KHÔN NGOAN ĐÍCH THỰC

A. DẪN NHẬP                                              

Các bài đọc trong Thánh lễ hôm nay thúc giục chúng ta hãy tìm kiếm sự khôn ngoan. Vua Salomon trong bài đọc 1 đã không xin Chúa điều gì khác ngoài sự khôn ngoan. Lời cầu xin ấy làm đẹp lòng Chúa, nên Salomon đã được như ý và Chúa cho ông trở thành người khôn ngoan nhất trên đời.

  Dụ ngôn kho tàng và viên ngọc quí trong bài Tin mừng cũng nhắc cho chúng ta phải đi tìm kiếm sự khôn ngoan. Hai người tìm được kho tàng và viên ngọc quí tỏ ra khôn ngoan, sẵn sàng bán hết của cải để mua cho được hai thứ đó. Người Kitô hữu đã được biết Chúa Giêsu, là sự Khôn ngoan của Thiên Chúa, đã lãnh nhận được đức tin thì phải dứt bỏ tất cả để chiếm hữu cho được của quí giá ấy, mặc dầu phải hy sinh.

  Đức tin là một kho tàng vô giá, nó đem đến cho chúng ta sự sống vĩnh cửu và sự sống bất tận của Thiên Chúa. Chính nhờ Đức tin chúng ta chiếm hữu được Thiên Chúa là nguồn mọi sự thiện hảo. “Đức tin cho ta biết liên hệ giữa đời này và đời sau, giữa người ta và Thiên Chúa. Với đức tin ta được đón nhận ánh sáng siêu nhiên để nhận biết ở trong ta những khả thể mà đến nay ta không biết. Đức tin đổi mới cái nhìn của ta về Thiên Chúa, về vũ trụ và về chính chúng ta. Nó làm cho ta có cái nhìn siêu việt của Thiên Chúa” (Lm. Thân Văn Tường trong tập “Đối diện với Chúa”).

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA

+ Bài đọc 1: 1V 33,5.7-12

  Bài đọc 1 cho chúng ta biết Salomôn là ông vua sáng chói nhất trong Cựu ước và của riêng dân Israel. Vị vua này lúc 20 tuổi lên kế vị cha là vua Đavít vào năm 960 trước công nguyên. Salomôn đến Gabaon và cầu nguyện. Trong khi cầu nguyện, Thiên Chúa hiện ra và bảo: “Ngươi muốn xin gì thì hãy xin và Ta sẽ ban cho”. Salomon không xin sống lâu, được giàu có, tiêu diệt quân thù mà lại xin được ơn khôn ngoan để biết suy xét và lãnh đạo dân chúng. Thiên Chúa khen ông và ban cho sự khôn ngoan, đến nỗi sau này trong lịch sử, ông được mang tên là “Ông Vua khôn ngoan”. Sự khôn ngoan biến thành từ ngữ “Khôn ngoan như vua Salomôn”.

  Nhưng bất hạnh thay, lúc về già, vua Salomôn thay tính đổi nết, đã trở nên dại dột, đã làm những điều ngang trái và đây là cả một sự tai hại lớn cho Israel.

+ Bài đọc 2: Rm 8,28-30

  Trong thư gửi cho tín hữu Rôma, thánh Phaolô đã đề cập đến ơn “Tiền định”. Theo đó, tiền định đây chỉ có nghĩa là ngay từ trước khi tạo thành thế giới, Thiên Chúa đã định cho loài người nên con cái của Người, theo hình ảnh Con của Người, Đấng đã trở nên người Anh Cả của một đàn em đông đúc.

  Đối với những người được Thiên Chúa thương yêu thì:
– Người giúp họ được sự lành,
– Người kêu gọi họ nên thánh,
– Người kêu gọi họ và sẽ cho họ được vinh quang.

