• Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo - Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt Và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
      • Mùa Thường Niên
      • Mùa Vọng – Giáng Sinh
      • Mùa Chay – Phục Sinh
      • Lễ Ngoại Lịch
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
      • Năm A
      • Năm B
      • Năm C
      • Lễ Chung
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
      • Kinh Nguyện
      • Nghi Thức
    • Giờ Kinh Phụng Vụ
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Thông Báo
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Giáo Hội Hoàn Vũ
      • Đức Thánh Cha
      • Công Đồng Chung
      • Thượng Hội Đồng Giám Mục
      • Các Bộ Giáo Triều
      • Tài Liệu Khác Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
      • Thư Chung
      • Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục
      • Thư Mục Vụ Của Hội Đồng Giám Mục
      • Tài Liệu Khác HĐGM
    • Văn Kiện Giáo Phận
      • Thư Mục Vụ
      • Sắc Lệnh Và Quy Chế
      • Thường Huấn Linh Mục
      • Tĩnh Tâm Linh Mục
      • Tài Liệu Khác Giáo Phận
    • Kinh Thánh
      • Chia Sẻ Lời Chúa
      • Tìm Hiểu Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Mục Vụ
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Giáo Phụ
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Chầu Thánh Thể
    • Giáo Lý
    • Nhạc Thánh Ca
    • Giới Thiệu Giáo Xứ
    • Thắng Cảnh Tôn Giáo
    • Video Sinh Hoạt
   
Không Có Kết Quả
Xem Tất Cả
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo - Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt Và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
      • Mùa Thường Niên
      • Mùa Vọng – Giáng Sinh
      • Mùa Chay – Phục Sinh
      • Lễ Ngoại Lịch
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
      • Năm A
      • Năm B
      • Năm C
      • Lễ Chung
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
      • Kinh Nguyện
      • Nghi Thức
    • Giờ Kinh Phụng Vụ
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Thông Báo
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Giáo Hội Hoàn Vũ
      • Đức Thánh Cha
      • Công Đồng Chung
      • Thượng Hội Đồng Giám Mục
      • Các Bộ Giáo Triều
      • Tài Liệu Khác Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
      • Thư Chung
      • Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục
      • Thư Mục Vụ Của Hội Đồng Giám Mục
      • Tài Liệu Khác HĐGM
    • Văn Kiện Giáo Phận
      • Thư Mục Vụ
      • Sắc Lệnh Và Quy Chế
      • Thường Huấn Linh Mục
      • Tĩnh Tâm Linh Mục
      • Tài Liệu Khác Giáo Phận
    • Kinh Thánh
      • Chia Sẻ Lời Chúa
      • Tìm Hiểu Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Mục Vụ
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Giáo Phụ
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Chầu Thánh Thể
    • Giáo Lý
    • Nhạc Thánh Ca
    • Giới Thiệu Giáo Xứ
    • Thắng Cảnh Tôn Giáo
    • Video Sinh Hoạt
Giáo Phận Đà Lạt
   
No Result
View All Result

Thứ Ba, Tuần III, Mùa Chay: Lễ Truyền Tin

Ngày Đăng: 25/03/2025
Trong Mùa Chay - Phục Sinh

Này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai.

Bài đọc 1: Is 7,10-14 ; 8,10

Này đây người trinh nữ sẽ mang thai.

Bài trích sách ngôn sứ I-sai-a.

7 10 Khi ấy, Đức Chúa sai ngôn sứ I-sai-a nói với vua A-khát rằng:
11“Ngươi cứ xin Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi
ban cho ngươi một dấu
dưới đáy âm phủ hoặc trên chốn cao xanh.”
12Vua A-khát trả lời:
“Tôi sẽ không xin, tôi không dám thử thách Đức Chúa.”
13Ông I-sai-a bèn nói: “Nghe đây, hỡi nhà Đa-vít,
các ngươi làm phiền thiên hạ chưa đủ sao,
mà còn muốn làm phiền cả Thiên Chúa của tôi nữa ?
14Vì vậy, chính Chúa Thượng sẽ ban cho các ngươi một dấu:
Này đây người trinh nữ sẽ mang thai, sẽ sinh hạ con trai,
và đặt tên là Em-ma-nu-en
810nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta.”

Đáp ca: Tv 39,7-8a.8b-9.10.11 (Đ. x. c.8a và 9a)

Đ.Lạy Chúa, này con đến để thực thi ý Ngài.

