• Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo - Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt Và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
      • Mùa Thường Niên
      • Mùa Vọng – Giáng Sinh
      • Mùa Chay – Phục Sinh
      • Lễ Ngoại Lịch
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
      • Năm A
      • Năm B
      • Năm C
      • Lễ Chung
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
      • Kinh Nguyện
      • Nghi Thức
    • Giờ Kinh Phụng Vụ
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Thông Báo
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Giáo Hội Hoàn Vũ
      • Đức Thánh Cha
      • Công Đồng Chung
      • Thượng Hội Đồng Giám Mục
      • Các Bộ Giáo Triều
      • Tài Liệu Khác Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
      • Thư Chung
      • Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục
      • Thư Mục Vụ Của Hội Đồng Giám Mục
      • Tài Liệu Khác HĐGM
    • Văn Kiện Giáo Phận
      • Thư Mục Vụ
      • Sắc Lệnh Và Quy Chế
      • Thường Huấn Linh Mục
      • Tĩnh Tâm Linh Mục
      • Tài Liệu Khác Giáo Phận
    • Kinh Thánh
      • Chia Sẻ Lời Chúa
      • Tìm Hiểu Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Mục Vụ
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Giáo Phụ
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Chầu Thánh Thể
    • Giáo Lý
    • Nhạc Thánh Ca
    • Giới Thiệu Giáo Xứ
    • Thắng Cảnh Tôn Giáo
    • Video Sinh Hoạt
   
Không Có Kết Quả
Xem Tất Cả
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo - Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt Và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
      • Mùa Thường Niên
      • Mùa Vọng – Giáng Sinh
      • Mùa Chay – Phục Sinh
      • Lễ Ngoại Lịch
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
      • Năm A
      • Năm B
      • Năm C
      • Lễ Chung
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
      • Kinh Nguyện
      • Nghi Thức
    • Giờ Kinh Phụng Vụ
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Thông Báo
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Giáo Hội Hoàn Vũ
      • Đức Thánh Cha
      • Công Đồng Chung
      • Thượng Hội Đồng Giám Mục
      • Các Bộ Giáo Triều
      • Tài Liệu Khác Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
      • Thư Chung
      • Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục
      • Thư Mục Vụ Của Hội Đồng Giám Mục
      • Tài Liệu Khác HĐGM
    • Văn Kiện Giáo Phận
      • Thư Mục Vụ
      • Sắc Lệnh Và Quy Chế
      • Thường Huấn Linh Mục
      • Tĩnh Tâm Linh Mục
      • Tài Liệu Khác Giáo Phận
    • Kinh Thánh
      • Chia Sẻ Lời Chúa
      • Tìm Hiểu Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Mục Vụ
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Giáo Phụ
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Chầu Thánh Thể
    • Giáo Lý
    • Nhạc Thánh Ca
    • Giới Thiệu Giáo Xứ
    • Thắng Cảnh Tôn Giáo
    • Video Sinh Hoạt
Giáo Phận Đà Lạt
   
No Result
View All Result

Vòng Xoáy: Cũ và Mới

Ngày Đăng: 03/01/2023
Trong Tu Đức - Nhân Bản

Nếu đã một lần nào đó, thật bất ngờ, ta chứng kiến hoạt động của một cơn lốc xoáy với những âm thanh thét gào, sức gió mạnh mẽ và tổn hại mất mát lớn lao… Khi cơn xoáy đã đi qua, trong ta chỉ còn lại một nỗi sợ và dường như ta mới có được kinh nghiệm rõ hơn về sự sợ hãi, cái phản vệ đi tìm đường sống cho mình  trước sức mạnh và sự tàn phá của cơn gió xoáy.

Trong đời sống tinh thần, khi sự đối kháng giữa hai thái cực của vấn đề đạt đến đỉnh điểm, con người cũng sẽ thấy trong mình hình thành những cơn “lốc xoáy”, bị hút và đẩy vào trong tâm điểm của vòng xoáy vô hình mãnh liệt, gắn liền với một sự mất –còn của bản thân trong hiện tượng phi vật chất này. Những lúc ấy, con người đối diện với những thách đố để tìm con đường sống cho ơn gọi của chính mình.

Mỗi ngày sống là mỗi ngày đối diện với những cái cũ và cái mới, là đối diện với sự thất bại và chiến thắng, là nhìn thấy và cảm nghiệm sự gục ngã và đứng vững trong những băn khoăn, trăn trở của dòng đời, của cái đấu tranh để hiện hữu. Một chồi sống chỉ nảy mầm, bắt đầu sự sống khi cái gieo xuống đã huỷ hoại, tan rã. Hình ảnh của sự chết sẽ gắn liền với hình ảnh của một sự sống, là khởi điểm  một nốt nhạc mới trong bản trường ca của vũ trụ.