+ Bài Tin mừng: Mt 13,44-52

  Trong bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu đưa ra ba dụ ngôn để khuyến khích thính giả hy sinh tất cả, không do dự, để sở hữu được Nước trời.

  Hai dụ ngôn kho báu và viên ngọc quí dạy chúng ta rằng Nước trời là một thứ quí giá nhất, đối tượng của mọi nỗ lực tìm kiếm của ta, đáng cho mọi người bán đi tất cả để mua lấy.

  Dụ ngôn mẻ lưới kéo nhiều cá từ biển lên cũng cùng một ý nghĩa với dụ ngôn lúa và cỏ lùng của tuần trước. Dụ ngôn nhắc cho chúng ta: trong Nước trời có người tốt kẻ xấu sống lẫn lộn. Thiên Chúa chỉ phân xử trong ngày tận thế để lựa lọc: kẻ tốt sẽ được thưởng, còn kẻ xấu sẽ bị phạt trong lửa đời đời.

C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA: 

HÃY TÌM KIẾM SỰ KHÔN NGOAN

  Người ta thường nói: “Khôn sống mống chết” (Tục ngữ) hay “Khôn sống bống chết”, nghĩa là khôn ngoan thì sống, dại dột đần độn thì chết. Tục ngữ “khôn sống mống chết” dùng nói về việc ở đời, nếu biết cách lo liệu, tính toán làm ăn, cư xử thì mọi việc đều đạt được đời sống khá giả. Ngược lại, sẽ lâm vào cảnh thất bại, khổ sở.

  Trong đời sống thiêng liêng, người Kitô hữu cũng phải biết khôn ngoan lo cho tương lai của mình. Đời sống mai hậu hoàn toàn tùy thuộc ở nơi mình: được hạnh phúc vĩnh cửu hay trầm luân đời đời. Nước trời là đối tượng của mọi sinh hoạt nơi trần thế, nhiều khi phải từ bỏ tất cả để chiếm hữu được Nước trời, vì Nước trời chỉ có thể chiếm được bằng sức mạnh (Regnum coelorum vim patitur). Theo Kinh thánh thì “Đầu mối sự khôn ngoan là lòng kính sợ Chúa”.

I.Ý NGHĨA BA DỤ NGÔN

  Dụ ngôn Nước trời giống như kho báu chôn trong ruộng có vẻ hơi lạ đối với một số người, nhưng lại hoàn toàn tự nhiên đối với dân chúng ở Palestine. Trong thời Chúa Giêsu và cả ngày nay nó cũng vẽ ra bức tranh mà dân ở Đông phương đều biết cả.

  Người thường dân hay cất giấu tài sản quí giá nhất dưới đất, xem đó là nơi an toàn. Trong dụ ngôn về các nén bạc, người đầy tớ không trung tín chôn giấu nén bạc mình dưới đất để khỏi mất (Mt 25,25) đều nói lên thói quen đó. Ở Việt Nam chúng ta thỉnh thoảng cũng có người tình cờ đào được chum vàng hay những vật quí giá chôn dưới đất từ lâu mà nay đã mất chủ.

Truyện: Kho tàng ở Sidon

  Thompson trong quyển “Xứ thánh và Kinh thánh” xuất bản đầu tiên năm 1876 kể lại một trường hợp chính ông đã chứng kiến một kho tàng ở Sidon. Trong thành phố đó có một đại lộ nổi tiếng có trồng cây, một số công nhân đang đào xới trong một khu vườn trên đại lộ đã khám phá ra nhiều hũ bằng đồng chứa đầy những đồng tiền vàng. Họ có ý giữ kín chuyện khám phá này, nhưng vì họ đông và vì quá mừng nên chuyện lộ ra và chính quyền địa phương sung công kho tàng ấy. Đó là kho tàng của Alexandre đại đế và phụ hoàng Philipphê. Thompson cho rằng khi Alexandre bất ngờ qua đời ở Babylon và tin này đến Sidon thì một số viên chức chính quyền đã chôn giấu số tiền này với ý định chiếm đoạt chúng trong cuộc khủng hoảng sau cái chết của Alexandre.

