• Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo - Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt Và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
      • Mùa Thường Niên
      • Mùa Vọng – Giáng Sinh
      • Mùa Chay – Phục Sinh
      • Lễ Ngoại Lịch
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
      • Năm A
      • Năm B
      • Năm C
      • Lễ Chung
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
      • Kinh Nguyện
      • Nghi Thức
    • Giờ Kinh Phụng Vụ
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Thông Báo
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Giáo Hội Hoàn Vũ
      • Đức Thánh Cha
      • Công Đồng Chung
      • Thượng Hội Đồng Giám Mục
      • Các Bộ Giáo Triều
      • Tài Liệu Khác Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
      • Thư Chung
      • Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục
      • Thư Mục Vụ Của Hội Đồng Giám Mục
      • Tài Liệu Khác HĐGM
    • Văn Kiện Giáo Phận
      • Thư Mục Vụ
      • Sắc Lệnh Và Quy Chế
      • Thường Huấn Linh Mục
      • Tĩnh Tâm Linh Mục
      • Tài Liệu Khác Giáo Phận
    • Kinh Thánh
      • Chia Sẻ Lời Chúa
      • Tìm Hiểu Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Mục Vụ
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Giáo Phụ
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Chầu Thánh Thể
    • Giáo Lý
    • Nhạc Thánh Ca
    • Giới Thiệu Giáo Xứ
    • Thắng Cảnh Tôn Giáo
    • Video Sinh Hoạt
   
Không Có Kết Quả
Xem Tất Cả
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo - Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Danh Sách Linh Mục
    • Đại Chủng Viện Và Dòng Tu
      • Đại Chủng Viện Minh Hoà
      • Tu Đoàn Tông Đồ ICM
      • Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt
      • Dòng Chứng Nhân Đức Tin
      • Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt
      • Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
      • Các Dòng Tu Khác
    • Giáo Hạt Và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Giờ Lễ
  • Phụng Vụ
    • Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
      • Mùa Thường Niên
      • Mùa Vọng – Giáng Sinh
      • Mùa Chay – Phục Sinh
      • Lễ Ngoại Lịch
    • Chư Thánh
    • Lời Nguyện Tín Hữu
      • Năm A
      • Năm B
      • Năm C
      • Lễ Chung
    • Nghi Thức Và Kinh Nguyện
      • Kinh Nguyện
      • Nghi Thức
    • Giờ Kinh Phụng Vụ
  • Mục Vụ
    • Thiếu Nhi
    • Giới Trẻ
    • Hôn Nhân – Gia Đình
    • Truyền Giáo
    • Caritas
    • Di Dân
    • Truyền Thông
    • Thánh Nhạc
    • Tham Khảo Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Thông Báo
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
    • Văn Kiện Giáo Hội Hoàn Vũ
      • Đức Thánh Cha
      • Công Đồng Chung
      • Thượng Hội Đồng Giám Mục
      • Các Bộ Giáo Triều
      • Tài Liệu Khác Toà Thánh
    • Văn Kiện Hội Đồng Giám Mục
      • Thư Chung
      • Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục
      • Thư Mục Vụ Của Hội Đồng Giám Mục
      • Tài Liệu Khác HĐGM
    • Văn Kiện Giáo Phận
      • Thư Mục Vụ
      • Sắc Lệnh Và Quy Chế
      • Thường Huấn Linh Mục
      • Tĩnh Tâm Linh Mục
      • Tài Liệu Khác Giáo Phận
    • Kinh Thánh
      • Chia Sẻ Lời Chúa
      • Tìm Hiểu Kinh Thánh
    • Giáo Lý
      • Giáo Lý Dự Tòng
      • Giáo Lý Phổ Thông
      • Giáo Lý Hôn Nhân
      • Tài Liệu Khác
    • Tu Đức – Nhân Bản
    • Triết Học
      • Đông Phương
      • Tây Phương
    • Thần Học
      • Phụng Vụ – Bí Tích
      • Tín Lý
      • Luân Lý
      • Mục Vụ
      • Học Thuyết Xã Hội
      • Giáo Phụ
      • Suy Tư Thần Học
    • Giáo Luật
    • Lịch Sử Giáo Hội
    • Tham Khảo
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Chầu Thánh Thể
    • Giáo Lý
    • Nhạc Thánh Ca
    • Giới Thiệu Giáo Xứ
    • Thắng Cảnh Tôn Giáo
    • Video Sinh Hoạt
Giáo Phận Đà Lạt
   
No Result
View All Result

Thứ Tư Tuần Thánh

Ngày Đăng: 16/04/2025
Trong Mùa Chay - Phục Sinh

Các môn đệ đến thưa với Đức Giê-su:
“Thầy muốn chúng con dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu?”
(Mt 26,17)

