• Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo - Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt Và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
      • Mùa Thường Niên
      • Mùa Vọng – Giáng Sinh
      • Mùa Chay – Phục Sinh
      • Lễ Ngoại Lịch
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
      • Năm A
      • Năm B
      • Năm C
      • Lễ Chung
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
      • Kinh Nguyện
      • Nghi Thức
    • Giờ Kinh Phụng Vụ
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Thông Báo
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Giáo Hội Hoàn Vũ
      • Đức Thánh Cha
      • Công Đồng Chung
      • Thượng Hội Đồng Giám Mục
      • Các Bộ Giáo Triều
      • Tài Liệu Khác Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
      • Thư Chung
      • Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục
      • Thư Mục Vụ Của Hội Đồng Giám Mục
      • Tài Liệu Khác HĐGM
    • Văn Kiện Giáo Phận
      • Thư Mục Vụ
      • Sắc Lệnh Và Quy Chế
      • Thường Huấn Linh Mục
      • Tĩnh Tâm Linh Mục
      • Tài Liệu Khác Giáo Phận
    • Kinh Thánh
      • Chia Sẻ Lời Chúa
      • Tìm Hiểu Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Mục Vụ
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Giáo Phụ
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Chầu Thánh Thể
    • Giáo Lý
    • Nhạc Thánh Ca
    • Giới Thiệu Giáo Xứ
    • Thắng Cảnh Tôn Giáo
    • Video Sinh Hoạt
   
Không Có Kết Quả
Xem Tất Cả
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo - Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt Và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
      • Mùa Thường Niên
      • Mùa Vọng – Giáng Sinh
      • Mùa Chay – Phục Sinh
      • Lễ Ngoại Lịch
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
      • Năm A
      • Năm B
      • Năm C
      • Lễ Chung
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
      • Kinh Nguyện
      • Nghi Thức
    • Giờ Kinh Phụng Vụ
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Thông Báo
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Giáo Hội Hoàn Vũ
      • Đức Thánh Cha
      • Công Đồng Chung
      • Thượng Hội Đồng Giám Mục
      • Các Bộ Giáo Triều
      • Tài Liệu Khác Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
      • Thư Chung
      • Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục
      • Thư Mục Vụ Của Hội Đồng Giám Mục
      • Tài Liệu Khác HĐGM
    • Văn Kiện Giáo Phận
      • Thư Mục Vụ
      • Sắc Lệnh Và Quy Chế
      • Thường Huấn Linh Mục
      • Tĩnh Tâm Linh Mục
      • Tài Liệu Khác Giáo Phận
    • Kinh Thánh
      • Chia Sẻ Lời Chúa
      • Tìm Hiểu Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Mục Vụ
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Giáo Phụ
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Chầu Thánh Thể
    • Giáo Lý
    • Nhạc Thánh Ca
    • Giới Thiệu Giáo Xứ
    • Thắng Cảnh Tôn Giáo
    • Video Sinh Hoạt
Giáo Phận Đà Lạt
   
No Result
View All Result

Bài 17: LƯƠNG TÂM VÀ TỘI LỖI

LỜI CHÚA :

“Mỗi người trong chúng ta sẽ phải trả lời về chính mình trước mặt Thiên Chúa” (Rm 14,12)

BÀI HỌC :

Ánh sáng đầu tiên giúp con người phân biệt tốt xấu là tiếng nói lương tâm. Nếu họ cố tình không làm theo tiếng lương tâm là đã sa vào cám dỗ làm điều xấu, gây nên tội lỗi và mất ơn thánh Chúa.

I – LƯƠNG TÂM LÀM LÀNH LÁNH DỮ

Lương tâm là sự phán đoán của lý trí mà Thiên Chúa đã đặt sẵn nơi đáy lòng con người để thúc giục họ làm lành lánh dữ.

1* Lương tâm ngay thẳng :

Con người khám phá ra tận đáy lòng mình một lề luật mà chính họ không đặt ra cho mình, song vẫn phải tuân theo. Chúng ta gọi đó là tiếng nói lương tâm, và nhờ lương tâm ngay thẳng mà chúng ta nhận biết hành vi mình định làm, đang làm hay sắp làm là tốt hay xấu. Đó cũng là tiếng nói của Thiên Chúa, Đấng không là gì khác ngoài sự tốt lành thánh thiện, và Đấng ấy cũng chỉ muốn con người làm những điều tốt lành.