Có nghịch lý chăng khi hiện tại và quá khứ luôn chồng chéo, lấn lướt trong tinh thần của người Kitô hữu. Sống hôm nay nhưng lại dùng thước đo cũ, quan điểm cũ để vận dụng quả là bất lợi và phi lý. Cái cũ và cái mới, hai mặt của một thực tại bao giờ cũng chất chứa một sự đấu tranh, một sự mất còn, giữa sự sống và cái chết, của một sự thay đổi liên tục để tìm đến một chân lý, một nguồn sống đích thực.

Thế giới được thay đổi cục diện, được khai sinh và ngập tràn ý nghĩa khi Đức Giêsu nhập thể và sống với con người. Bộ mặt, giá trị truyền thống của con người bị phá vỡ khi Ngài đem đến cho nhân loại một khuôn mặt mới về Thiên Chúa, giải phóng con người ra khỏi tình trạng nô lệ của luật pháp, của thiên kiến, của những giá trị….. “ Anh em đã nghe Luật dạy rằng… còn Thầy, Thầy bảo thật anh em…”để cho Chân lý được thể hiện, để giúp và tặng cho con người sự tự do của con cái Thiên Chúa. Ngài chấp nhận một sự chống đối, một sự hiểu lầm, sự hận thù và thậm chí chấp nhận cả cái chết để làm cho thế giới được hoà quyện trong rượu mới và bầu mới.

Ngày hôm qua, cái ngày của một thời trong quá khứ với biết bao nhiêu giá trị, thước đo, lối nhìn sẽ mãi không thể hoà nhập vào trong một thế giới của hiện tại, khi mà từng giây phút thế giới và tâm linh con người đang biến chuyển, đổi mới từng giây , từng phút vì “Rượu mới đổ vào bầu da mới” (Mt 9,17b).

Đổi mới không có nghĩa là đạp đổ, là chôn vùi và quên lãng, là phủ nhận tất cả những gì của ngày hôm qua, nhưng là đi vào trong một hành trình phân định, gạn lọc để làm cho cái cũ được mới, được đẹp hơn và ý nghĩa hơn. Đôi chân trần rao giảng Tin mừng ngày hôm qua cần có được một nhãn quan mới phù hợp trong một nhịp sống của thời đại hiện tại, để đi đến một sự tự do trong Tin Mừng giữa thế kỷ 21, thế kỷ của thời đại của công nghệ thông tin và của sự bộc phá trong nhiều lĩnh vực.

Sống hôm nay là hướng đến một cuộc sống mới đặt nền tảng trên Đức Kitô và Thánh Thần, đổi mới hoá những gì đã không còn chất sống, là mở to đôi mắt nhìn thẳng vào vấn đề để phân định, để tìm thấy Chân lý cho cuộc sống của mình, để “ trời mới đất mới” được hiện tại hoá, để cuộc sống người Kitô hữu không bị lập trình bởi muôn vàn những điều đã được viết, được xây dựng và nghĩ suy dưới lăng kính của thời đại hôm qua.

Đức Kitô đến là để đổi mới cục diện thế giới. Ngài không muốn nhìn thấy sự già cỗi trong cuộc sống của chúng ta. Ngài mang lửa đến để đốt cháy nhân loại, để ngọn lửa ấy hủy diệt cái cũ nhưng đồng thời tái sinh sự sống mới. Sự phục sinh rạng rỡ đầy vinh quang của Đức Giêsu đã đi qua cái chết, để con người được tái sinh, được đón lấy ánh vinh quang của một tình yêu và tự do thực của Thánh Thần, tiêu diệt thế giới chìm ngập trong ánh màu của già cỗi, cũ kỹ và sự chết.

Sẽ chẳng có ngày mới nếu con người vẫn cố sống trong những mảnh đất bảo thủ, thu mình trong quá khứ mà không bước đi vào một ngày thực của đời mình. Cái thụ động, mệt mỏi hoặc sự cố chấp không muốn thay đổi xung quanh vẫn chỉ là muốn đi lại con đường mòn, với những gì quá quen thuộc. Có thể, trong ta không sở hữu được cái gọi là thức tỉnh, là đứng dậy và chấp nhận cái mới. Cũng có thể, người ta sợ đi đến những dự phóng mới chưa bao giờ chạm đến, lạ lẫm với những giá trị mới chưa từng được trải nghiệm. Điều này dẫn đến việc bỏ lỡ những cơ hội để làm sống lại chính mình và cuộc sống xung quanh. “Anh em hãy cởi bỏ con người cũ… anh em hãy để cho Thần Khí đổi mới tâm trí anh em” (Ep 4,22a.23).

Chỉ có khi thức tỉnh, con người mới nhìn ra, mới có được sự trải nghiệm linh thánh của Thần Khí trong cái nhìn của chính mình. Sự nhạy cảm trong thức tỉnh sẽ giúp con người có được nhãn quan trong sáng để nhìn và đánh giá vấn đề đúng như nó là. Thức tỉnh để không mê ngủ, để thấy ranh giới giữa cái cũ và cái mới, giữa những đòi hỏi của hôm qua và hôm qua, để nhận rõ giá trị của luật xưa và những đòi buộc của ngày hôm nay. Thức tỉnh để không đánh giá sự kiện, con người hôm nay bằng một lối nhìn của ngày hôm qua. Thức tỉnh để phân định cái phải làm trong nhịp luân chuyển của cái hiện tại bằng phương tiện của thời điểm nó đang sống mà không hô hoán, vênh vang bê vào một trời những thành tích vẻ vang, bằng khen của ngày xưa làm phương án hành động cho hiện tại. Thức tỉnh để dám cắt tỉa những gì đã quá lạc hậu, lỗi thời mà không càm ràm, kêu ca, tiếc xót.