7Chúa chẳng thích gì tế phẩm và lễ vật,
nhưng đã mở tai con ;
lễ toàn thiêu và lễ xá tội, Chúa không đòi,8acon liền thưa: “Này con xin đến!

Đ.Lạy Chúa, này con đến để thực thi ý Ngài.

8bTrong sách có lời chép về con9rằng: con thích làm theo thánh ý,
và ấp ủ luật Chúa trong lòng, lạy Thiên Chúa của con.”

Đ.Lạy Chúa, này con đến để thực thi ý Ngài.

10Đức công chính của Ngài,
con loan truyền giữa lòng đại hội ;
lạy Chúa, Ngài từng biết:
con đâu có ngậm miệng làm thinh.

Đ.Lạy Chúa, này con đến để thực thi ý Ngài.

11Đức công chính của Ngài,
con chẳng giữ riêng lòng mình biết ;
nhưng con đã nói lên đức trung tín và ơn cứu độ của Ngài,
chẳng giấu giếm chi cùng đại hội
rằng Ngài thành tín và yêu thương.

Đ.Lạy Chúa, này con đến để thực thi ý Ngài.

Bài đọc 2: Hr 10,4-10

Sách Thánh đã chép về con: Lạy Thiên Chúa, con đến để thực thi ý Ngài.

Bài trích thư gửi tín hữu Híp-ri.

4 Thưa anh em, máu các con bò, con dê không thể nào xoá được tội lỗi. 5 Vì vậy, khi vào trần gian, Đức Ki-tô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. 6 Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. 7 Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con.

8 Trước hết, Đức Ki-tô nói: Hy lễ và hiến tế, lễ toàn thiêu và lễ xá tội, Chúa đã chẳng ưa, chẳng thích, mà đó chính là những thứ của lễ được dâng tiến theo Lề Luật truyền. 9 Rồi Người nói: Này con đây, con đến để thực thi ý Ngài. Thế là Người bãi bỏ các lễ tế cũ mà thiết lập lễ tế mới. 10 Theo ý đó, chúng ta được thánh hoá nhờ Đức Giê-su Ki-tô đã hiến dâng thân mình làm lễ tế, chỉ một lần là đủ.

TIN MỪNG:  Lc 1, 26-38

26 Khi ấy, bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét, 27 gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a. 28 Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.”

29 Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì.

30 Sứ thần liền nói: “Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà được đẹp lòng Thiên Chúa. 31 Này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su. 32 Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người.33 Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.”

34 Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra thế nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng ?”

35 Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ toả bóng trên bà; vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. 36 Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng, 37 vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.”

38 Bấy giờ bà Ma-ri-a nói với sứ thần: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Người thực hiện cho tôi như lời sứ thần nói.” Rồi sứ thần từ biệt ra đi.

 

SUY NIỆM


A/ 5 Phút với Lời Chúa

 HÃY BÀN HỎI VỚI CHÚA

Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào…” (Lc 1,34a)

Suy niệm: Bối rối và kinh sợ là tâm trạng của Đức Ma-ri-a khi đối diện với lời Thiên Chúa mời gọi trở nên cung lòng cho Ngôi Lời nhập thể làm người. Bối rối vì ý muốn của Chúa có vẻ vượt quá suy nghĩ của Mẹ, thậm chí ý muốn ấy làm đảo lộn dự phóng của Mẹ về tương lai cuộc đời mình. Kinh sợ vì hồng ân Chúa dành ban cho Mẹ quá lớn lao, Mẹ cũng chưa hình dung cuộc đời mình sẽ như thế nào, phải đương đầu với những gì khi đón nhận điều Chúa muốn. Trong tâm trạng bối rối, kinh sợ ấy, Mẹ khiêm tốn bàn hỏi với sứ thần về cách thức sự việc xảy ra, cũng như xin Chúa cho biết mình phải cộng tác thế nào trong chương trình cứu độ của Chúa. Để rồi khi nhận được câu trả lời, với tất cả lòng tin vào quyền năng, tình yêu của Chúa, Mẹ can đảm đáp tiếng xin vâng, nỗ lực thực hiện điều Chúa muốn.