2* Lương tâm sai lạc :

Lương tâm vốn là tiếng nói tốt lành song có thể trở thành sai lạc do hoàn cảnh tác động, hoặc do lười biếng trau dồi khiến lương tâm thiếu hiểu biết, và nhất là do quá quen phạm tội nên lương tâm đã trở thành chai lì không nhận biết điều tốt lành. Mỗi người phải quay về nội tâm để kiểm điểm nếp sống hiện tại của mình sao cho phù hợp với đường lối của Thiên Chúa.

3* Rèn luyện lương tâm :

Lương tâm phải được rèn luyện thường xuyên bằng cách tập làm những điều tốt lành và xa tránh tội lỗi. Muốn được vậy cần phải được ánh sáng chân lý soi dẫn qua việc học hỏi từ gia đình, học đường, xã hội và nhất là tôn giáo.

Con người có quyền hành động theo lương tâm, và có bổn phận phải tuân phục tiếng nói lương tâm ngay thẳng, dù có phải chịu thiệt thòi hay hy sinh một cái gì đó.

II – TỘI LỖI XA LÌA THIÊN CHÚA

Tội lỗi là quay lưng chống lại Thiên Chúa khi suy tưởng hay làm những điều xấu xa trái với ý muốn tốt lành của Thiên Chúa.

1* Cám dỗ thuộc về thân phận con người :

Đam mê là những tình cảm hay những rung động mạnh mẽ của cảm xúc theo đuổi một công việc, một đối tượng hay một mục đích nào đó. Các cảm xúc như vui buồn, yêu ghét, giận dỗi, ham muốn… được coi là tốt khi chúng góp phần vào hành động tốt, còn ngược lại là xấu. Vì thế, tự bản chất, đam mê không tốt và cũng không xấu. Muốn đạt tới mức hoàn hảo về mặt luân lý hay nhân linh, con người cần phải dùng lý trí điều khiển các đam mê của mình theo những chiều hướng tốt đẹp.

Cám dỗ thường là những khuynh hướng thiên về điều xấu hơn là điều tốt. Thiên Chúa để cho cám dỗ xảy ra cũng là để ta rèn luyện mình trưởng thành, biết mình yếu đuối, và như vậy, mới khiêm tốn đón nhận ơn trên (x.1Pr 5,8-9). Cám dỗ thuộc về thân phận của con người, không ai mà không bị cám dỗ, song con người có thể dùng ý chí tự do chống lại cám dỗ. Bị cám dỗ chưa phải là tội, nó chỉ trở thành tội khi ta ưng thuận hay lao mình theo cám dỗ. Đôi khi chúng ta bị cám dỗ dùng mục đích tốt để biện minh cho phương tiện xấu. Đừng lẫn lộn vì dù ý hướng có tốt đến đâu cũng không thể làm cho một hành vi xấu trở thành tốt. Chống trả cám dỗ là phải chống trả dứt khoát ngay từ đầu thì mới mong chiến thắng cám dỗ (x.Lc 4,1-13).

2* Tự do để chống trả cám dỗ :

Tự do thường được hiểu là khả năng lựa chọn qua việc cân nhắc, quyết định và chịu trách nhiệm về các hành vi của mình. Tự do làm cho con người cao quý, vượt xa vạn vật, nên tự do còn là sức mạnh tinh thần giúp ta trưởng thành trong sự thật và sự thiện.

Tự do làm cho các hành vi của con người nên tốt hay xấu về mặt luân lý, giống như bản lề của cánh cửa tội lỗi và thánh thiện. Nếu tự do nghiêng chiều về điều xấu sẽ làm nên tội và nô lệ cho ma quỷ, còn nghiêng về điều lành thì đó là công đức, là cộng tác viên của Thiên Chúa.

Trách nhiệm của tội nhân có thể được giảm bớt khi thiếu sự tự do, như không biết hay vì ép buộc hoặc sợ hãi. Tội nặng hay nhẹ cũng có sự góp phần của sự tự do.

2* Tội lỗi là ‘sa chước cám dỗ’ :

Tội lỗi cũng đa dạng như cám dỗ. Cám dỗ (khuynh hướng xấu) và ma quỷ chưa phải là nguyên nhân chính gây nên tội. Chính ở tâm hồn mỗi người là nguồn gốc phát sinh ra tội khi con người chủ ý xa lìa sự thiện (x.Mt 12,34-35). Vì thế, tội lỗi không chỉ có trong hành động mà ngay cả trong suy tưởng hay ước muốn đã có tội rồi.

“Khi phạm tội, con người quay lưng với Thiên Chúa là cùng đích và chân phúc của mình, bằng cách yêu chuộng một thụ tạo thấp kém hơn.” (GLHTCG 1855).