  Cả ba dụ ngôn này có ý nói rằng Chúa muốn dạy chúng ta phải là người khôn ngoan chân chính, là người biết đi tìm Nước Chúa, biết lo phần rỗi linh hồn mình, lo việc Chúa trước đã. Nói thế không phải là không lo đến đời sống vật chất, đời sống gia đình. Chúng ta phải lo việc Chúa trước đã “mọi sự khác Chúa sẽ ban cho sau”.

II.NÓI VỀ SỰ KHÔN NGOAN

  Nếu nói về chuyện “khôn dại dại khôn” thì chúng ta hãy nói đến chuyện vua Salômôn. Vua Salômôn xem ra “dại” nhưng thực ra lại quá “khôn”. Chúa đã bảo: “Ngươi muốn gì cứ xin, Ta sẽ ban cho ngươi”. Ông dại quá, không xin giàu có, không xin sống lâu, không xin một thế lực hùng mạnh… mà lại xin khôn ngoan. Tuy nhiên, thực ra ông quá khôn, bởi vì khôn ngoan là nền tảng và nguồn gốc của mọi thứ khác: nhờ khôn ngoan nên sau đó ông giàu có, triều đình ông vững bền, đất nước ông giàu mạnh… và nhất là ông được Thiên Chúa che chở bảo vệ.

  Thi sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm, sau khi đã chán ngán với đường danh vọng, và bị ảnh hưởng triết lý “vô vi” của Lão Tử đã về ở ẩn. Ông đã nói lên cái “triết lý dại khôn” của ông trong một câu thơ:

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn người tìm chốn lao xao
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)

  Ở đời, có những người khôn mà không ngoan, có người ngoan mà không khôn. Có những người khôn vặt, khôn láu cá, khôn lỏi, cái khôn mà Thánh kinh gọi là sự Khôn ngoan của con cái tối tăm. Nghĩa là chỉ biết khôn ngoan trong việc trần thế vật chất, tội lỗi, mà không có một chút khôn ngoan trong sự sáng, biết phân biệt lành dữ, biết lo phần rỗi. Chúa phán: “Được mọi sự thế gian, nghĩa là khôn ngoan nơi trần thế mà mất linh hồn thì nào được ích gì?” Vì thế người ta mới nói:

Khôn thế gian làm quan địa ngục,
Dại thế gian làm quan thiên đàng.

  Muốn có sự khôn ngoan, con người phải dùng đến lý trí và lương tâm trong sáng mới đạt được, nghĩa là đừng để cho vật dục lôi kéo, trấn áp, làm cho tâm trí trở nên mê muội. Có những người học thức cao, bằng cấp đầy mình mà hành động hết sức thiếu khôn ngoan.

  Trường hợp của vua Salômôn cũng nói lên điều đó. Salômôn là vị vua khôn ngoan nhất trần gian, sáng tác được những câu châm ngôn tuyệt vời, không ai sánh bằng, nhưng khi về già đã đổi tính đổi nết, kết hôn với những người đàn bà ngoại đạo, đưa các thần ngoại vào trong triều đình, khiến nhà vua mất khôn ngoan sáng suốt, làm những việc ngu xuẩn khác với thời trước.

Truyện: Ngọc bích họ Hoà

  Nước Sở có người họ Hoà, được một hòn ngọc ở trong núi, đem dâng vua Lệ Vương. Vua sai thợ ngọc xem. Thợ ngọc nói: “Đá, không phải ngọc”. Vua cho người họ Hoà là nói dối, sai chặt chân trái.

  Đến khi vua Vũ Vương nối ngôi, người họ Hoà lại đem ngọc ấy dâng. Vua sai thợ ngọc xem. Thợ ngọc nói: “Đá, không phải ngọc”. Vua lại cho họ Hoà là nói dối, sai chặt nốt chân phải.