BÀI ĐỌC I: Is 50, 4-9a
“Tôi đã không che mặt tránh những người chửi mắng, nhưng tôi biết tôi sẽ không phải thẹn thùng”.
(Bài ca thứ ba của người Tôi Tớ Chúa)

Trích sách Tiên tri Isaia.
Chúa đã ban cho tôi miệng lưỡi đã được huấn luyện, để tôi biết dùng lời nói nâng đỡ kẻ nhọc nhằn. Mỗi sáng Người đánh thức tôi, Người thức tỉnh tai tôi, để nghe lời Người giáo huấn. Thiên Chúa đã mở tai tôi mà tôi không cưỡng lại và cũng chẳng thối lui. Tôi đã đưa lưng cho kẻ đánh tôi, đã đưa má cho kẻ giật râu, tôi đã không che mặt giấu mày, tránh những lời nhạo cười và những người phỉ nhổ tôi. Vì Chúa nâng đỡ tôi, nên tôi không hổ thẹn: nên tôi trơ mặt chai như đá, tôi biết tôi sẽ không phải hổ thẹn. Đấng xét tôi vô tội ở gần tôi, ai còn tranh tụng với tôi được, chúng ta hầu toà. Ai là kẻ thù địch của tôi, hãy đến đây! Này đây Thiên Chúa bênh đỡ tôi, ai dám kết tội tôi?

ĐÁP CA: Tv 68, 8-10. 21bcd-22. 31 và 33-34
Lạy Chúa, xin nhậm lời con theo lượng cả đức từ bi, đây là lúc biểu lộ tình thương

Xướng:
1) Sở dĩ vì Chúa mà con chịu nhục, và thẹn thò làm nhơ nhuốc mặt con. Con bị những người anh em coi như khách lạ, bị những người con cùng một mẹ xem như kẻ ngoại lai. Sự nhiệt tâm lo việc nhà Chúa khiến con mòn mỏi, điều tủi nhục người ta nhục mạ Chúa đổ trên mình con. – Đáp.

2) Con mong chờ người cảm thương, nhưng không có, mong chờ người an ủi, nhưng chẳng thấy đâu. Cơm con ăn, chúng pha mật đắng, con khát, thì chúng cho uống dấm chua. – Đáp.
3) Con sẽ xướng bài ca ngợi khen danh Chúa, và con sẽ chúc tụng Ngài với bài tri ân. Các bạn khiêm cung, hãy nhìn coi và hoan hỉ, các bạn tìm kiếm Chúa, lòng các bạn hãy hồi sinh: vì Chúa nghe những người cơ khổ, và không chê bỏ con dân của Ngài bị bắt cầm tù. – Đáp.

TIN MỪNG: Mt 26, 14-25
14 Bấy giờ, một người trong Nhóm Mười Hai tên là Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, đi gặp các thượng tế mà nói: 15 “Tôi nộp ông ấy cho quý vị, thì quý vị muốn cho tôi bao nhiêu.” Họ quyết định cho hắn ba mươi đồng bạc.
16 Từ lúc đó, hắn cố tìm dịp thuận tiện để nộp Đức Giê-su.
7 Ngày thứ nhất trong tuần bánh không men, các môn đệ đến thưa với Đức Giê-su: “Thầy muốn chúng con dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu?” 18 Người bảo: “Các anh đi vào thành, đến nhà một người kia và nói với ông ấy: “Thầy nhắn: thời của Thầy đã gần tới, Thầy sẽ đến nhà ông để ăn mừng lễ Vượt Qua với các môn đệ của Thầy.” 19 Các môn đệ làm y như Đức Giê-su đã truyền, và dọn tiệc Vượt Qua.
20 Chiều đến, Đức Giê-su vào bàn tiệc với mười hai môn đệ.
21 Đang bữa ăn, Người nói: “Thầy bảo thật anh em, một người trong anh em sẽ nộp Thầy.” 22 Các môn đệ buồn rầu quá sức, lần lượt hỏi Người: “Thưa Ngài, chẳng lẽ con sao?” 23 Người đáp: “Kẻ giơ tay chấm chung một đĩa với Thầy, đó là kẻ nộp Thầy. 24 Đã hẳn Con Người ra đi theo như lời đã chép về Người, nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người: thà nó đừng sinh ra thì hơn!”
25 Giu-đa, kẻ nộp Người cũng hỏi: “Ráp-bi, chẳng lẽ con sao?” Người trả lời: “Chính anh nói đó!”

 

SUY NIỆM

A/ 5 phút với Lời Chúa

AI LÀ GIU-ĐA?