Mời Bạn: Đã có không ít biến cố hay xì-căng-đan trong lòng Giáo Hội làm người Ki-tô hữu rơi vào tâm trạng bối rối, mù mờ, thậm chí hoang mang, kinh sợ. Như Đức Ma-ri-a, bạn và tôi được mời gọi hãy đến với Chúa, xin Ngài soi sáng cho biết điều Chúa muốn, cũng như phải đáp ứng thế nào hầu đứng vững trước những khủng hoảng, xây dựng sự hợp nhất, làm sáng danh Chúa. Để làm được điều đó, ta cần sự khiêm nhường, lòng tin tưởng vào quyền năng của Chúa.

Sống Lời Chúa: Trong mọi việc, nhất là những việc quan trọng, bạn tập cầu nguyện với Chúa, xin Ngài soi sáng cho biết việc phải làm.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa chính là nguồn quang minh tâm trí chúng con. Xin giúp chúng con luôn bàn hỏi với Chúa, nhất là khi gặp khủng hoảng, và thi hành điều Chúa muốn. Amen.

B/ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist

XIN MẸ DẠY CON HAI TIẾNG XIN VÂNG

Đọc Kinh Thánh, chúng ta thấy mỗi khi Thiên Chúa muốn tuyển chọn ai cộng tác với Ngài, thì Ngài đặt cho họ một tên mới chẳng hạnh như: Apram → Apraham để kêu gọi ông làm tổ phụ nhiều dân tộc (x. St 17,5; Rm 4,7), Xarai → Xara khi cho bà làm mẹ chư dân (x. St 17,15-16). Simon → Phêrô khi đặt ông lãnh đạo Giáo Hội (x. Mt 16,8; Ga1,42). Cũng vậy, trong biến cố Tuyền tin, Thiên Chúa qua miệng của sứ thần đã gọi Đức Maria bằng tên mới: “Bà đầy ơn phúc”– “Kính chào Bà đầy ân phúc” (Lc 1,28), để đề nghị Đức Maria vào một phận vụ có ảnh hưởng đến toàn thể nhân loại đó là làm Mẹ Chúa Cứu Thế. Đức Maria đã có thái độ như thế nào trước lời đề nghị này?

Đức Maria đã tỏ ra bối rối như Tin mừng. Không bối rối sao được trước một ân huệ cao cả làm Mẹ Đấng Cứu Thế, là điều rất đỗi vinh quang mà hầu hết các phụ nữ Do thái đều ước ao mong chờ. Là một tín hữu Do thái nhiệt thành sống đạo, hẳn Mẹ Maria vẫn luôn cầu xin Đấng Thiên Sai ngự đến cứu dân tộc của Mẹ. Nhưng có lẽ chưa bao giờ Mẹ dám xin cho mình được làm thân mẫu Thiên Chúa. Ước mong của Mẹ là sống trọn đời đồng trinh để chuyên chăm phụng sự Thiên Chúa mà thôi.

Thế mà nay, thiên thần Truyền tin cho Mẹ sẽ sinh con mà vẫn còn đồng trinh; một điều hết sức nghịch lý, hết sức ngược đời, không thể nào hiểu nổi. Mặc dù Mẹ đã đính ước với Giuse nhưng các ngài chưa từng chung sống, biết giải thích thế nào về bào thai, ai sẽ tin rằng do quyền năng của chúa thánh thần? Giuse sẽ nghĩ về bào thai như thế nào, khi luật Môsê tuyên phạt ném đá những phụ nữ ngoại tình? Thật là một mớ tơ vò ngổn ngang trong tâm trí Mẹ.

Đặt mình vào hoàn cảnh của Mẹ Maria lúc đó, chúng ta mới phần nào hiểu nỗi bối rối, hãi hùng của Mẹ. Thế nhưng mà, dù có bối rối lo sợ Mẹ vẫn tin vào lời Thiên Chúa truyền dạy. Mẹ vẫn can đảm “xin vâng” với kế hoạch nhiệm mầu của Thiên Chúa, với thái độ khiêm hạ: “Này tôi là tôi tá Chúa tôi xin vâng như lời sứ thần truyền” (Lc 1,38). “Với lời đáp đó Đức Maria như muốn thưa lên với Thiên Chúa: Này con đây, con là bảng viết, xin văn nhân cứ viết những điều Người muốn, xin Chúa của vạn sự dùng con theo tôn ý của Người” (Thánh Giáo phụ Origene).