  Đến khi vua Văn Vương lên ngôi, người họ Hoà ôm hòn ngọc, khóc ở chân núi Sở sơn suốt ba ngày ba đêm đến chảy máu mắt ra. Vua thấy thế, sai người đến hỏi. Người họ Hoà thưa: “Tôi khóc không phải là thương hai chân tôi bị chặt, chỉ thương về nỗi ngọc mà cho là đá, nói thật mà cho là nói dối”. Vua bèn sai người xem lại cho rõ kỹ, thì quả nhiên là ngọc thật, mới đặt tên gọi là “Ngọc bích họ Hoà” (Nguyễn Văn Ngọc, Cổ học tinh hoa, tập 1, tr 144).

III.CÁCH HÀNH XỬ CỦA TA

1.Phải can đảm chọn lựa

  Trong cuộc đời có nhiều sự chọn lựa. Quyền chọn lựa là do mỗi người và mỗi người phải nhận lấy hậu quả của sự chọn lựa ấy. Không một chọn lựa nào có thể hoàn toàn bảo đảm cho tương lai, nên con người luôn bị day dứt về sự lựa chọn: bởi vì có người lựa chọn trong sự khôn ngoan sáng suốt, có người lựa chọn trong sự u tối mờ mịt. Nhưng riêng trong việc lựa chọn Nước trời luôn là một sự lựa chọn khôn ngoan, một chọn lựa đúng hướng. Muốn lựa chọn Nước trời, chúng ta phải có thái độ can đảm, dám hy sinh tất cả, dám gạt bỏ mọi trở ngại trong việc tìm kiếm, dám nhận lấy cái nhãn hiệu là “người dại, người khờ”.

  Hai người trong bài Tin mừng hôm nay rất khôn ngoan: người thứ nhất khám phá một kho tàng giấu trong một thửa ruộng. Anh vội về nhà bán hết tài sản rồi trở lại mua thửa ruộng đó. Người thứ hai thấy được một viên ngọc quí, cũng về nhà bán hết tài sản để trở lại mua viên ngọc quí đó. Ai trong chúng ta khám phá một kho tàng hay một viên ngọc quí mà không làm như hai người ấy! Đương nhiên chúng ta sẽ làm như họ thôi. Chúng ta dám bỏ tất cả vì chúng ta biết mình sẽ được lại cái còn quý giá hơn nhiều.

Truyện: Cách bắt khỉ

  Muốn bắt khỉ, người ta cho quả táo vào cái ống to, miệng nhỏ, chỉ để vừa tay con khỉ thò vào, đầu kia gắn vào gốc cây, rồi người ta ngồi rình chờ. Khỉ đến thấy quả táo ngon thì thò tay vào lấy luôn nhưng không rút tay ra được, vì vướng miệng ống. Muốn rút tay ra được thì phải buông quả táo ra. Nhưng con khỉ không biết buông quả táo ra mà cứ nắm chặt lấy nó mà la hét. Người ta đến bắt dễ dàng.

  Con khỉ thật dại dột, không biết buông quả táo ra, để có thể rút bàn ta ra khỏi ống mà cứ khư khư giữ lấy quả táo thì không bao giờ có thể rút tay ra được. Con khỉ không biết bỏ cái nhỏ mà chọn lấy cái lớn, không biết bỏ quả táo đi mà giữ lấy bản thân.

  Chúng ta đôi lúc cũng hành động như vậy. Chúng ta muốn thờ Thiên Chúa vừa muốn thờ thần Mammon, trong khi đó Chúa đã nhắc nhở: “Không ai có thể làm tôi hai chủ”. Bao lâu chúng ta còn hành động theo kiểu “bắt cá hai tay”, thì không bao giờ thành công, phải chọn một trong hai.