“Từ lúc đó, hắn cố tìm dịp thuận tiện để nộp Đức Giê-su.” (Mt 26,16)

Suy niệm: Để có tiền, Giu-đa đã phản bội Thầy, đành tâm bán Thầy chỉ với giá 30 đồng bạc. ĐHY Cantalamessa  có lý khi nói rằng “Nếu mọi sự đều có thể đối với người tin, thì ta cũng có thể nói như thế đối với tiền bạc: có tiền mua tiên cũng được. Và thậm chí, đức tin, đức cậy, đức mến không còn dựa vào Thiên Chúa nữa, nhưng dựa vào tiền bạc. Tiền bạc trở thành chúa của con người.” Nếu tiền bạc có thể trở thành chúa của con người, thì bất cứ điều gì mang lại lợi ích đều có thể được tôn lên làm chúa. Và khi không còn tôn thờ Thiên Chúa thật, mà tôn thờ những chúa giả, con người có thể sẵn sàng làm mọi sự, kể cả loại trừ tha nhân, để đạt cho được những điều đó. Vì tranh dành đất đai, ta có thể vứt bỏ tình thân ruột thịt; do lợi ích của mình, ta có thể chà đạp phẩm giá người khác: mắng chửi, sỉ nhục, bóc lột, lợi dụng, hoặc sợ mất danh dự, sự nghiệp, ta sẵn sàng phá thai… Như thế, khi mải mê tôn thờ tiền bạc, cái tôi của mình, ta dễ trở nên độc ác với tha nhân, ngay cả với người thân thuộc, tựa Giu-đa.

Mời Bạn: Hãy cảnh giác về những Giu-đa đang ẩn nấp tinh vi nơi chính bạn. Mỗi người đều có thể phản bội, bán rẻ, lựa chọn vì lợi ích của riêng mình, và gạt bỏ Chúa cũng như người khác.

Sống Lời Chúa: Xét mình cuối ngày: Hôm nay tôi đã tôn ai/cái gì làm chúa, Chúa Giê-su hay chúa nào khác?

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, con tin tưởng, tôn thờ Chúa; nhưng nhiều khi con lại chạy theo những thứ chúa giả, để rồi bán rẻ Chúa thật và anh chị em của mình. Xin cho con biết nhận ra điều sai lỗi của mình mà quay về với Chúa và tha nhân. Amen.

 

B/ Lm. Phaolô Vũ Đức Vượng

THỨ TƯ TUẦN THÁNH
Mt 26, 14-25

Giuđa là một trong số 12 tông đồ được Chúa chọn, Tin Mừng không ghi lại Chúa Giêsu đã chọn Giuđa khi nào. Nhưng Tin Mừng nhắc đến chi tiết: ông là người giữ túi tiền của nhóm.Và như vậy ta có thể đoán ông là người có chút tài, lanh lợi hơn kẻ khác nên được Chúa tín nhiệm trao cho trách nhiệm quản lý. Lúc sống với Chúa Giêsu, có lẽ Giuđa không phải là con người xấu xa, cho nên khi Chúa Giêsu loan báo có một kẻ sắp nộp Ngài thì các môn đệ không đoán được là ai. Vậy tại sao hôm nay Giuđa lại đi đến quyết định nộp Thầy mình để đổi lấy có 30 đồng, một món tiền không mấy lớn lao.

Giuđa đã sa ngã không hẳn vì tham tiền, nhưng có lẽ phải nói rằng hắn sa ngã vì dính vào tiền, mà tiền là phương thế giúp ta có uy quyền, có thế lực, và từ đó không còn cậy dựa vào Thiên Chúa nữa. Chúa Giêsu đã từng nói: người ta không thể làm tôi hai chủ. Và Chúa Giêsu coi tiền bạc là một thứ tà thần, vì ai vướng mắc vào nó cũng sẽ dễ bị hư hỏng. Giuđa đã hư đi vì dính líu đến tiền. Tuy ban đầu không hẳn là hắn tham tiền, nhưng mà từ sự dính líu đến tiền bạc và Satan đã lợi dụng cơ hội đó để xúi dục làm điều ác.

Cũng như trên báo chí, chúng ta thỉnh thoảng vẫn thấy đăng tin có những vụ giết người chỉ là để đoạt một món tài sản rất nhỏ, cướp một chiếc nhẫn hoặc chỉ một vài trăm ngàn. Nhưng khởi đầu cho những tội ác tày trời đó có lẽ chỉ là vì người ta đã để cho cuộc sống mình quá dính bén đến tiền bạc, đến nỗi cuối cùng tiền bạc làm chủ cuộc sống và điều khiển tất cả mọi hành vi của mình. Cũng chỉ vì tiền bạc mà chung quanh chúng ta xảy ra biết bao nhiêu vụ  làm ăn tai tiếng: giật nợ, xù nợ, lừa đảo… bản chất những người đó lúc đầu là tốt, đáng tin cậy, nhưng khi đã dính vào tiền bạc rồi thì đã thay dạ đổi lòng.