Đàng khác, khi so sánh biến cố Truyền tin cho ông Dacaria, và biến cố Truyền tin cho Đức Maria chúng ta sẽ nhận biết rõ hơn lòng tin tưởng khiêm hạ của Đức Mẹ. Trong khi Dacaria cần một dấu chỉ để tin:“Dựa vào đâu mà tôi biết được điều đó? Tôi đã già và vợ tôi đã cao niên” (Lc 1,18), thì Trinh nữ Maria chỉ muốn biết cách thức để thi hành ý Thiên Chúa như thế nào: “Việc ấy sẽ xảy ra như thế nào? Vì tôi không biết đến người nam” (Lc 1,18.34). Thánh Augustinô giải thích rằng: “Đức Maria tìm hiểu cách thức, chứ không nghi ngờ về sự toàn năng của Thiên Chúa”. Bởi thế, lời Fiát của Đức Maria là lời diễn tả lòng tin trọn vẹn vô điều kiện. Với sự ưng thuận của Đức Trinh Nữ Maria, Con Thiên Chúa đã nhập thể làm người cứu độ chúng ta.

Là những kitô hữu đang lữ hành nơi dương thế này, chúng ta không tìm đâu được một gương mẫu hoàn hảo như Mẹ Maria, bởi vì Mẹ cũng đã từng trải qua những gian nan trong cuộc sống hằng ngày như hết thảy chúng ta. Cho nên Mẹ thấu hiểu từng hoàn cảnh của mỗi người chúng ta. Vì thế mà nhiều lần, ở nhiều nơi Mẹ đã hiện ra an ủi các con cái Mẹ, người tin đạo cũng như người ngoại đạo.

Ước gì chúng ta siêng năng lần hạt cầu khấn, xin Mẹ dìu dắt mỗi bước trên đường đời đầy chông gai của chúng ta, đặc biệt mừng lễ Mẹ chúng ta cùng noi gương Mẹ luôn suy niệm và can đảm thực hành lời Chúa truyền dạy trong cuộc sống hằng ngày.

“Lạy Nữ Vương gia đình, Mẹ ở đây với chúng con, vui buồn sướng khổ, Mẹ con cùng nhau chia sẻ. Xa Mẹ chúng con biết cậy trông ai? Đời chúng con gian nan khổ sở lắm, gia đình chúng con long đong tối ngày, nhưng có Mẹ ở bên chúng con, chúng con thấy quên hết ưu phiền, vui sống qua kiếp lưu đày, mong ngày sau sung sướng cùng Mẹ muôn đời trên thiên đàng”. Amen.

C/ Lm. Giuse Đinh Lập Liễm

LỄ TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ 

Hỡi Sứ thần Thiên Chúa Gabriel,
Khi người xuống truyền tin cho Thánh nữ,
Người có nghe xôn xao muôn tinh tú,
Người có nghe náo động cả muôn trời?
 (Hàn Mạc Tử)

Đức Mẹ có hai nhân đức rất quan trọng này: lòng kính sợ Thiên Chúa và sự khiêm nhường

  1. Lòng kính sợ Thiên Chúa

Sách thánh vịnh nói: “Lòng kính sợ Thiên Chúa là đầu mối của mọi sự khôn ngoan” (Tv 111,10). Lòng kính sợ Thiên Chúa nơi Đức Mẹ được biểu lộ ra trong nhiều trường hợp nhưng đặc biệt được biểu lộ ra một cách rõ rệt trong hai trường hợp này.

+ Trước hết vì lòng kính sợ Thiên Chúa cho nên Đức Mẹ không dám làm những gì mất lòng Chúa. Thí dụ như trong biến cố truyền tin hôm nay, Đức Mẹ chỉ chấp nhận lời đề nghị của sứ thần Gabriel khi biết chắc việc thụ thai là do quyền lực của Chúa Thánh Thần.

+ Thứ đến là Đức Mẹ luôn sẵn sàng thi hành mọi mệnh lệnh của Thiên Chúa.

– Trong việc đưa Hài nhi Giêsu trốn qua Ai cập

– Trong việc đưa Chúa Giêsu trở về

– Nhất là theo Chúa Giêsu lên đến đỉnh đồi Golgôtha .