  Muốn vào Nước trời thì phải hy sinh, phải từ bỏ những gì làm cản trở: “Không phải cứ kêu Lạy Chúa, Lạy Chúa mà được vào Nước trời, nhưng chỉ những ai làm theo ý Cha trên trời”. bởi vì Nước trời chỉ có thể chiếm được bằng sức mạnh, sức mạnh tinh thần (regnum coelorum vim patitur). Chúng ta dám bỏ tất cả để được một kho tàng, để chiếm được một viên ngọc quí. Tại sao chúng ta không dám bỏ tất cả để chiếm hữu được Nước trời.

2.Chuẩn bị cho Giờ của Chúa

  Hình ảnh chiếc lưới vét hết mọi loại cá thường được dùng chỉ ngày tận thế, ngày cuối cùng của lịch sử (x. Lc 21,34). Điều khác biệt với dụ ngôn trên đây là vào ngày đó, tất cả mọi người, dù muốn hay không đều phải ra trình diện trước tòa phán xét. Ngày ấy sẽ là cuộc thanh lọc người dữ người lành. Sự lành sự dữ không thể được xếp đồng hạng với nhau. Sẽ có thời điểm phân tách để thưởng phạt công minh.

  Như vậy người khôn ngoan là người sống hôm nay mà đang chuẩn bị cho tương lai ngày mai. Họ sống trên trần gian nhưng không thuộc về trần gian, vì họ luôn hướng về Quê hương vĩnh cửu. Tuy vậy, hạnh phúc đời đời không làm chúng ta quên đi bổn phận đối với anh em, đối với cuộc sống hiện tại. Vì hạnh phúc vĩnh cửu chính là kết quả của những gì chúng ta đã thực thi trong cuộc đời này.

Truyện: Cần phần rỗi linh hồn

  Attila xâm chiếm nước Italia với các binh đoàn hùng hậu của ông. Khi đã chiếm đóng làm chủ khắp mọi nơi thuộc đế quốc Rôma, ngày kia quân lính đến báo cáo với ông ta rằng: Ở vùng ông ta đang trú đóng có một vị ẩn tu rừng. Attila, ông vua hiếu chiến, hung dữ, rất kiêu căng này luôn muốn mọi người run sợ sụp lạy trước mặt mình, nên ông ta nảy ra ý định thử đến gặp vị ẩn sĩ xem sao.

  Tưởng rằng vị tu hành sẽ sợ hãi khi đối diện với nhà chinh phục khét tiếng này, không ngờ, người của Thiên Chúa chẳng những không run khiếp, trái lại còn tỏ ra ung dung tự tại khiến Attila vừa nể phục vừa cảm mến. Sau khi trò chuyện với một người khôn ngoan, có tài đáp ứng mau lẹ, Attila bèn hứng chí nói: “Ta sẽ cho ngươi tất cả những gì ngươi có thể ước muốn trong vương quốc ta”. Lúc đó, vị ẩn sĩ vừa ngửa tay chìa về phía Attila vừa nói: “Thưa Ngài, trong toàn vương quốc của Ngài, tôi chỉ ước muốn một điều duy nhất: Phần rỗi của linh hồn Ngài thôi” (Quê Ngọc, Dấu ấn tình yêu, năm A, tr 98).

  Phần rỗi linh hồn là một điều quan trọng và khẩn thiết nhất trong cuộc đời. Đức tin đưa chúng ta đến phần rỗi đời đời. Như người lái buôn tìm được ngọc quí, ông ta về bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy. Người Kitô hữu được Thiên Chúa tặng ban cho Đức tin là một hồng ân quí giá, chúng ta hãy về bán tất cả để giữ cho được cái kho tàng ân sủng ấy, có nghĩa là chúng ta phải dứt khoát từ bỏ những sở hữu phàm trần như: những đam mê thấp hèn, lòng tham danh vọng, tiền tài vật chất quá lẽ, tính ích kỷ kiêu căng, sự thờ ơ trước những đau khổ của người khác…