Nhìn vào cuộc sống của mình, có thể chúng ta cũng không hơn gì Giuđa. Có thể chúng ta hưởng được nhiều ơn lành của Chúa, được Chúa yêu thương chăm sóc, nhưng rồi đời sống vật chất đã chi phối cuộc đời của mình, quá bon chen về tiền bạc, đó chính là những cơ hội thuận tiện để ma quỷ lợi dụng và đẩy dần chúng ta đến chỗ phản bội Chúa lúc nào không biết.

Vì vậy chúng ta hãy luôn biết cảnh giác và luôn nhớ lời của Chúa: Không ai có thể làm tôi 2 chủ, không thể vừa làm tôi tiền bạc vừa làm tôi Thiên Chúa.

 

C/ Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền, OSB

THÁNH TỬ GIÊSU PHẢI CHỊU KHỔ HÌNH

Qua Lời Tổng Nguyện của Thứ Tư Tuần Thánh này, các nhà phụng vụ muốn chúng ta ý thức rằng: Chúa đã muốn cho Thánh Tử Giêsu vì chúng  ta, mà phải chịu khổ hình thập giá để giải thoát chúng ta khỏi quyền lực ác thần. Xin Chúa cho chúng ta được hưởng nhờ mọi ơn phúc bởi Mầu Nhiệm Phục Sinh.

Thánh Tử Giêsu phải chịu khổ hình thập giá để đưa chúng ta tới thành đô Giêrusalem mới. Trong bài đọc một của giờ Kinh Sách, thư Hípri đã cho thấy: Anh em đã tới cùng vị Trung Gian Giao Ước Mới là Đức Giêsu và được máu của Người rảy xuống, máu đó kêu thấu trời còn mạnh thế hơn cả máu Aben. Anh em đã tới núi Xion, tới thành đô Thiên Chúa hằng sống là Giêrusalem trên trời. Này ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa chúng ta, đã cho chúng ta thấy Người thật vinh quang vĩ đại.

Thánh Tử Giêsu phải chịu khổ hình thập giá, vì yêu thương chúng ta, và Người cũng mời gọi chúng ta hãy yêu thương nhau, như Người đã yêu thương chúng ta. Trong bài đọc hai của giờ Kinh Sách, thánh Autinh đã nói: Khi đi dự tiệc, thì hãy để ý xem người ta dọn cho ta những món nào; rồi khi đưa tay gắp, ta cũng nên biết: mình phải dọn lại những món như thế. Đức Kitô đã thí mạng vì chúng ta, thì cả chúng ta nữa, chúng ta cũng phải thí mạng vì anh em, như thánh Phêrô tông đồ nói: Đức Kitô đã chịu đau khổ vì chúng ta, để lại một gương mẫu cho chúng ta dõi bước theo Người.

Thánh Tử Giêsu phải chịu khổ hình thập giá để làm gương cho chúng ta trong việc vâng phục thánh ý Chúa Cha. Trong bài đọc một của Thánh Lễ, ngôn sứ Isaia đã nói: Đức Chúa là Chúa Thượng đã cho tôi nói năng như một người môn đệ, để tôi biết lựa lời nâng đỡ ai rã rời kiệt sức. Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu. Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ. Có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi,

Thánh Tử Giêsu phải chịu khổ hình thập giá để cho ý Cha nên trọn. Trong bài Đáp Ca, Thánh Vịnh 68, vịnh gia đã cho thấy: Lạy Chúa Trời, đây giờ phút thi ân, xin đáp lại, vì ơn cả nghĩa dày. Âu cũng vì Ngài, mà con bị người đời thóa mạ, chịu nhuốc nhơ phủ lấp mặt mày. Anh em nhà kể con như người dưng nước lã, hàng máu mủ xem con bằng khách lạ mà thôi. Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa, mà con phải thiệt thân. Lời kẻ thoá mạ Ngài, này chính con hứng chịu. Câu Tung Hô Tin Mừng, mà các nhà phụng vụ đã chọn cho ngày lễ hôm nay cũng cho thấy thái độ vâng phục của Đức Kitô: Muôn lạy Vua Kitô, vì vâng lời Thánh Phụ, Ngài đã chịu dẫn đi đóng đinh vào thập giá, như con chiên hiền lành bị dẫn đi làm thịt.