  1. Lòng khiêm nhường

Các nhà tu đức học đều coi “Khiêm nhường là đức nền tảng của mọi nhân đức”. Sự khiêm nhường của Đức Mẹ được biểu lộ rất rõ nét qua hai sự việc này:

– Đức Mẹ đã biết nhìn nhận thật rõ về con người của mình. Khác hẳn với Eva thuở xưa trong vườn địa đàng, tuy chỉ là con người mà cứ tưởng mình ngang tầm với Thiên Chúa. Đức Mẹ là Eva mới dù được Thiên Chúa đặc biệt ưu ái tuyển chọn lên bậc “quân vương” làm Mẹ sinh ra Đấng Cứu thế, nhưng Đức Mẹ vẫn chỉ xưng mình là một tôi tớ không hơn không kém…

– Đức Mẹ nhìn nhận tất cả những gì mình có được đều là do Thiên Chúa.

“Người đã đoái thương nhìn tới phận nữ tỳ hèn mọn” (Lc 1,48)

“Đấng toàn năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả” (Lc 1,49)

“Thiên Chúa đã hạ bệ những ai quyền thế và nâng cao những kẻ khiêm nhường – Thiên Chúa đã ban đầy dư cho những kẻ nghèo, còn người giàu có thì Người đuổi về tay không” (Lc 1,48).

Phải có một lòng khiêm nhường thật thẳm sâu thì mới có thể thấy hết được những sự thật đó. Thái độ của Đức Mẹ khác hẳn với thái độ của Eva thuở xưa. Eva thuở xưa mới có được một chút quyền hành Thiên Chúa ban cho trong công việc canh giữ và làm chủ vườn địa đàng đã tưởng mình là quan trọng, thậm chí có lúc còn tưởng là Thiên Chúa như muốn ghen tương với mình. Thật là kiêu ngạo.

ShareTweet

Bài Viết Cùng Chuyên Mục

Chúa Nhật IV Phục Sinh  – Chúa Nhật Chúa Chiên Lành – Năm C

Chúa Nhật IV Phục Sinh – Chúa Nhật Chúa Chiên Lành – Năm C

Thứ Bảy, Tuần III Phục Sinh

Thứ Bảy, Tuần III Phục Sinh

Thứ Sáu, Tuần III Phục Sinh

Thứ Sáu, Tuần III Phục Sinh

Thứ Năm, Tuần III Phục Sinh

Thứ Năm, Tuần III Phục Sinh

Thứ Tư, Tuần III Phục Sinh

Thứ Tư, Tuần III Phục Sinh

Thứ Ba, Tuần III, Mùa Phục Sinh

Thứ Ba, Tuần III, Mùa Phục Sinh

Bài Viết Mới

Chúa Nhật IV Phục Sinh  – Chúa Nhật Chúa Chiên Lành – Năm C

Chúa Nhật IV Phục Sinh – Chúa Nhật Chúa Chiên Lành – Năm C

Phim tài liệu: Lữ hành và Hy vọng

Phim tài liệu: Lữ hành và Hy vọng

CHÂM NGÔN VÀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV

CHÂM NGÔN VÀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV

Bài Giảng CN IV Phục Sinh – Năm C | Cha Gioan Baotixita Đoàn Minh Sáng, OFM – Dòng Anh Em Hèn Mọn.

Bài Giảng CN IV Phục Sinh – Năm C | Cha Gioan Baotixita Đoàn Minh Sáng, OFM – Dòng Anh Em Hèn Mọn.

Hiệp Thông: Bà Cố CATARINA BÙI THỊ HỘI

Hiệp Thông: Bà Cố ANNA VŨ THỊ HỒNG NGA (DOÃN)

Trường Khiếm Thính Ánh Sao (Bảo Lộc): 25 Năm Hình Thành Và Phát Triển

Trường Khiếm Thính Ánh Sao (Bảo Lộc): 25 Năm Hình Thành Và Phát Triển

Giáo Phận Đà Lạt

Thông Tin Liên Hệ
VĂN PHÒNG TRUYỀN THÔNG GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT
– Địa chỉ: 09 Nguyễn Thái Học – Tp. Đà Lạt – Lâm Đồng – Việt Nam
– Điện thoại: 0918.525.019
– Email: giaophandalat1960@gmail.com

  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo – Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Giáo Hạt và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Danh Sách Linh Mục
  • Phụng Vụ
  • Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Thông Báo
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Giới Thiệu Giáo Xứ

© Giáo Phận Đà Lạt - Ban Truyền Thông

  • Trang Chủ
  • Thông Báo
  • Tin Tức Giáo Phận
  • Báo Lỗi