Tuy nhiên, việc đi tìm lời giải và có một cung cách đúng để nhìn thấy, để khai mở, để hành động với những cái mới sẽ không đơn giản khi mà “ nếp cũ” vốn là “ thành trì vững chắc” trong chính những quan điểm của người lãnh đạo, của anh, của chị và của chính tôi … khiến mọi việc trở nên rối beng và chẳng có một kết quả mỹ mãn, chẳng thể xây dựng một cộng đoàn lý tưởng, một công tác tông đồ với những giá trị đích thực mà Chúa muốn.

Và như thế là nảy sinh đấu tranh, là mất mát, là hiểu lầm trong cuộc chiến thầm lặng nhưng mãnh liệt.

Nếu không để cơn gió của Thánh Thần đi qua cuộc đời, thế giới và con người chúng ta không tìm thấy được khái niệm của sự canh tân, để sống với những gì ta phải sống mà không ngủ vùi trong những giấc mộng của ngày xưa cũ. Cố tình ngủ quên là cố tình đào thải chính mình trong nhiệm cục hôm nay, bởi thế giới đang mong muốn và chờ đợi những khuôn mặt mới dám sống và tìm ra con đường của chính mình trong sức mạnh của BA NGÔI THIÊN CHÚA. Và người ta chỉ có thể thực sự sống khi mang trong mình ánh sáng mới, con đường mới trong Thần Khí.

Nt. Têrêsa Ngọc Lễ

ShareTweet

Bài Viết Cùng Chuyên Mục

Suy Gẫm Về Sự Chết

Mầu Nhiệm Sự Chết

BIẾT MÌNH ĐỂ HÒA VỚI MÌNH

BIẾT MÌNH ĐỂ HÒA VỚI MÌNH

SỰ ĐAU KHỔ

SỰ ĐAU KHỔ

Linh Đạo I-nhã , Chương 1

Linh Đạo I-nhã , Chương 1

CHA WILFRID STINISSEN GIẢI THÍCH VỀ ĐÊM TỐI THIÊNG LIÊNG

CHA WILFRID STINISSEN GIẢI THÍCH VỀ ĐÊM TỐI THIÊNG LIÊNG

Phụng vụ, phương thức cầu nguyện giúp mở mắt tâm hồn của chúng ta

Phụng vụ, phương thức cầu nguyện giúp mở mắt tâm hồn của chúng ta

Bài Viết Mới

Suy Niệm Lời Chúa – Thứ Sáu Tuần IV Phục Sinh

Suy Niệm Lời Chúa – Thứ Sáu Tuần IV Phục Sinh

Thứ Sáu, Tuần IV Phục Sinh

Thứ Sáu, Tuần IV Phục Sinh

Giáo Xứ Lạc Sơn (Đơn Dương) – Thánh Lễ Kỷ Niệm Đức Mẹ Hiện Ra Tại Fatima – Bổn Mạng Giáo Xứ Lạc Sơn

Giáo Xứ Lạc Sơn (Đơn Dương) – Thánh Lễ Kỷ Niệm Đức Mẹ Hiện Ra Tại Fatima – Bổn Mạng Giáo Xứ Lạc Sơn

Giáo Xứ Chính Tòa Đà Lạt: Giáo Họ Fatima Long Trọng Mừng Bổn Mạng

Giáo Xứ Chính Tòa Đà Lạt: Giáo Họ Fatima Long Trọng Mừng Bổn Mạng

Suy Niệm Lời Chúa – Thứ Năm Tuần IV Phục Sinh.

Suy Niệm Lời Chúa – Thứ Năm Tuần IV Phục Sinh.

Thứ Năm, Tuần IV Phục Sinh

Thứ Năm, Tuần IV Phục Sinh

Giáo Phận Đà Lạt

Thông Tin Liên Hệ
VĂN PHÒNG TRUYỀN THÔNG GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT
– Địa chỉ: 09 Nguyễn Thái Học – Tp. Đà Lạt – Lâm Đồng – Việt Nam
– Điện thoại: 0918.525.019
– Email: giaophandalat1960@gmail.com

  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo – Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Giáo Hạt và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Danh Sách Linh Mục
  • Phụng Vụ
  • Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Thông Báo
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Giới Thiệu Giáo Xứ

© Giáo Phận Đà Lạt - Ban Truyền Thông

  • Trang Chủ
  • Thông Báo
  • Tin Tức Giáo Phận
  • Báo Lỗi