Trong bài Tin Mừng, Đức Giêsu nói: Con người phải ra đi như Kinh Thánh đã chép về Người, nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người. Chúa không tiền định cho bất cứ một ai, để gây nên cái chết của Chúa, tất cả đều do sự tự do của con người. Giuđa hoàn toàn có tự do để chọn: không phản bội Thầy; Phêrô hoàn toàn có tự do để chọn: không chối Thầy; các Kinh Sư và những người Pharisêu cũng hoàn toàn có tự do để không bắt bớ và kết án tử cho Chúa. Tuy nhiên, họ đã dùng tự do của mình để chọn điều ngược lại. Thánh Tử Giêsu phải chịu khổ hình thập giá để giải thoát chúng ta khỏi quyền lực ác thần. Tuy nhiên, chúng ta có dùng tự do của mình để thoát ra khỏi sự kìm kẹp của Satan hay không, điều đó còn tùy thuộc vào sự lựa chọn của chúng ta. Chúa luôn lên tiếng cảnh báo chúng ta, như Chúa từng nhắc nhở Giuđa và Phêrô trong Bữa Tiệc Ly. Ước gì chúng ta luôn biết lắng nghe tiếng Chúa, và khiêm nhường xin Chúa trợ lực để chúng ta biết đưa tay cho Chúa: kéo chúng ta ra khỏi bóng đêm tội lỗi, mà bước vào nơi ngập tràn ánh sáng vinh quang Chúa. Ước gì được như thế!

 

D/ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist

GIUĐA, NGƯỜI MÔN ĐỆ ĐƯỢC CHÚA THƯƠNG NHẤT

Thánh Gioan tông đồ đã thấu cảm được tình yêu nghĩa thiết mà Chúa Giêsu dành cho ngài nên thánh nhân đã tự gọi mình là “người môn đệ được Chúa yêu”. Thế thì, đối với Giuđa và các môn đệ khác thì sao? Giuđa có là người môn đệ được Chúa yêu không? Thưa, có. Và còn hơn thế nữa, ông là người môn đệ được Chúa yêu thương nhất trong nhóm mười hai. Chẳng vậy mà chính Chúa đích thân tuyển chọn Giuđa vào nhóm mười hai môn đệ thân tín của Chúa, để cùng sống, chia sẻ tâm tư, tham gia sứ vụ loan báo Tin Mừng cứu độ; chính Thầy Giêsu đã huấn luyện Giuđa, cắt đặt ông vào chức vụ quan trọng trong nhóm: quản lí. Chúng ta biết rằng vai trò của người quản lý trong Gia đình, Giáo xứ, Dòng tu, hay Giáo phận… là rất quan trọng, họ trợ giúp người trên kiến tạo cuộc sống an hòa và thăng tiến tinh thần cũng như vật chất cho tập thể. Chúa Giêsu đã tín nhiệm Giuđa và trao cho ông sứ vụ quan trọng thế đấy.

Ấy vậy mà dường như Giuđa đã không trân quý ơn thánh Chúa ban, ông không cảm nghiệm được niềm hạnh phúc được sống với Chúa được thông chia sự sống của Chúa, sứ vụ cứu rỗi với Chúa. Bởi lẽ ông đang khắc khoải tìm kiếm những điều tầm thường như danh lợi thú ở đời này. Tin Mừng thuật lại rằng Chúa Giêsu dẫn đầu đoàn môn đệ tiến lên Giêrusalem chịu thương khó, thế mà dọc đường các môn đệ vẫn vô tư cãi nhau xem ai sẽ là người lớn nhất trong vương quốc của Chúa. Điều đó giúp ta hình dung ra, rất có thể Giuđa đã lớn tiếng tranh luận với các môn đệ khác về chỗ nhất ấy: ông hay ai sẽ được ngồi vào.

Bản tính con người hám danh hám lợi khống chế cuộc sống của ông, biến ông thành con người trơ trẽn đê tiện đến nỗi thánh Gioan, một người trong nhóm mười hai, một người bạn đồng môn, một nhân chứng sống với Giuđa, đã không thể nói khác: “y là tên ăn cắp: y giữ túi tiền và thường lấy cho mình những gì người ta bỏ vào quỹ chung” (Ga 12,6). Lối sống ấy càng tỏ lộ với hành động của ông hôm nay đến gặp các thượng tế ở Giêrusalem để thỏa thuận giá cả bán Chúa: “Tôi nộp ông ấy cho quý vị thì quý vị cho tôi bao nhiêu?” Họ quyết định cho hắn 30 đồng bạc, từ giờ đó hắn tìm dịp thuận tiện để nộp Thầy.

Giuđa là thế, nhưng Chúa Giêsu vẫn rất mực yêu thương ông, chưa bao giờ Ngài có ý cô lập, hay loại trừ ông. Chúa vẫn kiên nhẫn, ân cần và tế nhị bằng những lời tâm tình, bằng những cử chỉ thân thương nhằm cố gắng thức tỉnh con người u mê của Giuđa. Dù biết Giuđa sẽ bán Chúa nhưng giữa nhóm mười hai Chúa Giêsu không nói toạc ra: Giuđa sao con lại bán Thầy?