       Để là tội nặng phải hội đủ ba điều kiện này :

–       Điều lỗi phạm tự bản chất là điều xấu nặng. Lỗi nặng được xác định trong Mười Điều Răn (x.Mc 10,19), và tuỳ theo nội dung và đối tượng, chẳng hạn tội giết người nặng hơn tội ăn trộm, tội hành hung cha mẹ nặng hơn tội hành hung người lạ.

–       Biết rõ điều xấu ấy, nghĩa là hành động với ý thức rõ ràng

–       Và chủ ý lỗi phạm, nghĩa là hoàn toàn ưng thuận; nặng nhất là tội phạm do ác tâm.

Thiếu một trong ba điều kiện trên thì chỉ là tội nhẹ.

Khi phạm tội nặng, con người tự tước bỏ ơn thánh cứu độ; và nếu không được chuộc lại bằng việc hối cải và ơn tha thứ của Chúa, họ sẽ đánh mất sự sống đời đời. Mọi tội lỗi dù nặng đến đâu cũng được tha qua sứ mạng hoà giải của Hội Thánh. Chỉ có những ai từ chối đến kỳ cùng tình yêu của Thiên Chúa (x.Mt 12,31: tội không thể tha), mới không cần sự tha thứ, và án phạt hoả ngục là đương nhiên. Dù bề ngoài ta có thể đoán xét một hành vi nào đó là tội nặng, nhưng chúng ta vẫn phải dành quyền phán xét cho Thiên Chúa công bình và giàu lòng thương xót (x.Mt 7,13).

Đã là tội lỗi thì dù nặng hay nhẹ vẫn là xúc phạm đến chính Thiên Chúa vì đã đặt mình lên trên Thiên Chúa, và cũng là làm thương tổn đến con người vì đã xoá nhoà hình ảnh của Thiên Chúa trong con người. Do đó cần phải có sự sám hối để đón nhận ơn tha thứ.

Sám hối là ý thức về tội, về những hậu quả mà tội gây ra, và hướng nhìn về Thiên Chúa mà đón nhận tình yêu tha thứ để trở nên tốt lành thánh thiện. Người không biết mình mắc bệnh sẽ không nghĩ đến việc chữa bệnh (x.Lc 15,1-3). Cũng vậy, người mất ý thức về tội sẽ không cảm thấy cần đến ơn cứu độ. Sám hối là bước đầu đưa tới ơn cứu độ (x.Mc 1,15; Mt 4,17).

3* Ân sủng trợ giúp con người làm lành lánh dữ :

Bởi sức tự nhiên, con người khó có thể làm lành lánh dữ để sống thánh thiện, do đó cần đến ơn Chúa trợ giúp, như lời Chúa Giêsu nói: “Không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5). Tuy nhiên, ơn Chúa không bao giờ cưỡng bức con người làm theo điều tốt lành mà chỉ trợ lực, vì Thiên Chúa không bao giờ huỷ hoại sự tự do mà Ngài đã ban cho con người.

Ơn Chúa là sự trợ giúp của Thiên Chúa để ta sống xứng đáng là con người và là con Chúa, và nhất là để dự phần vào sự sống đời đời của Thiên Chúa. Người ta thường phân biệt hai loại ơn Chúa: ơn thánh hoá mang tính thường xuyên, và ơn trợ giúp tuỳ hoàn cảnh. Con người có thể đánh mất ơn Chúa khi phạm tội, do đó cần phải cộng tác với Chúa để ơn Chúa sinh hiệu quả trong đời sống con người.

Trở về với Thiên Chúa, biến cải tâm hồn và đời sống là một đòi hỏi và một nỗ lực thường xuyên. Vì thế, sám hối chính là một nhân đức, nghĩa là một thái độ bền bỉ trở thành một tập quán thống hối trong suốt đời sống con người. Tất cả đời sống Kitô hữu là một cuộc trở lại liên tục mà bí tích Hoà Giải là điểm tựa và đỉnh cao.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Thiên Chúa là Cha nhân hậu, chỉ đến ngày được Thánh Tẩy, con mới thực sự được rửa sạch mọi tội lỗi, nhưng con vẫn muốn nói lên khát vọng của mình, như tâm tình của Thánh Vịnh 50: “Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xoá tội con đã phạm. Xin rửa con sạch hết lỗi lầm, tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy” (Tv 50,1-2).

Học kinh : kinh Ăn năn tội, trang 13

TÓM LƯỢC :

1* Lương tâm là gì ?

– Lương tâm là sự phán đoán của lý trí mà Thiên Chúa đã đặt sẵn nơi đáy lòng để thúc giục con người làm lành lánh dữ.