  Suy gẫm các bài đọc trong Thánh lễ hôm nay chúng ta thấy Chúa Giêsu đưa ra ba dụ ngôn này là muốn mỗi người chúng ta phải nhận thức cho bằng được bài học quan trọng này: đang lúc còn sống ở trần gian, ai cũng phải ghi tâm khắc cốt rằng không có gì cao quí và quan trọng cho bằng NƯỚC TRỜI. Nước trời là kho báu tuyệt vời mà mọi người đáng mong ước. Xác tín như thế, người ta mới dám hy sinh từ bỏ mọi sự khác, hy sinh cả bản thân mình để chiếm được hạnh phúc thiên đàng.

ShareTweet

Bài Viết Cùng Chuyên Mục

Thứ Ba, Tuần VIII, Thường Niên, Năm C

Thứ Ba, Tuần VIII, Thường Niên, Năm C

Thứ Hai, Tuần VIII, Thường Niên, Năm C

Thứ Hai, Tuần VIII, Thường Niên, Năm C

Thứ Bảy, Tuần VII, Thường Niên

Thứ Bảy, Tuần VII, Thường Niên

Thứ Sáu, Tuần VII, Thường Niên

Thứ Sáu, Tuần VII, Thường Niên

Thứ Năm, Tuần VII, Thường Niên

Thứ Năm, Tuần VII, Thường Niên

Thứ Tư, Tuần VII, Thường Niên

Thứ Tư, Tuần VII, Thường Niên

Bài Viết Mới

Giáo Xứ Chính Tòa Đà Lạt: Giáo Họ Fatima Long Trọng Mừng Bổn Mạng

Giáo Xứ Chính Tòa Đà Lạt: Giáo Họ Fatima Long Trọng Mừng Bổn Mạng

Suy Niệm Lời Chúa – Thứ Năm Tuần IV Phục Sinh.

Suy Niệm Lời Chúa – Thứ Năm Tuần IV Phục Sinh.

Thứ Năm, Tuần IV Phục Sinh

Thứ Năm, Tuần IV Phục Sinh

Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang Bảo Lộc: Đức Cha Giáo Phận Dâng Lễ Hành Hương Ngày 13/5 và Tham Dự Dâng Hoa Kính Mẹ

Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang Bảo Lộc: Đức Cha Giáo Phận Dâng Lễ Hành Hương Ngày 13/5 và Tham Dự Dâng Hoa Kính Mẹ

Trực tuyến Thánh Lễ Khánh Thành & Cung Hiến Nhà thờ Thanh Bình – Đức Trọng, lúc 09:30 | 15/5/2025

Trực tuyến Thánh Lễ Khánh Thành & Cung Hiến Nhà thờ Thanh Bình – Đức Trọng, lúc 09:30 | 15/5/2025

Suy Niệm Lời Chúa – Thứ Tư Tuần IV Phục Sinh – Kính Thánh Matthia Tông Đồ

Suy Niệm Lời Chúa – Thứ Tư Tuần IV Phục Sinh – Kính Thánh Matthia Tông Đồ

Giáo Phận Đà Lạt

Thông Tin Liên Hệ
VĂN PHÒNG TRUYỀN THÔNG GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT
– Địa chỉ: 09 Nguyễn Thái Học – Tp. Đà Lạt – Lâm Đồng – Việt Nam
– Điện thoại: 0918.525.019
– Email: giaophandalat1960@gmail.com

  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo – Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Giáo Hạt và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Danh Sách Linh Mục
  • Phụng Vụ
  • Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Thông Báo
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Giới Thiệu Giáo Xứ

© Giáo Phận Đà Lạt - Ban Truyền Thông

  • Trang Chủ
  • Thông Báo
  • Tin Tức Giáo Phận
  • Báo Lỗi