Chúng ta hãy chiêm ngưỡng tình yêu vô tận, lòng trìu mến sâu xa toát ra nơi ngôn từ của Chúa trong bữa Tiệc Ly: “Một người trong các con sẽ mộp Thầy” (Mt 26,21). Cung giọng nhân từ và tế nhị của Chúa cất lên như cố làm cho kẻ bội phản “có tật giật mình”, hối cải, chưa muộn quá đâu! Chúa thực tế nhị, mở lối cho Giuđa trở về trong tình thương của Chúa và của anh em.

Tiếp đến, Chúa trao cho Giuđa một miếng ăn. Theo truyền thống của người Do thái, khi một người muốn biểu lộ lòng mến thương ai, thì người đó sẽ trao một miếng thức ăn cho người kia trước mặt mọi người. Chúa Giêsu đã trao cho Giuđa một miếng thức ăn trước mặt các tông đồ, điều ấy có nghĩa là Chúa rất mến thương Giuđa, và hẳn nhiên Giuđa đang được ngồi gần bên Chúa như thế Chúa mới có thể đưa thức ăn cho ông.

Một số nhà chú giải cho rằng trong bữa tiệc Vượt Qua – tiệc thánh này có nhiều món được dọn trên bàn, và rất có thể Chúa Giêsu đã trao cho Giuđa một miếng rau đắng sau nữa là miếng bánh mì. Rau đắng tiếng Do thái là Rasereth, gốc là Rehem có nghĩa là “lòng nhân từ”, cũng có nghĩa là lòng dạ của người mẹ gọi là “dạ con”. Chúa như người mẹ trao dạ mình cho Giuđa, với hy vọng “Bây giờ, anh sẽ hiểu, sẽ quay trở về”.

Chúa Giêsu nói một lời khác: “Khốn cho kẻ nào nộp Con Người: thà nó đừng sinh ra thì hơn!” (Mt 26,24). Lời này dễ làm chúng ta ngộ nhận Chúa đã kết án Giuđa. Không, đây không phải là lời kết án. Bởi lẽ “Chúa đến để tìm và cứu những gì hư mất” và rằng cả “Nước Trời vui mừng vì một người tội lỗi hối cải…”. Cho nên, đây là lời tha thiết van nài: “Con ơi! Hãy sám hối, đừng tự lao vào bóng tối diệt vong”. Nhưng với sự tự do, Giuđa không để Chúa hoạt động trong mình nữa, mà để cho Satan điều khiển đời mình.

Dù cho Giuđa có như thế nào thì Chúa vẫn một lòng xót thương ông. Phải chăng Giuđa ngày xưa là hình ảnh đại diện cho thân phận của mỗi chúng ta hôm nay. Chúng ta cũng là môn đệ của Chúa, là con cái Chúa trong Giáo hội, luôn được Chúa yêu thương thánh hóa bằng ân sủng qua các Bí tích. Nhưng đã biết bao lần vì ham mê danh lợi thú nơi trần gian này mà chúng ta cố bịt tai nhắm mắt trước tình yêu thương của Chúa để bị trượt dài trên con đường tội lỗi. Chúa biết chúng ta mỏng manh yếu đuối, Chúa thương chúng ta nên đã dùng người này người kia, dùng hoàn cảnh này, hoàn cảnh khác nhằm thức tỉnh sự mê muội của chúng ta, Chúa cho ta còn được sống, còn có thời giờ còn cơ hội để yêu mến Chúa và anh chị em.

Ước chi những ngày thánh này giúp chúng ta biết mở rộng lòng thành tâm trở về sống gắn bó với Chúa, mến yêu Chúa nơi tha nhân bù lại những ngày tháng bội nghĩa vong ân.

 

E/ Lm. Giuse Đinh Lập Liễm

GIUĐA NỘP ĐỨC GIÊSU

Đoạn Tin mừng hôm nay, thánh Mátthêu ghi lại sự việc chuẩn bị bữa Tiệc Ly, để giúp chúng ta chuẩn bị tinh thần tham dự Thánh lễ chiều thứ năm Tuần thánh.

Bài Tin mừng hôm nay ghi lại ba sự việc:

-Giuđa tìm dịp thuận tiện nộp Đức Giêsu.

-Các môn đệ chuẩn bị ăn mừng lễ Vượt Qua.

-Đức Giêsu tiên báo Giuđa sẽ nộp Thầy.

Trong hai ngày qua, thứ hai và thứ ba Tuần thánh, và hôm nay, chúng ta được nghe nhắc đến dung mạo của một người môn đệ phản bội Chúa là Giuđa Iscariốt. Sự phản bội này không phải là một sự bất ngờ, và lại càng không phải là điều bất ngờ đối với Đức Giêsu, Đấng đã biết trước mọi sự sẽ xẩy ra cho Ngài như thế nào. Giuđa đã đi đến việc phản bội Chúa, có lẽ vì ông ta đã để cho sự quan tâm về lợi lộc vật chất dần dần chiếm hết chỗ trong tâm hồn và đã để cho sự hăng say theo Chúa lúc ban đầu bị phai lạt đi. Đức Giêsu không còn là Thầy, là Chúa và là tất cả cuộc đời ông nữa, nhưng là một món hàng mà Giuđa đem bán cho những kẻ muốn giết Ngài với giá tiền 30 đồng, mức giá trị của một người nô lệ đáng khinh (Mỗi ngày một tin vui).