2* Vì sao có lương tâm sai lạc ?

– Tiếng nói lương tâm có thể sai lạc do hoàn cảnh, do lười biếng trau dồi, và nhất là do quá quen phạm tội nên tiếng lương tâm không còn phán đoán ngay thực.

3* Đam mê có phải là xấu không ?

– Đam mê tự nó không tốt cũng không xấu. Ta cần phải tỉnh trí uốn nắn đam mê theo những chiều hướng tốt đẹp.

4* Làm thế nào để chống trả cám dỗ ?

– Để chống trả cám dỗ ta phải tập tự kiềm chế bản thân, luyện tập nhân đức, và siêng năng cầu nguyện để có thể chống trả dứt khoát và mạnh mẽ ngay từ ban đầu.

5* Tự do có liên hệ đến tội lỗi như thế nào ?

– Tự do có thể làm cho một hành vi nên tốt hoặc xấu về mặt luân lý. Tội lỗi có thể nặng hay nhẹ là do chủ ý hay không chủ ý, vì sự thiếu tự do sẽ làm giảm bớt trách nhiệm của người phạm tội.

6* Phân biệt thế nào là tội nặng hay nhẹ ?

– Để là tội nặng phải hội đủ ba điều kiện sau đây: một là điều xấu nặng, hai là biết rõ điều cấm đó, và ba là cố ý lỗi phạm. Ngoài ra thiếu một trong ba điều kiện trên, chỉ là tội nhẹ.

7* Ơn Chúa ban cho ta có mục đích gì ?

– Ơn Chúa ban nhằm mục đích giúp ta sống xứng đáng là con người và con Chúa, và nhất là để dự phần vào sự sống đời đời của Chúa.

QUYẾT TÂM :

Mỗi lần xét mình, tôi không ôm đồm nhiều điều quyết tâm chừa cải, mà chỉ tập trung vào một điểm cụ thể mà tôi hay sai lỗi để sửa mình


Mục Lục

Hướng Dẫn Sử Dụng Sách Giáo Lý Sách Giáo Lý Dự Tòng

Bài mở đầu: TÌM KIẾM THIÊN CHÚA

Bài 1: NHẬN BIẾT THIÊN CHÚA

Bài 2: THIÊN CHÚA MẠC KHẢI

Bài 3: THIÊN CHÚA TẠO DỰNG

Bài 4: CON NGƯỜI SA NGÃ

Bài 5: THIÊN CHÚA LÀM NGƯỜI

Bài 6: TIN MỪNG NƯỚC TRỜI

Bài 7: CHÚA GIÊSU CỨU ĐỘ NHÂN LOẠI

Bài 8: CHÚA GIÊSU BAN THÁNH THẦN

Bài 9: MẦU NHIỆM CHÚA BA NGÔI

Bài 10: HỘI THÁNH TRUYỀN GIÁO

Bài 11: GIÁO HỘI VIỆT NAM

Bài 12: PHỤNG VỤ và BÍ TÍCH

Bài 13: BÍ TÍCH THÁNH TẨY

Bài 14: BÍ TÍCH THÊM SỨC

Bài 15: BÍ TÍCH THÁNH THỂ

Bài 16: THÁNH LỄ TẠ ƠN

Bài 17: LƯƠNG TÂM VÀ TỘI LỖI

Bài 18: BÍ TÍCH HOÀ GIẢI

Bài 19: BÍ TÍCH XỨC DẦU BỆNH NHÂN

Bài 20: BÍ TÍCH TRUYỀN CHỨC

Bài 21: BÍ TÍCH HÔN PHỐI

Bài 22: MẾN CHÚA TRÊN HẾT MỌI SỰ

Bài 23: YÊU NGƯỜI NHƯ CHÍNH MÌNH

Bài 24: CẦU NGUYỆN

Giáo Phận Đà Lạt

Thông Tin Liên Hệ
VĂN PHÒNG TRUYỀN THÔNG GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT
– Địa chỉ: 09 Nguyễn Thái Học – Tp. Đà Lạt – Lâm Đồng – Việt Nam
– Điện thoại: 0918.525.019
– Email: giaophandalat1960@gmail.com

  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo – Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Giáo Hạt và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Thông Báo
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
    • Văn Kiện Giáo Phận
    • Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Giới Thiệu Giáo Xứ

© Giáo Phận Đà Lạt - Ban Truyền Thông

  • Trang Chủ
  • Thông Báo
  • Tin Tức Giáo Phận
  • Báo Lỗi