Bài Tin mừng hôm nay tường thuật trình tự về những toan tính của Giuđa lên kế hoạch nộp Thầy Giêsu cho nhà cầm quyền Do thái. Kế hoạch được tính toán bài bản, như một liên kết dây chuyền về tội. Từ tham tiền nên tìm mọi cách để kiếm tiền và làm cả những tội tầy đình nhất, mất cả tình cảm và lương tri, giả dối, liều mình rước Thánh Thể khi mang trong mình đầy tội lỗi, giao dịch với kẻ xấu, phản bội và cuối cùng tuyệt vọng đi thắt cổ.

Qua trình thuật Tin mừng, chúng ta dễ nhận thấy nơi con người và sự phản bội của Giuđa phản ảnh nhiều thực trạng của nhiều Kitô hữu chúng ta hôm nay. Giuđa không ngần ngại bán Thầy để được 30 đồng (bằng giá của một nô lệ), như thế ông chỉ là nô lệ cho “thần tiền” chứ không phải môn đệ của Đức Giêsu. Cũng không thiếu những người mang danh Kitô hữu – theo Chúa, nhưng thực chất chỉ vì quyền lợi, và sẵn sàng phản bội Chúa, bán rẻ lương tâm, chối bỏ Giáo hội để giữ cái ghế, giữ cái nghề nghiệp, giữ lương bổng. . .

Cách viết của Tin mừng thứ IV thật thâm thuý: “Giuđa ra đi, trời đã tối”. Vâng, mang trong mình sự toan tính, tham lam, tham lợi cho riêng mình, lừa thầy phản bạn, Giuđa bắt đầu bước vào bóng tối của sự lén lút mờ ám, ông bỏ giở hát bài Thánh vịnh với Thầy và đồng môn, bỏ sinh hoạt ăn uống chung, và cuối cùng, ông đã mất luôn ơn gọi Tông đồ và mất luôn đức tin. Đó là thực trạng của những người tham lam mờ ám, hành động lén lút trong bóng tối, đâm sau lưng và bán đứng nhau chỉ vì đồng tiền, cuối cùng, họ càng ngày càng loại mình ra ngoài cộng đoàn, ra khỏi Giáo hội, đánh mất cả ơn gọi và mất đời sống đức tin.

Phần Đức Giêsu, Đấng đã so sánh mình như người chăn chiên nhân lành đi tìm con chiên lạc. Ngài vẫn tôn trọng thể diện của Giuđa, không nói thẳng thừng, không vạch mặt tên Giuđa cho mọi người biết, nhưng âm thầm tạo dịp để thức tỉnh lương tâm Giuđa. Và lời cảnh tình nhất là khi Đức Giêsu tuyên bố: “Con Người ra đi như đã chép về Người, nhưng khốn cho người nào nộp Con Người, thà rằng người đó đừng sinh ra thì hơn”.

Chúng ta không nên hiểu lời cảnh tỉnh này như một lời kết án Giuđa phải hư mất mãi mãi. Không phải như vậy, lời cảnh tỉnh mạnh mẽ của Chúa làm nổi bật sự khốn cùng của người phản bội Chúa, một sự khốn cùng mà người phản bội tự ý đi vào vì ngoan cố, không chịu quay trở về. Sống mà phản bội Chúa, chối bỏ ơn cứu rỗi của Chúa một cách có ý thức và ngoan cố, thì tệ hơn là không sống, không sinh ra trên trần gian này.

Ta hãy suy nghĩ về con đường của Giuđa đã đi: Anh ta được Chúa yêu thương gọi làm môn đệ, làm Tông đồ, lại còn được Chúa tín nhiệm giao cho việc giữ tiền; những đồng tiền đã dần dần không chế anh: “Y giữ túi tiền và thường lấy cho mình những thứ người ta bỏ vào quỹ chung” (Ga 12, 6).

Đức Giêsu đã nhiều lần tế nhị đánh thức lương tâm anh, nhưng anh cũng không hồi tâm. Cuối cùng, anh đã đi ra lao mình vào bóng đêm. Không ai phạm tội trọng trong một sớm một chiều. Phạm tội là cả một quá trình từ nhẹ tới nặng, do để mình bị khống chế bởi những giá trị trên thế gian, do bưng tai bịt mắt trước những tiếng nhắc nhở âm thầm của Chúa.

Truyện: Tội từ nhẹ đến nặng

Có câu truyện ngụ ngôn rằng: lúc ông Noe trồng nho, Satan tò mò để ý và mon men đến gạ chuyện:

-Ông trồng gì đấy?

-Cây nho.

-Thế, trồng nho thì được cái gì?

-Trái nho trông rất đẹp mắt, ăn vào ngon tuyệt, còn nước ép lên men sẽ làm ngây ngất tâm hồn.

-Vậy thì tôi sẽ giúp ông.

Satan đi bắt một con chiên, giết đi và đổ máu nó vào gốc cây nho. Hắn cũng giết một con sư tử, một con khỉ và một con heo, rồi cũng đổ hết máu những con vật ấy vào gốc cây nho. Cây nho hút hết những thứ ấy mà lớn lên.

Từ khi đó, mỗi lần người ta uống một chút rượu, họ trở nên hiền lành và duyên dáng như con chiên. Nếu thăng “đô” lên, họ sẽ mạnh mẽ và thô kệch như sư tử. Nếu cứ thế tiếp tục, họ sẽ trở nên ngổ ngáo như con khỉ. Và nếu, chẳng may, không chịu dừng ở đó, kết cuộc họ sẽ không khác gì như con heo (Frech Legend).

ShareTweet

Bài Viết Cùng Chuyên Mục

Thứ Sáu, Tuần III Phục Sinh

Thứ Sáu, Tuần III Phục Sinh

Thứ Năm, Tuần III Phục Sinh

Thứ Năm, Tuần III Phục Sinh

Thứ Tư, Tuần III Phục Sinh

Thứ Tư, Tuần III Phục Sinh

Thứ Ba, Tuần III, Mùa Phục Sinh

Thứ Ba, Tuần III, Mùa Phục Sinh

Thứ Hai, Tuần III Phục Sinh

Thứ Hai, Tuần III Phục Sinh

Chúa Nhật III Phục Sinh – Năm C

Chúa Nhật III Phục Sinh – Năm C

Bài Viết Mới

Robert Francis Prevost – Tiểu sử của vị Tân Giáo Hoàng Lêô XIV

HĐGMVN-Thông báo về Đức Tân GH Lêô XIV

Robert Francis Prevost – Tiểu sử của vị Tân Giáo Hoàng Lêô XIV

Robert Francis Prevost – Tiểu sử của vị Tân Giáo Hoàng Lêô XIV

Suy Niệm Lời Chúa – Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh

Suy Niệm Lời Chúa – Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh

Thứ Sáu, Tuần III Phục Sinh

Thứ Sáu, Tuần III Phục Sinh

Ủy Ban Thánh Nhạc: Hội Thảo Thánh Nhạc Lần Thứ 54

Ủy Ban Thánh Nhạc: Hội Thảo Thánh Nhạc Lần Thứ 54

Suy Niệm Lời Chúa – Thứ Năm Tuần III Phục Sinh

Suy Niệm Lời Chúa – Thứ Năm Tuần III Phục Sinh

Giáo Phận Đà Lạt

Thông Tin Liên Hệ
VĂN PHÒNG TRUYỀN THÔNG GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT
– Địa chỉ: 09 Nguyễn Thái Học – Tp. Đà Lạt – Lâm Đồng – Việt Nam
– Điện thoại: 0918.525.019
– Email: giaophandalat1960@gmail.com

  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Tổng Quan Giáo Phận
      • Lịch Sử Giáo Phận
      • Niên Giám Giáo Phận
      • Bản Đồ Giáo Phận
      • Truyền Giáo – Bác Ái Xã Hội
    • Giám Mục Giáo Phận
      • Tiểu Sử Đức Giám Mục Đương Nhiệm
      • Bài Giảng Đức Giám Mục
      • Các Đức Giám Mục Tiền Nhiệm
    • Giáo Hạt và Giáo Xứ
      • Giáo Hạt Đà Lạt
      • Giáo Hạt Bảo Lộc
      • Giáo Hạt Đức Trọng
      • Giáo Hạt Đơn Dương
      • Giáo Hạt Đạ Tông
      • Giáo Hạt Di Linh
      • Giáo Hạt Madaguôi
    • Danh Sách Linh Mục
  • Phụng Vụ
  • Mục Vụ
  • Tin Tức
    • Thông Báo
    • Tin Tức Giáo Phận
    • Tin Tức Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Cáo Phó Và Hiệp Thông
  • Tài Liệu
  • Media
    • Thánh Lễ
    • Bài Giảng
    • Suy Niệm Lời Chúa
    • Giới Thiệu Giáo Xứ

© Giáo Phận Đà Lạt - Ban Truyền Thông

  • Trang Chủ
  • Thông Báo
  • Tin Tức Giáo Phận
  • Báo Lỗi